Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 73)

Chủ động lập kế hoạch tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty

Vốn đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nó là điều kiện cần để công ty tồn tại và phát triển. Do vậy, sự chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng và huy động vốn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

- Để có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí lãi vayvà sức ép về khả năng thanh toán trong ngắn hạn, công ty cần giảm tỷ trọng vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng vay dài hạn trong cơ cấu nợ phải trả.

- Bên cạnh đó khi xây dựng kế hoạch tạo lập vốn, cần cân đổi giữa nhu cầu vốn lưu động ròng với vốn lưu động ròng, nhằm xác định nguồn vốn thiếu hụt để có kế hoạch huy động vốn hiệu quả, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong công ty, đó là lợi nhuận giữ lại, các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.., tiền khấu hao TSCĐ.

Qua thực tế tại Công ty Cổ phần thép Pomina từ năm 2010 đến năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm khoảng trên 30% trong tổng nguồn vốn, còn lại là huy động vốn vay bên ngoài chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 50%. Điều đó cho thấy, chỉ với lượng vốn nhỏ đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưngcông

67

tylại được sử dụng một lượng vốn lớn từ nguồn vay bên ngoài, do vậy nếucông ty biết quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả thì nó sẽ giúp công ty gia tăng giá trị của đồng vốn, nhưng nếu khoản vốn này công ty sử dụng lãng phí hoặc kém hiệu quả, doanh thu không bù đắp được chi phí vốn vay thì nó sẽ có tác động ngược lại, trở thành gánh nặng chi phí. Hàng năm trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường để xác định đúng mức nguyên vật liệu tồn kho giảm thiểu chi phí có liên quan như chi phí lưu giữ, bảo quản, bốc dỡ và chi phí giá thành khi giá thép phế nhập khẩu sụt giảm bất ngờ. Ngoài ra, xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết để tài trợ đầu tư cho dự án, mua sắm dây truyền sản xuất và tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty thông qua huy động vốn góp hay phát hành cổ phiếu.. nhằm tăng tính tự chủ vững mạnh, độc lập về tài chính giảm sự phụ thuộc vào các chủ nợ cải thiện sự cân bằng tài chính và tính thanh khoản của Công ty.

Tăng cường quản lý vốn lưu động, phấn đấu tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, cải thiện cân bằng tài chính

Quản lý vốn lưu động là sự quản lý các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các nguồn tài chính ngắn hạn nhằm mục đích tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đảm bảo lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển.

Đối với công ty Cổ phần Pomina qua phân tích ở trên cho thấy vốn lưu động ròng của công ty đang có xu hướng giảm xuống, trong khi đó nhu cầu vốn lưu động ròng không ngừng tăng lên khiến cho ngân quỹ luôn bị thâm hụt và tính thanh khoản của công ty bị giảm dần, ảnh hướng xấu đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, liên tục, công ty cần đưa ra những biện pháp hiệu quả trong việc quản lý vốn lưu động cụ thể:

+ Quản lý tiền mặt

Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính công ty, đảm bảo cho các giao dịch kinh doanh hàng ngày của công ty được diễn thông suốt: mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh toán các chi phí cần thiết như điện nước,

68

trả lương cán bộ công nhân viên, nộp thuế..Việc quản trị tiền mặt của công ty cụ thể là việc xác định và quản lý các dòng tiền sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ công ty.

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt lƣu chuyển tiền tệ thuần

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Dòng tiền hoạt động kinh doanh

(107.131.655) 849.070.664 (677.455.703) Dòng tiền hoạt động đầu tư (281.134.855) (1.524.797.636) (349.904.122) Dòng tiền hoạt động tài trợ 632.228.600 106.128.346 899.967.153 Dòng tiền thuần 243.962.089 (569.598.625) (127.392.673)

(Nguồn báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2010 đến năm 2012 - Phòng kế toán tài chính)

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy dòng tiền thuần của công ty trong ba năm liên tục bị giảm xuống và bị âm vào năm 2011 và năm 2012. Năm 2011 mặc dù dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh đã tăng lên với giá trị lớn 849.070.664 nghìn đồng do công ty giảm được các khoản phải thu và tình hình kinh doanh khả qua hơn khiến lợi nhuận cũng tăng lên, tuy nhiên lượng tiền chi ra từ hoạt động đầu tư lại tăng lên đáng kể gấp 4.5 lần so với năm 2010 khiến cho dòng tiền thuần bị giảm xuống và âm 569.598.625 nghìn đồng. Sang năm 2012do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng đối với ngành bất động sản làm cho tìnhhình kinh doanh của Công ty trở nên khó khăn, khoản phải thu tăng lên, khoản phải trả giảm xuống khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh bị sụt giảm nghiêm trọng âm 677.455.703 nghìn đồng, hoạt động đầu tư tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức khá cao 349.904.122 nghìn đồng khiến cho dòng tiền từ hoạt động tài trợ mặc dù đã tăng lên đáng kể 899.967.153 nghìn đồng so với năm 2011 nhưng vẫn không bù đắp lượng tiền chi ra làm cho dòng tiền thuần năm 2012 vẫn ở mức âm là 127.392.673 nghìn đồng.

