trong thời gian qua
2.3.1. Những thuận lợi và thành quả đạt dƣợc
Vĩnh Phúc có tài nguyên du lịch tự nhiên độc đáo, đó là khu nghỉ mát Tam Đảo có khí hậu trong lành, mát mẻ, hàng năm thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan và nghỉ mát rất đông. Khu di tích danh thắng Tây Thiên thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu - vợ Vua Hùng thứ 6 đã đi vào huyền thoại trong lịch sử của dân tộc ta, nơi đây là quần thể di tích kiến trúc văn hoá nằm trải dài từ chân lên đỉnh núi Tam Đảo. Vườn Quốc gia Tam Đảo khu bảo tồn thiên nhiên với thảm thực vật phong phú, nơi lưu giữ hàng ngàn loại cây, động thực vật quí hiếm, thích hợp với loại hình du lịch sinh thái. Núi Sáng Sơn - Đồng Quế với Thác Bay, Thác Mưa, Hồ Vân Trực Hồ Bò Lạc - huyện Lập Thạch, Hồ Đại Lải - Phúc Yên. Khu di tích danh thắng Tây Thiên với quần thể Đền thờ cũng là một vùng núi non cao hùng vĩ với rừng cây xanh, thác nước trắng và dòng suối khi ẩn khi hiện tạo nên khung cảnh thơ mộng trữ tình đầy hấp dẫn, đây sẽ là điều kiện tuyệt vời để phát triển loại hình du lịch tham quan hay lễ hội tâm linh.
Tài nguyên du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc cũng khá phong phú đó là Tháp Bình Sơn, Chùa Hà Tiên, cụm Đình Tam Canh, Đền Bắc Cung, Đền Phú Đa, Đình Thổ Tang... Những tài nguyên du lịch phi vật thể như: lễ hội Tây Thiên, hội Kéo Song Hương Canh, Hội Chọi Châu Lập Thạch... góp phần làm đa dạng và phát triển các loại hình du lịch ở Vĩnh Phúc
Với những lợi thế về tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng trong những năm qua Tỉnh đã đạt những kết quả chủ yếu sau:
- Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên, năm 2012 tăng 2,15 lần so với năm 2005; trong đó Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2008-2012 đạt 1,06%/năm, khách du lịch nội địa tăng 6%/năm.
- Thu nhập từ dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao (năm 2012 thu nhập từ hoạt động du lịch thuần túy đạt 521,699 tỷ đồng, tăng 2.29 lần so với năm 2008), đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.
- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch; từng bước tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả tỉnh; tạo được nhiều việc làm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Tuy hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu, nhưng những cơ sở hiện có đang là những hạt nhân để nhân rộng và phát triển thành những quần thể du lịch, những khu phục vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh và vui chơi giải trí... và từ thực tế này, Vĩnh Phúc cũng dần xác định được hướng khai thác những tiềm năng du lịch như: du lịch sinh thái cao cấp, du lịch hội nghị - hội thảo và du lịch văn hóa - tín ngưỡng, hình thành một số khu du lịch như khu vực thị trấn Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc...
- Hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu từ phát triển có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí... đang từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Tỉnh.
- Công tác đầu tư đã được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn đầu tư đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc đã tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân Tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện với việc kết hợp với các cơ sở đào tạo trên cả nước để đào tạo lại và đào tạo bổ sung nguồn nhân lực.
Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
- Tỉnh đã sớm xác định Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh đó, Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bước đầu đã có được sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện thị trong Tỉnh - đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.
- Cơ sở hạ tầng du lịch của Vĩnh Phúc đang được nâng cấp. Hệ thống giao thông khá đồng bộ và thuận tiện, đầy đủ đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển với tốc độ khá nhanh. Mạng lưới bưu điện phát triển rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh, triển khai được các dịch vụ cần thiết dáp ứng nhu cầu của nhân dân nói chung và du khách nói riêng.
- Trong những năm gần đây, nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của du lịch được nâng lên cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch của địa phương. Để tận dụng được tiềm năng của tỉnh phát triển du lịch Vĩnh Phúc thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là mối quan tâm hàng đầu của địa phương. Những năm gần đây tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư vào ngành du lịch, tập trung vào quy hoạch và mở các điểm, tuyến du lịch tiềm năng.
2.3.2. Những yếu kém, tồn tại:
- Tuy có bước phát triển khá nhưng du lịch - dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như vai trò của một ngành kinh tế động lực; và còn thấp so với một số địa phương được xem là đô thị du lịch trong nước; tuy lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng cao qua các năm và một số sản phẩm du lịch chất lượng cao có bước phát triển, song so với các địa phương như thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… thì lượng khách đến Vĩnh Phúc vẫn còn thấp, đă ̣c biê ̣t là khách quốc tế, các dịch vụ du lịch chất lượng cao còn ít.
- Việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng. Các doanh nghiệp được giao quản lý khai thác các danh lam thắng cảnh hầu như chỉ khai thác sản phẩm có sẵn của thiên nhiên mà chưa quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp tôn tạo.
- Có thể nói, du lịch Vĩnh Phúc hiện nay đang ở mức độ cạnh tranh thấp so với các tỉnh lân cận; sản phẩm, dịch vụ du lịch tuy có chuyển biến, song chất lượng chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Sự nghèo nàn đối với các sản phẩm vui chơi giải trí về đêm và vào mùa mưa vẫn chưa được khắc phục. Các khu, điểm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ, trùng lắp. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh trong kinh doanh du lịch chưa được khắc phục có hiệu quả.
