Quan niệm khai thác tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)

Khai thác tiềm năng du lịch là hoạt động huy động, sử dụng và liên kết các yếu tố của tiềm năng du lịch một vùng hoặc giữa các vùng để thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Quan điểm xuyên suốt trong khai thác tiềm năng du lịch chính là quan điểm phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu khai thác tiềm du lịch là nâng cao lợi ích kinh tế và mức sống của dân cư địa phương nơi đến du lịch. Bên cạnh đó, khai thác tiềm năng du lịch còn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nơi đến du lịch và thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác của địa phương. Muốn vậy khai thác tiềm năng du lịch phải được lợi ích lâu dài, đó chính là sự phát triển du lịch bền vững.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá việc khai thác tiềm năng du lịch cho một địa phƣơng.

- Lượng khách và tốc độ tăng lượng khách du lịch

Số lượng khách du lịch và tốc độ tăng lượng khách đến tham quan tại một địa phương phản ánh chính xác mức độ phát triển và là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển du lịch tại địa phương đó.

Thông qua khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng và vùng có hoạt động kinh doanh du lịch nói chung có điều kiện quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, của địa phương mình.

Tiêu chí này được xem xét ở các góc độ:

+ Số lượng khách du lịch đến với các điểm du lịch và tốc độ tăng lượng khách qua các năm là bao nhiêu?

+ Cơ cấu khách du lịch đến với các điểm du lịch như thế nào?

- Doanh thu từ du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP địa phương

Doanh thu du lịch của địa phương là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương phục vụ các nhu cầu của khách du lịch trong một thời gian nhất định (bao gồm cả khách du lịch trong nước và khách du lịch nước ngoài).

Ở tầm vĩ mô, sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch được đánh giá dựa vào tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch trong GDP của địa phương. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh vai trò của du lịch đối với nền kinh tế của địa phương. Hoạt động kinh doanh du lịch có phát triển thì tỷ trọng trong GDP của du lịch đối với địa phương càng cao hoặc ngày càng tăng.

Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:

+ Doanh thu từ du lịch tại địa phương qua các năm là bao nhiêu?

+ Tỷ lệ đóng góp của hoạt động kinh doanh du lịch trong GDP của địa phương mỗi năm là bao nhiêu %?

- Khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch phải luôn gắn với công tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hoá với việc khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, nhiều địa phương còn chưa quan tâm tới việc bảo vệ tài nguyên môi trường, trùng tu các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch tại các điểm du lịch

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc biến những tiềm năng du lịch thành loại hình du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Hỗ trợ một cách tích cực đối với hoạt động du lịch bởi vì nó bao gồm toàn bộ hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, hệ thống nhà hàng khách sạn, hệ thống ngân hàng, thương mại… phục vụ khách du lịch. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo điều kiệu thuận lợi cho khách tiếp cận các điểm du lịch, đảm bảo những điều kiện cho việc nghỉ ngơi, thư gian, giải trí… của du khách trong hành trình của chuyến đi, đồng thời cũng tạo điều kiện làm tăng thời gian lưu trú của du khách.

Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:

+ Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các điểm du lịch có theo nguyên tắc trọng tâm trọng điểm không?

+ Nguồn ngân sách đầu tư cho kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các điểm du lịch có từ đâu và phân bổ ra sao?

- Nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch lễ hội

Cũng như bất kỳ một ngành kinh tế nào khác, kinh tế du lịch cũng bao gồm hai nguồn nhân lực chính, đó là nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp và nguồn nhân lực hoạt động gián tiếp trong ngành du lịch. Trong đó nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp giữ vai trò quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh du lịch. Bởi lẽ họ chính là những người tiếp xúc trực tiếp với du khách, giới thiệu những nét đặc sắc nhất, tinh túy nhất, đặc trưng nhất cũng như ý nghĩa của các lễ hội đến với mỗi du khách.

Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:

+ Nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ kinh doanh du lịch có đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết thực tế về lễ hội hay không?

+ Các yêu cầu chuyển đổi, cập nhật bổ sung, hoàn thiện và nâng cao kiến thức cho nguồn nhân lực có được tiến hành thường xuyên, liên tục không?

