Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33)

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của KH. Các nước chia sẻ kinh nghiệm rằng họ áp dụng các nguyên tắc dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau.

- Hồng Kông: xếp loại rủi ro cho KH và trích lập dự phòng tương ứng. - Hàn Quốc: các nguyên tắc dự phòng phân lập theo loại tín dụng.

- Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.

- Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vao luật. Các cơ quan giám sát NH có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.

- Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1-18 tháng.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng.

- Hồng Kông: giới hạn cho vay các đối tác ở mức 5%giá trị ròng doanh nghiệp. Tổng dư nợ vay cho các đối tác không vượt quá 10% vốn tự có NH.

- Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có NH hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có NH.

- Singapore: NH không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có NH. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có NH.

- Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của NH. Giới hạn cho vay cho nhóm KH ở mức 5% vốn NH, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.

- Columbia: giới hạn cho vay cho nhóm KH liên quan 10% vốn tự có. Mở rộng tới 25% nếu có tài sản đảm bảo tốt.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay

Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của NH các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của NH đối với KH vay riêng lẻ hay nhóm KH vay:

- Hồng Kông: giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH. - Hàn Quốc: giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của NH và giới hạn cho vay nhóm KH ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.

- Singapore: giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Thái Lan: giới hạn cho vay KH đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH. - Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của KH vay.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing)

- Singapore: kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng và hàng quý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình phát vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát NH.

* Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định KH vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội NH tổ chưc và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn.

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các NH báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về KH vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm định tín dụng.

- Columbia: NH báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo định kỳ hàng tháng. Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay và tư cách KH vay sẽ được tập hợp lại.

Tóm tắt chương 1:

Rủi ro và lợi nhuận bao giờ cũng chứa đựng trong bản thân chúng hai nghịch lý: (1) Lợi nhuận cao thì rủi ro cao, và (2) ngược lại không có rủi ro cao, lợi nhuận sẽ không cao, tức là không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp. Trong hoạt động kinh doanh, các NH luôn tìm kiếm lợi nhuận, mà chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng. Do đó, rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong từng KH. Vì thế, cần quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế tối đa thiệt hại, tối đa hóa lợi nhuận.

Để NH có thể quản trị rủi ro tín dụng cần tập trung vào những công cụ chủ yếu như: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, mô hình đánh giá rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó các NH cần nhận dạng rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, đồng thời cần kiểm soát đánh giá rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

VIỆT NAM – SỞ GIAO DỊCH 1 2.1. Giới thiệu về Eximbank – SGD1

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank – SGD1

Eximbank SGD1 được thành lập vào ngày 01/08/2007 gồm 9 phòng ban nghiệp vụ:

- Phòng Dịch Vụ KH Cá nhân

- Phòng Dịch Vụ KH Doanh Nghiệp

- Phòng Tín Dụng Doanh Nghiệp

- Phòng Tín Dụng Cá Nhân

- Phòng Thanh Toán Xuất Khẩu

- Phòng Thanh Toán Nhập Khẩu

- Phòng Ngân Quỹ

- Phòng Kế Toán Tổng Hợp

Ngày 01/09/2007 bổ sung them Phòng Kinh Doanh Thẻ

Ngày 07/11/2011 bổ sung thêm Phòng Hành Chánh – Nhân Sự

Trong 05 năm hoạt động, SGD1 đã thành lập 10 Phòng Giao Dịch trực thuộc;

- Phòng Giao dịch Bến Thành

- Phòng Giao dịch Thanh Đa

- Phòng Giao dịch Bùi Thị Xuân

- Phòng Giao dịch Cách Mạng Tháng Tám

- Phòng Giao dịch Minh Khai

- Phòng Giao dịch Lê Lợi

- Phòng Giao dịch Tao Đàn

- Phòng Giao dịch Trung Sơn

- Phòng Giao dịch Hàng Xanh

Về nguồn nhân lực:

Nhân sự tại Eximbank – SGD1 tăng theo từng năm, được thể hiện trong biểu đồ cụ thể sau:

Hình 2.1. Biểu đồ số lượng nhân sự tại Eximbank – SGD1

ĐVT: Người 361 382 456 487 519 528 0 100 200 300 400 500 600 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số nhân sự

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012)

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến 30/09/2013 đến 30/09/2013

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng: 2.1. Bảng số liệu tình hình huy động vốn từ năm 2008 đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng tài sản 12,535 15,743 18,692 23,367 23,631 23,880 Tổng vốn huy động 11,257 14,940 17,445 19,055 20,326 21,091 Huy động / Tổng tài sản 0.90 0.95 0.93 0.82 0.86 0.88

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Trong thời gian qua, Eximbank – SGD1 rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn được thể hiện qua bảng số liệu trên. Nguồn vốn huy động ngày càng tăng theo thời gian. Cụ thể trong năm 2009 vốn huy động đạt 14,940 tỷ đồng tăng 32.72% so với năm 2008 và trong năm 2010 đến 30/09/2013, mặc dù tốc độ tăng không nhiều nhưng Eximbank – SGD1 vẫn duy trì nguồn KH cũ và phát triển nguồn vốn huy động mới từ dân cư, các tổ chức kinh tế.

