Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 38)

1.2.2.1. Khái quát cân bằng tài chính doanh nghiệp

Cân bằng tài chính là sự cân bằng giữa tài sản với nguồn vốn của doanh nghiệp, bởi sự điều hoà giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợ tới hạn. Phân tích cân bằng tài chính là sự phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn thông qua các chính sách đầu tư tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn cũng như phương thức huy động và thanh toán của doanh nghiệp với các chủ nợ. Việc phân tích cân bằng tài chính sẽ giúp nhà phân tích nắm được mức độ cân bằng và nhận biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mất cân bằng, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục điều chỉnh kịp thời nhằm duy trì một trạng thái cân bằng hợp lý tránh được rủi ro đảm bảo khả năng thanh toán cũng như nâng cao hiệu quả trong việc huy động vốn và sử dụng vốn.

32

1.2.2.2.Nội dung phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp

Cân bằng tài chính được xem xét và nhìn nhận dưới nhiều góc độ, chỉ tiêu khác nhau như: tình hình luân chuyển vốn, những ràng buộc pháp lý của doanh nghiệp với các chủ nợ, hay dưới góc độ cân bằng giữa tài sản với nguồn tài trợ nên tài sản tương ứng…. Tuy nhiên để đánh giá đúng đắn mức độ cân bằng ổn định, bền vững, an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như nhận biết các nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính là dưới góc độ ổn định nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua hai chỉ tiêu phân tích: phân tích cân bằng tài chính dài hạn qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn qua chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng

Phân tích cân bằng tài chính dài hạn qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng:

Nguyên tắc cân bằng tài chính là tài sản cố đi ̣nh dài ha ̣n phải được tài trợ bởi các nguồn vốn dài ha ̣n (vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn) do tài sản sản dài ha ̣n luôn có tính thanh khoản thấp thời gian thu hồi vốn lâu . Theo nguyên tắc này, cân bằng được duy trì bằng sự bù đắp của các luồng tiền (tương ứng với khấu hao tài sản cố định) với các khoản trả nợ (vốn và lãi) hàng năm. Tính ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn không những đảm bảo sự cân bằng nhất thời mà còn duy trì được sự cân bằng về dài hạn. Phần trội của tổng nguồn vốn dài hạn so với tổng tài sản cố định được gọi là vốn lưu động ròng, tạo thành một biên an toàn cho cân bằng tài chính.

Vốn lưu động (VLĐ) là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác, có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm.

Vốn lưu động ròng (VLĐR) là lượng vốn tối thiểumà doanh nghiê ̣p được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Với số vốn này doanh nghiệp có khả năng đảm bảo chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên cho các hoạt động diễn ra mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác. Để tính vốn lưu động ròng có hai phương pháp tính:

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và giá trị tài sản dài hạn.

33

Hoặcvốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời.

Chỉ số cân bằng thứ nhất thể hiện sự cân bằng giữa nguồn vốn ổn định dài hạn với những tài sản có thời gian chu chuyển trên một chu kỳ kinh doanh hoặc trên một năm. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay còn gọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động. Ở một khía cạnh khác, vốn lưu động ròng thể hiện phương thức tài trợ tài sản cố định, tác động của kỳ đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể.

Khác với chỉ số cân bằng thứ nhất, chỉ số cân bằng thứ hai thể hiện một phần tình hình sử dụng vốn lưu động ròng: vốn lưu động được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho, hay các khoản có tính thanh khoản cao. Nó nhấn mạnh đến tính linh họat trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích cân bằng tài chính qua chỉ tiêu và cách tính này nhấn mạnh đến phân tích bên trong, phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản ngắn hạn với nguồn vốn tạm thời. Bên cạnh đó nó còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ.

Với các xác định như trên, chỉ tiêu vốn lưu động ròng có thể xảy ra các trường hợp sau:

Trường hợp vốn lưu động ròng <0

Vốn lưu động ròng < 0, là khi nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn hay số tài sản ngắn hạn < nợ ngắn hạn. Khi đó nguồn tài trợ dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt này phải sử dụng nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vậy, cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt, đặt doanh nghiệp vào trạng thái chịu áp lực về thanh toán trong ngắn hạn vì tài sản dài hạn có thời gian thu hồi, chuyển hóa thành tiền dưới dạng khấu hao chậm dẫn đến rủi cao không thanh toán kịp thời các khoản nợ tới hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng hay cân bằng xấu. Vốn lưu động ròng càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng gặp

34

khó khăn thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn khiến nguy cơ phá sản doanh nghiệp sẽ luôn luôn rình rập. Do vậy khi rơi vào trường hợp này doanh nghiệp cần có những sự điều chỉnh kịp thời để tạo ra một sự cân bằng mới bền vững và an toàn hơn tránh rủi ro.