+ Cơ chế chính sách, đường lối cho phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương như thế nào?

- Công tác quảng bá về du lịch của địa phương

Địa phương có nhiều tiềm năng, sản phẩm du lịch hấp dẫn nhưng khách hàng không biết đến thì du lịch không thể phát triển được. Vì vậy, việc súc tiến quảng bá về du lịch là một điều kiện để phát triển du lịch cho địa phương đó.

Tiêu trí này được xem xét dưới các góc độ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Địa phương đã áp dụng những hình thức quảng bá gì?

+ Các hình thức quảng bá này đã thực sự hiệu quả hay chưa? - Các chính sách phát triển bền vững du lịch của địa phương

Các chính sách, đường lối phát triển du lịch của một địa phương chính là tiền đề để phát triển du lịch ở địa phương đó. Nó tạo ra môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chủ động phát huy vai trò là động lực thúc đẩy phát triển du lịch. Các chính sách này cũng góp phần khuyến

khích các thành phần kinh tế khác tại địa phương đầu tư vào phát triển du lịch. Góp phần mở rộng quy mô cả cung và cầu du lịch, giải quyết nhanh chóng những bất cập, tình trạng chèo kéo khách, tệ nạn xã hội, đảm bảo chất lượng môi trường văn minh, góp phần bảo vệ môi trường chung tại các điểm đến du lịch. Chính vì thế các chính sách phát triển bền vững du lịch của địa phương là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển du lịch tại địa phương đó.

Tiêu chí này được xem xét dưới các góc độ:

+ Để phát triển du lịch, địa phương có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp hay chưa?

+ Hệ thống chính sách này có đảm bảo khuyến khích, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của địa phương; bảo tồn và phát huy được những giá trị truyền thống; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương hay không?

1.2.3. Các hoạt động chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng du lịch

Tiềm năng du lịch có vai trò to lớn trong phát triển du lịch. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, các địa phương cần chú trọng vào một số nội dung sau:

 Xây dựng tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch:

Mỗi địa phương có thế mạnh nhất định về tài nguyên du lịch - yếu tố cơ bản hình thành chương trình du lịch. Sự kết hợp các tài nguyên du lịch cùng các dịch vụ cơ bản như vận chuyển, lưu trú, ăn uống ở các mức độ khác nhau sẽ tạo nên nét đặc trưng của một chương trình du lịch. Tuy nhiên, mỗi chương trình du lịch được đưa vào khai thác còn cần có sự phối hợp, giúp đỡ của chính quyền địa phương.

Bất kỳ một địa phương nào cũng có khả năng khai thác tiềm năng du lịch của địa phương mình. Song, nếu không có sự liên kết trong xây dựng, tổ chức và quản lý thực hiện thì các chương trình du lịch sẽ chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, dễ tổ chức quản lý, nhưng đơn điệu, nghèo nàn. Mặt khác, nguồn tài nguyên du lịch của địa phương bị lãng phí do ít được khai thác phục vụ cho du lịch.

Cụ thể nội dung này gồm:

+ Xây dựng các tuyến du lịch.

+ Phát triển các chương trình du lịch trên cơ sở khai thác các tuyến du lịch.  Đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Đầu tư trong du lịch bao gồm đầu tư hữu hình và đầu tư vô hình, trong đó phần đầu tư hữu hình là chủ yếu. Đầu tư vô hình trong du lịch là đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho quảng bá du lịch.

Đầu tư cơ sở hạ tầng có vốn ban đầu rất lớn nên thường Nhà nước có trách nhiệm đầu tư lĩnh vực này. Mặt khác, trong quá trình hoạt động, do đặc thù của ngành nên các cơ sở du lịch phải đảm bảo duy trì khả năng sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách.

