Hiện trạng thu nhập và giá trị gia tăng(GDP) du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)

- Thu nhập du lịch

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp v.v..., nhưng nguồn thu này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng chưa hợp lý. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế chưa được đầy đủ và chuẩn xác.

Bảng 2.9. Hiện trạng thu nhập từ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2012

Năm Thu nhập du lịch (Triệu đồng) Cơ cấu thu nhâ ̣p (%)

Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa

2008 620.000 153.000 467.000 100,00 25 75

2009 683.600 186.223 497.377 100,00 27 73

2010 710.900 199.502 511.398 100,00 28 72

2011 738.900 126.003 512.897 100,00 17 83

2012 806.600 163.454 543.146 100,00 20 80

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2008 toàn ngành du lịch thu được 620 tỷ đồng, năm 2012 toàn ngành thu được 806,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2008 - 2012 đạt 6,8%/năm.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2010 tại một số

điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Vĩnh Phúc, bình quân chi tiêu của khách du lịch:

Bảng 2.10. Chi tiêu bình quân ngày của khách du lịch đến vĩnh phúc năm 2010

Đơn vị:1000 đồng

Chỉ tiêu Thuê

phòng

Ăn uống

Đi lại Thăm

quan Mua sắm Giải trí khác Tổng cộng Khách quốc tế 300 250 150 120 94.74 102.47 86.62 1103.83 Khách nội địa 158.000 95.67 66.12 34.67 55.64 49.76 38.16 499.02

Chi tiêu của k hách du lịch quốc tế là 1.103.830 VND/ngày/người. Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lưu trú; 250.000VND cho ăn uống; 150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan...

Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/người. Trong đó chi trung bình 158.000 VND cho dịch vụ lưu trú; 95.670 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác.

Nhìn chung, chi tiêu của khách chủ yếu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tới 50% tổng mức chi tiêu, chi cho mua sắm và giải trí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi tiêu của khách điều này cho thấy các dịch vụ giải trí của địa phương còn nghèo nàn không phong phú chủ yếu tập chung vào các dịch vụ chuyền thống gía trị gia tăng thấp, bên cạnh đó các mặt hàng nưu niệm gần như không có mặt hàng mang đặc trưng riêng của vùng, đia phương nơi đến chủ yếu là các hàng nưu niệm có suất xứ từ Trung Quốc.

Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch tại cộng đồng còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Chủng loại, kiểu dáng các sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng và chất lượng chưa cao để hấp dẫn khách du lịch. Trong khi đó các công ty du lịch lại chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Hai bộ phận doanh nghiệp và cộng đồng hoạt động một cách riêng lẻ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Cùng với đó, các cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; chưa có các

chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề; sự mất dần các giá trị truyền thống của các cộng đồng và thay vào đó là đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê. Sự xuống cấp nghiêm trọng của các điểm di tích lịch sử, các làng nghề bị mai một dần. Thực trạng và những hạn chế này đang làm lãng phí một nguồn tài nguyên du lịch quý giá của địa phương. Phát triển du lịch bền vững đang là đòi hỏi của mọi quốc gia thì vấn đề khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất quan trọng.

- Giá trị gia tăng(GDP) ngành du lịch

Bảng 2.11. Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc (2008-2012)

Đơn vị: Tỷ đồng, Giá so sánh 2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trƣởng TB(%) GDP toàn tỉnh 9.694,028 10.548,782 12.808,175 14.707,376 15.078,002 11,676

Chia theo ngành kinh tế

1. Nông, lâm ngư nghiệp 1.328,08 1.476,829 2.268,328 2.192,8698 2.329,551

15,45% 15,08

% so với tổng GDP 13,7% 14,0% 17,71% 14,91%

2. Công nghiệp, Xây dựng 5.767,747 5.907,318 7.472,289 8.259,6624 8.237,113

9,32 % so với tổng GDP 59,5% 56,0% 58,34% 56,16% 54,63% 3. Khu vực dịch vụ 2.598,201 3.164,635 3067.558 4.254,8439 4.511,338 29,92% 521,6988 3.46% 14,79 23,01 % so với tổng GDP 26,8% 30,0% 23,95% 28,93% - Trong đó du lịch 227,8097 260,5549 384,2453 477,9897 % so với tổng GDP 2,35% 2,47% 3,00% 3,25%

Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2012

- Báo cáo QHTT phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn đến 2030

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định.

Giai đoạn 2008-2012: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn tỉnh đạt 11,676%/năm, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 15,08%/năm, công nghiệp -

xây dựng tăng 9,32%%/năm và dịch vụ tăng 14,79% /năm. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh từ 9.694,028 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 15.078,002 tỷ đồng vào năm 2012, tính theo giá so sánh 2010.

Vĩnh Phúc đạt được những thành tựu kinh tế trên chủ yếu là nhờ sự đóng góp của các dự án công nghiệp FDI lớn trên địa bàn (Honda, Toyota). Giá trị tăng thêm của công nghiệp - xây dựng từ 190,1 tỷ đồng năm 1995 tăng lên 2.571,0 tỷ đồng năm 2004 và đạt 7.219 tỷ đồng vào 2010 (giá ss94). GDP công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng 43,9% thời kỳ 1996-2000 và 22,06%/năm trong thời kỳ 2001-2010 là mức tăng rất cao so với cả nước.

Đối với khu vực kinh tế dịch vụ, trong đó có hoạt động du lịch đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Đáng chú ý là ngành kinh tế du lịch. Giá trị tăng thêm của ngành du lịch đã tăng lên đáng kể, năm 2012 tăng 1,29 lần so với năm 2008. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng và cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Thời gian qua, thực trạng phát triển và chuyển dịch kinh tế cho thấy từ một tỉnh nông nghiệp (1995-2000), Vĩnh Phúc đã nhanh chóng trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (2008 - 2012). Tuy nhiên, trong từng ngành, từng lĩnh vực cũng còn một số tồn tại sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh hơn mức dự kiến. Năm 2000, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của tỉnh mới chiếm chưa đến 40%, thì từ 2012 đến nay đã tăng lên trên 54,63%.

Tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh thời gian gần đây có xu hướng tăng chậm, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Lĩnh vực kinh tế dịch vụ du lịch còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh (Năm 2008 chiếm 2,35% thì sau 5 năm phát triển có những bước phát triển nhanh nhưng vẫn chỉ tăng lên 3.46% vào năm 2012). Kinh tế công nghiệp phát triển cao thường gắn với sự phát triển mạnh của khối dịch vụ. Tuy nhiên, do Vĩnh Phúc có xuất phát điểm thấp, dân số nông nghiệp còn chiếm tới gần 90%, do đó nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân còn thấp, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm du lịch cũng như việc đầu tư cho hoạt động tuyên truyền quảng bá

và phát triển sản phẩm còn thấp nên việc thu hút khách du lịch đến cũng còn nhiều hạn chế, do đó ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch phát triển không theo kịp công nghiệp nên tỷ trọng ngành khó có thể đạt (10 -11)% vào năm 2015 như mục tiêu dự báo.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)