Xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

3.5Xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1 Kết quả điểm số của bài trắc nghiệm

Bảng 3.2 Phân phối điểm kiểm tra đề số 1

Số học sinh đạt điểm Xi

Tổng số bài KT

2 3 4 5 6 7 8 9 10

75 0 2 2 8 18 20 15 5 5

Bảng 3.3 Phân phối điểm kiểm tra đề số 2

Số học sinh đạt điểm Xi

Tổng số bài KT

2 3 4 5 6 7 8 9 10

75 0 0 4 8 18 25 10 4 6

Đây là những đối tượng vừa mới học xong chương trình Ngữ văn 10 nên khả năng nhớ kiến thức còn khá mới cũng như kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm tương đối thuần thục và chính xác.

Chúng tôi nhận thấy qua bài kiểm tra điểm số của học sinh đạt điểm khá trở lên chiếm số lượng rất nhiều.

Với đề kiểm tra số 1 số học sinh đạt điểm từ 5, 6, 7 chiếm 61,4%, tỉ lệ học sinh đạt điểm 8, 9, 10 chiếm 33,3% và tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ thấp khoảng 5,3%.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 51 Líp: K36B - SP V¨n

3.5.2 Đánh giá chất lƣợng của câu hỏi 3.5.2.1 Độ khó của câu hỏi TNKQ

Sử dụng công thức tính độ khó (FV) chúng tôi đã tính được độ khó của từng câu hỏi và đã thống kê được các mức độ khó của bộ câu hỏi.

Bảng 3.4 Độ khó của 40 câu hỏi TNKQ

Độ khó % Các mức độ Số thứ tự câu hỏi Tổng số %

80 -100 Quá dễ (không đạt) Câu 2, 10, 25 3 7.5%

75 - 79 Dễ (đạt) Câu 1, 3, 6, 7, 9, 10, 16, 19, 21, 22, 38, 39 12 24,4 % 30 - 74 Trung bình (đạt) 4, 5, 8, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 20, 23, 24, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 37, 40. 22 66.6% 20 - 29 Khó (đạt) Câu 26, 27 2 5%

10 - 19 Quá khó (chưa đạt) Câu 32 1 2,5%

Qua bảng 3.4 cho thấy:

+ Tỷ lệ câu quá dễ và quá khó (không đạt yêu cầu) chiếm: 10%. + Tỷ lệ câu có độ khó thấp (câu khó) chiếm: 5%.

+ Tỷ lệ câu có độ khó trung bình chiếm: 66.6%. + Tỷ lệ câu có độ khó cao (câu dễ) chiếm: 24,4%.

Như vậy xét độ khó bộ câu hỏi này phản ánh được mức độ, nhận thức của học sinh có thế sử dụng được trong thực tiễn dạy học, tuy nhiên cần xem xét để cho bộ câu hỏi hoàn thiện hơn.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 52 Líp: K36B - SP V¨n

3.5.2.2 Độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi đã tính riêng từng bài kiểm tra con sau đó lấy giá trị trung bình của 2 bài trắc nghiệm. Áp dụng độ tin cậy dựa trên mức độ thuần nhất trong cách trả lời câu hỏi và mối quan hệ nội tại giữa các câu trong bài trắc nghiệm. Cho nên độ tin cậy còn nói lên bộ câu hỏi có mối tương quan cao và ổn định.

3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm

3.6.1 Kết quả phân tích phƣơng án điều chỉnh nâng cao chất lƣợng câu hỏi

Căn cứ và độ khó, độ phân biệt kết hợp với việc phân tích, quan sát từng phương án chọn lựa của thí sinh trên từng câu hỏi chúng tôi xem xét lại câu hỏi ở cả 2 mặt nội dung và cách diễn đạt, như: câu dẫn rõ ràng chưa? Câu chọn có chính xác không? Câu gây nhiễu có thật sự gây hấp dẫn nhau chưa? Những nguyên nhân nào dẫn đến câu chưa đạt, hoặc đạt yêu cầu nhưng mức thấp? Từ đó chúng tôi tìm ra một vài nhược điểm ở một số bài tập như sau:

+ Câu nhiễu: chưa đạt, dễ gây nhầm lẫn cho học sinh, chưa gây khó khăn trong tư duy của học sinh.

+ Câu dẫn: khó hiểu, chưa hợp lí, gây nhầm lẫn cho học sinh. + Kiến thức của bài tập quá sâu học sinh không nắm vững.

+ Một số câu trắc nghiệm ở mức độ tái hiện hầu như tất cả các em đều làm đúng và vì vậy độ phân biệt thấp.

Như vậy, để đưa ra bộ câu hỏi TNKQ sử dụng cần điều chỉnh ít nhiều. Điều đó cho thấy những câu hỏi đã soạn thảo qua thực nghiệm chỉnh lí bổ sung đã bước đầu có hiệu quả.