 Giáo dục nhận thức của cộng đồng dân cư

Tuyên truyền giáo dục có tác dụng to lớn về mặt chống ô nhiễm du lịch. Đối tượng của tuyên truyền du lịch bao gồm du khách bên ngoài tới và cư dân địa phương. Trước tiên, phải tiến hành giáo dục nhân viên làm nghề du lịch. Tiếp đến là tiến hành tuyên truyền giáo dục đối với cư dân ở nơi du lịch, thông qua tuyên truyền để họ hiểu được ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Mỗi địa phương cần nỗ lực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trong ngành du lịch. Việc đào tạo có thể được tiến hành tại cơ sở thông qua việc tổ chức, mời các giảng viên, chuyên gia về giảng dạy hoặc có thể gửi đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo du lịch của quốc gia tùy thuộc vào chi phí đào tạo của mỗi địa phương.

 Xúc tiến quảng bá du lịch

Mỗi địa phương phải luôn tiến hành các biện pháp xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch, hội nghị, hội thảo... Thông qua đó tạo dựng hình ảnh của du lịch cũng như thu hút khách du lịch đến địa phương. Ngoài ra, các địa phương có thể liên kết xúc tiến quảng bá du lịch, tạo dựng hình ảnh của địa phương. Việc liên kết này đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quảng bá do số lần quảng bá giảm xuống nhưng kết quả đạt được

lại tăng lên, mở rộng thị trường khách du lịch do hoạt đông quảng bá thực hiện ở phạm vi rộng...

1.3. Bài học kinh nghiệm về khai thác tài nguyên du lịch ở một số địa phƣơng - Thành phố Đà Nẵng

Trong thời gian qua Đà Nẵng tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch thế mạnh.

Đầu tư phát triển du lịch kết hợp tốt giữa việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Xây dựng các công trình tại bán đảo Sơn Trà và bãi biển Mỹ Khê, bãi tắm Mân Thái, cải tạo nâng cấp các tuyến đường lên khu du lịch dịch vụ đỉnh Sơn Trà. Nhiều dự án du lịch 4-5 sao đã đi vào hoạt động như Fosion Maia Resort, khu du lịch Vinacapital... Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí kéo dài số ngày lưu trú của khách.

Bên cạnh đó thành phố luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường và an ninh trật tự quảng bá du lịch. Tăng cường hợp tác giữa ngành du lịch và các ngành liên quan để bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.

Ở TP. Đà Nẵng, ngoài làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng chung tay xây dựng nếp sống văn minh du lịch, còn có lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị với tên gọi đội quy tắc thành phố gồm 40 người. Lực lượng này phối hợp với đội quy tắc cơ sở có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở và giải tỏa người bán hàng rong ở các điểm du lịch. Việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến trật tự đô thị do lực lượng công an thực hiện.

- Tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ quan tâm khai thác giá trị các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa dân tộc, trong những năm qua du lịch Thái Nguyên đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh du lịch liên tục tăng.

Bảng 1.2. Số lƣợng khách và doanh thu tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2010

Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010

Số lượng khách Triệu người 1,2 1,34 1,35 1,45

Doanh thu Tỷ đồng 571 640 800 850

Doanh thu lưu trú Tỷ đồng 100 105 101 110

Thái Nguyên đã hình thành một số cụm du lịch tập trung (cụm du lịch trung tâm Thành phố Thái Nguyên, cụm du lịch hồ Núi Cốc, cụm du lịch ATK Định Hóa, cụm du lịch Đồng Hỷ - Võ Nhai). Sự ra đời của các tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh được hình thành và phát triển, đặc biệt phát huy tiềm tăng lợi thế các sản phẩm du lịch của tỉnh như truyền thuyết hồ Núi Cốc, đặc sản trà.

Vừa qua Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai được tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa Trà Thái Nguyên nói riêng, trà Việt Nam nói chung, khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh trà” với du khách trong nước và quốc tế.

Qua đó tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh bạn, mở rộng giới thiệu sản phẩm trà trong khu vực và trên thị trường quốc tế, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên.

Một số bài học đối với phát triển du lịch tại Vĩnh Phúc

Qua kinh nghiệm của một số địa phương nêu trên có thể rút ra một số bài học trong việc phát triển du lịch cho tỉnh nhà

Thứ nhất: Cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu thích hợp phát triển thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Kết hợp giữa việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 32)