Thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 43)

dụng tại Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013

2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian

Bảng: 2.4. Bảng số liệu dư nợ theo thời gian của Eximbank – SGD1 từ năm

2009 đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng dư nợ

cho vay 11,376 14,909 16,588 17,679 18,562

Ngắn hạn 6,847 9,864 11,067 11,509 11,883

Trung hạn 882 1,060 1,263 2,106 2,890

Dài hạn 3,647 3,985 4,258 4,064 3,789

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Thông qua bảng báo cáo về cơ cấu dư nợ theo thời gian thì dư nợ của Eximbank – SGD1 chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với thời gian vay từ dưới 12 tháng. Qua các năm, tổng dư nợ tăng trưởng kéo theo dư nợ của các hình thức ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đều tăng. Tuy nhiên bước đến giai đoạn trong năm 2012 - 2013,

mặc dù tổng dư nợ tăng, phần tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn và trung hạn, nhưng dư nợ dài hạn lại giảm. Qua đó có thể thấy với tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2012 – 2013 thì các NH nói chung cũng như Eximbank – SGD1 nói riêng đều hạn chế cho vay đối với các khoản mục đầu tư dài hạn.

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo thời gian tại Eximbank – SGD1 năm 2012.

Cơ cấu dư nợ theo theo thời gian

60% 8% 32% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2012) Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ khoảng 60%, cao hơn nhiều so với cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn chiếm 32%, trung hạn chiếm khoảng 8% tổng dư nợ của Eximbank – SGD1.

2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình KH

Đối tượng KH của Eximbank – SGD1 rất đa dạng, tuy nhiên để tiện xem xét ta chia là ba đối tượng chính như sau:

Bảng: 2.5. Bảng số liệu dư nợ theo đối tượng KH của Eximbank – SGD1 từ

năm 2009 đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng dư nợ

Doanh nghiệp nhà nước 1,010 1,597 1,896 2,184 2,200 Công ty khác 7,260 9,251 10,278 10,613 11,013 Cá nhân, hộ kinh doanh 3,106 4,061 4,414 4,882 5,349

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Trong năm 2012, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KH doanh nghiệp chiếm 72% và KH cá nhân là khoảng 28%. Trong KH doanh nghiệp, Eximbank – SGD1 cho vay các doanh nghiệp nhà nước khoảng 12%, phần còn lại 60% thuộc đối tượng KH doanh nghiệp khác như: các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Khi đến 30/09/2013, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KH doanh nghiệp chiếm 71.2% và KH cá nhân là khoảng 28.8%. Có sự thay đổi tỷ trọng so với năm 2013, do trong năm 2013, phần cho vay cá nhân nhỏ lẻ tại Eximbank được đẩy mạnh hơn.

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH tại Eximbank – SGD1 năm 2012.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng trong năm 2012 60% 12% 28% Doanh nghiệp nhà nước Công ty khác Cá nhân, hộ kinh doanh

Vì đặc thù của NH Eximbank – NH Xuất Nhập Khẩu nên đối tượng KH truyền thống từ lâu mà NH hướng đến là các Doanh Nghiệp đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Eximbank đang dần chuyển sang đa dạng hóa đối tượng KH và quan tâm phát triển hơn nữa KH cá nhân.

Điển hình như tháng 8/2013, tại Eximbank đã thành lập “Trung tâm bán lẽ” để thực hiện chuyển hướng từ NH bán buôn sang NH bán lẽ, nhằm quảng bá thương hiệu Eximbank đến đại đa số tầng lớp Việt Nam đồng thời nâng cao việc sử dụng nguồn vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng: 2.6. Bảng số liệu dư nợ theo ngành kinh tế của Eximbank – SGD1 từ

năm 2009 đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng dư nợ cho vay 11,376 14,909 16,588 17,679 18,562