3.6.2 Khả năng áp dụng

Qua các số liệu thực nghiệm cho thấy ở từng bài tập đã đạt được về những yêu cầu của chỉ tiêu (độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy) một cách nhất định, qua đó chúng tôi có thể khẳng định câu hỏi có giá trị sử dụng trong dạy học.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 53 Líp: K36B - SP V¨n

Vì bộ câu hỏi được chia thành các dạng chuyên biệt nên có thể áp dụng trải đều trong suốt chương trình học từ các bài giảng về những vấn đề lí thuyết chung của ngôn ngữ và tiếng Việt, từ ngữ và phong cách học. Thông qua sử dụng bộ câu hỏi trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt, giáo viên có thể đạt được những mục tiêu quan trọng.

Như vậy, bộ câu hỏi TNKQ phần nào đáp ứng được những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 3 cho thấy tính khả thi trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 10 bằng phương pháp TNKQ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự đồng thuận cao trong đánh giá của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, để có sự thống nhất cao hơn nữa trong giáo viên, học sinh cũng như các nhà quản lý cần có nhiều đầu tư và thay đổi hơn nữa, đặc biệt là nội dung đã được phân tích từ thực trạng sử dụng câu hỏi TNKQ và thực trạng kiểm tra đánh giá đang được sử dụng tại nhà trường. Một trong những nội dung đó chính là nâng cao kĩ năng soạn thảo câu hỏi và ra đề kiểm tra của giáo viên, cung cấp cho giáo viên về kiến thức khoa học đo lường đánh giá; quy trình chuẩn trong công tác ra đề, lựa chọn câu hỏi… và tạo hiệu quả cao ở quyết định cuối cùng trong quá trình dạy học.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 54 Líp: K36B - SP V¨n

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể đưa ra một số kết luận sau đây:

1.1 Về mặt lý luận

Khóa luận đã tổng hợp lịch sử nghiên cứu của ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục nói chung và kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói riêng của học sinh lớp 10 THPT. Có sự khác nhau nhất định trong việc trình bày về sự hình thành và phát triển của ngành khoa học này trên thế giới và ở Việt Nam, tuy nhiên có một nhìn nhận chung rằng ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục đã có không ít công trình nghiên cứu hiệu quả và đang không ngừng được phát triển.

Khóa luận cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận có liên quan như: các khái niệm cơ bản, mục đích, ý nghĩa; Các phương pháp; Việc xây dựng công cụ đo lường thông qua bài TNKQ; Quy trình xây dựng đề thi và cách phân tích, đánh giá câu hỏi cũng như đề kiểm tra TNKQ.

2. Về mặt thực tiễn

Khóa luận làm sáng tỏ nội dung:“Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc

nghiệm khách quan trong dạy học Tiếng Việt lớp 10”, từ đó rút ra được một

số kết luận sau:

- Nhà trường đã và đang sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cho thấy việc xây dựng đề thi vẫn chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.

- Thực trạng ra đề kiểm tra vẫn còn nhiều bất cập, giáo viên ít khi xác định mục tiêu đánh giá hoặc chưa đáp ứng được mục tiêu mà mình đưa ra, không xây dựng bảng trọng số hoặc đề kiểm tra chưa bao quát hết nội dung chương trình.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vò ThÞ VÜnh 55 Líp: K36B - SP V¨n

- Kết quả điều tra cho thấy giáo viên hầu như không phân tích và xử lí kết quả thi. Thực trạng này chủ yếu là do giáo viên chưa được bồi dưỡng về công tác biên soạn đề và cách phân tích, xử lý kết quả kiểm tra.

- Có thể sử dụng câu hỏi TNKQ hiều lựa chọn vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 10 cơ bản, đồng hời đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đó là phân tích từng bước về quy trình xây dựng đề thi TNKQ, kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn, minh họa cụ thể về cách phân tích câu hỏi và bài thi TNKQ theo các yêu cầu thống kê để nâng cao chất lượng đề thi, chất lượng câu hỏi, chất lượng dạy - học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thể khẳng định rằng biện pháp trên nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Thông qua biện pháp này kết hợp với sự nhận thức đúng đắn về vai trò của kiểm tra đánh giá sẽ giúp giáo viên xem xét lại chương trình, mục tiêu từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Với những kết quả thu được trong khóa luận có thể khẳng định đây là biện pháp mà giáo viên có thể tham khảo, lựa chọn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình. Đồng thời khóa luận cũng khẳng định việc vân dụng các biện pháp này hoàn toàn khả thi và có thể mang lại hiệu quả cao.

- Từ kết quả thực nghiệm cho thấy khóa luận đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết bước đầu cũng đã được kiểm nghiệm.

2. Khuyến nghị

Từ những kết luận nêu trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau để nâng cao hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10.

