Phân tích cơ cấu nguồnvốn tại Công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 53)

2.2.1.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của Công ty

Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản gồm hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào loại hình doanh

47

nghiệp, quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tiềm lực tài chính, cũng như quan điểm và chiến lược của nhà quản trị trong từng giai đoạn và thời kỳ,… từ đó dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau. Và thông qua đó thể hiện mức độ độc lập và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần Thép Pomina, tỷ trọng hai bộ phận này trong cơ cấu nguồn vốnvà các chỉ tiêu tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của các năm 2010, năm 2011 và năm 2012 được thể hiện ở bảng phân tích sau:

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 TB ngành 1.Nợ phải trả 4.837.390.810.942 5.812.447.585.323 6.215.260.811.459 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 2.821.086.179.946 2.855.059.480.137 2.584.708.695.188 3. Tổng nguồn vốn 7.664.317.156.534 8.673.455.210.249 8.805.461.019.636 4.Tỷ suất nợ (%) (4) = (1) : (3) 63.11 67.01 70.58 67% 5. Tỷ suất tự tài trợ (%) (5) = (2) : (3) 36.80 32.91 29.35 33% 6. Tỷ suất Nợ/VCSH (lần) (6) = (1) : (2) 1.71 2.03 2.04 2.34

(Nguồn bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012 - phòng kế toán tài chính và Báo cáo phân tích ngành thép của công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam)

Có thể minh họa theo biểu đồ như sau:

Đồ thị 2.1 Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2010 2011 2012 63.11 67.01 70.58 36.08 32.91 29.35 Tỷ suất nợ Tỷ suất tự tài trợ

48

Từ số liệu trên bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần thép Pomina cho thấy tổng nguồn vốn có chiều hướng gia tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn là7.664.317.156 nghìn đồng đến năm 2011 tổng nguồn vốn đã đạt 8.673.455.210 nghìn đồng tăng lên 1.009.138.053 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 13.16%. Sang năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên đạt 8.805.461.019 nghìn đồng tăng 1.52% so với năm 2011 và 14.89% so với năm 2010. Sự gia tăng này xuất phát chủ yếu từ sự tăng lên của nợ phải trả, nợ phải trả của công ty qua ba năm đã tăng lên từ 4.837.390.810 nghìn đồng năm 2010 đến 6.215.260.811 nghìn đồng năm 2012.Cùng với đó, tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trên 63%và có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2010 tỷ suất nợ chiếm 63.11%, sang năm 2011 tỷ suất nợ đã tăng lên 67.01% và đến năm 2012 tỷ suất nợ tiếp tục tăng lên đến 70.58%cao hơn so với mức bình quân của ngành 3.58%. Tỷ suất nợ cao kéo theo gánh nặng về chi phí tài chính lớn và mức đô ̣ phu ̣ thuô ̣c của c ông ty vào các chủ nợ càng cao,nguồn vốn công ty chủ yếu là huy động từ vốn vay bên ngoài dẫn đến tính tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn của c ông ty tài trợ cho các dự án, hoạt động kinh doanh thấp. Điều này càng được thể hiện rõ khi phân tích tỷ suất tự tài trợ của công ty qua các năm có chiều hướng đi xuống, cụ thể nếu như năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của Công ty 36.80% sang năm 2011 tỷ suất này giảm xuống còn 32.91% và đến năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 29.35%, trong khi mức trung bình của ngành là 33%. Với tỷ suất như vậy dẫn đến khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng vốn chủ sở hữu của Công ty thấp và mức độ độc lập về tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm xuống dẫn đến khả năng tiếp nhận vốn vay từ bên ngoài của Công ty trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vốn, tỷ suất nợ cao và có xu hướng tăng nhanh, một mặt là do chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm đầu tư công và sự đóng băng của thị trường bất động sản và xây dựng dẫn đến sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước giảm xuống liên tiếp từ -7.76% trong năm 2011 đến - 13.6% trong năm 2012, vì vậy doanh thu của công ty qua ba năm cũng bị ảnh hưởng chỉ dao động 11.000 - 12.000 tỷ đồng,mặt khác do quy mô của doanh nghiệp tăng quá nhanh, trong khi vốn chủ sở hữu không đủ vàcó chiều hướng giảm xuống. Tổng tài sản năm 2012 tăng 1.52% so với năm 2011 và tăng 14.89% so với năm 2010, ngược

49

lại vốn chủ sở hữu năm 2012 lại giảm xuống 9.47% so với năm 2011 và 8.37% so với năm 2010 nên công ty phải huy động một lượng vốn từ các ngân hàng các tổ chức tín dụng khác để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, mua sắm trang thiết bị và đầu tư dự án. Hơn nữa,nếu như năm 2009 -2010 là giai đoạn đầu triển khai xây dựng dự án Pomina 3 với tổng số vốn đầu tư là 300 triệu USD thì sang năm 2011 và 2012, khi dự án được đẩy mạnh tiến độ, thì nhu cầu về vốn của Công ty càng lớn, dẫn đến việc gia tăng huy động vốn vay bên ngoài để tài trợ cho dự án.

