Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

Trong nội bộ hệ thống Eximbank rất chú trọng đến quản trị rủi ro tín dụng, nên đã đề ra những quy trình cho vay; quy trình kiểm tra sau cho vay… và mới đây nhất là quy trình chấm điểm tín dụng. Để trong suốt quá trình từ khi tiếp cận KH, trước khi ra quyết định cho vay, sau khi cho vay… đều có những chính sách và quy trình nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

2.2.3.1. Chính sách và quy trình chấm điểm tín dụng của Eximbank

Mục đích của chấm điểm tín dụng là đưa ra nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn của NH cho vay và có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KH theo phương pháp định tính và định lượng trong cả hai phần: tài chính và phi tài chính.

a) Phần tài chính

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính lũy kế tới kì gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:

 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản : thông qua các chỉ số như: hệ số khả năng

thanh toán chung; hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn; hệ số thanh toán nhanh; hệ số thanh toán bằng tiền; hệ số thanh toán lãi vay, giúp NH xem xét tổng thể khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết như thế nào.

 Nhóm chỉ tiêu hoạt động : thông qua các chỉ số: hệ số quay vòng hàng

tồn kho; chỉ số vòng quay các khoản phải trả; chỉ số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả; hệ số quay vòng các khoản phải thu; chu kỳ quay vòng các khoản phải thu, xem xét tình hình hoạt động, chính sách bán hàng của doanh nghiệp

 Nhóm chỉ tiêu cân nợ ( cấu trúc vốn ) : tổng nợ / tổng tài sản, phản

ánh kết cấu vay nợ của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu thu nhập/ khả năng sinh lợi : thể hiện qua các tỷ suất

lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS); tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)…mức sinh lời của doanh nghiệp.

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

 Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và

quy mô của doanh nghiệp.

Hình 2.10. Sơ đồ minh họa quy trình chấm điểm các chỉ tiêu tài chính tại Eximbank

(Nguồn: Sổ tay xếp hạng tín dụng tại Eximbank) b) Phần phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm:

 Khả năng trả nợ của KH

 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ

 Quan hệ với NH

 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của KH

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề, loại hình và quy mô của KH.

Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và loại hình doanh nghiệp.

 Hình 2.11. Sơ đồ minh họa quy trình chấm điểm các chỉ tiêu phi tài

chính tại Eximbank Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động Nhóm chỉ tiêu cân nợ Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Ngành kinh tế/Quy mô doanh nghiệp

Tổng điểm tài chính

(Nguồn: Sổ tay xếp hạng tín dụng tại Eximbank)

Điểm của phần tài chính chiếm từ 30 – 35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần và 35% đối với báo cáo tài chính có kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần), và phần phi tài chính chiếm 65% tổng điểm xếp hạng.

Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng

Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính

+ Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Chỉ tiêu Báo cáo tài chính được kiểm toán, ý kiến chấp nhận toàn phần

Báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc được kiếm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần

Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 65%

(Nguồn: Sổ tay xếp hạng tín dụng tại Eximbank) Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp Trình độ quản lý và môi trường nội bộ Quan hệ với NH Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp Tổng điểm phi tài chính doanh nghiệp

Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:

Bảng:2.17.Bảng điểm và ý nghĩa xếp hạng KH của Eximbank – SGD1 STT TỔNG ĐIỂM TỪ TỔNG ĐIỂM ĐẾN HẠNG ĐỊNH NGHĨA

1 >90 ≤100 AAA Khả năng đáp ứng các cam kết tài chính quy

định trong nghĩa vụ trả nợ của người vay cực kỳ tốt.

2 >80 ≤90 AA Một món nợ được xếp hạng AA chỉ khác biệt

so với các món nợ được tín nhiệm cao nhất ở mức độ rất nhỏ. Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của người vay rất tốt.

3 >73 ≤80 A Một món nợ được xếp hạng A bị tác động

tương đối bởi những ảnh hưởng bất lợi của tình thế và các điều kiện kinh tế hơn so với các món nợ được xếp hạng cao hơn.

4 >68 ≤73 BBB Một món nợ được xếp hạng BBB thể hiện các

thông số an toàn ở mức tương đối. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế bất lợi hoặc sự biến động của tình hình kinh tế sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ.

5 >64 ≤68 BB Một món nợ được xếp hạng BB có khả năng

không được hoàn trả thấp hơn các chứng chỉ đầu cơ khác. Tuy nhiên, các món nợ này đang phải đối mặt với các bất ổn hệ trọng hoặc liên đới trực tiếp đến các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi khiến cho người vay không đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

6 >60 ≤64 B Người vay có đủ khả năng trả nợ ở thời điểm

hiện tại. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi sẽ làm suy giảm khả năng hoặc thiện chí hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

7 >56 ≤60 CCC Một món nợ được xếp hạng CCC không có khả năng hoàn trả ở thời điểm hiện tại và tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi mà người vay có thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

8 >53 ≤56 CC Một món nợ được xếp hạng CC có nguy cơ

không hoàn trả cao ở thời điểm hiện tại.

