2.1.Tiếp nhận cá
Cá về đến trại nuôi cần để cá nghỉ 15-20 phút, sau đó tắm cho cá bằng chất sát khuẩn để loại bỏ mầm bệnh bám trên cá.
Các chất sát khuẩn tắm cho cá thường được chọn là muối ăn, thuốc tím, phèn xanh. Trong đó muối ăn được sử dụng phổ biến hơn.
Phương pháp tắm nước muối là tập trung cá trong bể hay thùng cá được tắm bằng nước muối 2-3% trong khoảng 5-10 phút.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ tắm
- Đặt thùng nhựa lớn trên bờ ao hoặc trong ao định thả cá (hạn chế đi lại để tránh làm đục nước).
- Cho nước sạch vào thùng và xác định thể tích nước trong thùng. + Nếu thùng có hình vuông hay chữ nhật, thể tích nước được tính theo công thức:
Thể tích nước = chiều dài thùng x chiều rộng thùng x chiều cao mức nước Ví dụ:
Chiều dài thùng = 1m, chiều rộng thùng = 0,6m, chiều cao mức nước = 0,5m
Thể tích nước = 1m x 0,6m x 0,5m = 0,3m3
= 300 lít
+ Nếu thùng có đáy tròn, thể tích nước được tính theo công thức: Thể tích nước = 0,785 x đường kính thùng x đường kính thùng x chiều cao mức nước
Ví dụ:
Đường kính thùng = 0,8m, chiều cao mức nước = 0,6m Thể tích nước = 0,785 x 0,8m x 0,8m x 0,6m = 0,3m3
= 300 lít
Bước 2: Pha nước muối 2-3%
- Tính lượng muối cần dùng theo công thức:
Lượng muối cần pha = lượng nước trong thùng x nồng độ muối Ví dụ:
Lượng nước trong thùng = 300 lít, nồng độ muối = 3%
Nồng độ muối = 3% = 30g/l, nghĩa là 30 gam muối trong 1 lít nước Lượng muối cần pha = 300l x 30g/l = 9.000g = 9kg muối
- Cân lượng muối cần pha, cho vào thùng nước, khuấy tan hết. - Sục khí nhẹ.
- Trong trường hợp không có cân thích hợp để cân muối, có thể dùng muỗng cà phê để định lượng (1 muỗng cà phê vun đầy có khoảng 5g muối).
- Dùng vợt lưới mắt nhỏ, không gút vớt cá giống cho vào thùng nước muối.
- Theo dõi cá tắm trong thời gian 5-10 phút. - Sau 5-15 phút, chuyển cá xuống ao.
2.2.Thả cá
Thả cá vào ao nuôi thường được thực hiện sau khi cấp vào ao 5-7 ngày, nước có màu xanh lá non, môi trường ổn định và đạt các chỉ tiêu môi trường thuận lợi cho cá phát triển.
- Thời gian thả cá: vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa, không
có bất thường về thời tiết như mưa bão, áp thấp nhiệt đới, sương muối, rét đậm, rét hại…
- Cách thả cá phụ thuộc vào cá được vận chuyển kín hay vận chuyển hở và cá được xử lý hay không xử lý. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có cách thả thích hợp.
* Cách th cá được vận chuyển kín và không qua bước xử lý:
Bước 1: Ngâm bao cá xuống ao
Cho các bao cá xuống ao, ngâm bao từ 15-30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa nước bao cá với nước ao.
Hình 2.5.13. Ngâm bao cá trong ao
Bước 2: Thả cá vào ao
Mở miệng bao, cho nước ao từ từ vào bao, để cá trong bao bơi ra ao từ từ.
Bước 3: Theo dõi cá sau khi thả
Theo dõi đếm số cá chết để tính tỷ lệ hao hụt.
Lưu ý: nghiêng miệng bao để cá trong bao bơi ra ao từ từ . Không được
a. Đúng b. Sai Hình 2.5.14. Thả cá ra ao
* Cách th cá được vận chuyển hở hoặc đã qua xử lý:
- Cho cá và nước vào các xô, thau hay bao PE hoặc chuyển cả vật chứa cá ra ao, múc nước trong ao cho vào từ từ và để cá tự bơi ra.
2.3.Kiểm tra tình trạng cá trong ao
- Trong ngày đầu, không cho ăn để cá thích nghi với môi trường mới. - Thường xuyên kiểm tra ao, vớt bỏ cá chết và đếm số lượng cá chết. - Nếu chỉ có vài con chết do yếu, không chịu đựng được môi trường mới thì vụ thả cá giống là thành công.
- Nếu số lượng cá chết nhiều, phải tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý thích hợp, kịp thời.
- Nếu lượng cá chết nhiều, cần phải thả bù. Số lượng cá thả bù bằng với số lượng cá chết. Chất lượng cá và cách thả được thực hiện như với cá đã thả.
- Nếu số cá chết ít, có thể không cần thả bù mà tính lượng cá nuôi là số cá còn trong ao.