Tiêu dùng cá nhân 2,485 4,460 3,241 5,213 5,754

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 888 579 1,050 963 928

Dịch vụ ăn uống, lưu

trú 45 79 365 276 126

Hoạt động kinh doanh

bất động sản 764 1,322 1,398 1,228 1,321

Hoạt động tài chính,

NH, bảo hiểm 38 282 150 100 75

Nghệ thuật vui chơi

giải trí 468 175 128 115 90

Nông, lâm nghiệp và

thủy sản 920 736 975 760 637

Vận tải kho bãi 243 331 356 250 418

Xây dựng 626 1,301 2,427 2,181 1,985

Thương mại 3,263 3,939 4,623 4,761 5,026

Dịch vụ khác 1,636 1,705 1,875 1,832 2,202

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Do đối tượng KH doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tại Eximbank – SGD1 nên số lượng ngành nghề kinh tế mà NH đang cung cấp tín dụng cũng đa dạng.

Ngoài tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng 30%, thì trong 70% còn lại phân bổ cho các lĩnh vực như: thương mại, xây dựng, kinh doanh bất động sản, hoạt động chế biến, chế tạo khác, nông lâm nghiệp thủy sản…

Lĩnh vực kinh doanh thương mại vẫn đứng đầu và dư nợ vẫn tăng theo từng năm, chiếm khoảng 27% trong tổng dư nợ tại Eximbank – SGD1. Tuy nhiên, mặc dù năm 2012 tổng dư nợ tăng, nhưng hai lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản lại giảm đáng kể và đạt khoảng 12% và 7%. Nói chung, đứng trước nền kinh tế khó khăn, đặc biệt tình hình bất động sản đóng băng làm cho NH cũng bị ảnh hưởng không kém, NH hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, và thắt chặt lại nguồn tín dụng đáp ứng nhu cầu trên.

Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dư nợ theo ngành nghề tại Eximbank – SGD1 năm 2012.

Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề trong năm 2012 30% 5% 2% 7% 1% 1% 1% 12% 27% 10% 4% Tiêu dùng cá nhân

Công nghiệp chế biến, chế tạo Dịch vụ ăn uống, lưu trú

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Nghệ thuật vui chơi giải trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông, lâm nghiệp và thủy sản Vận tải kho bãi

Xây dựng Thương mại Dịch vụ khác

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2012) 2.2.1.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo

Cũng như hầu hết các NH, Eximbank hiện tại cho vay không chỉ đánh giá khả năng trả nợ của KH, mà còn căn cứ vào tài sản đảm bảo. Có thể chia các loại tài sản đảm bảo như sau:

- Có tài sản đảm bảo: giúp NH hạn chế một phần rủi ro khi cho vay, hiện tại phân nhiều loại tài sản đảm bảo như:

 Cầm cố thẻ tiết kiệm / tài khoản tiền gửi tại Eximbank

 Cầm cố thẻ tiết kiệm / tài khoản tiền gửi tại NH khác

 Thế chấp Bất động sản tại đô thị

 Thế chấp tài sản khác (bất động sản khác, máy móc thiết bị, hàng

hóa, phương tiện vận tải, …)

- Không có tài sản đảm bảo: rủi ro tín dụng cao.

Bảng: 2.7. Bảng số liệu cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Eximbank –

SGD1 năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2012 Dư nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ không có tài sản đảm bảo

Tổng cộng

Tổng dư nợ 15,734.31 1,944.69 17,679

Tỷ lệ 89% 11%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2012)

Eximbank SGD1 chủ yếu tập trung vào đối tượng có tài sản đảm bảo. Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 89%, phần còn lại 11% dư nợ không có tài sản đảm bảo chủ yếu là KH lớn hoặc KH vay có một phần thế chấp và một phần còn lại không có tài sản đảm bảo.

