mâu thuẫn
Để có một hệ thống dự toán ngân sách hữu hiệu, dự toán ngân sách đó phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm sau:
- Thành phần tham gia lập dự toán: công tác lập dự toán ngân sách phải có sự hợp tác, hỗ trợ của tất cả các bộ phận. Càng có nhiều bộ phận tham gia, phối hợp lập dự toán thì dự toán ngân sách càng chính xác hơn.
- Bộ phận xử lý mâu thuẫn: việc lập dự toán thường phát sinh những mâu thuẫn giữa các bộ phận trong đơn vị, do đó cần có bộ phận xử lý, giải quyết những mâu thuẫn nếu phát sinh.
- Ngoài ra, khi lập dự toán ngân sách còn liên quan đến yếu tố con người – đó chính là hành động, hành vi của những người tham gia lập dự toán. Vì vậy, bên cạnh những vấn đề kỹ thuật của dự toán, cần chú ý tính hài hòa giữa những mục tiêu cần đạt, những người thực thi dự toán. Thông thường khi xây dựng dự toán ở mức thấp, dự toán dễ đạt được nhưng không khai thác được tiềm năng và sự phấn đấu. Ngược lại, khi xây dựng dự toán ở mức cao thì khả năng thực hiện sẽ thấp và hay vấp phải những phản ứng của các cấp, của những người tham gia lập dự toán. Chính vì vậy, khi lập dự toán cần cân đối hài hòa giữa mục tiêu và lợi ích, năng lực của những người tham gia, hạn chế bớt những áp đặt từ nhà quản lý cấp trên, quy định trách nhiệm rõ ràng đối với người lập và thực hiện dự toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dự toán ngân sách là phương pháp phân bổ một cách có hệ thống các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất và con người nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng dự toán ngân sách nhằm giám sát các công việc thực hiện hướng đến mục tiêu, giúp kiểm soát việc chi tiêu, dự đoán dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Dự toán ngân sách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát của nhà quản trị. Dự toán ngân sách buộc các nhà quản trị dự tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều này giúp nhà quản trị dự đoán trước những nguồn lực nào đang kìm hãm hoạt động sản xuất và dự đoán lợi nhuận tăng thêm từ việc tăng thêm năng lực. Bên cạnh đó, dự toán ngân sách giúp xây dựng mục tiêu cho từng bộ phận và các cấp quản trị nhằm hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Dự toán ngân sách hoạt động bao gồm hệ thống các báo cáo dự toán như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô khác nhau của từng doanh nghiệp, dự toán ngân sách được lập theo các nguyên tắc, các loại dự toán và mô hình dự toán khác nhau. Đồng thời, để phát huy tính hữu ích của dự toán trong việc ra quyết định của nhà quản trị, dự toán ngân sách của doanh nghiệp cần được xây dựng theo một quy trình hợp lý gồm đầy đủ các giai đoạn như chuẩn bị lập dự toán, soạn thảo và giai đoạn theo dõi dự toán. Các báo cáo dự toán được xây dựng theo một trình tự nhất định từ dự toán tiêu thụ làm cơ sở và cuối cùng là dự toán các báo cáo tài chính.
Dự toán ngân sách hầu như ảnh hưởng đến toàn bộ các cá nhân trong tổ một chức, bao gồm những nhân viên tham gia lập dự toán ngân sách, các cấp quản trị sử dụng dự toán để ra quyết định, và những hành động của nhà quản trị được đánh giá thông qua việc sử dụng dự toán ngân sách. Do đó, công tác lập dự toán rất cần sự tham gia, hợp tác của các cấp quản lý cũng như nhân viên các bộ phận góp phần xây dựng hệ thống dự toán chính xác và phù hợp với tình hình thực tế.
Từ những lợi ích mà dự toán ngân sách mang lại, các doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống dự toán, phát huy vai trò của dự toán ngân sách trong hoạt động điều hành quản trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh tại đơn vị.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY VMEP