Bên cạnh tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cũng khá cao, cụ thể tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2010 là 1.71 lần, năm 2011 tỷ suất này đã tăng lên 2.03 lần và đến năm 2012 tỷ suất này đạt 2.04 lần. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty đi vay thường gấp đôi so với số vốn hiện có dẫn đến mức độ đảm bảo nợ vay cho các chủ nợ bằng vốn chủ sở hữu của Công ty thấp, khả năng gặp khó khăn trong việc chi trả nợ vay khi tới hạn là rất lớn, rủi ro tài chính tăng cao.

Qua phân tích trên cho thấy tổng nguồn vốn tăng qua các năm chủ yếu từ việc huy động vốn vay bên ngoài. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và có chiều hướng tăng lên. Do vậy, mức độ, độc lập tự chủ về tài chính của công ty qua ba năm cho thấy đang ở mức thấp và có chiều hướng suy giảm.

Để đánh giá xác thực mức độ tự chủ về tài chính cũng như hiểu rõ hơn sự biến động của các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm dựa vào bảng phân tích sau:

Bảng 2.2 Phân tích chi tiết sự biến động nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: 1000 đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012- Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Mức % Mức % A. Nợ phải trả 4.837.390.811 5.812.447.585 6.215.260.811 975.056.774 20.15 402.313.226 6.93 1. Nợ ngắn hạn 4.050.058.128 4.268.003.871 4.753.103.393 217.945.743 5.38 485.099.522 11.36 2. Nợ dài hạn 787.332.683 1.544.443.714 1.462.157.418 757.111.031 96.16 - 82.286.296 -5,33 B. Vốn chủ sở hữu 2.826.926.345 2.861.007.624 2.590.200.208 34.081.279 1.21 -270.807.417 -9.47 1 Vốn chủ sở hữu 2.821.086.179 2.855.059.480 2.584.708.695 33.973.300 1.20 -270.350.785 -9.47 2 Nguồn KP & QK - - - - - - - Tổng NV 7.664.317.156 8.673.455.210 8.805.461.019 1.009.138.053 13.16 132.005.809 1.52

50

Dựa vào bảng phân tích 2.2 ở trên có thể thấy sự gia tăng liên tục của nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn là lý do dẫn đến tổng nguồn vốn của Công ty trong ba năm liên tục tăng lên.

Đối với khoản nợ phải trả, trong năm 2011 là 5.812.447.585 nghìn đồng tăng 975.056.774 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng số tương đối20.15%. Sang năm 2012 nợ phải trả tiếp tục tăng thêm 402.313.226 nghìn đồng tăng tỷ lệ tương ứng là 6.93% so với năm 2011 đạt tổng cộng là 6.215.260.811 nghìn đồng.Đa phần nợ phải trả của công ty đến từ nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ phải trả và có chiều hướng gia tăng không ngừng từ 4.050.058.128 nghìn đồng năm 2010 lên đến 4.268.003.871 nghìn đồng trong năm 2011và tiếp tục tăng lên 4.753.103.393 nghìn đồng vào năm 2012. Như vậy năm 2011 số nợ ngắn hạn tăng hơn năm 2010 là 217.945.743 nghìn đồng (hay tăng 5.38%) đến năm 2012 lại tiếp tục tăng lên so với năm 2011 là 485.099.522 nghìn đồng (tương ứng tăng11.36%).Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của nợ ngắn hạn là do năm 2011 và năm 2012 công ty tăng cường vay nợ ngắn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Cùng với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng một lượng đáng kể qua ba năm, cụ thể: năm 2010 công ty chỉ vay 787.332.683 nghìn đồng nhưng đến năm 2011 giá trị nợ dài hạn là 1.544.443.714 nghìn đồng tăng một cách đáng kế 757.111.031nghìn đồng (tương ứng tăng 96,16%) so với năm 2010 nhưng lại giảm nhẹ xuống còn 1.462.157.418 nghìn đồng vào năm 2012 (tương ứng giảm xuống 5.33%).Sự biến động này do năm 2011 khoản vay dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư dự án nhà máy luyện phôi thép Pomina 3 đã được giải ngân và đến năm 2012 một số các khoản nợ dài hạn đến hạn đã được trả.

