Xác định loại độc tố SE bằng phương pháp ELISA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định độc tố ruột (enterotoxin) của staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm (Trang 65)

Độc tố được tạo ra bởi 19 chủng S.aureus cĩ khả năng sinh độc tố trên mơi trường TSGM và BHI được xác định các loại độc tố bằng kỹ thuật ELISA sử

dụng bộ kít TECRA SET ID. Trong trường hợp này, các chủng được nuơi cấy trên

mơi trường BHI, thu nhận canh trường, ly tâm loại tế bào và thu dịch nổi để định loại độc tố. Kết quảđược trình bày trên Bảng 3.3.

Bng 3.3. Kết quả định loại độc tố SE được tổng hợp bởi 19 chủng S. aureus phân lập từ thực phẩm và bệnh phẩm STT Mã số chủng Loại độc tố STT Mã số chủng Loại độc tố 1 M168/05 SEA 11 F72/06 SEB 2 N88/05 SEA 12 H29/05-KHTN SEB 3 V29/05 SEA 13 H100/05-KHTN SEB 4 V30/05 SEA 14 H79/05-KHTN SEB 5 M73/05 BVND SEA 15 H76/05-KHTN SEB 6 M156/05 SEA 16 H120/05-KHTN SEC 7 Tkk/GS/06 SEB 17 19058/06 SEB

8 E2/NĐ06 SEA 18 19153/06 SEB

9 M69/05-BVNĐ SEA 19 18898/06 SEA

10 G147/05 SEA

Bảng 3.3 cho thấy số chủng S. aureus sinh độc tố SEA là 10/19 chủng (chiếm tỉ lệ 52,6%) SEB là 8/19 chủng (chiếm tỷ lệ 42,1%) và SEC là 1/19 chủng (chiếm tỷ lệ 5,3%). Khơng phát hiện chủng nào sinh độc tố SED và SEE. Như vậy gần 95%

độc tố SE được tạo ra bởi các chủng S. aureus nhiễm trong thực phẩm tại TP. HCM là SEA và SEB. Kết quả này phù hợp với một số báo cáo trước đây là SEA, SEB là hai loại độc tố thường gặp trong các vụ ngộ độc thực phẩm do S. aureus ở một số

nước [11] [21] [63]. Đặc biệt độc tố SEA cĩ tần suất cao nhất trong các mẫu thực phẩm cĩ thể lên đến 61,5%. Tuy nhiên, các kết quả khảo sát khác lại cho thấy độc tố SE phổ biến nhất cĩ thể khơng phải là SEA và SEB. Một số kết quả khảo sát

được trình bày sau đây.

- Tay và cộng sự [45] cho thấy tần suất sinh độc tố SE ở 33 chủng S. aureus

phân lập từ thực phẩm nước giải khát và thức ăn nhanh tại Singapore năm 1992 là như sau 12% SEA, 40% SEB, 24% SEC, 18% SED và 6% SEA-C.

- Rosec và cộng sự đã phân tích tần suất sinh độc tố SE từ 55/213 chủng S. aureus phân lập từ mẫu thực phẩm và mẫu chất nơn tại Pháp năm 1996 cho kết quả

là 18% SEA, 11% SEB, 67% SEC, 4% SED [52].

- Năm 1998, Fang và cộng sự[30]đã xác định loại độc tố tạo ra bởi 17/36 chủng phân lập từ thực phẩm cĩ nguồn gốc thực vật với kết quả như sau: 34% SEA, 6% SEB, 6% SEC, 18% SED, 12% SEA-B, 24% SEA-D.

- Kết quả xác định loại độc tố tạo ra bởi 36/136 chủng S. aureus phân lập từ sữa bị bán thành phẩm tại Na Uy năm 2005 cho thấy hầu như khơng cĩ SEA, 6% SEB, 77% SEC, 11% SED và 6% SEA-C [38].

- Tại Ý, năm 2007, Morandi S.và cộng sự [43] đã đã xác định độc tố SE tạo ra bởi 58/66 chủng S. aureus phân lập từ sữa (bị, dê cừu, trâu) và các sản phẩm từ sữa cho kết quả là 31% SEA, 26% SEC, 19% SED, 19% SEA-D và 1,7% SEA-B.

Như vậy, loại độc tố SE gây ngộ độc thực phẩm tại các nước khác nhau là khác nhau. Trong trường hợp của Việt Nam, từ 470 mẫu thực phẩm và chất nơn do ngộđộc thực phẩm chúng tơi đã xác định các chủng S. aureus phân lập cĩ khả năng sinh độc tố SEA và SEB là phổ biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định độc tố ruột (enterotoxin) của staphylococcus aureus gây ngộ độc thực phẩm (Trang 65)