Về di sản dùng vào việc thờ cúng lên quan đến di sản thừa kế là

Một phần của tài liệu Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam (Trang 94)

là nhà ở, quyền sử dụng đất ở

Dưới chế độ XHCN, việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của công dân được pháp luật thừa nhận và có những qui định bảo vệ. Trước khi Thông tư số 81-TANDTC ngày 24 tháng 7 năm 1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế, thì dưới chế độ mới đã không có qui định nào về di sản dùng vào việc thờ cúng. Thông tư số 81-TANDTC chỉ hướng dẫn về hướng giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ. Khi Pháp lệnh thừa kế được ban hành, di sản dùng vào việc thờ cúng được qui định tại Điều 21: “Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được coi như di sản chưa chia”[31; Điều 21].

. Nhưng về di sản dùng vào việc thờ cúng theo qui định tại Điều 673 Bộ Luật dân sự năm 1995 và hiện nay qui định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc chỉ định quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản đùng để thờ cúng thuộc người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Theo qui định trên, những vấn đề pháp lí có liên quan đến di sản dùng vào thờ cúng cần phải được xác định như thế nào khi mà di sản đó là nhà ở và quyền sử dụng đất ở? Điều 670 BLDS không định tính di sản dùng vào việc thờ cúng, mà chỉ định lượng di sản đó. Di sản dùng vào việc thờ cúng được hiểu là tài sản được dùng vào mục đích thờ cúng. Như vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trước hết là tài sản, tài sản này xét về giá trị phục vụ cho mục đích thờ cúng. Vì vậy, nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản có thể là di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp người lập di chúc định đoạt nhà ở, một phần diện tích nhà ở, một phần diện tích đất ở dùng vào việc thờ cúng và chỉ định người quản lí loại di sản này dùng vào việc thờ cúng? Theo qui định tại Điều 670, di sản dùng vào việc thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của người quản lí, và cũng không thuộc quyền sở hữu của một ai? Quy định không rõ ràng này thật khó giải quyết khi có hành vi xâm phạm di sản dùng vào việc thờ cúng thì ai sẽ là người khởi kiện và khởi kiện với tư cách gì, luật không quy định rõ. Như vậy, diện tích nhà ở và đất ở dùng vào việc thờ cúng không thuộc quyền sở hữu của cá nhân người quản lí, do vậy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và đất ở đã được xác định là di sản dùng vào việc thờ cúng không thể xác định được là cấp cho ai? Cấp như thế nào? Và loại Giấy chứng nhận đó có tên gọi như thế nào? Hơn nữa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và người sử dụng đất ở tuy rằng được quyền sử dụng lâu dài, do vậy di sản dùng vào việc thờ cúng không trường tồn, có thể bị triệt tiêu khi đất ở bị giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án lớn của Nhà nước. Di sản dùng vào việc thờ cúng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu là toàn bộ diện tích nhà ở và đất ở dùng vào việc thờ cúng hay chỉ được để lại một phần, trong trường hợp người lập di chúc định đoạt toàn bộ nhà ở

và quyền sử dụng đất ở dùng vào việc thờ cúng? Nếu hiểu một phần thì phần đó được xác định như thế nào? Hiện chưa có qui định về vấn đề này cho nên, theo học viên thì pháp luật cần phải bổ sung về di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 BLDS và kết hợp chặt chẽ với Luật nhà ở và Luật Đất đai để có sự thống nhất trong việc điều chỉnh loại quan hệ này.

Kết luận chương 3

Với những bất cập của pháp luật quy định về phân chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng, trên thực tế còn tồn tại những vướng mắc không nhỏ khi áp dụng những quy định chưa rõ ràng để giải quyết những tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại các cấp Toà án ở Việt Nam. Vì vậy, những bất cập của pháp luật cần được xác định để có những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định về những yếu tố ảnh hưởng đến việc chia di sản thừa kế nói chung và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng. Những bất cập này cần được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2005, là những chuẩn mực pháp lý điều chỉnh hữu hiệu những tranh chấp trong việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Những tranh chấp này diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội, chỉ được giải quyết có hiệu quả và kịp thời khi pháp luật có những quy định phù hợp với đời sống xã hội.