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tổng tài sản và tổng vốn huy động tại Eximbank – SGD1 Biểu đồ về tổng tài sản và tổng vốn huy động tại Eximbank -

SGD1 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm

2008 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm

tỷ đ ồn g 0.75 0.8 0.85 0.9 0.95 1 Tổng tài sản Tổng vốn huy động Huy động / Tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012) 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Bảng: 2.2. Bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2008 đến

30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013

Tổng tài sản 12,535 15,743 18,692 23,367 23,631 23,880 Tổng vốn huy động 11,257 14,940 17,445 19,055 20,326 21,091 Tổng dư nợ 7,336 11,376 14,909 16,588 17,679 18,562 Dư nợ / Huy động 0.65 0.76 0.85 0.87 0.87 0.88 Dư nợ / Tổng tài sản 0.59 0.72 0.80 0.71 0.75 0.78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Tương tự như tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động, trong thời gian qua, dư nợ tại Eximbank – SGD1 vẫn tăng trưởng với tốc độ ổn định. Đỉnh điểm là vào năm 2009, NH đạt dư nợ tại mức 11,376 tỷ đồng với tốc độ tăng khoảng 55% so với năm 2008; và các năm sau đó từ 2010 đến 30/09/2013, mặc dù không tăng đột biến như năm 2009 nhưng vẫn giữ tốc độ tăng trưởng dư nợ. Và nguồn mà NH sử dụng để cung cấp tín dụng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động của NH với tỷ lệ trung bình khoảng 80%. Việc sử dụng nguồn vốn khá hợp lý.

Các sản phẩm tín dụng cá nhân và doanh nghiệp được đính kèm theo phụ lục.

2.1.2.3. Kết quả kinh doanh của Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến 30/09/2013

Bảng: 2.3. Bảng các chỉ số tài chính của Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến

30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng tài sản 12,535 15,743 18,692 23,367 23,631 23,880 Tổng vốn huy động 11,257 14,940 17,445 19,055 20,326 21,091 Tổng dư nợ 7,336 11,376 14,909 16,588 17,679 18,562

Lợi nhuận trước thuế 297 360 548 888 787 410 Dư nợ/ Huy động 0.65 0.76 0.85 0.87 0.87 0.88 Huy động / Tổng tài sản 0.90 0.95 0.93 0.82 0.86 0.88 Dư nợ / Tổng tài sản 0.59 0.72 0.79 0.71 0.75 0.78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tổng hợp các chỉ số tài chính tại Eximbank – SGD1 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm

2008 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm

Tổng tài sản

Tổng vốn huy động Tổng dư nợ

Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012)

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Eximbank khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một NHTM hoạt động hiệu quả là một NH huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong những năm 2008 -2012, tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của NH vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: đỉnh điểm cuối năm 2009 đạt 14.940 tỷ đồng, tăng 32,7% so với năm 2008. Tuy nhiên đến cuối năm 2010 đạt 17.445 tỷ đồng, tình hình tăng tốc độ chậm lại chỉ còn 16,76% so với năm 2009. Và đến năm 2012 tổng vốn huy động là 20.325 tỷ đồng, tăng chỉ 6,67% so với năm 2011, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Mặc dù, xét về tình hình chung do sự cạnh tranh khốc liệt các rất nhiều NH ra đời phủ rộng khắp các thành phố, tỉnh thành trên cả nước; bên cạnh đó, do mặt bằng lãi suất huy động của Eximbank tương đối khó cạnh tranh với các NH nhỏ lẻ, nên trong giai đoạn năm 2010 – 2012 tốc độ tăng trưởng về huy động không tăng cao đột biến như năm 2009, tuy nhiên, nhìn tổng thể nguồn vốn huy động vẫn tăng.

Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của KH vào Eximbank ngày càng cao, KH cũ vẫn trung thành và huy động thêm KH mới. Nguyên nhân là do NH đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay tại Eximbank – SGD1 từ năm 2008 đến năm 2012.

Biểu đồ tổng vốn huy động và tổng dư nợ cho vay tại Eximbank - SGD1

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Năm

2008 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm

Tỷ đ ồn g 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 % Tổng tài sản Tổng vốn huy động Tổng dư nợ cho vay Dư nợ / Huy động Dư nợ / Tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2008- 2012)

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các NHTM phải tìm được KH để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Tương ứng với tỷ lệ tăng của huy động vốn, tốc độ tăng của dư nợ cuối năm 2009 (dư nợ 11.376 tỷ đồng) tăng 55,07% so với năm 2008. Và tiếp theo đó tổng dư nợ của NH vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ hạ nhiệt từ năm 2010 khoảng 31,06% so với năm 2009, và cuối năm 2012 chỉ tăng khoảng 8,81% so với năm 2011. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm KH, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Tổng tài sản của Eximbank năm 2009 là 15.743 tỷ đồng tăng 25,6% so với năm 2008 và đến cuối năm 2012 đạt 23.631 tỷ đồng. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho Eximbank so với các NHTM khác.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Eximbank. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 548 tỷ đồng, tăng 52,22% so với năm 2009. Và sang năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng lên 787 tỷ đồng.

Vào năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, vấn đề huy động vẫn tăng nhưng tốc độ chậm lại. Đáng nói hơn hết là vấn đề tín dụng, hầu hết các công ty đều trong giai đoạn khủng hoảng, nên việc cho vay cũng bị hạn chế rất nhiều. Do đó, đến 30/09/2013, lợi nhuận của Eximbank SGD1 chỉ đạt 410 tỷ đồng, khoảng 52% so với năm 2012.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)