4.3.1. Phân tích tương quan
Trước khi phân tích hồi quy, mối quan hệ tuyến tính giữa các biến cần được xem xét.
Quyết định lựa chọn thương hiệu thuốc OTC Khuyến mãi Quảng cáo Chất lượng sản phẩm Thương hiệu Giá hợp lý Nhóm tham khảo H1 H2 H3 H4 H5 H6
Ma trận tương quan (xem Phụ lục 7) cho thấy biến phụ thuộc quyết định lựa chọn thuốc OTC của người dân có tương quan với 6 biến độc lập. Giữa các biến độc lập cũng có tương quan với nhau nhưng mức độ tương quan thấp. Vì vậy, có thể kết luận các biến độc lập có thể đưa vào phân tích hồi quy để đo lường mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc OTC của người dân.
4.3.2. Phân tích hồi quy đa biến
14 Bảng 4.6. Bảng tóm tắt mô hình
Mô hình R R2 R2 điều chỉnh Sai số ước lượng Hệ số Durbin-Watson
1 .793 .629 .619 .34566 1.150
Kiểm định tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc: Dựa vào Bảng 4.6
(xem Phụ lục 8), ta nhận thấy hệ số xác định R2 là 0.629 và R2 điều chỉnh là 0.619, nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 61,9% hay nói cách khác các biến độc lập đã giải thích được 61,9% phương sai (mức độ biến thiên) của biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn).
15Bảng 4.7. Bảng ANOVAb
Mô hình Tổng các bình phương Bậc tự do (df) Bình phương trung bình Giá trị F Giá Sig. trị
1 Hồi quy 49.135 6 8.189 68.539 .000a
Phần dư 29.034 243 .119
Tổng 78.169 249
a Biến độc lập: Chất lượng, thương hiệu, giá cả, quảng cáo, khuyến mãi, nhóm tham khảo
b Biến phụ thuộc: Quyết định
Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: Dựa vào Bảng 4.7 (Xem Phụ lục 8), ta nhận
thấy các biến chất lượng, thương hiệu, giá cả, quảng cáo, khuyến mãi, nhóm tham khảo đều có mức ý nghĩa Sig.=0.00 < 0.05. Như vậy, giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 được chấp nhận. Điều này có nghĩa tất cả 6 biến độc lập trong mô hình đó là: chất lượng, thương hiệu, giá hợp lý, quảng cáo, khuyến mãi, nhóm tham khảo đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc không kê đơn của người dân.
Kiểm định sự phù hợp tổng thể của mô hình hồi quy: Dựa vào Bảng 4.7 (Xem Phụ
lục 8), ta nhận thấy: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy trị số F đạt giá trị 68.539 được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. = 0.000 cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0, điều đó nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Dựa vào Bảng 4.6 (xem Phụ lục 8), ta nhận
thấy các biến độc lập có hệ số 1< Durbin-Watson = 1.150 < 3 là thỏa điều kiện. Hệ số này nằm trong miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất (các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau). Đồng thời, dựa vào Bảng 4.8 (xem Phụ lục 8), ta nhận thấy các hệ số phóng đại phương sai VIF đều đạt yêu cầu (< 10) nên không có hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến.
Table 16Bảng 4.8. Bảng tóm tắt kết quả hồi quy Hệ số (Coefficients) Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Giá trị t Giá trị Sig.