Trường hợp vốn lưu động ròng = 0

Vốn lưu động ròng bằng 0 xảy ra khi nguồn vốn dài hạn bằng tài sản dài hạn hay số tài sản ngắn hạn đúng bằng nợ ngắn hạn. Khi đó, nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho nhu cầu về tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Vì thể, cân bằng trong trường hợp này đã tương đối bền vững, tuy nhiên, tính ổn định vẫn chưa cao, vẫn có nguy cơ rơi vào trạng thái mất cân bằng.

Trường hợp vốn lưu động ròng > 0

Vốn lưu động ròng > 0 khi số tài sản dài hạn < nguồn vốn dài hạn hay nợ ngắn hạn < tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này, nguồn tài trợ dài hạn của doanh nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Vì thế cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững. Một doanh nghiệp muốn hoạt động liên tục không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn lưu động ròng hợp lý để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ hàng tồn kho hay thỏa mãn nhu cầu chi tiêu cho doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng càng lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các khoản nợ càng cao. Tuy nhiên, nếu vốn lưu động ròng > 0 mà nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn thường xuyên thì chưa hẳn là tốt vì doanh nghiệp sẽ chịu áp lực thanh toán trong tương lai. Do vậy, để đánh giá đúng đắn mức độ cân bằng tài chính dài hạn trong trường hợp này cần kết hợp việc xem xét cơ cấu tỷ trọng của các yếu tố trong nguồn tài trợ dài hạn.

Qua việc phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp, về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh toán trong tương lai và sự đảm bảo phù hợp giữa thời gian sử dụng tài sản dài hạn và nguồn hình thành nên tài sản dài hạn nhằm tránh được áp lực trong thanh toán hay đó chính là sự ổn định vững chắc trong việc

35

tài trợ các tài sản dài hạn. Doanh nghiệp chỉ đạt được sự cân bằng tài chính khi vốn lưu động có thể đáp ứng được nhu cầu về tài sản và thanh toán các khoản nợ tới hạn, tạo ra cầu nối cân bằng tài chính dài hạn và ngắn hạn.

Tuy nhiên, do các trường cân bằng tài chính ở trên chỉ xem xét vốn lưu động ròng tại một thời điểm. Do vậy, để có căn cứ đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính khi phân tích cần thiết phải xem xét sự biến động của vốn lưu động ròng trong nhiều năm liên tục. Điều này vừa khắc phục được những sai lệch về số liệu do tính thời vụ hay tính chu kỳ trong kinh doanh của doanh nghiệp, lại vừa cho phép dự đoán được tính ốn định và cân bằng tài chính trong tương lai.Khi phân tích vốn lưu động ròng qua nhiều kỳ, xảy ra các trường hợp sau:

+ Nếu vốn lưu động ròng dương và tăng qua nhiều kỳ, chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn của công ty rất tốt và rất an toàn. Vì không chỉ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn mà còn tài trợ một phần tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, để đánh giá đúng đắn mức độ cân bằng tài chính an toàn và ổn định cần nghiên cứu, phân tích kỹ lượng nguyên nhân khiến VLĐ ròng dương. Để VLĐ ròng dương có thể xét trên hai yếu tố chính: do nguồn vốn thường xuyên tăng hay tài sản dài hạn bị giảm đi. Nguồn vốn thường xuyên tăng có thể do vốn chủ sở hữu tăng hoặc nợ dài hạn tăng. Nếu là do tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ gia tăng tính độc lập, tự chủ về tài chính, nhưng làm giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy nợ (đòn bẩy tài chính). Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng luôn gắn với những rủi ro do sử dụng nợ. Xét yếu tố giảm đi tài sản dài hạn do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (TSCĐ) làm giảm qui mô TSCĐ, thì chưa thể kết luận về tính an toàn của cân bằng tài chính vì có thể doanh nghiệp đang trong thời kỳ suy thoái, phải thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng lại chưa có phương án hữu hiệu để đầu tư TSCĐ vào lĩnh vực kinh doanh mới. Bên cạnh đó, phương pháp tính khấu hao TSCĐ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cân bằng tài chính dài hạn.