Bước sang năm 2013, do vấn đề tăng dư nợ vẫn là vấn đề trọng tâm hàng đầu trong những nhiệm vụ quan trọng của Eximbank, nên một số sản phẩm cho vay tín chấp được triển khai mạnh mẽ hơn như: cho vay tín chấp công nhân viên của các tổ chức có chi lương qua Eximbank, hoặc cho vay tín chấp công nhân viên của các tổ chức không chi lương qua Eximbank. Tuy nhiên, không vì thế mà Eximbank SGD1 lơ là trong việc thẩm định KH, lơ là trong việc nhận tài sản thế chấp của KH. Do đó, trong 09 tháng đầu năm 2013, cơ cấu dư nợ có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng: 2.8. Bảng số liệu cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Eximbank –

SGD1 tại thời điểm 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

30/09/2013 Dư nợ có tài sản đảm bảo

Dư nợ không có tài sản đảm bảo

Tổng cộng

Tổng dư nợ 16,000 2,562 18,562

Tỷ lệ 86.20% 13.80%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013 30/09/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.1. Tình hình chất lượng tín dụng

Tình hình chất lượng tín dụng tại Eximbank – SGD1 từ năm 2009 – 2012 và 30/09/2013 được khái quát qua bảng chi tiết từng nhóm nợ sau:

Bảng : 2.9. Bảng số liệu các nhóm nợ của Eximbank – SGD1 từ năm 2009

đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013

Tổng dư nợ 11,376 14,909 16,588 17,679 18,562 Nhóm 1 11,105 14,705 16,462 17,490 18,357 Nhóm 2 104.30 65.00 81.10 104.28 102 Nhóm 3 64.70 46.20 22.78 32.58 55 Nhóm 4 8.80 26.40 9.23 7.95 33 Nhóm 5 93.10 66.10 13.06 44.56 14 Nợ quá hạn 271 204 126 189.75 205 Tỷ lệ nợ quá hạn 2.38% 1.37% 0.76% 1.07% 1.11% Nợ xấu 167 139 45 85 103 Tỷ lệ nợ xấu 1.47% 0.93% 0.27% 0.48% 0.55%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Để biết được “sức khỏe” cụ thể của một NH cần xem xét đến các chỉ số nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ có thuộc ngưỡng cho phép của NHNN hay không? Điều đó sẽ được thể hiện qua việc phân tích hai mảng: nợ quá hạn và nợ xấu đang tồn tại ở Eximbank – SGD1.

 Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 đến 30/09/2013

Bảng: 2.10. Bảng số liệu nợ quá hạn của Eximbank – SGD1 từ năm 2009

đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Dư nợ % Dư

nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Nhóm 2 104.3 0.92% 65 0.44% 81.1 0.49% 104.28 0.59% 102 0.55% Nhóm 3 64.7 0.57% 46.2 0.31% 22.78 0.14% 32.58 0.18% 55 0.30% Nhóm 4 8.8 0.08% 26.4 0.18% 9.23 0.06% 7.95 0.04% 33 0.18% Nhóm 5 93.1 0.82% 66.1 0.44% 13.06 0.08% 44.56 0.25% 14 0.08% Tổng nợ quá hạn 271 2.38% 204 1.37% 126 0.76% 189.75 1.07% 205 1.11%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009- 2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Thông qua bảng dư nợ quá hạn tại Eximbank SGD1 thì dư nợ quá hạn còn tương đối cao, đặc biệt trong năm 2009 dư nợ quá hạn tăng lên đạt 2.38% so với tổng dư nợ. Dấu hiệu đó đã cảnh báo đến Ban Quản Trị cũng như Ban Giám Đốc NH nhằm có chính sách cũng như có biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống. Đó như là tiếng chuông nhắc nhở mọi thành viên cố gắng trong công tác khắc phục nợ quá hạn nhằm tránh gây ra những rủi ro hơn nữa. Nhờ vậy, các năm 2010 – 2011, nợ quá hạn giảm đi đáng kể từ mức 271 tỷ đồng xuống còn 126 tỷ đồng và chiếm 0.76% trong năm 2011. Tuy nhiên bước đến năm 2012, với tình hình kinh tế khó khăn chung, hoạt động NH cũng bị ảnh hưởng một phần đáng kể làm rủi ro tín dụng bùng phát, và nợ quá hạn tăng lên đến 189.75 tỷ đồng, chiếm 1.07% Mặc dù dư nợ quá hạn chủ yếu nằm trong nhóm 2 – nhóm nợ cần chú ý, nhưng cũng ảnh hưởng tương đối đến chất lượng tín dụng tại Eximbank – SGD1. Bước

