Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 59)

SGD1

Theo chương 1 ở trên đã đề cập khái quát những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Nhưng có thể liệt kê cụ thể một số nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1 như sau:

 Nguyên nhân về phía KH:

 Những KH đang bị nợ quá hạn, nợ xấu tại Eximbank – SGD1 chủ

yếu là KH vừa và nhỏ, lại mới thành lập, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh chưa có, cũng như chưa nắm bắt được tình hình xu thế trong và ngoài nước ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, … dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn và không trụ vững so với đối thủ và gục ngã trên thương trường, điều tất yếu dẫn đến không có khả năng trả nợ cho NH.

 KH sử dụng vốn sai mục đích: chứng minh việc sử dụng vốn trước

khi giải ngân của KH là bắt buộc tại Eximbank. Tuy nhiên, một số KH cố tình lừa gạt NH, chiếm dụng nguồn tiền nhằm sử dụng vào mục đích khác. Chẳng hạn trong năm 2009, với tình hình bất động sản đang trong giai đoạn lên cơn sốt, một số nhà

đầu tư lợi dụng nguồn tiền tại NH, một bộ phận nhỏ KH vay vốn trên cơ sở bổ sung vốn kinh doanh, nhưng thật chất họ sử dụng tiền để đầu tư bất động sản, nhằm trong thời gian ngắn mua đi – bán lại nhằm muốn tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên với tình hình bất động sản đóng băng trong năm 2010 đến nay, việc KH sử dụng vốn đầu tư bất động sản trên đang gặp hết sức khó khăn. Dẫn đến nợ quá hạn trong năm 2012 tăng lên cao.

 Năng lực quản lý kinh doanh kém: một số doanh nghiệp chưa nắm

bắt xu thế tình hình chung của trong và ngoài nước, việc quản lý kinh doanh còn kém, nên doanh nghiệp đạt lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không đạt được lợi nhuận, càng ngày càng ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của đơn vị. Chẳng hạn trong tình hình biến động làm lượng cầu hàng hóa của đơn vị bị sụt giảm, nhưng đơn vị chưa nắm bắt hết được tình hình, vẫn bình thản sản xuất, nhập khẩu hàng hóa … việc sử dụng vốn không đạt kết quả cao, hàng hóa tồn kho tăng mạnh, doanh thu giảm sút. Tất yếu, dẫn đến không có nguồn trả nợ cho NH.

 Nguyên nhân về phía NH:

 Do số lượng KH doanh nghiệp trong năm 2012 đạt khoảng 600

doanh nghiệp, trong đó số lượng CBTD chuyên thẩm định KH khoảng 12 người, số lượng cán bộ hỗ trợ tín dụng khoảng 15 người, trung bình 50 doanh nghiệp / CBTD. Do quá nhiều áp lực, một cán bộ phải phụ trách nhiều công ty, nên việc kiểm tra sử dụng vốn hay việc theo dõi nguồn tiền, theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Việc kiểm tra lõng lẽo, không theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của công ty, khó có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng.

 Một số trường hợp nợ quá hạn xuất phát điểm từ việc phân tích

đánh giá của NH, để rồi dẫn đến quyết định về số tiền cho vay, thời gian cho vay … chưa phù hợp với tình hình thực tế của KH. Chẳng hạn, NH cho vay xác định thời gian đáo hạn của KH đối với từng món trong khoảng 6 tháng kể từ ngày giải ngân. Nhưng thật chất, KH có thể chỉ cần thời gian trong khoảng từ 3 – 4 tháng là có thể trả được nợ, khoảng thời gian còn nguồn tiền có sẵn KH lại sử dụng đầu tư vào việc khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Khi đến thời gian đáo hạn, KH bị ứ đọng

nguồn vốn, khó khăn trong việc trả nợ cho NH. Trường hợp khác cũng có thể xảy ra, như thời gian vòng vay vốn của KH đến 9 tháng. Như vậy đến 6 tháng, KH chưa có nguồn tiền về kịp để đáp ứng thanh toán cho NH. Rủi ro nợ quá hạn tất yếu xảy ra.

 Một số CBTD chưa nắm bắt kịp với tình hình thị trường biến động

một cách nhanh chóng, nên ảnh hưởng không tốt đến việc phân tích và ra quyết định cho vay.

 Việc chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng là áp lực đối với Ban Giám

Đốc cũng như đối với từng nhân viên, chạy theo số lượng mà lơ là chất lượng. Đây là cũng là một nguyên nhân cần phải có hướng giải quyết để tránh gây ra rủi ro tín dụng.

 Một số nguyên nhân khác như: năng lực, phẩm chất đạo đức của

một số CBTD; rủi ro do sơ suất trong quá trình tác nghiệp, môi trường pháp lý, việc thanh tra kiểm tra của NHNN chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)