Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các điều kiện về vui chơi giải trí ... Nói đến cơ sở vật chất kỹ thuật chúng ta không chỉ đánh giá về mặt số lượng mà còn phải đánh giá mặt chất lượng. Chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì mới đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu và làm hài lòng khách du lịch.
Cơ sở lưu trú:
Cùng với sự gia tăng lượng khách du lịch Vĩnh Phúc cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Hiện nay, toàn tỉnh có 204 khách sạn, nhà nghỉ (với 3.068 phòng) có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 38 khách sạn được phân hạng sao.
Bảng 2.12. Phân loại cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2008 - 2012
HẠNG MỤC Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
I. Cơ sở lƣu trú Cơ sở 128 136 148 172 204
Số lượng phòng Phòng 2.405 2.523 2.650 2.789 3.068
II. Phân loại theo hạng sao
- Chưa xếp hạng Cơ sở 107 111 119 140 166
- 1 sao “ 03 06 08 08 13
- 2 sao “ 18 19 20 22 23
- 3 sao “ 1 1
- 4 sao “ 1 1 1
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Năm 2008, toàn tỉnh có 128 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 2.405 phòng thì đến cuối năm 2010 đã có 148 cơ sở với 2.650 phòng và đến năm 2012 số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng lên 204 với 3.068 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt
12%/năm về cơ sở lưu trú và 10,06%/năm về số phòng, Quy mô trung bình khoảng 12 - 15 phòng/cơ sở.
Công suất sử dụng phòng tại các khu vực nói chung đạt mức 34,08%, riêng khu vực Tam Đảo thì có những đặc thù riêng là du lịch theo mùa vụ cho nên vào chính mùa du lịch thì công xuất phòng đạt mức 70% đến 80% nhưng trái lại không phải mùa du lịch thì công xuất lại xuống chỉ còn 34,88%.
* Cơ cấu hệ thống cơ sở lưu trú du lịch:
Năm 2000, toàn tỉnh có duy nhất 1 khách sạn được xếp hạng từ 2 sao với 50 buồng và 39 cơ sở được thẩm định đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch. Trong giai đoạn 2008 - 2012, nhiều khách sạn trên địa bàn Tỉnh được đầu tư mở rộng quy mô, tăng thêm phòng, các dịch vụ bổ sung như tắm hơi, massage, nhà hàng… một số khách sạn còn tổ chức thêm các dịch vụ lữ hành nội địa, vận chuyển như khách sạn Hạ Long 1, Sao Mai, Ngọc Lan, Sông Hồng... để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Đến năm 2012, toàn tỉnh đã có 38 khách sạn được xếp hạng với 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 23 khách sạn đạt tiêu chuẩn 02 sao và 13 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao.
* Sự phân bố các cơ sở lưu trú: không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Vĩnh Yên (39,06%) và Tam Đảo (33,59%) tổng số cơ sở lưu trú hiện có trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.13. Sự phân bố các cơ sở lƣu trú ở Vĩnh Phúc đến 31/12/2012
TT ĐỊA BÀN Tổng số CSLT Tổng số Buồng Tổng số Giƣờng Giá phòng TB (VND) Công suất TB (%) 1. Vĩnh Yên 66 998 1.901 186.800 33,06 2. Tam Đảo 67 1358 2.450 317.674 44,88 3. Phúc Yên 33 480 960 160.000 35,24 4. Yên Lạc 9 52 84 160.000 32,50 5. Bình Xuyên 10 82 95 150.000 33,58 6. Lập Thạch 8 38 40 160.000 30,00 7. Tam Dương 11 60 75 168.000 35,00 Tổng số 204 3.068 5.600 178.438 34,08 Nguồn: Sở VH, TT&DL Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc từ nhiều năm nay đã nổi tiếng vì có khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, được xây từ đầu thế kỷ 20 với các biệt thự, khách sạn, nhà hàng, bể bơi, sân chơi thể thao... Trải qua năm tháng, phần lớn các cơ sở này bị xuống cấp hoặc bị hư hỏng. Trong những năm gần đây tỉnh đã cải tạo nâng cấp các khu biệt thự cũ và xây dựng mới nhiều biệt thự, khách sạn, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ du lịch khác tại đây. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các sơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ du lịch khác ở Tam Đảo đã làm gia tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn tỉnh.
Các cơ sở vật chất kỹ thuật khác: Bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, phòng ăn trong khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí đã được cải tạo hoặc xây mới.
* Cơ sở ăn uống: Ngày nay hoạt động ăn uống trong việc kinh doanh du lịch cũng mang lại lợi nhuận không kém gì hoạt động kinh doanh khách sạn. Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v. Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.
Hiện tại Vĩnh Phúc có khoảng 60 phòng ăn (restaurants) nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng hơn 1000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn.
Ngoài ra còn có 116 nhà hàng và quán hàng ăn uống tư nhân phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực Vĩnh Yên, Tam Đảo... Tổng số vốn đầu tư cho hệ thống các nhà hàng là 68 tỷ đồng với sức chứa 3.620 người. Hiện các nhà hàng này phục vụ đầy đủ các món ăn đặc sản Âu, Á truyền thống; phục vụ chuyên môn các món gà, chim, rắn... Chưa có các hoạt động tiêu khiển nhằm tạo cảm giác nghỉ ngơi và hấp dẫn đối với du khách. Bố trí nội thất trong các nhà hàng còn đơn giản.
* Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí, các điểm tham quan và các tiện nghi phục vụ du lịch khác:
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí: Bao gồm bể bơi, sân tenis, trung tâm thể thao, sân golf, massage, câu lạc bộ ban đêm, casinô, vũ trường, nhà hát... các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích sự chi tiêu của du khách. Nhưng việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng như các hoạt động tiêu khiển khác ở Vĩnh Phúc hiện còn rất hạn chế, hiện tại chỉ có hoạt động karaoke, massage, bơi lội, phòng tập thể hình và sân tennis. Hiện nay Vĩnh Phúc có 18 bể bơi, 23 sân tennis, 10 điểm tắm hơi - massage và 5 phòng tập thể hình, karaoke đều nằm trong các khách sạn. Các tiện nghi vui chơi giải trí ngoài khách sạn như câu lạc bộ ban đêm, các điểm tham quan và các hoạt động tiêu khiển còn thiếu.
- Khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng và sân golf: Hiện nay là tại Vĩnh Phúc có 3 tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp với sân golf là Tam Đảo, Đầm Vạc và Đại Lải. Khu nghỉ dưỡng và sân golf đầu tiên của Việt Nam ở Tam Đảo được thiết kế xây dựng gồm sân golf 18 lỗ và tổ hợp sân tập và khu nghỉ dành cho các tay golf nghiệp dư và chuyên nghiệp tham dự các giải đấu quốc tế và khu vực, đã được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ 31/10/2005. Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc (khai trương từ 10/3/2007) và Đại Lải đã được hoàn thiện và đưa vào hoạt động từ cuối 2008. Sức chứa tối đa của 3 sân golf này là 600 khách/lượt. Đây chính là điểm nhấn quan trọng và là lợi thế cạnh tranh của du lịch Vĩnh Phúc đối với các địa phương trong khu vực.
- Phương tiện vận chuyển: Năm 2000, toàn tỉnh chỉ có 40 xe chuyên vận chuyển du lịch thì đến 2012 đã có hơn 170 xe các loại từ 6 - 45 chỗ chuyên chở phục vụ khách du lịch.