Cơ sở và nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

2.3 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

2.3.1 Cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

Những cơ sở trong tiềm năng ngôn ngữ và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

a) Thực tiễn hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết… giúp học sinh tự nhiên hiểu rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động thiết yếu của con người. Thói quen và kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của các em cũng là cơ sở thực tiễn để xác định phương pháp dạy học thích hợp.

b) Qua việc học chữ quốc ngữ từ bé và học các ngoại ngữ, học sinh phần nào đã biết về kí hiệu chữ viết của các ngôn ngữ trên thế giới.

c) Cảm nhận một cách trực cảm về đặc điểm của tiếng Việt cộng với những gì các em đã học ở cấp dưới, học sinh cũng đã tích lũy được một số hiểu biết rõ rệt về tiếng mẹ đẻ.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 24 Líp: K36B - SP V¨n

Những cơ sở trong vốn kiến thức mà học sinh tích lũy được trong nhà trường. Học sinh đã tích lũy một số kiến thức khoa học từ các lớp dưới về tiếng Việt và văn học, về lịch sử, địa lí, ngoại ngữ…

2.3.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 2.3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 2.3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Khi xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học Tiếng Việt lớp 10 nguyên tắc đầu tiên để xây dựng là phải đảm bảo được tính khoa học. Nguyên tắc này đòi hỏi tính chuẩn xác. Các câu hỏi đặt ra phải phù hợp với nội của chương trình Tiếng Việt và đối với từng đối tượng. Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình dạy học để học sinh có thể làm được bài.

2.3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Xã hội luôn vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống toàn vẹn. Tính hệ thống là thuộc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá trình với hai đặc trưng:

- Tính chỉnh thể: Sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng đi theo một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh của các yếu tố cấu thành lên nó.

- Tính hệ thống: bao gồm trong nó những nhân tố cấu trúc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Theo đó, quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm nhiều thành tố cấu thành, trong đó quy trình xây dựng, sử dụng câu hỏi thi kiểm tra đánh giá là một bộ phận, đồng thời cũng là một hệ thống con trong hệ thống dạy học.

Quá trình kiểm tra, đánh giá là hệ thống tập hợp nhiều thành tố quan trọng cấu thành. Với cấu trúc như vậy, quá trình xây dựng, sử dụng câu hỏi thi, kiểm tra cũng mang tính chất của một hệ thống với các yếu tố bắt đầu và kết thúc của hoạt động. Quá trình xây dựng, sử dụng là một chỉnh thể trong đó

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 25 Líp: K36B - SP V¨n

các thành tố gắn bó với nhau theo một trình tự kế tiếp với mỗi thành tố trước là điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện các thành tố tiếp theo. Các thành tố sau là sự tiếp tục ở mức độ cao hơn

Các chức năng của thành tố trước để đảm bảo cho quy trình được thực hiện hiệu quả.

2.3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là xuất phát điểm của lí luận và cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra mức độ phù hợp, đúng đắn của lí luận. Chính vì vậy mà quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ cũng phải xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng.

Quy trình xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở môn Tiếng Việt phải dựa trên cơ sở thực tiễn của quá trình kiểm tra đánh giá nói chung và của riêng môn Tiếng Việt nói riêng đặc biệt là dựa trên cơ sở thực tế kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Việt lớp 10.

2.3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả đòi hỏi:

- Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải tuân thủ các quy tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm, bên cạnh đó phải đảm bảo các tiêu chí được xác định trong bảng phân bố câu hỏi của nội dung bài học.

-Quy trình sử dụng: khi đưa vào sử dụng đã qua các bước hoàn thiện, bổ sung nhằm nâng cao độ tin cậy của bài trắc nghiệm.

-Để quá trình xây dựng, sử dụng mang lại hiệu quả cao cho kiểm tra đánh giá thì cần khẳng định được tính chính xác, khách quan, công bằng, tạo được tinh thần học tập bộ môn tích cực trong học sinh.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 26 Líp: K36B - SP V¨n

2.4 Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt lớp 10 môn Tiếng Việt lớp 10

2.4.1 Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong việc vận dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trắc nghiệm khách quan

- Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm bám sát yêu cầu cơ bản của phần Tiếng Việt lớp 10, nội dung các câu hỏi phải giúp học sinh nhận diện được hoạt động Tiếng Việt mà học sinh đã được học: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Lịch sử phát triển của Tiếng Việt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, thực hành các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ…nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về ngôn ngữ, công cụ giao tiếp góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho con người. Môn học tạo một phần tích lũy ban đầu để hình thành các năng lực đọc, viết, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, hướng tới bồi dưỡng cho học sinh tình yêu dành cho ngôn ngữ mẹ đẻ.

- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan phải tập trung bám sát yêu cầu về kĩ năng của phần Tiếng Việt: chú trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt qua các bài luyện tập cách dùng từ, việt câu, cách đọc hiểu nghĩa từ, nghĩa câu, nghĩa đoạn, sử dụng các biện pháp tu từ và cách chữa lỗi tiếng Việt. Chương trình chú trọng vào tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với phân môn tiếng Việt, luôn có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2.4.2 Mức độ kiểm tra của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng - Bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng dạy. Mẫu tiêu biểu này có tác dụng bao quát toàn bộ kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt, tránh trường hợp bài trắc nghiệm quá ngắn hoặc quá dài. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của các mục tiêu giáo viên đã nêu trong lúc giảng dạy phải được lấy mẫu câu hỏi trong khi giảng dạy. Nguyên tắc phân loại giúp phân loại các mục tiêu giáo dục và các câu hỏi trắc nghiệm trong các lĩnh vực về nhận thức, có sáu mức độ:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 27 Líp: K36B - SP V¨n

+ Kiến thức (biết): Nhớ lại ghi nhớ ngữ liệu đã học trước đây, bao gồm các sự việc, sự kiện cụ thể, con người, ngày tháng, phương pháp, quy trình, khái niệm nguyên tắc và các luận thuyết. Các động từ minh họa như: gọi tên, tìm tương ứng, liệt kê, chọn lựa, trình bày, xếp loại… Kiểm tra kiến thức đã học chủ yếu là yêu cầu thực hiện, học thuộc và trả lời câu hỏi: Cái gì?

+ Hiểu: Hiểu và nắm ý nghĩa của một việc nào đó, bao gồm việc chuyển đổi từ một dạng biểu tượng này sang một dạng biểu tượng khác, giải thích, lý giải, tiên đoán, suy đoán, nói lại, ước tính, khái quát hóa và những dạng thức thể hiện khả năng lĩnh hội. Các động từ minh họa: giải thích, chuyển đổi, diễn giải… Đây là mức độ cao hơn biết, giúp học sinh trả lời câu hỏi: Tại sao?

+ Vận dụng: đây là mức cao hơn biết và hiểu, kiểm tra kĩ năng vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào giải quyết thực hành một vấn đề nào đó. Sử dụng những ý trừu tượng các quy tắc hoặc các phương pháp trong những tình huống cụ thể và mới lạ. Các động từ minh họa: thay đổi, trình diễn, bổ sung, điều chỉnh, dàn dựng, giải quyết, áp dụng, sử dụng, chỉ ra… + Phân tích: phân tích một thông tin giao tiếp thành những phần hợp thành hoặc các thành tố và hiểu được mối quan hệ giữa chúng. Các động từ minh họa: Phân biệt, so sánh, phân nhỏ, lập sơ đồ, lien hệ, phân loại, phân hạng… +Tổng hợp: Sắp xếp và kết hợp các thành tố và các bộ phận thành những mẫu thức và cấu trúc mới. Các động từ minh họa: tạo ra, kết hợp. đề xuất, hợp nhất, lập đồ án…

+ Đánh giá: Đánh giá chất lượng giá trị của một việc gì đó theo những tiêu chí đã xác định. Các động từ minh họa: chứng minh là đúng, phê phán quyết định, đáng giá, tranh luận…

Tuy nhiên, việc phân ra sáu mức độ chỉ là tương đối, trong thực tế có những trường hợp mang tính quy ước.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 28 Líp: K36B - SP V¨n

2.4.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng Việt lớp 10 đánh giá môn tiếng Việt lớp 10

Có rất nhiều kiểu trắc nghiệm, nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay, loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn (thường bốn lựa chọn) là phổ biến hơn cả, chủ yếu là trắc nghiệm khách quan (chỉ một phương án đúng).

Về hình thức trắc nghiệm, câu lệnh nhìn chung nêu dưới dạng câu hỏi hoặc nối phần trả lời với phần hỏi. Để tránh sự trùng lặp, phần lệnh của một số câu hỏi chỉ định hướng cho học sinh phát hiện phương án đúng trong bốn phương án nêu ra. Vấn đề được hỏi luôn bám sát vào SGK, để tìm phương án đúng, học sinh cần tìm tòi, phán đoán và suy luận trên những dữ liệu ấy. Các thầy, cô giáo có thể tham khảo các câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh, trong đó phần lệnh cụ thể hơn (ví dụ thêm: khoanh tròn,…; Hãy đánh dấu x,…)

Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho một môn học là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công sức của nhiều người. Do đặc trưng môn học, việc xây dựng câu hỏi đối với môn Ngữ văn càng khó khăn, phức tạp hơn.

