Những thách thức

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)

- Bối cảnh khách quan: nước ta chịu những tác động tiêu cực của tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp suy thoái kinh tế, một số quốc gia bất ổn về chính trị, biến đổi khí hậu... ảnh hưởng đến thu nhập và tâm lý khách du lịch ở các thị trường nguồn, dẫn đến việc chi tiêu cho du lịch giảm.

- Công tác đầu tư, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử chưa đạt yêu cầu, tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý diễn ra ở nhiều vùng, địa phương trong cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc , tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững.

- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt trong khi đó khả năng cạnh tranh của du li ̣ch Viê ̣t Nam, trong đó có Vĩnh Phúc còn rất ha ̣n chế.

- Phát triển du lịch trong phạm vi cả nước thiếu sự phối hợp gắn kết liên vùng, liên ngành trong viê ̣c tổ chức khai thác tài nguyên du li ̣ch , phát triển sản phẩm du lịch… làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn ngành.

- Chất lươ ̣ng di ̣ch vu ̣ , chất lượng sản phẩm du li ̣ch còn thấp do thiếu chiến lươ ̣c tầm nhìn dài hạn làm cơ sở cho đầu tư đồng bô ̣ và hiê ̣u quả . Những sản phẩm đă ̣c trưng nổi trô ̣i cho s ản phẩm của du lịch Vĩnh Phúc chưa được khai thác và phát huy hiê ̣u quả.

- Quản lý và khai thác tài nguyên du li ̣ch còn nhiều bất câ ̣p.Viê ̣c đầu tư để khai thác tài nguyên du lịch còn hạn chế thiếu đồng bộ , thiếu vốn, đầu tư còn dàn trải

- Trình độ dân trí tuy đã có sự cải thiê ̣n đáng kể nhưng chưa đồng đều , điều này đã ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch tại các khu du lịch . Người dân nói chung chưa có ý thức về viê ̣c phát triển du li ̣ch và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. - Hoạt động du lịch mang tính mùa vụ cao chưa có giải pháp phù hợp làm ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng du li ̣ch.

Những thách thức nêu trên đang trở thành lực cản cho sự phát triển du li ̣ch của tỉnh nhà . Vì lẽ đó , Vĩnh phúc cần có chủ trương chính sách tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch nhằm phát triển du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tương xứng với vi ̣ thế tiềm năng du li ̣ch của tỉnh.

3.2. Quan điểm phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020 3.2.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển bền vững:

Phát triển du lịch bền vững đặt du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn dài hạn, khai thác có hiệu quả tiềm năng đó là sự phát triển du lịch đi đôi với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có chiến lược quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội từ đó cụ thể hóa bằng các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp: việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn

được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường văn hóa xã hội, hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mỹ tục.

- Để phát triển bền vững du lịch đòi hỏi giải pháp đồng bộ các yếu tố: cơ quan quản lý Nhà nước, nhà kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương và hướng dẫn viên trong đó hướng dẫn viên có vai trò kết nối và quảng bá du lịch.

- Phát triển toàn diện:

Du li ̣ch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nô ̣i dung văn hóa sâu sắc , có tính liên ngành, liên vùng và xã hô ̣i hóa cao, cần đảm bảo các yêu cầu:

Mô ̣t là: Phát triển du lịch Vĩnh Phúc phải đặt trong mối quan hệ chặ t chẽ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng... đặc biệt là kết nối quan hệ với các địa phương thuộc vùng Thủ đô nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú hấp dẫn khách du lịch.

Hai là: Các định hướng phát triển d u li ̣ch của tỉnh phải phù hợp với quy hoa ̣ch tổng thể phát triển kinh tế xã hô ̣i của tỉnh , quy hoa ̣ch phát triển du li ̣ch vùng Bắc Bộ và cả nước.

Ba là: Phát triển du lịch phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên qu an đă ̣c biê ̣t về cơ sở ha ̣ tầ ng đầu tư , môi trường, sự đồng bộ của các chủ thể tham gia Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Bốn là: phát triển đồng bộ từ hạ tầng, sản phẩm, môi trường, các nguồn lực phát triển từ chiến lược quy hoạch chính sách đến các dự án triển khai.

3.2.2. Dự báo các chỉ tiêu phat triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020

Trên cơ sở số liê ̣u thống kê mô ̣t số chỉ tiêu du li ̣ch Vĩnh Phúc giai đoa ̣n 2008- 2012 cùng với những phân tích về cơ hội, thách thức thuâ ̣n lợi khó khăn ph át triển du li ̣ch trong thời gian tới , dự báo các chỉ tiêu phát triển du li ̣ch của tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Khách du lịch:

Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến Vĩnh Phúc thời kỳ đến 2020

Loại khách Hạng mục 2015 2020

Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn) 76 120

Ngày lưu trú trung bình 2,5 3,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 190 360

Khách nội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 2.250 2.850

Ngày lưu trú trung bình 1,6 2,0

Tổng số ngày khách (ngàn) 3.600 5.750

Nguồn: - Dự báo của các chuyên gia Viện NCPT Du lịch.

