Thiết kế nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc không kê đơn Nghiên cứu tại TPHCM (Trang 43)

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc OTC của người dân. Đám đông mục tiêu là người dân đang sinh sống tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phương pháp EFA cần ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983). Theo Tabachnick & Fidell (1996), để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n 8k + 50. Trong đó: n : kích cỡ mẫu; k: số biến độc lập của mô hình. Trên cơ sở đó, nghiên cứu có 6 biến độc lập nên cỡ mẫu sẽ là 250.

Thang đo chính thức của nghiên cứu định tính được thiết kế thành bảng câu hỏi. Do đó 300 bảng câu hỏi sẽ được phát ra để đạt được kích thước mẫu này. Mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 300 người dân tại TP. HCM. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 8/2013 tại khu vực TP. HCM, cụ thể là các khách hàng của các nhà thuốc tư nhân TP. HCM. Hình thức khảo sát là phát bảng câu hỏi rồi thu lại trực tiếp từ khách hàng.

Bảng câu hỏi gồm 30 phát biểu, trong đó có 7 phát biểu về chất lượng sản phẩm, 6 phát biểu về thương hiệu, 4 phát biểu về giá hợp lý, 4 phát biều về quảng cáo, 3 phát biểu về khuyến mãi, 3 phát biểu về nhóm tham khảo, 3 phát biểu về quyết định lựa chọn. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với “1: Hoàn toàn không đồng ý,

2: Không đồng ý, 3: Trung hòa, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý” được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thuốc không kê đơn Nghiên cứu tại TPHCM (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)