2.2.1. Hiện trạng khách du lịch:
Mặc dầu là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu là khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và chỉ tập trung ở các khu du lịch như Tam Đảo, Đại Lải... lượng khách còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch Vĩnh Phúc đã có bước chuyển mình quan trọng.
Địa bàn hoạt động du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng; hệ thống các cơ sử lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư phát triển đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc. Đặc biệt trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng trung bình năm đạt 4,5% đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Vĩnh Phúc.
Số lượt khách đến Vĩnh Phúc hàng năm đều tăng, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách du lịch còn chưa cao, do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.
Bảng 2.1. Lƣợng khách du lịch đến Vĩnh Phúc thời kỳ 2008 - 2012
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
2008 1.554.000 1.529.650 24.350
2009 1.631.300 1.608.700 23.000
2010 1.713.300 1.689.600 23.700
2011 1.789.900 1.724.200 24.700
2012 1.852.900 1.727.500 25.400
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
- Khách quốc tế
+ Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua (2008 - 2012) tăng trưởng đều, trung bình hàng năm tăng 1,06%, nhưng không có sự đột biến lớn. Như vậy khẳng định rằng, các điểm du lịch ở Vĩnh Phúc vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.
Bảng 2.2. Khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
Khách QT Lượt khách 24.400 23.000 23.700 24.700 25.400
Tỷ lệ so với tổng % 1,57 1,41 1,38 1,38 1,37
Tổng số Lượt khách 1.554.000 1.631.300 1.713.300 1.789.900 1.852.900
Ngày khách trung bình ngày 1,9 2,1 2,0 2,0 2,1
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Kết quả phân tích thị trường trong 5 năm trở lại đây (2008-2012) cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc gồm:
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc, phân theo thị trƣờng giai đoạn đến 2012
TT Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 1. Khách Quốc tế Lượt người 24.400 23.000 23.700 24.700 25.400 2. Các thị trường chính 2.1. Bắc Mỹ % 17% 16% 17% 15% 16% 2.2. Đông Nam Á % 58% 60% 58% 60% 59% 2.3. Các quốc tịch khác % 25% 25% 25% 25% 25%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Như vậy, thị trường khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc chủ yếu vẫn là khách từ các nước Đông Nam Á, trung bình hàng năm chiếm tơi 59% tổng lượng khách quốc tế dến vĩnh phúc. Trong thời gian tới ngành du lịch tỉnh cần tập trung nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm nhu cầu của thi trường này nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch.
So sánh lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng KTTĐ Phía Bắc:
Bảng 2.4. Khách quốc tế đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, giai đoạn đến 2012
Đơn vị: Ngàn lượt khách Địa phƣơng 2008 2009 2010 2011 2012 Hà Nội* 1.213,2 1.167,0 1.430,0 1.886,8 2.100,0 Quảng Ninh 1.100,0 1.150,0 1.437,1 2.075,5 2.200,0 Hải Phòng 520,00 606,5 668,6 727,06 741,288 Hải Dương 51,00 60,00 59,82 60,89 75,82 Hưng Yên 0,597 1,26 1,30 1,5 1,56 Vĩnh Phúc 24,40 23,00 23,70 24,70 25,40 Bắc Ninh 4,00 4,50 4,80 5,1 5,3 Toàn vùng 2.913,197 3.012,26 3625,32 4780.05 5049,368
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Ta thấy lượng khách du lịch đến với Vĩnh Phúc còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 0,63% (chỉ cao hơn Bắc Ninh 0,11% và Hưng Yên 0,03%), nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Nguyên nhân là do Vĩnh Phúc là tỉnh tập trung nhiều nguồn tài nguyên có giá trị như Khu nghỉ mát Tam Đảo, sân golf Tam Đảo và Đầm Vạc ... và đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như các làng nghề truyền thống gốm Hương Canh, mộc Thanh Lãng, mộc Bích Chu, rèn Lý Nhân, đá Hải Lựu, rắn Vĩnh Sơn; các lễ hội truyền thống và các làn điệu dân ca độc đáo như hát xoan, hát trống quân, hát soọng cô (lối hát giao duyên của dân tộc Sán Dìu)... Nhìn chung, các điểm tài nguyên trên địa bản tỉnh đều còn ở dạng tiềm năng, nên trong tương lai nếu có chiến lược đầu tư thích hợp đó sẽ là thế mạnh của du lịch Vĩnh Phúc.