sang năm khủng hoảng 2013, chỉ trong vòng 09 tháng đầu năm 2013, dư nợ quá hạn tăng lên đến 205 tỷ đồng, chiếm 1.11% tổng dư nợ. Con số này có xu hướng tăng, đang làm điên đầu các nhà lãnh đạo của chi nhánh.

Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nợ quá hạn tại Eximbank – SGD1 trong năm 2012.

Tỷ trọng nợ quá hạn trong năm 2012

99% 1%

Tổng dư nợ Nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2012)

 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu năm 2009 đến 30/09/2013

Bảng: 2.11. Bảng số liệu nợ xấu của Eximbank – SGD1 từ năm 2009 đến

30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Dư Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013

nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Nhóm 3 64.7 0.57% 46.2 0.31% 22.78 0.14% 32.58 0.18% 55 0.30%

Nhóm 4 8.8 0.08% 26.4 0.18% 9.23 0.06% 7.95 0.04% 33 0.18%

Nhóm 5 93.1 0.82% 66.1 0.44% 13.06 0.08% 44.56 0.25% 14 0.08% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng

nợ xấu 167 1.47% 139 0.93% 45 0.27% 85 0.48% 103 0.55%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2009-2012 và Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 đến 30/09/2013)

Trong năm 2009, nợ xấu tại Eximbank SGD1 ở mức cao 1.47% tổng dư nợ. Tuy nhiên bước sang năm 2010 – 2011, nền kinh tế khởi sắc, kết hợp với chiến lược của Ban Quản Trị, sự điều hành của Ban Giám Đốc đã chỉ đạo các phòng ban, nhân viên tích cực xử lý nợ xấu nên đã giảm được dư nợ xấu xuống đáng kể từ 167 tỷ đồng xuống chỉ còn 45 tỷ đồng chiếm khoảng 0.27% tổng dư nợ. Năm 2012, nền kinh tế rơi vào suy thoái, trong khoảng 63.75 tỷ đồng nợ quá hạn tăng lên thì nợ xấu đã chiếm 40 tỷ đồng. Điều đó càng gây khó khăn cho Ban Giám Đốc, gây áp lực hơn nữa trong công tác xử lý nợ xấu mà theo dự đoán nó sẽ càng bùng phát hơn trong năm 2013 do tình hình kinh tế không có dấu hiệu khả quan hơn.

Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nợ xấu tại Eximbank – SGD1 năm 2012.

Tỷ trọng nợ xấu trong năm 2012

99.52% 0.48%

Tổng dư nợ Nợ xấu

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Eximbank – SGD1 năm 2012)

2.2.2.2. Rủi ro tín dụng trong các loại hình cho vay

 Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng:2.12. Bảng số liệu cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay của Eximbank

– SGD1 từ năm 2009 đến 30/09/2013 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013 Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn (%) Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn (%) Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn (%) Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn (%) Tổng nợ quá hạn Nợ quá hạn (%) Ngắn hạn 164.1 1.18 157.72 1.06 97.33 0.59 159.57 0.90 168.10 0.91 Trung hạn 24.4 0.21 8.28 0.06 3.92 0.02 4.30 0.02 7.40 0.04 Dài hạn 82.5 0.99 38 0.25 24.75 0.15 25.88 0.15 29.50 0.16 Tổng cộng 271 2.38 204 1.37 126 0.76 189.75 1.07 205 1.11

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 43)