Sau đây là một số dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và ví dụ minh họa:

2.4.3.1. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ theo dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi (xứng - hợp)

- Khái niệm:là dạng câu hỏi thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi ( hay câu dẫn), một cột là những câu trả lời ( hay còn gọi là câu lựa chọn) yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lí. Độ may rủi ở câu hỏi này là rất ít.

Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ghép với việc dạy học tiếng Việt trong Ngữ văn 10 là hoàn toàn phù hợp nó sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu hơn từ việc nối các đáp án tương ứng với ngữ liệu. Khi vận dụng các kiểu bài thì câu hỏi ghép đôi không bị hạn chế.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 29 Líp: K36B - SP V¨n

- Tác dụng: sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi có tác dụng đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập những mối quan hệ tương quan. Trong các bài học cụ thể như: Khái quát lịch sử tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết…

- Cách xây dựng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi:

1.Số phần tử của mỗi cột phải ít nhất là 6 và nhiều nhất là 12. Nếu danh sách trong mỗi cột dài quá, chúng ta nên bỏ bớt các câu trả lời không hợp lí, nên phân chia danh sách thành những danh sách ngắn gồm 7, 8 phần tử ở mỗi cột. Ngược lại, nếu mỗi cột chỉ có ít hơn 5 phần tử chúng ta nên ghép hai hay ba bài tập lại với nhau.

2.Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một phần tử của cột trả lời vào phần tử của cột câu hỏi. Phải nói rõ mỗi phần tử trong cột trả lời chỉ được dùng một lần hay nhiều lần.

3.Số phần tử trong cột trả lời phải lớn hơn số phần tử trong cột câu hỏi, hoặc mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng nhiều lần. Điều này sẽ giảm bớt yếu tố may rủi.

4.Đôi khi có thể dùng hình vẽ để tăng sự thích thú của học sinh, cũng như để thay đổi dạng câu hỏi.

5.Các câu hỏi nên có tính chất đồng nhất hoặc liên hệ nhau. 6.Sắp các phần tử trong danh sách theo một thứ tự hợp lí nào đó.

7.Các phần tử cùng danh sách nên nằm trong cùng một trang để học sinh đỡ nhầm lẫn hoặc gặp khó khăn khi phải lật trang.

8.Các câu hỏi lọai ghép đôi cũng có thể được sắp đặt dưới dạng tương tự loại có nhiều câu trả lời để lựa chọn.

Khi chúng ta đã nắm chắc các quy tắc soạn câu hỏi ghép đôi ta sẽ có một câu hỏi khá hoàn chỉnh và đánh giá được các mức tư duy cao của học sinh.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 30 Líp: K36B - SP V¨n

- Cách làm câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: học sinh tìm hiểu lựa chọn và ghép những câu trả ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

- Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: : Bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Nối từ ngữ chỉ tác động của các nhân tố giao tiếp ở cột A với hiệu quả giao tiếp ở cột B.

A B 1. Về nhân vật giao

tiếp

a. Nội dung giao tiếp bao giờ cũng đòi hỏi hình thức giao tiếp phù hợp.

2. Về công cụ giao tiếp và kênh giao tiếp

b. Văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất lễ nghi, trang trọng sẽ có diện mạo khác với văn bản trong hoàn cảnh giao tiếp thân tình không có tính chất lễ nghi.

3. Về nội dung giao tiếp

c. Văn bản tồn tại ở dạng nói có nhiều điểm khác với văn bản tồn tại ở dạng viết.

4. Về hoàn cảnh giao tiếp

d. Nhân vật tham gia giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật có tác động quyết định sự lựa chọn văn bản và hình thức giao tiếp.

Ví dụ 2: Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Nối từ ngữ chỉ đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở cột A với những biểu hiện cụ thể ở cột B.

A B

1. Tính cụ thể a) Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu, có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.

2. Tính cảm xúc b) Hoàn cảnh cụ thể, lời nói cụ thể, con người cách nói năng diễn đạt cụ thể.

3. Tính cá thể c) Mỗi người thường có vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng. Qua giọng nói, qua từ ngữ và

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 31 Líp: K36B - SP V¨n

cách nói quen dùng ta có thể biết được lời của ai, thậm chí đoán được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương,… của họ.

2.4.3.2. Dạng câu hỏi điền khuyết hay có câu trả lời ngắn gọn

- Khái niệm: Là dạng câu hỏi được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ, còn được gọi là loại trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tự do.

Loại câu hỏi này cũng rất phù hợp trong dạy tiếng việt bởi lẽ trong tiếng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)