Thống kê đa cộng tuyến
B Sai chuẩn số Beta
Độ chấp nhận biến Hệ số phóng đại phương sai VIF 1 (Hằng số) .295 .163 1.810 .071 Chất lượng .192 .040 .252 4.819 .000 .559 1.790 Khuyến mãi .111 .037 .155 3.009 .003 .578 1.729 Giá cả .122 .046 .135 2.682 .008 .605 1.653 Thương hiệu .138 .042 .149 3.251 .001 .727 1.376 Quảng cáo .184 .041 .215 4.452 .000 .655 1.526 Nhóm tham khảo .157 .039 .193 4.033 .000 .665 1.505
Biến phụ thuộc: Quyết định
Phân tích hồi quy
Dựa vào Bảng 4.8, ta nhận thấy phương trình hồi quy tuyến tính đã chuẩn hóa như sau:
Trong đó: Y: QD (Quyết định lựa chọn), X1: CL (Chất lượng sản phẩm), X2: KM (Khuyến mãi), X3: GC (Giá hợp lý), X4: TH (Thương hiệu), X5 (Quảng cáo), X6: NTK (Nhóm tham khảo)
Từ phương trình hồi quy này có thể thấy rằng các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, chất lượng sản phẩm (X1) là thành phần có hệ số hồi quy chuẩn hóa cao nhất với hệ số Beta = 0.252, Sig = 0.000, tức là yếu tố này có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định lựa chọn thuốc OTC của người dân. Yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai là quảng cáo (X5) với hệ số Beta = 0.215, Sig.=0.000. Yếu tố ảnh hưởng thứ ba là nhóm tham khảo (X6) với hệ số Beta = 0.193, Sig.=0.000. Yếu tố ảnh hưởng thứ tư là khuyến mãi (X2) với hệ số Beta = 0.155, Sig = 0.003. Yếu tố ảnh hưởng thứ năm là thương hiệu (X4) với hệ số Beta = 0.149, Sig. = 0.001. Cuối cùng, yếu tố ảnh hưởng thứ sáu là giá hợp lý (X3) với hệ số Beta = 0.135, Sig.=0.008.
Từ kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích thực trạng cảm nhận của khách hàng thông qua phân tích thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn thuốc không kê đơn, kết quả như sau:
Chất lượng sản phẩm
Dựa vào kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo, trong đó biến quan sát “Thuốc OTC X có hiệu quả cao.”(Chất lượng 3) có giá trị trung bình cao nhất là 3.45 và biến quan sát “Dạng bào chế của thuốc OTC X (bao bì sản phẩm) được thiết kế tiện lợi cho việc sử dụng.”(Chất lượng 7) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.08. Tuy nhiên, hiện tại chất lượng sản phẩm của các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.2863 so với ý kiến Trung hòa = 3). Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Thuốc OTC X có hiệu quả cao.”(Chất lượng 3) chỉ ở mức trung bình (Mode = 3 chiếm 40%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Chất
lượng 3 là 3.45 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý =
Như vậy, chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao ở tính hiệu quả sử dụng của thuốc, vì người dân đánh giá một thuốc OTC có hiệu quả khi thuốc chữa khỏi bệnh nhanh chóng. Thực tế Việt Nam hiện nay cho thấy chất lượng thuốc OTC có sự khác nhau giữa thương hiệu nước ngoài và thương hiệu trong nước, dẫn đến tràn lan những thuốc kém chất lượng, thuốc giả trên thị trường. Khoảng cách chất lượng thuốc này xuất phát từ sự đầu tư cho nghiên cứu và phát triển chưa mạnh, chưa có một công thức bào chế thuốc tối ưu (công thức tối ưu thể hiện ở hiệu quả cao nhất, phản ứng phụ thấp nhất), chưa kiểm soát tốt các khâu trong suốt quy trình sản xuất, phân phối và bảo quản thuốc từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Hệ quả của khoảng cách này là tình trạng thuốc kém chất lượng, biểu hiện ở thuốc biến đổi màu sắc, viên thuốc bị rã bột, hạn sử dụng của thuốc bị rút ngắn so với thông tin in trên bao bì, có nhiều tác dụng phụ, hàm lượng thuốc không đúng…
Quảng cáo
Kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo, trong đó biến quan sát “Tôi biết đến thuốc OTC X thông qua quảng cáo truyền hình, báo chí, internet,…” (Quảng cáo 1) có giá trị trung bình cao nhất là 3.43 và biến quan sát “Tôi được cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc OTC X trước khi mua thông qua quảng cáo.” (Quảng cáo 3) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.35. Tuy nhiên, hiện tại quảng cáo của các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.3850 so với ý kiến Trung
hòa = 3). Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Tôi biết đến thuốc OTC X thông
qua quảng cáo truyền hình, báo chí, internet,…” (Quảng cáo 1) chỉ ở mức trung bình
(Mode = 3 chiếm 38%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Quảng cáo 1 là 3.43 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý = 4.
