Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40)

a. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

Vị trí địa lí

Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Vĩnh Phúc nằm trên tuyến quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và nằm kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang được nâng cấp mở rộng lên quy mô 4 triệu khách vào năm 2000 và 9 triệu khách vào năm 2010, định hướng lâu dài là 15 triệu lượt khách/năm.

Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Vĩnh Phúc là nằm kề với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Lợi thế này cho phép Vĩnh Phúc tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch.

Địa hình

Vĩnh Phúc là tỉnh vừa thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vừa thuộc địa bàn đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, đi ̣a hình được phân ra 3 vùng : miền núi, đồng bằng và miền Trung du.

Phía Đông Bắc của tỉnh là dãy núi Tam Đảo nổi tiếng của Việt Nam, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc với Tuyên Quang và Thái Nguyên. Dãy Tam Đảo chạy dài khoảng 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với hơn 10 đỉnh cao trên dưới 1.400m trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo (1592m), ngoài ra còn có các đỉnh

cao khác như Thạch Bàn (1388m), Thiên Thị (1376m), Phù Nghĩa (1300m) nối liền với nhau như 3 hòn đảo. Đoạn cuối dãy núi hạ thấp đột ngột, tới đầu Sóc Sơn độ cao chỉ còn 600m. Cách Tam Đảo khoảng 10 km về phía Tây Bắc là khu danh thắng Tây Thiên với độ cao trung bình gần như Tam Đảo (900m). Ở phía Bắc của tỉnh, gắn vào dãy núi Tam Đảo có một dãy núi thấp trên đất huyện Lập Thạch với đỉnh cao nhất là 663m, thường được gọi là khu vực Núi Sáng - Thác Bay. Nơi đây là căn cứ địa của nghĩa quân Đề Thám trước kia.

Khí hậu

Lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực khí hậu gió mùa chí tuyến, có mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 - 24oC. Riêng vùng Tam Đảo khí hậu mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình khoảng 18oC. Tháng giêng là tháng lạnh nhất, nhiệt độ thường dưới 18oC (Tam Đảo trên dưới 11oC). Tháng nóng nhất là tháng 7. Vào mùa hạ số tháng có nhiệt độ trên 25oC là 6 tháng. Tuy nhiên ở Tam Đảo quanh năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC.

Thuỷ văn

Trên lãnh thổ của tỉnh có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng rất nhiều con sông nhỏ khác như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và các chi lưu cũng như hệ thống các kênh đào là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt cũng như giao thông đi lại.

Ngoài hệ thống sông ngòi như đã nói ở trên Vĩnh Phúc còn có một hệ thống các hồ, đầm, ao phong phú như đầm Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Bò Lạc, Xạ Hương, đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh... có thể vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu nước cũng như có giá trị cho du lịch.

Theo các số liệu điều tra, nước ngầm của Vĩnh Phúc có tiềm năng khá lớn có thể đạt tới hàng triệu m3 trong một ngày đêm.

Tài nguyên sinh vật

Vĩnh Phúc ngoài địa thế, khí hậu mát mẻ nổi tiếng, phù hợp với sức khoẻ của con người, Vĩnh Phúc còn nổi tiếng với vườn quốc gia Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo có diện tích tự nhiên 36.883 ha, trong đó có trên 23.000 ha rừng. Quần hệ thực vật rừng phong phú với 490 loài bậc cao, thuộc 334 chi và 130 họ. Rừng có

nhiều loại cây quí hiếm như Pơ Mu, Sam Bông, Kim Giao, Lát hoa, Lim xanh, Đỗ Quyên, Sến mật, Thông tre... Hệ động vật rừng cũng rất phong phú với 281 loại động vật khác nhau trong đó có nhiều loài quí hiếm có giá trị kinh tế cao vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học như voọc đen má trắng, cheo cheo, cá lóc Tam Đảo, gà lôi trắng, gà tiền...

Ngoài động thực vật rừng ra, Vĩnh Phúc còn trồng nhiều cây ăn quả như vải nhãn, cây lương thực như lúa, hoa màu... cũng như có nguồn cá tôm phong phú trên các sông, đặc biệt là loài cá anh vũ rất nổi tiếng.

b.Tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử văn hoá:

Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế...

Toàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích lịch sử, văn hoá; trong đó đã xếp hạng cấp Quốc gia 228 di tích, nhiều di tích có giá trị như: Tháp Bình Sơn – Lập Thạch được xây dựng từ thế kỷ XIII, đền thờ Trần Nguyên Hãn – Lập Thạch, cụm Đình Hương Canh, Đình Thổ Tang … Đặc biệt là có nhiều di tích gắn với các khu danh thắng có sức thu hút du khách rất lớn như đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây là một di tích gắn với truyền thuyết về một danh tướng của Vua Hùng. Ngoài giá trị lịch sử, Tây Thiên còn là một vùng thắng cảnh với núi rừng, thác nước và suối đá ẩn hiện thơ mộng. Hoặc di tích núi Sáng với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục, tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng cảnh rất hấp dẫn.