- Loại khách du lịch phân theo mục đích: Theo số liệu của Sở VH, TT và DL thì khách quốc tế đến Vĩnh Phúc với mục đích du lịch - nghỉ dưỡng thuần túy là 45,5%, với mục đích thương mại trung bình chiếm 13,5%; với mục đích thăm thân chiếm 10%; còn lại là các mục đích khác.
Xem xét những nhu cầu, thị hiếu của khách và xu hướng trong tương lai để định hướng thị trường. Ví dụ như Tam Đảo có đầy đủ điều kiện tự nhiên để phát
triển du lịch sinh thái. Hiện tại tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể là bao nhiêu lượng khách đi du lịch với loại hình này nhưng trong tương lai có thể phát triển loại hình này nhằm thu hút, hấp dẫn khách đến nhiều hơn. Đó là ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh khác, các khu du lịch khác.
Bảng 2.5. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc phân theo mục đích chuyến đi, giai đoạn đến năm 2012
TT Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
1. Khách Quốc tế Lượt người 24.400 23.000 23.700 24.700 25.400
2. Các mục đích chính
2.1. - DL thuần thuý % 45% 46% 45% 46% 45%
2.2. - Thương mại % 10% 15% 12% 15% 13%
2.3. - Thăm thân % 10% 10% 11% 10% 10%
2.4. - Mục đích khác % 35% 30% 32% 29% 32%
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
- Ngày khách lưu trú trung bình: Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn tương đối dài, trung bình khoảng 1,9 - 2.1 ngày. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Vĩnh Phúc có khu nghỉ dưỡng Tam Đảo tương đối gần với Hà Nội, điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thường nghỉ ở Vĩnh Phúc vào các dịp lễ, nghỉ cuối tuần và chủ yếu là khách nghỉ qua đêm.
- Khách nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 98,45% tổng lượng khách đến. Ngoài Tam Đảo là nơi tập trung thu hút khách, còn có Đại Lải, Tây Thiên cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại thuận tiện, gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ 2008 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 3,5%.
Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận... ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Vĩnh Phúc chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn và đặc biệt là du lịch nông thôn... phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước. Điều đó có cũng nghĩa
rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Vĩnh Phúc.
Bảng 2.6. Khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc, giai đoạn đến 2012
Đơn vị: Ngàn lượt khách Hạng mục Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 Khách NĐ Lượt khách 1.529,6 1.608,7 1.689,6 1.724,2 1.727,5 Tỷ lệ so với tổng % 98,43 98,61 98,62 95,85 93,23 Tổng số Lượt khách 1.554,00 1.631,30 1.713,30 1.789,90 1.852,90 Tổng số ngày khách ngày 3.059,2 3.3792 3.1035 6 3.455 3.056,5 3.379,2 3.103,56 3.455,0
Ngày lưu trú trung bình ngày 1,8 1,7 1,9 1,9 1,8
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Bảng 2.7. Cơ cấu thị trƣờng khách du lịch nội đến Vĩnh Phúc, phân theo thị trƣờng giai đoạn đến 2010
TT Năm Đơn vị 2008 2009 2010 2011
1. Tổng số khách Nội địa Lượt người 1.529.600 1.608.700 1.689.600 1.724.200
2. Các thị trường chính 2.1 - Hà nội % 45% 45% 45% 46% 2.2 - Các tỉnh Bắc Bộ khác % 20% 20% 20% 20% 2.3 - Huế- Đà Nẵng % 10% 10% 10% 10% 2.4 - Các tỉnh Bắc Trung Bộ khác % 15% 15% 15% 14% 2.5. - Tp. Hồ Chí Minh % 5% 5% 5% 5% 2.6. - Các tỉnh Nam Bộ khác % 5% 5% 5% 5%
3. Phân theo mục đich chuyến đi
3.1. - Du lịch thuần tuý % 45% 45% 46% 48%
3.2. - Du lịch thăm thân % 9% 10% 12% 11%
3.3. - Thương mại % 10% 10% 8% 9%
3.4. - Mục đích khác % 36% 35% 34% 32%
Bảng trên cho thấy khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc thường là khách đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, công tác..., năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là vào thời điểm của các lễ hội như lễ hội Tây Thiên, lễ hội Chọi Trâu, hội Kéo Song... Tuy nhiên thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn, do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ.
