Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh

đánh giá môn tiếng Việt lớp 10

Có rất nhiều kiểu trắc nghiệm, nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay, loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn (thường bốn lựa chọn) là phổ biến hơn cả, chủ yếu là trắc nghiệm khách quan (chỉ một phương án đúng).

Về hình thức trắc nghiệm, câu lệnh nhìn chung nêu dưới dạng câu hỏi hoặc nối phần trả lời với phần hỏi. Để tránh sự trùng lặp, phần lệnh của một số câu hỏi chỉ định hướng cho học sinh phát hiện phương án đúng trong bốn phương án nêu ra. Vấn đề được hỏi luôn bám sát vào SGK, để tìm phương án đúng, học sinh cần tìm tòi, phán đoán và suy luận trên những dữ liệu ấy. Các thầy, cô giáo có thể tham khảo các câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, trong đó phần lệnh cụ thể hơn (ví dụ thêm: khoanh tròn,…; Hãy đánh dấu x,…)

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho một môn học là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công sức của nhiều người. Do đặc trưng môn học, việc xây dựng câu hỏi đối với môn Ngữ văn càng khó khăn, phức tạp hơn.

Sau đây là một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ví dụ minh họa:

2.4.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ theo dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi (xứng - hợp)

- Khái niệm:là dạng câu hỏi thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi ( hay câu dẫn), một cột là những câu trả lời ( hay còn gọi là câu lựa chọn) yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lí. Độ may rủi ở câu hỏi này là rất ít.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ghép với việc dạy học tiếng Việt trong Ngữ văn 10 là hoàn toàn phù hợp nó sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu hơn từ việc nối các đáp án tương ứng với ngữ liệu. Khi vận dụng các kiểu bài thì câu hỏi ghép đôi không bị hạn chế.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 29 Líp: K36B - SP V¨n

- Tác dụng: sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi có tác dụng đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập những mối quan hệ tương quan. Trong các bài học cụ thể như: Khái quát lịch sử tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…

- Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi:

1.Số phần tử của mỗi cột phải ít nhất là 6 và nhiều nhất là 12. Nếu danh sách trong mỗi cột dài quá, chúng ta nên bỏ bớt các câu trả lời không hợp lí, nên phân chia danh sách thành những danh sách ngắn gồm 7, 8 phần tử ở mỗi cột. Ngược lại, nếu mỗi cột chỉ có ít hơn 5 phần tử chúng ta nên ghép hai hay ba bài tập lại với nhau.

2.Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời vào phần tử của cột câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng một lần hay nhiều lần.

3.Số phần tử trong cột trả lời phải lớn hơn số phần tử trong cột câu hỏi, hoặc mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần. Điều này sẽ giảm bớt yếu tố may rủi.

4.Đôi khi có thể dùng hình vẽ để tăng sự thích thú của học sinh, cũng như để thay đổi dạng câu hỏi.

5.Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. 6.Sắp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lí nào đó.

7.Các phần tử cùng danh sách nên nằm trong cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hoặc gặp khó khăn khi phải lật trang.

8.Các câu hỏi lọai ghép đôi cũng có thể được sắp đặt dưới dạng tương tự loại có nhiều câu trả lời để lựa chọn.

Khi chúng ta đã nắm chắc các quy tắc soạn câu hỏi ghép đôi ta sẽ có một câu hỏi khá hoàn chỉnh và đánh giá được các mức tư duy cao của học sinh.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 30 Líp: K36B - SP V¨n

- Cách làm câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: học sinh tìm hiểu lựa chọn và ghép những câu trả ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

- Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: : Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nối từ ngữ chỉ tác động của các nhân tố giao tiếp ở cột A với hiệu quả giao tiếp ở cột B.

A B 1. Về nhân vật giao

tiếp

a. Nội dung giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp.

2. Về công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp

b. Văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất lễ nghi, trang trọng sẽ có diện mạo khác với văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp thân tình không có tính chất lễ nghi.

3. Về nội dung giao tiếp

c. Văn bản tồn tại ở dạng nói có nhiều điểm khác với văn bản tồn tại ở dạng viết.

4. Về hoàn cảnh giao tiếp

d. Nhân vật tham gia giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật có tác động quyết định sự lựa chọn văn bản và hình thức giao tiếp.

Ví dụ 2: Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Nối từ ngữ chỉ đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở cột A với những biểu hiện cụ thể ở cột B.

A B

1. Tính cụ thể a) Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu, có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.