KẾT LUẬN CHUNG

Nghiên cứu về phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở và đặt vấn đề này trong mối liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng khác có liên quan đến việc xác định di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có những khác biệt so với việc chia các loại di sản khác là động sản, là tiền, là giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Bởi vì, nhà ở và quyền sử dụng đất ở là những tài sản không những có giá trị về mặt kinh tế, mà nó còn chứa đựng những yếu tố về mặt xã hội. Việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng tuân theo những quy định của pháp luật hiện hành về phân chia di sản thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định khối di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được biểu hiện và có mối liên hệ hữu cơ đến lợi ích của người có quyền thừa kế di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Khối di sản gồm có nhà ở và quyền sử dụng đất ở của cá nhân sau khi chết để lại cần được xác định để chia thừa kế cho các chủ thể có quyền hưởng. Tuy nhiên, người được chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có được bảo đảm trọn vẹn hay không còn tuỳ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng khác như các khoản nợ của người để lại di sản, di sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác, ý chí của người để lại di sản là nhà ở theo di chúc có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng, vào di tặng, lợi ích của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, người thừa kế mới, người từ chối nhận di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất... Vì vậy, nghiên cứu chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành là thật sự cần thiết. Giúp cho người tìm hiểu hiểu rõ một vấn đề, đồng thời chỉ ra những bất cập của pháp luật quy định về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, để nhằm

hoàn thiện hơn nữa pháp luật về thừa kế, phân chia di sản nói chung và phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để qua đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2004), Hệ thống văn bản pháp luật mới về đất đai, nhà ở và thuế nhà đất, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ tư pháp (2005), Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Hà Nội.

3. Chính phủ (1994), Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử đất ở đô thị, Hà Nội.

4. Chính phủ (2005), Báo cáo số 165/CP-NN, ngày 21/11 trình Quốc hội kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Bình luận khoa học về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”, NXB Trẻ.

6. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh thừa kế 30/8/1990.

7. Hội đồng Nhà nước (1991), Pháp lệnh nhà ở ngày 26/3/1991, Hà Nội. 8. Hội đồng chính phủ (1977), Quyết định số 305/CP ngày 17/11/1977 bổ

sung chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất ở đô thị các tỉnh miền Nam, Hà Nội.

9. Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

10. Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Tư pháp, Hà Nội.

11. Thái Công Khanh (2006), "Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế", Tạp chí Toà án nhân dân, (20).

12. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB Sự thật, Hà Nội.

13. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 14. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

15. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 16. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

17. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 18. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

19. Quốc Hội (1993), Luật Đất đai, Hà Nội. 20. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

21. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 22. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

23. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 24. Quốc hội (2005), Luật nhà ở, Hà Nội. 25. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

26. Quốc hội (2013), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội. 27. Quốc hội (2014), Luật Đất đai, Hà Nội.

28. Phùng Trung Tập (2004),“Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”; NXB Tư pháp, Hà Nội.

29. Phùng Trung Tập (2006), “Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua”, Nhà nước và pháp luật, (2).

30. Phùng Trung Tập (2008) và (2010 - Tái bản),“Luật thừa kế Việt Nam”,

NXB Hà Nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp thừa kế, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao, viện khoa học xét xử (2009), “So sánh Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005”, NXB Tư pháp, Hà Nội. 33. Nguyễn Minh Tuấn (2009),“Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những

vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội - Hà Nội.

34. Phạm Văn Tuyết (2010), “Thừa kế - quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, NXB Chính trị quốc gia.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật dân sự, Tập 1, NXB Công An nhân dân.

36. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), “Bình luận những nội dung mới của Bộ luật dân sự 2005”, NXB Tư pháp.

37. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1998), Nghị quyết số 58-1998/NQ- UBTVQH ngày 20 tháng 8 năm 1998 về giao dịch dân sự về nhà ở trước ngày 1 tháng 7 năm 1991, Hà Nội.

38. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2006), Nghị quyết số 1037/2006/NQ- UBTVQH11 ngày 27/7/2006 về Giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)