Hệ thống định mức chi phí

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

“Định mức chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa theo tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh một đơn vị sản phẩm dịch vụ ở điều kiện nhất định” (Huỳnh Lợi, 2010, trang 139).

Định mức chi phí của một loại sản phẩm, dịch vụ được xây dựng từ hai yếu tố là định mức về lượng và định mức về giá.

- Định mức lượng: phản ảnh số lượng các đơn vị đầu vào như vật tư, lao động, máy móc thiết bị…sử dụng để đảm bảo thực hiện một đơn vị sản phẩm dịch vụ đầu ra.

- Định mức giá: phản ánh mức giá bình quân để đảm bảo có được một đơn vị lượng đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Công thức tính định mức chi phí như sau:

Định mức chi phí = ∑ Định mức lượng x Định mức giá

Các loại định mức chi phí: Căn cứ vào khả năng ứng dụng trong hoạt động, định mức chi phí được chia thành định mức lý tưởng và định mức thực hiện.

- Định mức lý tưởng: là định mức được xây dựng dựa trên điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn hảo – không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng hay gián đoạn nào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Định mức lý tưởng được đưa ra để làm tiêu chuẩn phấn đấu, là cơ sở để xây dựng định mức thực hiện.

- Định mức thực hiện: là định mức được xây dựng dựa trên điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình tiên tiến. Điều này có nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra hư hỏng, có thể chấp nhận một vài sự cố cho phép về máy

móc thiết bị, sai sót trong quá trình cung ứng, thu mua vật tư, trình độ lành nghề và sự cố gắng nhất định của người lao động có thể đạt được định mức này. Định mức thực hiện sẽ thường khác nhau ở những doanh nghiệp có quy mô, trình độ và điều kiện khác nhau, là cơ sở để xây dựng dự toán, phân tích chi phí, đánh giá trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

Hệ thống định mức chi phí bao gồm: định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, định mức chi phí bán hàng và quản lý.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.PDF (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)