2. Tính cảm xúc b) Hoàn cảnh cụ thể, lời nói cụ thể, con người cách nói năng diễn đạt cụ thể.

3. Tính cá thể c) Mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 31 Líp: K36B - SP V¨n

cách nói quen dùng ta có thể biết được lời của ai, thậm chí đoán được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương,… của họ.

2.4.3.2. Dạng câu hỏi điền khuyết hay có câu trả lời ngắn gọn

- Khái niệm: Là dạng câu hỏi được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ, còn được gọi là loại trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tự do.

Loại câu hỏi này cũng rất phù hợp trong dạy tiếng việt bởi lẽ trong tiếng việt 10 có rất nhiều những bài học lý thuyết. Vì vậy việc xây dựng câu hỏi lý thuyết trong một số vấn đề khái niệm về tiếng Việt được đưa ra trong các bài học về tiếng Việt, Phong cách chức năng ngôn ngữ… việc xây dựng câu hỏi điền khuyết là để học sinh tự hoàn thiện khái niệm các định nghĩa trong nội dung bài học giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản của bài học. - Tác dụng: học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng tạo của học sinh.

- Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn gọn: Chọn những khái niệm hay những phát biểu trong nội dung bài học tiếng Việt bỏ đi một hoặc một số cụm từ quan trọng. Cho dãy từ hoặc không cho dãy từ nào yêu cầu học điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống.

- Yêu cầu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn gọn:

1. Lời chỉ dẫn phải rõ ràng. Thí sinh phải biết mình cần làm gì và làm như thế nào?

2. Tránh soạn câu hỏi một cách quá lạm dụng do lấy nguyên văn các câu từ sách hoặc đã dạy cho học sinh để khỏi bắt buộc học sinh thuộc lòng.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 32 Líp: K36B - SP V¨n

4.Vị trí cần học sinh điền vào phải là những từ ngữ chắt lọc, quan trọng và phải rõ ràng đơn vị.

5. Không nên để trống quá nhiều vị trí làm học sinh rối và không biết ý của người ra đề như thế nào? Nên để chỗ trống ở cuối câu để thí sinh không bị hẫng.

6.Khi tính điểm, mỗi chỗ điền vào nên tính một điểm (trừ câu trả lời đòi hỏi phải điền nhiều chữ) không nên trừ điểm chính tả.

7.Nếu trong bài trắc nghiệm có nhiều chỗ phải điền thì nên đánh số sắp xếp ra cạnh để thí sinh điền câu trả lời. Những chỗ trống phải đủ để học sinh điền vào và chiều dài bằng nhau để tránh sự đoán mò.

8.Khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bằng cách công bằng khách quan khi cho điểm với những câu trả lời không giống đáp án.

9. Nên dùng câu hỏi thế nào với những câu trả lời ngắn.

- Cách làm dạng câu hỏi trắc nghiệm kiểu điền khuyết hay có câu trả lời ngắn gọn: học sinh điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống để hoàn thành một phát biểu.

- Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Văn bản nói; Văn bản viết.

a. ………. Là lời trò chuyện trong đời sống hàng ngày ở gia đình giữa con cháu với bố mẹ, ông bà; ở nơi công cộng như nhà ga, cửa hàng, trường học; là nơi phát biểu ở các buổi phỏng vấn trên các phương tiện phát thanh, truyền hình; là lời giảng bài trong các tiết học, v.v.

b. ………..là các văn bản ghi bằng chữ viết như thư từ, sách báo, các văn bản hành chính pháp luật, v.v.

Ví dụ 2:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

“……….là phong cách ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày, mang chất tự nhiên thoải mái và sinh động, giàu cảm xúc, ít trau chuốt.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 33 Líp: K36B - SP V¨n

…………chủ yếu tồn tại ở dạng nói. Đó là những lời trò chuyện tâm tình, thăm hỏi nhau, trao đổi ý kiến về những công việc và sự kiện hàng ngày. Ví dụ 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được đặc trưng cơ bản của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt:

1 Tính cụ thể. 2………. 3 Tính cá thể.

Ví dụ 4: Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, ……(1)………….., nội dung giao tiếp, …(2)………., phương tiện và cách thức giao tiếp.

2.4.3.3. Dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

- Khái niệm: là loại câu hỏi gồm một câu phát biểu để thí sinh phán đoán xem nội dung đó đúng hay sai.

Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai sẽ giúp học sinh phân biệt được những khái niệm đúng sai những thông tin và ngữ liệu trong mỗi câu hỏi đưa ra là đúng hay sai và hệ thống câu hỏi này hoàn toàn phù hợp với tiếng Việt 10.

- Tác dụng: kiểm tra được một lượng kiến thức rộng lớn trong khoảng thời gian ngắn.

