Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học

Tiếng Việt cho học sinh lớp 10

Để đánh giá một cách khách quan về thực trạng nhận thức việc sử dụng TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 10 THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra.

Về thực trạng nhận thức chung

Như trên đã trình bày, TNKQ ra đời khá lâu trên thế giới và ở Việt Nam, việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá cũng đã được dần thực hiện một cách đồng bộ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa phản ánh được nhận thức chung nhất và cụ thể của các nhà quản lí giáo dục cũng như đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá. Để có cái nhìn bao quát và chính xác nhất về thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh đối với vấn đề này, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 200 học sinh và 35 giáo viên giảng dạy các môn khao học xã hội với bốn mức độ cụ thể: rất cần thiết, cần thiết, sử dụng hay không sử dụng cũng được và không cần thiết.

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên và học sinh đều cho rằng việc sử dụng TNKQ vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một việc làm cần thiết. Số giáo viên và học sinh lựa chọn ở mức độ cần thiết khá cao và tương đối đồng đều (34%). Tuy nhiên vẫn có một số giáo viên và học sinh lưỡng lự ở việc sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá này, đặc biệt là số lượng chọn mức độ “không cần thiết” khá cao. Về phía giáo viên (25,8%), khi trả lời câu hỏi mở ở phiếu điều tra họ cho rằng việc làm này rất tốn thời gian, công sức và không thu thập được nhiều kết quả như mong muốn. Riêng học sinh (17%) đưa ra một số lí do như đáp án nhiễu chưa tốt, kiến thức kiểm tra quá rộng, đề lan man, câu dẫn còn mơ hồ và thậm chí họ cho rằng rất mất thời gian để tô đáp án. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến việc sử dụng câu hỏi TNKQ còn nhiều bất cập.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 20 Líp: K36B - SP V¨n

Thực tế nghiên cứu cho thấy, thực trạng nhận thức và sử dụng phương pháp kiểm tra bằng phương tiện câu hỏi TNKQ trong các nhà quản lí cũng như giáo viên vẫn chưa được nhất quán và rõ ràng. Điều này khiến cho việc sử dụng chưa được đồng nhất nên không đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng câu TNKQ trong các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng cần nhiều sự đầu tư hơn nữa. Việc chuẩn bị đầu tư về lí luận cũng như thực tế công tác kiểm tra đánh giá sẽ mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời nâng cao trình độ nhận thức và sử dụng câu hỏi TNKQ. Bên cạnh đó cần chú trọng hơn nữa vào công tác thi - kiểm tra cũng như công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường phổ thông.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ việc tìm hiểu tất cả vấn đề có ý nghĩa cơ sở lý luận xung quanh đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học tiếng Việt lớp 10”. Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy của giáo viên và kết quả học của học sinh là vô cùng quan trọng. Trong giới hạn của khóa luận chúng tôi chỉ tập chung tìm hiểu và xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ trong dạy học tiếng Việt lớp 10 để thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi TNKQ.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

Vò ThÞ VÜnh 21 Líp: K36B - SP V¨n

CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 10

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn tiếng việt lớp 10 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)