+ Nếu VLĐ rònggiảm và âm qua nhiều kỳ, thì mức độ cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp sẽgiảm và có khả năng rủi ro kém an toàn cao. Nguồn vốn dài hạn thường xuyên không đủ để tài trợ cho TSCĐ mà phải huy động nguồn vốn tạm thời hay nợ ngắn hạn để bù đắp. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp phải áp lực

36

thanh toán trong ngắn hạn và có nguy cơ bị phá sản nếu không thanh toán đúng hạn các khoản vay và hiệu quả kinh doanh thấp.Ở trường hợp này, khi phân tích VLĐ ròng âm nên đi sâu phân tích cơ cấu, quy mô các nguồn vốn tạm thời để tài trợ TSCĐ vì bản chất trong cơ cấu nguồn vốn tạm thời mỗi thành phần tài trợ lại có chi phí vốn, thời hạn và trách nhiệm thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, giảm vốn lưu động ròng nếu là do mở rộng quy mô đầu tư tài trợ cho các khoản đầu tư TSCĐ mới sinh lợi cao, nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì đó cũng là yếu tố cần xét đến khi đánh giá mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

+ Nếu VLĐ ròng ổn định qua các năm, chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp tương đối an toàn, bền vững và các hoạt động của doanh nghiệp đang trong trạng thái ổn định. Tuy nhiên, sự mất cân bằng vẫn có nguy cơ xảy ra, vì vậy để đảm bảo trạng thái ổn định cân bằng được duy trì và ổn địnhcần phân tích, nghiên cứu sâu về tính chất và cơ cấu của các nguồn tài trợ tài chính trong doanh nghiệp.

Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn qua nhu cầu vốn lưu động ròng và ngân quỹ ròng

Do khả năng tài trợ cho tài sản cố đi ̣nh chưa đủ để đảm bảo cân bằng tài chính bởi các tài sản lưu động khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khiến nguồn vốn bất đô ̣ng nằm trong giá tri ̣ các khoản phải thu và hàng tồn kho , dẫn đến chênh lệch giữa t ổng các khoản này với nợ ngắn hạn hay các khoản phải trả tạo thành nhu cầu về vốn lưu động ròng (NCVLĐR), cũng chính là nhu cầu lượng vốn tối thiểu để tài trợ cho các khoản phải thu và hàng tồn kho sau khi sau khi trừ đi khoản tín dụng của nhà cung cấp (phải trả khách hàng) và các khoản khác có tính chất chu kỳ (tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, phải trả, thuế phải nộp...). Công thức tổng quát tính nhu cầu vốn lưu động ròng là:

Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Khoản phải thu - Nợ ngắn hạn (Không kể vay ngắn ngắn hạn vì đây là nguồn vay có chỉ định, có mục đích và đặc biệt khi sử dụng lại phát sinh chi phí sử dụng vốn)

Khi nhu cầu VLĐ ròng > 0:

Khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Trong trường hợp này, nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn ngân hàng không đủ để tài trợ

37

cho nhu cầu dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đã huy động các nguồn vốn vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, các tổ chức tín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này. Trường hợp này xảy ra đối với các doanh nghiệp làm việc theo thời vụ hay các ngành có chu kỳ sản xuất dài. Ngoài ra trong tình trạng kinh tế suy thoái, hàng hoá ứ đọng, khách hàng gặp khó khăn không thanh toán các khoản nợ thì cũng làm NCVLĐR tăng lên.

Khi nhu cầu VLĐ ròng < 0:

Khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn không những tài trợ đủ cho nhu cầu ngắn hạn và còn dư thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn khác của doanh nghiệp. Với tình trạng này, rất có lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp được các chủ nợ cung cấp đủ lượng vốn cần thiết hoặc khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn.

Doanh nghiê ̣p chỉ đảm bảo sự cân bằng tài chính khi mà vốn lưu đô ̣ng ròng đủ khả năng tài trợ cho nhu cầu này . Vì vậy, dựa vào mối quan hệ giữa vốn lưu động ròngvới nhu cầu vốn lưu động ròngđược thể hiện thông qua chỉ tiêu ngân quỹ ròng (NQR), mức độ cân bằng tài chính ngắn hạn được phân tích qua các trường hợp sau:

Trường hợp VLĐR> NCVLĐR hay NQR > 0;

Trường hợp này vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đã thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động ròng, doanh nghiệp sẽ không phải đi vay để tài trợ cho phần thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng, thể hiện một cân bằng tài chính rất an toàn. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn doanh nghiệp sẽ không gặp áp lực về thanh toán các khoản nợ khi tới hạn, thêm vào đó lượng tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào các chứng khoán có tinh thanh khoản cao để sinh lời. Tuy nhiên, nếu ngân quỹ ròng dương do trong giai đoạn suy thoái doanh nghiệp thanh lý TSCĐ, giảm hàng tồn kho, các khoản phải thu dẫn đến tăng vốn lưu động ròng và giảm nhu cầu vốn lưu động ròng. Đây không phải là tín hiệu tốt đối với sự phát triển tương lai của doanh nghiệp.

Trường hợp VLĐR < NCVLĐR hay NQR < 0

Khi vốn lưu động ròng không đủ tài trợ cho nhu cầu về vốn lưu động ròng hay ngân quỹ ròng âm, doanh nghiệp sẽ phải huy động vay ngắn hạn để tài trợ bù

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 38)