So sánh lượng khách du lịch nội địa đến Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng KTTĐ Phía Bắc:
Bảng 2.8. Khách nội đến các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: Ngàn lượt khách Địa phƣơng 2008 2009 2010 2011 2012 Hà Nội* 7.375,0 8.333,6 9.582,9 10.368,5 11.300 Quảng Ninh 1.336,1 1.509,7 1.735,4 2.127.6 2.420,5 Hải Phòng 3.410,9 3.854,4 4.432,1 4.523,2 4654,6 Hải Dương 279,3 315,3 362,3 374,2 379,4 Hưng Yên 33,1 37,3 42,6 45,2 46,4 Vĩnh Phúc 1.529,6 1.608,7 1.689,6 1.724,2 1.727,5 Bắc Ninh 77,6 88,0 101,2 112,6 128,5 Toàn vùng 13.956,2 15.770,5 18.136,7 19.275,5 20656,9
Ghi chú: * Số liệu của Hà Nội đã bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ
Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Nhận xét chung: Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Ngoài khách nội địa là lượng khách chủ yếu, thường xuyên của tỉnh, thì cũng cần nhấn mạnh đến vai trò của khách quốc tế. Vĩnh Phúc có thể mở mang, phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch núi, du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch nghiên cứu... để thu hút khách du lịch, phát triển thành khu du lịch, nghỉ dưỡng quan trọng trên phạm vi cả nước.
2.2.2. Hiện trạng thu nhập và giá trị gia tăng (GDP) du lịch
- Thu nhập du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nước thành viên về thu nhập du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nước khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chương trình du lịch chưa tập hợp được đầy đủ và chính xác. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp v.v..., nhưng nguồn thu này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng chưa hợp lý. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế chưa được đầy đủ và chuẩn xác.
Bảng 2.9. Hiện trạng thu nhập từ du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn đến 2012
Năm Thu nhập du lịch (Triệu đồng) Cơ cấu thu nhâ ̣p (%)
Tổng số Quốc tế Nội địa Tổng số Quốc tế Nội địa
2008 620.000 153.000 467.000 100,00 25 75
2009 683.600 186.223 497.377 100,00 27 73
2010 710.900 199.502 511.398 100,00 28 72
2011 738.900 126.003 512.897 100,00 17 83
2012 806.600 163.454 543.146 100,00 20 80
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc, thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2008 toàn ngành du lịch thu được 620 tỷ đồng, năm 2012 toàn ngành thu được 806,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình về doanh thu du lịch giai đoạn 2008 - 2012 đạt 6,8%/năm.
Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch tiến hành năm 2010 tại một số
điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Vĩnh Phúc, bình quân chi tiêu của khách du lịch:
Bảng 2.10. Chi tiêu bình quân ngày của khách du lịch đến vĩnh phúc năm 2010
Đơn vị:1000 đồng
Chỉ tiêu Thuê
phòng
Ăn uống
Đi lại Thăm
quan Mua sắm Giải trí khác Tổng cộng Khách quốc tế 300 250 150 120 94.74 102.47 86.62 1103.83 Khách nội địa 158.000 95.67 66.12 34.67 55.64 49.76 38.16 499.02
Chi tiêu của k hách du lịch quốc tế là 1.103.830 VND/ngày/người. Trong đó khách quốc tế chi 300.000VND cho dịch vụ lưu trú; 250.000VND cho ăn uống; 150.000VND cho vận chuyển đi lại; 120.000VND cho hoạt động tham quan...
Khách du lịch nội địa chi 304.110 VND/ngày/người. Trong đó chi trung bình 158.000 VND cho dịch vụ lưu trú; 95.670 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác.
Nhìn chung, chi tiêu của khách chủ yếu cho dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tới 50% tổng mức chi tiêu, chi cho mua sắm và giải trí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi tiêu của khách điều này cho thấy các dịch vụ giải trí của địa phương còn nghèo nàn không phong phú chủ yếu tập chung vào các dịch vụ chuyền thống gía trị gia tăng thấp, bên cạnh đó các mặt hàng nưu niệm gần như không có mặt hàng mang đặc trưng riêng của vùng, đia phương nơi đến chủ yếu là các hàng nưu niệm có suất xứ từ Trung Quốc.
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch tại cộng đồng còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Chủng loại, kiểu dáng các sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng và chất lượng chưa cao để hấp dẫn khách du lịch. Trong khi đó các công ty du lịch lại chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Hai bộ phận doanh nghiệp và cộng đồng hoạt động một cách riêng lẻ, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Cùng với đó, các cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; chưa có các
chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề; sự mất dần các giá trị truyền thống của các cộng đồng và thay vào đó là đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê. Sự xuống cấp nghiêm trọng của các điểm di tích lịch sử, các làng nghề bị mai một dần. Thực trạng và những hạn chế này đang làm lãng phí một nguồn tài nguyên du lịch quý giá của địa phương. Phát triển du lịch bền vững đang là đòi hỏi