Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 45)

1.2.3.1. Tính thanh khoản

Tính thanh khoản là khả năng chuyển thành tiền mặt dễ dàng từ các tài sản của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho các cá nhân, tổ chức tín dụng mà doanh nghiệp có quan hệ vay hoặc nợ.

Các tài sản có tính thanh khoản là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản ứng trước của doanh nghiệp, các khoản phải thu từ khách hàng, đối tác mắc nợ

39

doanh nghiệp, hàng tồn kho hoặc các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: khoản đầu tư ngắn hạn (bao gồm chứng khoán và các giấy tờ có giá trị khác).

Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đến từ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khoản nợ tín dụng của nhà cung cấp, các khoản thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước, các khoản lương chưa trả cho người lao động.

Để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiêp có nhiều chỉ tiêu khác nhau như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, hay khả năng thanh toán tức thời. Dựa vào các chỉ tiêu này các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp quyết định chính sách vay nợ cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thanh toán trả nợ đúng hạn trong tương lai, và thông qua đó nó tác động tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Thông thường những doanh nghiệp có tính thanh khoản cao thường được tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn từ các tổ chức tín dụng và nhà cung cấp. Vì vậy, cấu trúc tài chính có thể quan hệ cùng chiều với tính thanh khoản của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp được phản ánh qua thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau như tỷ trọng khoản phải thu, tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tỷ trọng đầu tư tài chính…. Tuy nhiên để đánh giá khái quát mức độ ảnh hưởng của cấu trúc tài sản tới cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu thông dụng và phản ánh rõ nét nhất là: Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Bởi vì, khi tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản về mặt lý thuyết cùng với thông tin bất cân xứng thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn, do doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản dài hạn của mình làm thế chấp bảo đảm cho các khoản vay với các tổ chức tín dụng và nhà cung cấp. Từ đó có thể nhận định cấu trúc tài sản có quan hệ cùng chiều với cấu trúc tài chính.

1.2.3.3. Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là “một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất” [5, tr 199]. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh còn thể hiện khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu phản ánh: hiệu quả sử dụng vốn (ROE), hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) và suất sinh lời của doanh thu.

40

Theo thuyết trật tự phân hạng, các nhà quản trị doanh nghiệp bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Chính vì sự bất cân xứng thông tin dẫn tới chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ cao hơn, do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ phân thứ hạng ưu tiên sử dụng vốn, thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp có xu hướng sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư hơn là đi vay nợ bên ngoài khi doanh nghiệp sinh lời. Điều này đã được kiểm chứng qua nghiên cứu thực nghiệm của Huang anh Song (2002) ở Trung Quốc, Pandey (2001) ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi cho thấy hiệu quả kinh doanh quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyên (2006) trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng về thông tin càng phổ biến. Vì vậy, có thể cho rằng cấu trúc tài chính doanh nghiệp sẽ quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh.

1.2.3.4. Tỷ suất lãi vay nợ

Lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn hay chính là chi phí vốn mà doanh nghiệp phải trả cho người vay hoặc các tổ chức tín dụng khi vay vốn, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của công ty.Tỷ suất lãi vay càng cao thì chi phí cho việc vay vốn càng lớn làm hạn chế khả năng và giảm quy mô vay nợ. Bởi mỗi doanh nghiệp chỉ có một hạn mức tín dụng nhất định, do đó khi doanh nghiệp vay hết trong hạn mức cho phép thì sẽ không được phép vay nữa hoặc doanh nghiệp phải vay ngoài với một mức lãi suất cao hơn. Do vậy tỷ suất lãi vay nợ có quan hệ ngược chiều với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

1.2.3.5.Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp có thể được biểu hiện và đo lường ở tổng giá trị tài sản, tổng doanh thu, vốn chủ sở hữu hoặc số lượng nhân viên. Những doanh nghiệp đạt được một qui mô lớn là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài có tổng giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, vì thế tạo được nhiều uy tín trên thị trường. Mặt khác, tương ứng với qui mô lớn thì doanh nghiệp đó có một khả năng tài chính dồi dào. Vì vậy doanh nghiệp đó có thể huy động vốn dễ dàng từ các tổ chức tín

41

dụng, thị trường tài chính và các tổ chức khác với lãi suất thấp. Ngược lại những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoặc mới thành lập thì có tổng giá trị tài sản và vốn chủ sở hữu thấp, vì vậy thường gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn vay đặc biệt là từ các tổ chức tín dụng thường phải chịu giới hạn quy mô các khoản vay cùng với mức chi phí vay cao. Tuy nhiên, để đánh giá đúng đắn mức độ ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp cũng như mối quan hệ với tỷ suất nợ hay cấu trúc tài chính còn tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghềuy tín và thời gian hoạt động của từng doanh nghiệp.

42

Chƣơng 2:

CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 45)