9 >45 ≤53 C Mức tín nhiệm C dùng trong tình huống bên

vay đã đưa đơn phá sản hoặc tiến hành các động thái tương tự nhưng việc thanh toán nợ vẫn được thực hiện.

10 20 ≤45 D Khác với các mức tín nhiệm khác, mức tín

nhiệm D không thể hiện triển vọng trả được nợ. Đúng hơn, nó được sử dụng cho tình huống người vay đã thực sự mất khả năng chi trả chứ không chỉ là khả năng người vay sẽ vỡ nợ. (Nguồn: Sổ tay xếp hạng tín dụng tại Eximbank)

Phụ lục : phiếu thu thập thông tin KH (Doanh Nghiệp và Cá nhân) đính kèm tham khảo.

2.2.3.2. Chính sách và quy trình tín dụng của Eximbank nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tín dụng

a, Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên tham gia:

 Bộ phận quan hệ KH (FO) thực hiện các nhiệm vụ sau

- Thực hiện kế hoạch phát triển KH, phát triển dư nợ tín dụng

- Tư vấn sản phẩm, dịch vụ của Eximbank phù hợp với nhu cầu của KH; tiếp

nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và các yêu cầu khác của KH; làm đầu mối phối hợp với các bộ phận có liên quan để cung cấp dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu của KH; thông tin kịp thời cho KH về tiến trình giải quyết các đề nghị của KH;

- Có trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đôn đốc KH thực hiện các điều

kiện tín dụng, các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ gốc, lãi của KH theo đúng kỳ hạn; tổ chức triển khai các chính sách chăm sóc KH.

 Bộ phận thẩm định tín dụng (MO) thực hiện các nhiệm vụ :

- Tổ chức thực hiện thẩm định KH, hồ sơ tín dụng của KH, thực hiện công tác

thẩm định giá tài sản đảm bảo theo thẩm quyền thẩm định giá của Chi nhánh, Phòng giao dịch.

- Lập báo cáo thẩm định tín dụng, đề xuất việc cấp tín dụng, các điều kiện tín

dụng và trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

- Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ điều

kiện tín dụng, việc sử dụng vốn vay và trả nợ của KH, đánh giá lại KH sau khi cấp tín dụng.

 Bộ phận hỗ trợ tín dụng (BO) thực hiện các nhiệm vụ :

- Dự thảo hợp đồng, văn bản tín dụng trình các cấp có thẩm quyền ký kết hợp

đồng, văn bản tín dụng theo quy định của Eximbank, thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm.

- Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân hoặc phát

hành thư bảo lãnh cho KH.

- Thực hiện các bút toán giải ngân, thu nợ; hạch toán xuất, nhập ngoại bảng tài

sản bảo đảm; thực hiện chức năng thống kê, báo cáo tín dụng. b, Trình tự thực hiện:

 Khởi tạo, thẩm định và quyết định cấp tín dụng:

- Bộ phận FO là đơn vị tiếp thị KH, tư vấn sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù

hợp với nhu cầu của KH, tìm hiểu thông tin về KH và đề xuất cấp tín dụng cho KH.

- Bộ phận MO thẩm định các nội dung cơ bản sau: tính pháp lý của hồ sơ KH

cung cấp, đánh giá năng lực kinh doanh, uy tín của KH trên thị trường, năng lực tài chính, năng lực thực hiện phương án, dự án, nguồn tiền để hoàn trả nợ vay, hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo … Trên cơ sở đó, đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cấp tín dụng cho KH như rủi ro liên quan đến giá cả, tài sản đảm bảo, rủi ro về khả năng tiêu thụ hàng hóa, rủi ro về mặt pháp lý… và đề xuất biện pháp cụ thể để quản lý từng loại rủi ro có thể phát sinh.

- Căn cứ báo cáo đề xuất cấp tín dụng của bộ phận FO, báo cáo thẩm định và phân tích rủi ro của bộ phận MO, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt tín dụng.

 Soạn thảo, ký kết hợp đồng

- Cán bộ quản lý nợ soạn thảo hợp đồng, văn bản tín dụng, lập phiếu kiểm soát

hồ sơ và chuyển bộ phận MO kiểm soát.