Như vậy, quảng cáo thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá cao ở tính phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù, thuốc OTC được phép quảng cáo rộng rãi trên truyền hình, báo chí, báo điện tử,… nhưng hiện nay thông tin về thuốc OTC chưa thật sự phổ biến, dẫn đến người dân thiếu kiến thức về thuốc OTC, đây là nhóm thuốc mà người dân được quyền chủ động lựa chọn so với thuốc kê đơn (là thuốc theo chỉ định của
bác sĩ, người dân không có quyền lựa chọn). Việc thiếu kiến thức sử dụng thuốc làm cho người dân không tự tin trong việc lựa chọn thương hiệu thuốc OTC. Tuy nhiên, không phải quảng cáo thuốc nào cũng đáng tin cậy, đặc biệt là những quảng cáo trên các diễn đàn điện tử, hoặc trang website không đáng tin cậy, dẫn đến người dân có kiến thức sai lệch về thuốc sử dụng, dẫn đến chọn mua những thuốc kém chất lượng, thuốc giả gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.
Nhóm tham khảo
Kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo, trong đó biến quan sát “Tôi tham khảo ý kiến từ sự tư vấn của nhân viên bán thuốc khi chọn thuốc OTC X.” (Nhóm tham khảo 3) có giá trị trung bình cao nhất là 3.63 và biến quan sát “Tôi tham khảo ý kiến của người thân để chọn thuốc OTC X.” (Nhóm tham khảo 1) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.50. Tuy nhiên, hiện tại nhóm tham khảo về các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.5627 so với ý kiến Trung
hòa = 3). Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Tôi tham khảo ý kiến từ sự tư vấn
của nhân viên bán thuốc khi chọn thuốc OTC X.” (Nhóm tham khảo 3) ở mức đồng ý
(Mode = 4 chiếm 43.2%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Nhóm tham khảo 3 là 3.63 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo và gần đạt đến giá trị Đồng ý = 4.
Như vậy, người tiêu dùng đánh giá cao lời tư vấn của nhân viên bán thuốc. Thực trạng hiện nay cho thấy nhiều người dân không có nhiều kiến thức về thuốc OTC nên chọn mua thuốc OTC theo lời tư vấn từ những diễn đàn điện tử không có uy tín, từ những người bán thuốc trôi nổi, từ những “thầy lang” dẫn đến mua thuốc giả, thuốc không có chất lượng. Ngay cả đã mua được thương hiệu thuốc OTC có chất lượng nhưng không được tư vấn về cách sử dụng thuốc, dẫn đến thuốc không phát huy được tác dụng,… như uống lúc đói hay no, thời điểm phối hợp thuốc để tránh tương tác thuốc, … Tuy nhiên, ngay cả những nhân viên tư vấn tại những nhà thuốc tư nhân có uy tín vẫn chưa có sự tư vấn tốt và đầy đủ về những thuốc OTC của những thương hiệu dược phẩm khác nhau, nguyên nhân là chưa có sự phối hợp từ phía những nhà sản xuất dược, dẫn đến người dân chưa được tư vấn nhiều về những thắc mắc liên quan đến thương hiệu thuốc OTC mà họ đã lựa chọn.
Khuyến mãi
Kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo (Trung hòa = 3), trong đó biến
quan sát “Tôi lựa chọn thuốc OTC X vì khuyến mãi thường xuyên.” (Khuyến mãi 3) có giá trị trung bình cao nhất là 3.52 và biến quan sát “Tôi thích được tham gia các chương trình khuyến mãi của thuốc OTC X.” (Khuyến mãi 2) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.39. Tuy nhiên, hiện tại khuyến mãi của các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.4653 so với ý kiến Trung hòa = 3).
Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Tôi lựa chọn thuốc OTC X vì khuyến mãi thường xuyên.” (Khuyến mãi 3) ở mức từ trung bình đến đồng ý (Mode = 3 hoặc 4 chiếm 38.8%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Khuyến mãi 3 là 3.52 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý = 4.