* Một số di tích lịch sử văn hoá điển hình

Khu danh thắng Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc.

Đền thờ Tả Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch; Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên là một trong những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần.

Di chỉ Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc được phát hiện lần đầu năm 1962, khai quật lần thứ 6 năm 1999. Di chỉ này là di tích văn hoá quý hiếm của quốc gia.

Thiền viện trúc lâm Tây Thiên, tuy mới được xây dựng nhưng là một công trình lớn, tích hợp văn hóa Phật giáo từ nhiều đời.

Các lễ hội truyền thống:

Vĩnh Phúc có nhiều lễ hội truyền thống, có thể được nghiên cứu tổ chức khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch. Hàng năm ở Vĩnh Phúc có tới hàng trăm lễ hội được tổ chức. Có thể chia lễ hội thành các loại hình sau:

+ Lễ hội tín ngưỡng: Thường là tín ngưỡng dân gian, thờ các thần thánh, như thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt động kinh tế như nông nghiệp, ngư nghiệp...

+ Các lễ hội lịch sử: Thường gắn với việc tưởng niệm các nhân vật lịch sử như lễ hội Tây Thiên, lễ hội Tam Đảo; lễ hội đền Bách Trữ... Đây là các lễ hội đáng chú ý và thu hút khá đông du khách.

* Một số lễ hội điển hình

Lễ hội Tây Thiên; lễ hội chọi trâu Hải Lựu; lễ hội kéo song Hương Canh; lễ hội leo cầu bắt trạch Tứ Trưng; lễ hội cướp phết Bàn Giản…

Cũng như ở các địa phương các trong cả nước, phần lớn lễ hội đều diễn ra vào các tháng Giêng và tháng Hai. Vì vậy đây có thể coi là mùa lễ hội của Vĩnh Phúc.

Các sản phẩm thủ công truyền thống:

Ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, đặc sắc như làng rắn Vĩnh Sơn, nghề mộc ở làng Bích Chu (huyện Vĩnh Tường); nghề gốm gia dụng ở làng Hương Canh; nghề rèn ở Lý Nhân, tơ tằm ở Thổ Tang, nghề đá Hải Lựu, mây tre đan Triệu Xá.... Các làng nghề này đều nằm gần các tuyến điểm du lịch cho nên có thể tổ chức để du khách đến tham quan, đồng thời nghiên cứu một cơ cấu sản phẩm lưu niệm để phục vụ du khách.

Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch như ca múa nhạc dân tộc, các món ăn từ lâm thổ sản phong phú của địa phương mình...

Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có như cá anh vũ, xôi trứng kiến, đất đồng Cốc nướng chín… cùng với nhiều món ăn đặc trưng của các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan và các món dân dã hấp dẫn như vó cần, cá thính, nem chua, bánh hòn Hội Hợp.... Đây là các nét đặc trưng hấp dẫn có giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.

Tóm lại tài nguyên du lịch nhân văn Vĩnh Phúc khá phong phú và có giá trị phục vụ du lịch cao. Nếu đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý khai thác tốt, nguồn tài nguyên trên có thể đáp ứng du khách một chương trình tham quan phong phú, hấp dẫn.

c. So sánh tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc với các tỉnh tiếp giáp Hà Nội.

Để tạo lực hút đối với khách du lịch từ Hà Nội – trung tâm phân phối khách du lịch của miền Bắc thì các tài nguyên du lịch giữ vai trò quan trọng mang tính tiền đề. So với các tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế so sánh về tính đa dạng của tài nguyên du lịch, bao gồm cả các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.

 Về tính đa dạng của tài nguyên du lịch

Thực tế Vĩnh Phúc có vườn quốc gia với nhiều loài sinh vật đặc trưng, Có khu nghỉ dưỡng Tam Đảo quy mô lớn với đặc trưng khí hậu núi cao, Có nhiều hồ lớn, các điểm cảnh quan đẹp (thác nước, khe, hẻm núi…) với nhiều di tích lịch sử, đình chùa, công trình kiến trúc lâu năm, nhiều lễ hội, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

 Về tính đặc trưng của tài nguyên du lịch

Ngoài sự phong phú và đa dạng, tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc cũng có những nét đặc trưng riêng có thể thấy như sau:

Khu du lịch Tam Đảo của Vĩnh Phúc là khu nghỉ dưỡng đã được hình thành từ lâu với nét đặc trưng là khí hậu vùng núi cao cách Hà Nội không xa.