- Bộ phận MO thực hiện kiểm soát nội dung của hợp đồng, văn bản tín dụng

do bộ phận BO soạn thảo, ký xác nhận vào phiếu kiểm soát hồ sơ.

- Cán bộ công chứng hoặc cán bộ quản lý nợ trực tiếp cùng KH đến cơ quan

nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng đảm bảo, trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý toàn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm từ KH ngay sau khi thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực.

- Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng trực tiếp liên hệ cơ quan nhà nước có

thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý toàn bộ bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm, hợp đồng bảo đảm.

 Giải ngân và theo dõi khoản vay

- Cán bộ quản lý nợ lập báo cáo giải ngân, đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

KH đã thực hiện đầy đủ điều kiện trước khi giải ngân, hợp đồng cấp tín dụng còn thời hạn giải ngân, các hợp đồng, văn bản được sử dụng đúng mẫu, nội dung được dự thảo phù hợp…

- Cán bộ quản lý nợ theo dõi việc điều chỉnh lãi suất định kỳ theo quy định tại

hợp đồng tín dụng. Đề nghị bộ phận FO đôn đốc KH bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn theo nội dung được phê duyệt trên báo cáo giải ngân, mua bảo hiểm tài sản bảo đảm, đôn đốc KH hoàn tất thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm (đối với tài sản hình thành trong tương lai) …

2.2.3.3. Chính sách và quy trình kiểm tra sau cho vay và xử lý nợ vay của Eximbank. Eximbank.

a, Nội dung quy trình kiểm tra sau cho vay:

 Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay

CBTD thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh của KH sau khi giải ngân cho vay, đối với KH vay trả thường xuyên thì kiểm tra theo định kỳ tối thiểu 6 tháng một lần hoặc đột xuất nếu xét thấy cần thiết, (trừ các trường hợp cho vay thế chấp cầm cố bằng sổ tiết kiệm, chứng từ có giá có khả năng thanh khoản cao, cho vay tiêu dùng). Đối với các trường hợp cho vay hợp vốn, thực hiện theo thoả thuận giữa các bên tham gia hợp vốn.

- Ít nhất một lần trong 03 tháng đối với KH vay vốn lưu động;

- Ít nhất một lần trong 06 tháng đối với KH vay vốn đầu tư hoặc KH có nguồn thu nhập hàng tháng hoặc kỳ hạn khác để trả nợ như tiền lương, thu nhập

từ cho thuê nhà và các nguồn thu nhập tương tự.

 Đánh giá lại tài sản đảm bảo định kỳ

- Đối với các loại tài sản bảo đảm là vàng, tiền gửi, thẻ tiết kiệm (khác loại tiền với đồng tiền cho vay); chứng khoán, các giấy tờ có giá mà giá trị tài sản thay đổi thường xuyên việc đánh giá được thực hiện hàng ngày hoặc ngay khi giá trị tài sản có biến động ảnh hưởng đến an toàn vốn của Eximbank;

- Ít nhất 01 lần trong 01 tháng đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa; - Ít nhất 01 lần trong 06 tháng đối với tài sản bảo đảm là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị;

- Ít nhất 01 lần trong 12 tháng đối với tài sản bảo đảm là bất động sản; - Đối với các loại tài sản khác: tùy theo tính chất của tài sản, khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng bộ phận MO đề xuất thời gian của kỳ đánh giá lại tài sản, nhưng tối thiểu 01 lần trong 06 tháng.

b, Nội dung quy trình thu hồi nợ vay

 CBTD thông báo nợ đến hạn cho KH trước ngày đến hạn trả nợ,

trong đó nêu rõ tổng số nợ của KH phải trả ( nợ gốc và lãi) và ngày đến hạn.

 Trong trường hợp KH có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia

hạn nợ, CBTD xem xét thẩm định nhu cầu thực tế, ghi ý kiến đề xuất trình cán bộ phụ trách bộ phận cho vay. Các bước tiếp theo được thực hiện như trình tự xét duyệt cho vay

 Quá ngày đến hạn trả nợ, nếu KH không trả hoặc trả không đủ và

không có đề nghị gia hạn nợ, hoặc đề nghị gia hạn nợ nhưng không được chấp thuận, CBTD thực hiện thủ tục chuyển nợ quá hạn và tiếp tục đôn đốc thu nợ

 Cập nhật thông tin và lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định

 Trường hợp KH trả hết nợ: CBTD trình Lãnh đạo phòng thực hiện

thủ tục hoàn trả hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành

 Trường hợp KH không trả được nợ: CBTD trình Lãnh đạo

phòngthực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu hồiâ nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.4. Phân tích các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1 SGD1

2.2.4.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng tại Eximbank SGD1 được thực hiện theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)