Như vậy, khuyến mãi thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá cao ở tính thường xuyên khuyến mãi của thuốc OTC. Tuy nhiên, hiện nay những chiến dịch khuyến mãi thuốc (chiết khấu giá) chủ yếu áp dụng cho những nhà thuốc tư nhân, khuyến mãi thực sự mà người dân nhận được là những quà tặng đi kèm như ví cầm tay, khăn giấy,… Nhìn chung, các công ty dược chưa triển khai nhiều khuyến mãi thuốc OTC đến người tiêu dùng, vì điều này không được khuyến khích trong quy định của Cục Quản Lý Dược Việt Nam.
Thương hiệu
Dựa vào kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy: giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo (Trung hòa = 3), trong đó biến quan sát “Thuốc OTC X rất có uy tín.” (Thương hiệu 1) có giá trị trung bình cao nhất là 3.68 và biến quan sát “Thuốc OTC X có khẩu hiệu ấn tượng” (Thương hiệu 6) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.27. Tuy nhiên, hiện tại các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.4860 so với ý kiến
Trung hòa = 3). Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Thuốc OTC X rất có uy tín.”
(Thương hiệu 1) ở mức đồng ý (Mode = 4 chiếm 49.6%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Thương hiệu 1 là 3.68 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo và gần đạt đến giá trị Đồng
Như vậy, thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá cao ở uy tín của nhà sản xuất. Uy tín này được thể hiện qua cam kết điều trị của thuốc do nhà sản xuất cung cấp, qua những thông tin quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, qua trách nhiệm xã hội mà công ty thực hiện với cộng đồng. Thực tế cho thấy có nhiều công ty kinh doanh thiếu trách nhiệm trong xử lý tình huống khi sản phẩm có vấn đề về chất lượng, cụ thể họ né tránh không giải thích rõ ràng, không chủ động thông báo thu hồi sản phẩm ngay khi sự cố chỉ mới xảy ra ở một vài trường hợp. Ngoài ra, nhiều người tiêu dùng chỉ quen thuộc tên thương mại của thuốc mà họ chưa biết đến tên công ty, chứng tỏ hoạt động quan hệ cộng đồng của những công ty dược chưa thật sự phổ biến với khách hàng Việt Nam.
Giá hợp lý
Kết quả phân tích thống kê mô tả (xem Phụ lục 4.2) cho thấy giá trị trung bình của từng biến quan sát đều lớn hơn điểm giữa của thang đo, trong đó biến quan sát “Giá của thuốc OTC X tương đối ổn định.” (Giá cả 2) và biến quan sát “Giá của thuốc OTC X dễ chấp nhận hơn các thương hiệu khác.” (Giá cả 3) đều có giá trị trung bình cao nhất là 3.41 và biến quan sát “Giá của thuốc OTC X phù hợp với thu nhập của tôi.” (Giá cả 4) có giá trị trung bình thấp nhất là 3.31. Tuy nhiên, hiện tại giá của các thương hiệu thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá trên giá trị trung bình của thang đo không nhiều (3.3770 so với ý kiến Trung hòa = 3). Trong đó, phần lớn người dân đánh giá biến “Giá của thuốc OTC X tương đối ổn định.” (Giá cả 2) và biến “Giá của thuốc OTC X dễ chấp nhận hơn các thương hiệu khác.” (Giá cả 3) đều ở mức trung bình (Giá cả 2 có Mode = 3 chiếm 48% và Giá cả 3 có Mode = 3 chiếm 45.2%, xem phụ lục 4.2). Điểm trung bình của Giá cả 2 và Giá cả 3 đều là 3.41 lớn hơn mức điểm giữa của thang đo nhưng chưa đạt đến giá trị Đồng ý =
4.
Như vậy, giá thuốc OTC được người tiêu dùng đánh giá cao ở tính ổn định và tính cạnh tranh. Giá thuốc vẫn đang là vấn đề quan tâm của nhiều người dân và cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều năm qua, tình trạng thuốc nhập khẩu có sản phẩm độc quyền nên đưa ra mức giá rất cao. Mặc dù chất lượng của những thuốc này rất tốt nhưng với một mức giá quá cao như vậy cũng là một rào cản điều trị, làm cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp không thể tiếp cận được thuốc có chất lượng cao, dẫn đến chất lượng sức khỏe không
được đảm bảo. Ngoài ra, tình hình giá thuốc ở Việt Nam luôn bất ổn, không thống nhất ở