Quan phân tích trên cho thấy công ty cần đẩy mạnh tăng cường quản lý các dòng tiền đặc biệt là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đảm bảo sự cân đối hợp lý trong khoảng cách thời điểm thanh toán cho nhà cung cấp với

69

thời gian thu hồi công nợ khách hàng. Trì hoãn các khoản chi đến mức có thể trong khi tăng cường thu hồi nhanh chóng các khoản phải thu.

Bên cạnh đó việc dự đoán kỹ lưỡng các dòng tiền trong tương lai dựa trên sự cân đối về việc thanh toán của khách hàng trong quá khứ, tính toán kỹ lưỡng về những khoản sắp phải chi, và khả năng yêu cầu thanh toán của nhà cung cấp. Các dự đoán phải được dựa trên giả định rằng khách hàng của công ty sẽ thanh toán trong cũng một khoảng thời gian giống như những lần thanh toán trước đó và nhà cung cấp sẽ cho phép Công ty gia hạn thanh toán tương tự như những lần nhập hàng trước đó, cùng với đó là việc dự đoán và lên kế hoạch dự trù tiền mặt cho các khoản chi định kỳ bao gồm chi đầu tư , sửa chữa nâng cấp tài sản, chi trả lãi vay, lương và phúc lợi cho cán bộ công nhân viên..và các khoản thu về khác ngoài tiền thu được từ khâu bán hàng. Để từ đó giúp công ty xác định lượng dữ trữ tiền mặt đúng đắn và hiêu quả bảo đảm cho việc tăng đầu tư lượng tiền mặt nhàn rỗi nhằm thu lợi nhuận trong khi vẫn duy trì tính thanh khoản hợp lý tránh được các rủi ro trong thanh toán và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.

+ Quản lý khoản phải thu

Quản lý khoản phải thu đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động, đó là bước trung gian để chuyển hóa thành tiền của công ty. Vì vậy, quản lý tốt các khoản phải thu sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả.

Trong cơ cấu vốn lưu động thì khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao trên 40%có xu hướng tăng qua các năm từ 41.43% năm 2010 đến 43.34% năm 2011 và sang năm 2012 tiếp tục tăng lên 47.42%.Cùng với đó doanh thu ba năm 2010, 2011, 2012 chỉ dao động 11.000– 12.000 tỷ đồng và vòng quay khoản phải thu tuy có được cải thiện và tăng qua các năm từ 4.77 vòng năm 2010 đến 5.06 vòng năm 2012 nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là 8.98 vòng. Qua đó cho thấy chất lượng của các khoản phải thu trong công ty không tốt, tốc độ thu hồi công nợ khách hàng của công ty dài và khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt thấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến ngân quỹ ròng của công ty trong thời gian qua âm. Vì vậy, công ty cần phải đưa ra nhữngchính sách hữu

70

hiệucải thiện chất lượng khoản phải thu đẩy nhanh công tác thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài, quá hạn bằng cách biện pháp sau:

- Cung cấp các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng, để khuyến khích họ thanh toán sớm tiền hàng.

- Phát hành hóa đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ. - Kiểm soát theo dõi chặt chẽ các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng.

- Thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách hàng chậm thanh toán.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Phần lớn vốn cố định của công ty tập trung chủ yếu vào đầu tư tài sản cố định. Tỷ trọng tài sản cố định trong nguồn vốn dài hạn chiếm tỷ trọng cao trên 50% và có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 50.42% năm 2010 tăng lên 79.95% năm 2011 và tiếp tục tăng cao ở năm 2012 với 90.44%. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, điều đầu tiên và quan trọng nhất là nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất tài sản cố định cho biết một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu đem về cho công ty. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty càng cao. Qua tính toán cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua ba năm có xu hướng giảm mạnh từ 6.16 năm 2010 xuống còn 3.41 năm 2011 và đến năm 2012 hiệu suất chỉ còn 3.21. Sự sụt giảm này do doanh thu thuần của các năm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giá trị bình quân tài sản cố định. Cụ thể doanh thu thuần qua ba năm chỉ dao động 11.000 - 12.000 tỷ đồng, trong khi đó tài sản cố định không ngừng tăng cao từ 1.995 tỷ đồng năm 2010 đến 3.740 tỷ đồng năm 2011 và 3.890 tỷ đồng năm 2012, cùng với đó chi phí khấu hao cũng tăng mạnh từ 219 tỷ đồng năm 2011 lên 308 tỷ đồng năm 2012. Điều này chứng tỏ khả năng khai thác và sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày càng giảm sút và chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là năm 2012 khi mà nhà máy Pomina 3 đi vào hoạt động nhưng sản lượng chỉ đạt dưới 40% công suất. Do đó trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh khai thác tối đa công suất của các nhà máy, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng, góp phần cải thiện doanh

71

thuvà lợi nhuận, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, việc đánh giá lại TSCĐ cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và chính xác nhằm giúp cho việc tính khấu hao được chính xác, chặt chẽ, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn. Ngoài ra, khi tiến hành đầu tư dự án, mua sắm TSCĐ thì việc thiết lập quy trình ra quyết định mua sắm cần phải được phân tích kỹ lưỡng để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ, tạo điều kiện cho công ty chủ động hơn trong việc huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động mua sắm. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng để đưa ra được quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các TSCĐ đầu tư mới.

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Pomina (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)