Nợ ngắn hạn bao gồm nhiều yếu tố: vay ngắn hạn, nợ lương, nợ nhà cung cấp, phải trả phải nộp khác. Để thấy được yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự biến động của nợ ngắn hạn cần tiến hành phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty qua các năm 2010, 2011 và 2012.

51

Bảng 2.3: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty.

Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 Mức % Mức % 1.Vay ngắn hạn 2.991.507.703 2.743.756.744 3.997.934.922 -247.750.959 -8.28 1.254.178.177 45.71 2. Phải trả NCC 611.363.361 1.288.957.512 482.622.659 677.593.951 110.83 -806.334.854 -62.56 3.Người mua trả trước 2.021.487 568.765 671.190 -1.452.722 -71.86 102.426 18.00 4. Phải nộp NSNN 85.780.079 79.903.402 403.698 -5.876.677 -6.85 -79.499.704 -99.49 5. Phải trả CNV 2.208.430 979.823 7.118.218 -1.228.607 -55.63 6.138.395 626.4 6. Chi phí phải trả 31.595.844 131.294.658 229.368.586 99.698.813 315.5 98.073.929 74.69 7. PT, PN khác 316.974.259 12.493.088 26.907.943 304.481.172 -96.05 14.414.854 115.38 8 Quỹ khen thưởng &PL 8.606.763 10.049.879 8.076.178 1.443.116 16.77 -1.973.701 -19.64

9. Nợ ngắn hạn 4.050.058.128 4.268.003.871 4.753.103.393 217.945.743 5.38 485.099.522 11.37 10. Tỷ trọng VNH (10) = (1) : (8) 73.86% 64.29% 84.11% 11.Tỷ trọng PTNCC (11) = (2) : (8) 15.09% 30.20% 10.15% 12. Tỷ trọng người mua trả trước (11) = (3) : (8) 0.05% 0.01% 0.01% 13. Tỷ trọngPN NSNN (13) = (4) : (8) 2.11% 1.87% 0.008% 14. Tỷ trọng PT CNV (14) = (5) : (8) 0.05% 0.023% 0.15% 15. Tỷ trọng chi phí PT (15) = (6) : (8) 0.78% 3.08% 4.83% 16. Tỷ trọng PT,PN Khác (15) = (6) : (8) 7.83% 0.29% 0.57% 17.Tỷ trọngquỹ khen thưởng & PL (16) = (7) : (8) 0.21% 0.24% 0.17%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012- phòng kế toán tài chính)

Có thể minh họa theo biểu đồ như sau:

Đồ thị 2.2. Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn 0 20 40 60 80 100 2010 Tỷ trọng vay NH2011 2012 Tỷ trọng PTNCC

Tỷ trọng người mua trả trước Tỷ trọng PN NSNN

52

Nhìn tổng thể bảng phân tích 2.3 cho thấy các khoản nợ có sự biến động lên xuống thất thường qua các năm. Khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 64% trong tổng nợ ngắn hạn của Công ty. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng vay ngắn hạn 73.86%, năm 2011 là 64.29% và sang năm 2012 là 84.11%. Sự tăng lên của vay ngắn hạntừ 2.743.756.744 nghìn đồng năm 2011 lên đến 3.997.934.922 nghìn đồng năm 2012 tăng 1.254.178.177 nghìn đồng tương ứng tăng 45.7% so với năm 2011 là do năm 2012 tài trợ cho các khoản phải thu tăng mạnh và thanh toán các khoản nợ người bán xây dựng cơ bản tăng lên, bên cạnh đó donguyên liệu nhập khẩu năm 2012 cũng tăng khiến vay ngắn hạn cũng tăng theo. Tiếp đến là tỷ trọng phải trả nhà cung cấp, nếu như năm 2010 nợ phải trả nhà cung cấp là 611.363.361 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 15.09% nợ ngắn hạn thì đến năm 2011 khoản phải trả nhà cung cấp đã tăng mạnh lên đạt 1.288.957.512 nghìn đồng tăng tỷ trọng lên 30.20% trong tổng nợ ngắn hạn, sang năm 2012 nợ phải trả nhà cung cấp đã giảm xuống đáng kế còn 482.622.659 nghìn đồng, giảm tỷ trọng xuống còn 10.15% nợ ngắn hạn. Sự tăng giảm này là do năm 2011 là năm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép xây dựng bước vào giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế, sự trầm lắng đột ngột của thị trường bất động sản và sự đi vào hoạt động của nhiều nhà máy mới khiến cho cung vượt quá cầu sản lượng đầu ra giảm xuống trong khi đó chi phí nguyên vật liệu tăng lên, thêm vào đó năm 2011 là năm đẩy mạnh triển khai dự án Pomina 3 và đầu tư mua sắm dây truyền sản xuất mới, nhưng đến năm 2012 thì khoản nợ người bán xây dựng cơ bản đã được công ty thanh toán.