- Cách xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm “Đúng, Sai”:

1.Nên dùng những chữ chính xác và thích hợp để câu hỏi đơn giản và rõ ràng.

2.Các câu hỏi loại đúng sai chỉ nên mang một ý tưởng chính yếu để câu được rõ ý và mang nghĩa trong sáng hơn.

3.Tránh dùng những từ gây cho thí sinh đoán ra được phương án trả lời như: “luôn”, “tất cả”, “không bao giờ”, “chắc chắn”, vì các từ này thường có

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 34 Líp: K36B - SP V¨n

triển vọng sai, còn những từ như: “thường thường”, “đôi khi”, “ít khi” lại thường đi với những câu để trả lời đúng.

4.Nên cố gắng soạn các câu hỏi có nội dung hoàn toàn đúng hoặc hoàn toàn sai. Quan điểm đúng sai nên lấy theo sự đồng ý thuần nhất của những nhà chuyên môn có thẩm quyền.

5.Nên soạn các câu đúng văn phạm và áp dụng được kiến thức đã học nhưng tránh những chi tiết vụn vặt không cần thiết.

6. Tránh dùng câu phủ định kép, không để học sinh đoán được câu trả lời nhờ chiều dài của câu, nên dùng các từ định tính hơn định lượng.

- Cách làm câu hỏi trắc nghiệm “Đúng, Sai”: học sinh khoanh vào đáp án “Đúng” hoặc “Sai” theo ý kiến của mình.

- Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

“Văn bản nói dùng trong giao tiếp với sự có mặt của người nói và người nghe, là hình thức giao tiếp cơ bản nhất, sống động nhất, tự nhiên nhất của con người” đây là một trong những đặc điểm của văn bản nói đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Ví dụ 2: Bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Văn bản nói khác văn bản viết ở chỗ nó thường dùng để trao đổi thông tin và cách diễn đạt có hình ảnh đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai Ví dụ 3: Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp gồm 3 quá trình Đúng hay Sai? A. Đúng B. Sai Ví dụ 4: Bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua 5 giai đoạn đúng hay sai? A. Đúng B. Sai

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 35 Líp: K36B - SP V¨n

2.4.3.4. Dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều phƣơng án trả lời

- Khái niệm: câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu hỏi thường gồm một phần phát biểu chính và bốn, năm phương án trả lời cho sẵn.

Sử dụng câu hỏi có nhiều phương án trả lời hoàn toàn phù hợp với tiếng Việt lớp 10. Trong tất cả các bài học tiếng Việt đều có thể sử dụng hệ thống câu hỏi có nhiều phương án chọn, có thể đưa ra rất nhiều những phương án khác nhau trong đó chỉ có duy nhất một phương án đúng, các phương án đưa ra đó có thể là một khái niệm, một câu khẳng định, một nhận định hoặc một phát biểu ngắn gọn.

- Tác dụng: vì đây được xem là loại câu hỏi nhiễu nên nó giúp giáo viên có thể phân loại được học sinh khá, giỏi, trung bình… ngoài ra, câu hỏi nhiều lựa chọn còn có tính khách quan khi chấm bài, không phụ thuộc vào các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh hoặc chủ quan của người chấm…

- Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án chọn:

1.Một yếu tố không thể thiếu trong trắc nghiệm có nhiều phương án chọn là phần chính, hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề. Các câu trả lời để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp vấn đề đã nêu. Tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng, sai” không có liên hệ với nhau sắp chung một chỗ.

2. Phần chính của câu hỏi nên mang chọn ý nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn. Tránh dùng những từ rườm rà không cần thiết để diễn tả ý nghĩa câu hỏi.

3.Nên có nhiều phương án tự luận để thí sinh lựa chọn nhưng cũng không nên nhiều quá gây rối cho học sinh, làm giảm giá trị của những mồi nhử. Nếu phương án chọn ít quá sẽ làm tăng yếu tố may rủi nên dừng lại ở bốn hoặc năm phương án.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 36 Líp: K36B - SP V¨n

4.Đối với câu hỏi:

a) Nên tránh thể phủ định, hay hai thể phủ định liên tiếp, nếu có thì phải gạch chân hoặc viết hoa để thí sinh chú ý hơn.

b) Câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết, suy luận, hay khả năng áp dụng các nguyên lí vào các trường hợp mới thì phải trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau và mới mẻ.

5. Nếu câu hỏi đề cập đến vấn đề nhiều tranh luận thì phải nêu rõ nguồn gốc, quan điểm… trong lời dẫn.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)