Nguồn phát sinh của tiếng ồn và rung động.

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động trong xây dựng (Trang 31)

2.4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn:

Có rất nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:

* Theo nơi xuất phát tiếng ồn: có tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện.

* Theo nơi xuất hiên tiếng ồn: có tiếng ồn trong các nhà xưởng sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt.

- Tiếng ồn cơ khí: có thể gây ra bởi sự làm việc của máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu của chúng ( sự chuyển động của bánh xe răng, đai chuyền, ổ bi trượt, sự không cân bằng tĩnh mạch hoặc động của các bộ phận, cơ cấu máy móc,...) hoặc gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong thao tác đập búa khi rèn, khi gò, dát kim loại,...

-Tiếng ồn khí động: Do chất lỏng hoặc hơi khí chuyển động với tốc độ lớn như tiếng ồn của quạt máy, máy nén khí, vận chuyển khí trong các đường ống bị xì ra qua khe hở, tiếng ồn phát ra từ các động cơ phản lực.

- Tiếng ồn của các máy điện: Sinh ra do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưói ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện, do sự chuyển động của các dòng không khỉ ở trong máy và sự rung động của các chi tiết và các đầu mối, do sự không cân bằng của phần quay.

2.4.3.2. Nguồn phát sinh của rung động:

Xuất hiện trong các trườngg hợp sau như:

- Khi đầm nén các cấu kiện bê tông cốt thép tấm lớn từ vữa bê tông cứng có sử dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay.

- Từ máy trộn bê tông, thiết bị cân đong, bunke phân phối bê tông với các môtơ rung treo, bàn rung, máy để tạo hình các pasen sàn rỗng trong công nghiệp chế tạo cấu kiện bê tông đúc sằn.

- Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận truyền động điện hoăc khí nén cũng là những nguồn rung động gây tác hại cục bộ lên cơ thể con người.

Một phần của tài liệu Bài giảng an toàn lao động trong xây dựng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)