- Môi trường du lịch (môi trường cảnh quan, môi trường kinh doanh du lịch, môi trường xã hội) tuy có được cải thiện nhưng một số lĩnh vực đã xuống cấp; Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá còn hạn chế.
- Các dự án đăng ký đầu tư vào du lịch được triển khai còn chậm (bên cạnh nguyên nhân do nhà đầu tư, còn có nguyên nhân do thủ tục hành chính, công tác đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư và xác định giá đất); quy mô các dự án đầu tư còn nhỏ lẻ, suất đầu tư thấp và chất lượng dịch vụ chưa cao.
- Nguồn nhân lực du lịch của Vĩnh Phúc phần lớn là chưa được đào tạo cơ bản. Đa số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch lại không có nghiệp vụ chuyên ngành du lịch, trình độ ngoại ngữ yếu. Với tình trạng này thì khó có thể tham mưu một cách tốt nhất trong việc hoạch định chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Với trình độ chuyên môn nghiệp vụ như hiện nay thì công tác quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch bảo vệ và phát triển bền vững ngành du lịch không tránh khỏi hiệu quả thấp.
- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch còn thụ động trong công tác xúc tiến quảng bá, khai thác khách. Việc tự quảng bá, xúc tiến du lịch khai thác khách của các doanh nghiệp, người kinh doanh du lịch còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp cũng như của toàn ngành du lịch Vĩnh Phúc còn thấp.
- Chương trình trọng tâm và các công trình trọng điểm về du lịch triển khai còn chậm so với yêu cầu. Tuy thu hút được một số lượng rất lớn dự án đầu tư nhưng
số dự án triển khai thực tế còn rất ít. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
- Nguyên nhân chủ quan
+ Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế: việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trường đầu tư, trong đó có năng lực xây dựng thẩm định, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ triển khai các dự án.
+ Hầu hết các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch đều đang trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh, phát huy hiệu quả đầu tư trong thời gian tới. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đầu tư du lịch gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch.
+ Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tuy đã cải thiện tích cực, song về thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa hợp lý, thiếu rõ ràng nên chưa thực sự tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, trình độ sản phẩm, công nghệ cao đa dạng và quản lý hiện đại để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn nhiều bất cập, còn tình trạng chồng chéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý giữa ngành và lãnh thổ.
+ Việc kết nối du lịch của tỉnh với các tỉnh trong vùng đặc biệt là các tỉnh thành phố có tiềm năng về du lịch chưa được quan tâm bằng cơ chế phối hợp liên kết để thực hiện các sản phẩm trong chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu của khách.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng như: khủng khoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành du lịch.
+ Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nước ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.
- Tính mùa vụ của du lịch thể hiện khá rõ nét. Vào các dịp Lễ, Tết, mùa hè khách đến nhiều, với số lượng lớn, trong khi đó mùa thấp điểm (mùa mưa) khách đến không nhiều, “cung” lớn hơn “cầu”, nên xảy ra một số tiêu cực trong kinh doanh như: phá giá, “cò mồi”…
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư thỏa đáng.
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
3.1. Đánh giá cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch Vĩnh phúc 3.1.1. Những cơ hội 3.1.1. Những cơ hội
- Bối cảnh quốc tế thuận lợi: nhu cầu du lịch tăng mạnh. Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương được dự báo là khu vực sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, đứng thứ hai trên thế giới tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.
- Chính sách đổi mới và hội nhập Quốc tế của Đảng và Nhà nước . Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội vị thế của Việt Nam được nâng cao, một số danh lam thắng cảnh về vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển, trên bình diện quốc gia và từng địa phương.
- Du lịch là một trong những ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển được Đảng và Nhà nước quan tâm thông qua chiến lược quy hoạch và chính sách phát triển.
- Vĩnh Phúc có nền văn hóa đặc sắc, có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống đang sở hữu những điều kiện vô cùng huận lợi để phát triển du lịch .
3.1.2. Những thách thức
- Bối cảnh khách quan: nước ta chịu những tác động tiêu cực của tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp suy thoái kinh tế, một số quốc gia bất ổn về chính trị, biến đổi khí hậu... ảnh hưởng đến thu nhập và tâm lý khách du lịch ở các thị trường nguồn, dẫn đến việc chi tiêu cho du lịch giảm.
- Công tác đầu tư, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử chưa đạt yêu cầu, tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý diễn ra ở nhiều vùng, địa phương trong cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc , tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm mục đích phát triển du lịch bền vững.
- Cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt trong khi đó khả năng cạnh tranh của du li ̣ch Viê ̣t Nam, trong đó có Vĩnh Phúc còn rất ha ̣n chế.
- Phát triển du lịch trong phạm vi cả nước thiếu sự phối hợp gắn kết liên vùng, liên ngành trong viê ̣c tổ chức khai thác tài nguyên du li ̣ch , phát triển sản phẩm du lịch… làm giảm khả năng cạnh tranh của toàn ngành.
- Chất lươ ̣ng di ̣ch vu ̣ , chất lượng sản phẩm du li ̣ch còn thấp do thiếu chiến lươ ̣c tầm nhìn dài hạn làm cơ sở cho đầu tư đồng bô ̣ và hiê ̣u quả . Những sản phẩm đă ̣c trưng nổi trô ̣i cho s ản phẩm của du lịch Vĩnh Phúc chưa được khai thác và phát