Ngoài hai tỷ trọng trên thì tỷ trọng chi phí phải trả cũng góp phần đáng kể vào khoản mục nợ ngắn hạn, cụ thể năm 2010 chi phí phải trả là 31.595.844 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 0.78% nợ ngắn hạn nhưng đến năm 2011 chi phí phải trả là 131.294.658 nghìn đồng tăng tỷ trọng lên 3.08% và sang năm 2012 tiếp tục tăng lên đến 229.368.586 nghìn đồng tương ứng với tỷ trọng 4.83% nợ ngắn hạn. Sự tăng lên không ngừng của khoản mục chi phí phải trả là do sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí sản xuất, cụ thể chi phí điện, nhiên liệu, và khấu hao đã tăng lên. Ngoài ra tỷ trọng phải nộp ngân sách nhà nước đã có xu hướng giảm trong ba năm, cụ thể năm 2010 phải nộp ngân sách nhà nước là 85.780.079 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 2.11%

53

nợ ngắn hạn, nhưng đến năm 2011 đã giảm còn 79.903.402 nghìn đồng tương ứng với tỷ trọng 1.87% nợ ngắn hạn và sang năm 2012 khoản phải nộp ngân sách nhà nước đã giảm mạnh mẽ chỉ còn 403.698 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 0.008% nợ ngắn hạn. Sự giảm xuống liên tục trong ba năm cho thấy một mặt công ty đã chú trọng hơn trong công tác nộp ngân sách nhà nước, mặt khác do chịu ảnh hưởng của thị trường đóng băng bất động sản, chính sách thắt chặt đầu tư công của nhà nước, lãi suất tăng cao cùng với chí phí nguyên vật liệu, xăng dầu tăng làm cho lợi nhuận trước thuế qua ba năm giảm từ 684.566.780 nghìn đồng năm 2010 xuống còn 14.803.169 nghìn đồng năm 2012 dẫn đến các khoản thuế nộp ngân sách nhà nước cũng giảm theo. Bên cạnh đó, khoản phải trả cán bộ công nhân qua ba năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn, năm 2010 tỷ trọng phải trả cán bộ công nhân viên là 0.05%, năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống đáng kể còn 0.023% và sang năm 2012 tỷ trọng này tuy có tăng lên nhưng chỉ đạt 0.15%, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động công ty, góp phần tích cực vào tâm lý và thái độ làm việc của người lao động trong công ty, giúp công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.

Để đánh giá tính tự chủ về tài chính, khả năng thanh toán, chi trả lãi vay trong ngắn hạn cũng như mức độ thanh khoản của công ty, dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và chỉ tiêu về khả năng bao phủ lãi vay (EBIT/Lãi vay) của công ty trong ba năm 2010,2011 và năm 2012

Bảng 2.4 Phân tích khả năng thanh toán của công ty

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 TB

ngành

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần)

TSLĐ/Nợ ngắn hạn 1.39 1.15 1.03 1.08

+ Hệ số thanh toán nhanh: (lần)

(TSLĐ - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn 0.79 0.56 0.56 0.52 + Khả năng trả lãi vay (lần)

(EBIT/Lãi vay) 4.27 2.57 1.05

(Nguồn bảng cân đối kế toán từ năm 2010 đến năm 2012 - phòng kế toán tài chính và Báo cáo phân tích ngành thép của công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam)

54

Dựa vào các chỉ tiêu trong bảng 2.3 nhận thấy chỉ số khả năng thanh toán hiện hành qua ba năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty vẫn có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty có xu hướng giảm dần. Cụ thể chỉ số thanh toán hiện

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)