- Dự báo về chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư trong du lịch

Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tƣ cho du lịch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2011 - 2015 và 2016 - 2020 (Theo giá so sánh 1994) Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2020 1. Tổng giá trị GDP của tỉnh Vĩnh Phúc (1) Tỷ đồng VN 22.387,0 41.055,0 2. Tổng GDP của ngành du lịch Vĩnh Phúc Tỷ đồng VN 809,6 1.651,1 3. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh % 3,6 4,0 4. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Tỷ đồng VN 1.303,5 2.356,2

Nguồn : - (1) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (phương án chọn).

- Các số liệu còn lại: Dự báo của các chuyên gia Viện NCPT Du lịch.

- Dự báo về nhu cầu khách sạn

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu khách sạn của Vĩnh Phúc thời kỳ đến 2020

Đơn vị tính: Phòng

Nhu cầu khách sạn 2015 2020

Nhu cầu cho khách quốc tế 450 800

Nhu cầu cho khách nội địa 2.250 3.200

Cộng 2.700 4.000

Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) 60 65

Nguồn: - Dự báo của các chuyên gia Viện NCPT Du lịch.

- (*) Số liệu hiện trạng của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.

- Nhu cầu lao động:Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,6 - 1,8 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo 2 lao động gián tiếp), tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Vĩnh Phúc thời kỳ đến 2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Vĩnh Phúc thời kỳ đến 2020

Đơn vị: Người

Loại lao động 2015 2020

Lao động trực tiếp trong du lịch 1.090 1.600 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.500 3.200

Tổng cộng 3.590 4.800

Nguồn: Tính toán dự báo của các chuyên gia Viện NCPT Du lịch.

Với nhu cầu lao động như trên, Vĩnh Phúc cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho các thời kỳ phát triển.

3.3. Một số giải pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc

- Giải pháp đầu tư phát triển du lịch, nâng cao chất lướng sản phẩm du lich

Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn; trước mắt

ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư quy hoạch phát triển, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; khuyến khích hỗ trợ các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT… Nâng cao vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch di sản, môi trường thân thiện mến khách, tìm hình thức thích hợp để cuốn hút du khách tham gia vào đời sống cộng đồng và nâng cao trách nhiệm người dân bảo vệ di sản.

- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian, đấu giá quyền sử dụng đất …

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (minh bạch công khai về thủ tục hành chính các cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế, về tín dụng) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch...

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của Vĩnh Phúc là du lịch nghỉ dưỡng núi; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch làng quê... Những sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm:

- Du lịch cuối tuần và du lịch nghỉ dưỡng: tại các khu vực Tam Đảo, Đại Lải và trong tương lai là Vân Trục, Bò Lạc

- Du lịch lễ hội, tín ngưỡng: Tây Thiên, Thiền viện, hội chọi trâu - Du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Tam Đảo

- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử: đình, đền, miếu mạo, di chỉ Đồng Đậu... - Du lịch tìm hiểu làng nghề: làng rắn Vĩnh Sơn, làng gốm, làng mộc ... - Du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi), vui chơi giải trí: các sân golf, trường đua, nhà thi đấu, casino.

- Du lịch kết hợp với mục đích thương mại: Vĩnh Yên, Phúc Yên - Du lịch hội nghị hội thảo nghiên cứu: Tam Đảo, Đại Lải.

Để có được những sản phẩm du li ̣ch đa da ̣ng , đô ̣c đáo ta ̣o đă ̣c trưng riêng cho Tỉnh cần phải có sự liên kết hợp tác liên vùng, liên ngành trong phát triển du li ̣ch để kết nối tour du li ̣ch, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng , chuyên biê ̣t cho điểm đến du l ịch của tỉnh, giảm giá tour, nâng cao khả năng ca ̣nh tranh, thu hút khách du li ̣ch.

Đối với du lịch tâm linh cần liên kết với các tỉnh là Hà Nội và Phú thọ nhằm kết nối tour du li ̣ch đă ̣c trưng mang tính liên vùng.

Đối với du li ̣ch sinh thái và du li ̣ch nghỉ dưỡng , du li ̣ch thể thao ma ̣o hiểm , để tạo tính chuyên biê ̣t đô ̣c đáo hấp dẫ n du khách cần có sự liên kết các điểm du lịch như Điểm du lịch Tam Đảo với Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên

Để du li ̣ch làng nghề phát triển tỉnh cần có chính sách liên kết giữa các ngành như ngành du li ̣ch, nông nghiê ̣p, thương ma ̣i, dược phẩm để ta ̣o ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính chuyên biệt của từng làng nghề . VD sản phẩm được làm từ rắn như các loa ̣i thuốc , rượu, các món ăn bổ dưỡng có giá trị cao phục vụ cho khách du lịch đây thực sự là mô ̣t lợi thế của tỉnh còn đang ở dạng tiềm năng chưa đươ ̣c khai thác.

- Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Vĩnh Phúc trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Vĩnh Phúc.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về Du lịch Vĩnh Phúc, về tiềm năng - đất nước và con người Vĩnh Phúc cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Vĩnh Phúc tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế các đại sứ quán, Việt kiều để xúc tiến quảng bá du lịch Vĩnh Phúc hiệu quả. Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế cần quan tâm đúng mức đến hình thức quảng bá thông qua lễ hội: lễ hội Gióng, lễ hội Tây Thiên, lễ hội ẩm thực, chọi trâu.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)