Phân tích cơ cấu nguồnvốn

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 25)

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải xác định và phân tích nhu cầu đầu tư, số vốn cần huy động cũng như tìm kiếm, lựa chọn phương thức huy động vốn, thời gian huy động vốn, sao cho vừađáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo sự ổn định, an toàn về tài chính cho doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp doanh nghiệp nắm được số tài sản của mình được tài trợ từ những nguồn nào, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với lợi ích của các chủ đầu tư, các tổ chức tín dụng, người lao động, nhà nước và các cơ quan khác. Đồng thời thông qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, giúp doanh nghiệp nắm được mức độ độc lập và ốn định về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động để từ đó đưa rakế hoạch hiệu quả về tạo lập nguồn vốn kinh doanh trong tương lai.

1.2.1.1. Đặc điểm và phương thức huy động nguồnvốn của doanh nghiệp Huy động vốn chủ sở hữu:

Đối với các doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu thường được huy động từ ba hình thức chính: Vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường và lợi nhuận không chia.

- Vốn góp ban đầu: là lượng vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, của các bên tham gia góp vốn hay các đối tác đầu tư khi thành lập doanh nghiệp. Nó được

19

ghinhận trong giấy phép đăng ký kinh doanh và được xem là một bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu.

- Cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường:

Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần ưu đãi của tổ chức phát hành và đồng thời nó cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường.

Đặc điểm chủ yếu của cổ phiếu ưu đãi là được quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty. Chủ sở hữu của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một khoản lợi tức cố định, được xác định trước không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Mặt khác, cổ đông ưu đãi được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Ngoài ra, khi công ty bị giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trước các cổ đông thường. Khi công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể hoãn trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi. Số cổ tức đó được tích luỹ lại và trả vào năm sau nếu năm sau có lãi. Tuy nhiên người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi thường không có quyền bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị và quyết định các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty.

Cổ phiếu thường là một chứng chỉ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần thường của tổ chức phát hành.

Đặc điểm của cổ phiếu thường là loại chứng khoán vốn tức là công ty huy động vốn chủ sở hữu và không có thời gian đáo hạn hoàn trả vốn gốc. Cổ tức của cổ phiếu thường chi trả cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của công ty, và được nhận cổ tức, phần giá trị còn lại của công ty khi thanh lý sau chủ nợ và cổ đông ưu đãi. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào Hội đồng quản trị, cũng như quyền được tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của Công ty và có thể chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần của mình cho người khác để thu hồi hoặc chuyển dịch vốn đầu tư. Ngoài ra, cổ đông thường có thể được hưởng các quyền khác như quyền được ưu tiên mua trước các cổ phần mới do công ty phát hành.. tủy theo quy định cụ thể trong điều lệ của công ty

20

Lợi ích khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường mới là làm tăng vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay, dẫn đến nguy cơ phải tổ chức lại hoặc phá sản công ty. Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức cố định, mà nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, dẫn đến công ty không có nghĩa vụ pháp lý phải trả lợi tức cố định, đúng hạn. Bên cạnh đó, cổ phiếu thường không có thời gian đáo hạn vốn, nên công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định, điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh không phải lo gánh nặng nợ nần. Phát hành cổ phiếu thường mới sẽ làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ vay của công ty, từ đó tăng thêm khả năng vay nợ và tăng mức độ tín nhiệm, giảm rủi ro tài chính. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty làm ăn có lãi, sinh lợi nhuận cao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên nhanh chóng hoàn thành đợt phát hành huy động vốn. Bên cạnh những ích lợi đem lại từ việc huy động vốn bằng cổ phiếu thường mới còn có những hạn chế cũng như bất lợi như phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăn cho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty. Khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai thì các cổ đông cũ sẽ phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cho các cổ đông mới. Thêm vào đó, chi phí phát hành cổ phiếu thường nhìn chung cao hơn chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tư vào cácloại chứng khoán khác. Lợi tức cổ phần thường không được trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ vay. Nguy cơ tiềm tàng “Loãng giá” cổ phiếu sẽ dễ xảy ra khi phát hành them cổ phiếu thường. Chính vì vậy, khi lựa chọn phát hành cổ phiếu thường để tài trợ vốn doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tương lai, tình hình tài chính hiện tại của công ty đặc biệt là kết cấu nguồn vốn, chi phí phát hành cổ phiếu.

Lợi nhuận không chia:Là lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc huy động nguồn vốn bằng

21

lợi nhuận không chia giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào thị trường vốn, giảm chi phí huy động vốn. Tuy nhiên sự huy động nguồn vốn từ lợi nhuận không chia thường chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có lãi trong nhiều năm và có sự phát triển ổn định. Bên cạnh đó huy động nguồn vốn từ lợi nhuận không chiasẽ làm giá cổ phiếu trên thị trường giảm.

Huy động nợ:

Khi nguồn vốn huy động trong doanh nghiệp không đủ tài trợ tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc khai thác các nguồn vốn vay luôn là một trong những giải pháp về vốn hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn vay khác nhau như tín dụng ngân hàng; tín dụng thương mại và vay thông thường để mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tín dụng ngân hàng:Tín dụng ngân hàng hay vốn vay ngân hàng luôn được xem là một trong những kênh huy động vốn ưu tiên hàng đầu và có vai trò quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Nó đảm bảo và thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, Nó luôn gắn liền và song hành với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thông qua việc cung cấpcác loại hình tín dụng khác nhau như: tín dụng ngắn hạn,tín dụng trung, dài hạn, tín dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm ….

Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được dùng vào mục đích bổ xung lượng vốn lưu động thiếu hụt tạm thời trong khâu thanh toán ngắn hạn như trả tiền nguyên vật liệu, thanh toán lương, thưởng, phụ cấp cho nhân viên, hay các khoản tiêu dùng cá nhân. Thủ tục và điều kiện để được vay ngắn hạn thường đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh, hay dự án đầu tư có hiệu quả, khả thi phù hợp với quy định của pháp luật, và bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết. Lãi suất vay ngắn hạn thường chịu sự biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn, khiến cho doanh nghiệp phải chịu về rủi ro lãi suất cao hơn so với lãi suất dài hạn, đồng thời trong một số trường hợp khi tiếp cận vay vốn ngắn hạn, chi phí giao dịch tăng lên so với chi phí thực phải trả khiến rủi ro vỡ nợ sẽ ở mức cao hơn khi tình hình kinh doanh của

22

doanh nghiệp gặp khó khăn, rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

“Trong cho vay ngắn hạn có nhiều phương thức cho vay khác nhau như chovay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, bao thanh toán, cho vay qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng’’[7, tr 108].

Tuy nhiên có hai phương thức cho vay chính mà các ngân hàng thường cung cấp cho các doanh nghiệp là: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

Vay từng lần “là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, người cho vay và tổ chức tín dụng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng’’[7, tr 108].Từng khoản vay là một hợp đồng tín dụng và gắn với một phương án sử dụng vốn cụ thể”. Dựa vào hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích khả năng tài chính, hiệu quả và tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay mà xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất cũng như những yêu cầu bảo đảm tiền vay đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, căn cứ vào hợp đồng tín dụng mà ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền vay một hoặc làm nhiều lần để phù hợp với tiến độ cũng như yêu cầu sử dụng vốn thực tế của doanh nghiệp.Phương thức cho vay này thường được áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ.

Phương thức cho vay ngắn hạn thứ hai là cho vay theo hạn mức. “Đây là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường không quá 12 tháng ’’[7, tr 108]. Khác với phương thức cho vay từng lần, thì với phương thức này ngân hàng không xác định kỳ hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín dụng, nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của doanh nghiệp lên đến mức tối đa cho phép, thì khi đó ngânhàng sẽ không phát tiền vay cho doanh nghiệp nữa.Cũng chính vì tính chất đó mà dẫn đến sự cản trở tiếp cận cơ hội kinh doanh đột xuất nằm ngoài dự báo của doanh nghiệp, khi mà doanh nghiệp không thể vay vượt quá hạn mức tín dụng ngân hàng cho phép. Điều đó dẫn đến,

23

một số doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng vay vốn hạn mức với nhiều ngân hàng khác nhau trong cùng một khoảng thời gian nhằm tối đa hóa huy động vốn vay ngắn hạn. Mục đích của đi vay theo phương thức này nhằm bổ xung nguồn vốn đầu tư vào tài sản ngắn hạn, do vậy doanh nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu vốn ngắn hạn của mình trong kỳ kế hoạch để xác định chính xác nhu cầu về vốn vay. Đối với ngân hàng để cấp hạn mức tín dụng thích hợp cho từng doanh nghiệp thì không chỉ dựa vào nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp mà còn căn cứ vào khả năng thanh toán cũng như tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra để xác định mức độ tín nhiệm cũng như hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp.

Tín dụng trung dài hạn: Tín dụng trung dài hạn là loại tín dụng trên một năm với mục đích chủ yếu là nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn như mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh: xây dựng nhà ở, xí nghiệp, các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải có quy mô lớn. Để được cấp tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thì doanh nghiệp phải đưa ra được bản tính toán hiệu quả của dự án, lợi nhuận mà dự án mang lại qua các năm, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của dự án như giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).Bên cạnh đó, trong một số trường hợp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay, ngân hàng còn đưa ra các hình thức khác nhau như thế chấp, cầm cố tài sản, các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hay các chứng từ có giá trị khác, hoặc thông qua sự bảo lãnh của bên thứ ba trả nợ ngân hàng thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả nợ được. Lãi suất vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn do tính chất kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng lớn. Ngoài ra, lãi suất cho vay trung dài hạn còn tùy thuộc vào dự án, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp cũng như sự thỏa thuận của ngân hàng và doanh nghiệp.

Hoạt động tín dụng trung dài hạn bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: hình thức dự án đầu tư, hình thức thấu chi, bảo lãnh trung, dài hạn và đặc biệt là hình thức cho thuê tài chính một hình thức khá phổ biến thường được các doanh nghiệp lựa chọn bởi những tính ưu việt của nó mang lại. Thông qua dịch vụ cho

24

thuê tài chính của các ngân hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ cần doanh nghiệp thanh toán đủ và đúng thời gian đã cam kết trong hợp đồng thuê mà không cần phải bảo lãnh hay thế chấp, thủ tục diễn ra đơn giản, và những yêu cầu về tín dụng cũng sẽ thấp đi hơn nhiều so với vay thông thường.Hơn nữa kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp có thể chuyển quyền sở hữu hoặc mua lại tài sản thuê với giá ưu đãi hơn sơ với giá thị trường. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bên cho thuê và doanh nghiệp. Để hoạt động cho thuê tài sản đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng tài sản, thông thường sẽ có sự tham gia của nhà cung cấp máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tức là sử dụng hình thức cho thuê ba bên.

Tín dụng thương mại:Tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của nhà cung cấp là “ Các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa. Nó chính là các khoản phải trả cho nhà cung cấp” [5, tr 414].

Đối với doanh nghiệp, tín dụng thương mại được xem như là một hình thức tài trợ quan trọng cho nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp. Ưu điểm của tín dụng thương mại không chỉ là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh mà nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, quy mô của nguồn vốn tín dụng thương mại chỉ có giới hạn nhất định vì nó phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ được mua chịu của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, chi phí cho việc sử dụng tín dụng

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 25)