- Cần thường xuyên, liên tục bồi dưỡng năng lực đánh giá trong giáo dục cho giáo viên và nhà quản lý. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về việc kiểm tra đánh giá, nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng và

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 56 Líp: K36B - SP V¨n

kinh nghiệm để đảm nhận công tác về ngành khoa học mới mẻ này. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với các trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng phục vụ cho việc xử lý và phân tích kết quả thi, kiểm tra.

- Mỗi môn học cần xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi TNKQ căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được đặt ra. Nhà trường cần đầu tư cho giáo viên có điều kiện thử nghiệm đề và phân tích kết quả một cách nghiêm túc và khoa học.

- Giáo viên cần sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá học sinh, phát huy tính hiệu quả của phương pháp kiểm tra truyền thống kết hợp với nhiều phương pháp kiểm tra khác, công khai một cách khách quan quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm hạn chế tiêu cực trong thi cử.

- Hiện nay các Sở giáo dục - Đào tạo đều có phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, các trường THPT cần có cán bộ (có thể làm công tác kiểm nghiệm) phụ trách công tác khảo thí của trường. Cán bộ phụ trách công tác khảo thí này có thể phối hợp cùng với các giáo viên bộ môn từ khâu thiết kế đề thi đến khâu phân tích xử lý kết quả thi. Một mặt sẽ thiết lập ngân hàng đề thi cho các môn học trong toàn trường, mặt khác có thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên và công tác quản lý của lãnh đạo, tạo sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh Líp: K36B - SP V¨n

PHỤ LỤC PHIẾU BÀI TẬP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 10 Người thực hiện: Vũ Thị Vĩnh Lớp: K36B Sư phạm Ngữ văn Trường: ĐHSP Hà Nội 2 Họ và tên học sinh: ... Lớp: ... Trường: ... Câu 1: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để thấy được Quá trình phát triển của tiếng Việt.

A B 1. Tiếng Việt thời cổ

đại

a. Đây là thời kì hiện đại của tiếng Việt với một lợi khí mới về chữ viết là chữ quốc ngữ.

2. Tiếng Việt thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

b. Tiếng Việt được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật; được dùng để giảng dạy ở nhà trường trong tất cả các cấp học, bậc học. 3. Tiếng Việt thời kì

từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

c. Kho từ vựng thời kì này khá phong phú, với những từ cơ bản gốc Nam Á và một số thuộc gốc thái hay gốc Mã Lai – Đa Đảo.

4. Tiếng Việt thời kì từ Cách mạng tháng

d. Thời kì nước ta bị Phong kiến Trung Hoa thống trị, chữ Hán cùng với tiếng Hán giữ vị trí độc tôn,

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh Líp: K36B - SP V¨n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tám 1945đến nay tiếng Việt chưa có chữ viết.

Câu 2: Nối từ ngữ chỉ tác động của các nhân tố giao tiếp ở cột A với hiệu quả giao tiếp ở cột B.

A B

1. Về nhân vật giao tiếp a. Nội dung giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp.

2. Về công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp

b. Văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất lễ nghi, trang trọng sẽ có diện mạo khác với văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp thân tình không có tính chất lễ nghi.

3. Về nội dung giao tiếp c. Văn bản tồn tại ở dạng nói có nhiều điểm khác với văn bản tồn tại ở dạng viết.

4. Về hoàn cảnh giao tiếp d. Nhân vật tham gia giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật có tác động quyết định sự lựa chọn văn bản và hình thức giao tiếp.

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Văn bản nói; Văn bản viết.

a. ………. Là lời trò chuyện trong đời sống hàng ngày ở gia đình giữa con cháu với bố mẹ, ông bà; ở nơi công cộng như nhà ga, cửa hàng, trường học; là nơi phát biểu ở các buổi phỏng vấn trên các phương tiện phát thanh, truyền hình; là lời giảng bài trong các tiết học, v.v.

b. ………..là các văn bản ghi bằng chữ viết như thư từ, sách báo, các văn bản hành chính pháp luật, v.v.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“ ……….là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang chất tự nhiên thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt.

…………chủ yếu tồn tại ở dạng nói. Đó là những lời trò chuyện tâm tình, thăm hỏi nhau, trao đổi ý kiến về những công việc và sự kiện hàng ngày.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh Líp: K36B - SP V¨n

Câu 5: “Văn bản nói dùng trong giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe, là hình thức giao tiếp cơ bản nhất, sống động nhất, tự nhiên nhất của con người” đây là một trong những đặc điểm của văn bản nói đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 6: Văn bản nói khác văn bản viết ở chỗ nó thường dùng để trao đổi thông tin và cách diễn đạt có hình ảnh đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Câu 7: Văn bản nói khác văn bản viết ở điểm nào?

A. Thường dùng các biện pháp tu từ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 56)