Khu di tích - danh thắng Tây Thiên là một quần thể các chùa, miếu, am… được xây dựng trên núi cao, trong khu cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đây cũng là điểm tài nguyên mang tính đặc trưng cao của du lịch Vĩnh Phúc vì cũng chỉ một vài địa phương trong cả nước có được những điểm du lịch có nét tương đồng (Chùa Hương - Hà Nội, Yên Tử - Quảng Ninh).

Các di chỉ khảo cổ, đình, miếu… trong số các di tích lịch sử văn hóa - tài nguyên du lịch nhân văn của Vĩnh Phúc cũng có những nét đặc trưng riêng.

d. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch và điều kiện tự nhiên - Thuận lợi

+ Vĩnh Phúc có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống giao thông tương đối phát triển cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và trong tương lai cả đường hàng không.

+ Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng kể cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn (các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, ẩm thực...).

+ Về tự nhiên, Vĩnh Phúc có một tiềm năng phong phú, đa dạng bao gồm cả sông ngòi, rừng, núi, hang động..., có nhiều nét đặc sắc với những thắng cảnh nổi tiếng. Đây là những điều kiện lý tưởng để Vĩnh Phúc có thể khai thác phát triển đa dạng các loại hình du lịch khác nhau như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, thể thao, leo núi.... Khu du lịch Tam Đảo cùng với những điểm di tích, danh thắng như Tây Thiên, Đầm Vạc, Vân Trục... là những điểm du lịch văn hoá sinh thái hấp dẫn.

+ Các di tích lịch sử văn hóa của Vĩnh Phúc có giá trị đặc sắc về mặt du lịch, đặc biệt là khu di tích thắng cảnh Tây Thiên, tháp Bình Sơn... Đây là những tài nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh.

+ Có lợi thế so sánh so với các tỉnh lân cận Hà Nội cả về sự đa dạng, tính đặc trưng và tính nổi trội của điểm du lịch “hạt nhân” để tạo sức hút mạnh mẽ đối với nguồn khách từ trung tâm phân phối khách Hà Nội.

- Thách thức

+ Vĩnh Phúc có điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Yếu tố này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất mùa du lịch. Các yếu tố khí hậu bất thường như dông bão, lũ lụt, gió mùa đông bắc... cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động du lịch.

+ Khoảng cách tương đối gần giữa Vĩnh Phúc và Hà Nội vì vậy khả năng lưu giữ khách qua đêm của Vĩnh Phúc không cao.

+ Mâu thuẫn lợi ích khai thác tài nguyên để phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái nếu không có giải pháp phù hợp.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với lợi thế về vị trí địa lí, chính sách thông thoáng, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, Vĩnh Phúc đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ổn định, cao hơn nhiều so với mức chung của toàn quốc.

Cụ thể:

Về phát triển kinh tế: Nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2008- 2012 đạt 14,25%, trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,5% /năm, công nghiệp - xây dựng tăng 11,4%/năm và dịch vụ tăng 24%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao đã đưa chỉ số GDP bình quân đầu người của Vĩnh Phúc tăng mạnh trong những năm qua, đạt 51,16 triệu vào năm 2012, gấp 2,5 lần so với năm 2008. Tính đến 2012, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, đây là thuận lợi cơ bản để phát triển du lịch. Năm 2012, bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đạt được các thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 49.306,6 tỷ đồng, đứng thứ 7 của cả nước, đứng thứ 3 ở miền bắc sau Hà nội, Hải phòng về giá trị sản xuất công nghiệp.

Về phát triển văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng: Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên. GDP bình quân đầu người ( theo giá thực tế ) năm 2012 đạt 51,16 trđ/người (tương đương 2520 USD). Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm. Chỉ số giá tiêu dùng đã được kiềm chế và giảm dần; an sinh xã hội được bảo đảm, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao có nhiều tiến bộ.

Về cơ cấu kinh tế, Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển rõ nét theo hướng Công Nghiê ̣p - Thương Mại , Dịch Vụ - Nông Nghiê ̣p. Tỷ trọng các khối này năm 2005 là (52,7-27,9-19,4) năm 2010 là (56,3-30,23-13,74) năm 2012 là (54,4- 32-13,6) dự kiến năm 2015 là (66-24-10). Chỉ số này cho thấy kinh tế Vĩnh Phúc đang phát triển và có định hướng đúng đắn nhằm khai thác thế mạnh của tỉnh và hướng tới nền kinh tế có năng suất, chất lượng và hàm lượng công nghệ, dịch vụ cao.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)