Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống

Một phần của tài liệu Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên (Trang 53)

4. Chọn cá giống

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống

Chất lượng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: -Chất lượng đàn cá bố mẹ

-Kỹ thuật sinh sản -Kỹ thuật ương nuôi -Vận chuyển cá giống.

4.2.1. Chất lượng đàn cá bố mẹ

Chất lượng đàn cá bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cá giống, thể hiện ở các điểm sau:

* Yếu tố di truyền

- Các đặc điểm ưu thế nuôi như lớn nhanh, ít nhiễm bệnh, ngoại hình đẹp, tiêu tốn ít thức ăn… của từng cá thể trong đàn sẽ được theo dõi và ưu tiên tuyển chọn làm cá bố mẹ.

- Sự thoái hóa giống ở thế hệ con do đàn cá bố mẹ có cùng ông bà (cận huyết). Thoái hóa giống làm cá giảm sức sống, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh.

- Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải được luân phiên chuyển đổi cá đực và cá cái đến các khu vực địa lý khác nhau, không trùng lặp để tránh tình trạng bị cận huyết. Hoặc bổ sung thay thế từng phần đàn cá bố mẹ già cũ bằng số cá mới từ các địa phương khác nhau.

- Không thể kiểm soát được tình trạng cận huyết của dạng cá giống này do cá bố mẹ của chúng có thể cùng chung cá ông bà tồn tại nhiều năm trong ao do được chủ động giữ lại hoặc còn sót lại khi thu hoạch.

* Tuổi và cỡ cá

Khối lượng cá bố mẹ ảnh hưởng đến số lượng và kích cỡ trứng. Hạt trứng đạt kích thước tới hạn, cá bột mới nở có nhiều noãn hoàng, giúp cá phát triển tốt ngay từ đầu, tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

- Cá bố mẹ trong độ tuổi sinh sản cho đàn con có chất lượng tốt nhất.

- Tuổi sinh sản của cá lăng, cá chiên bố mẹ 2-4 tuổi, khối lượng cá 2kg trở lên

Hình 2.3.1. Cá chiên bố mẹ

* Điều kiện nuôi vỗ

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ (cho ăn, quản lý môi trường, kích thích nước…) giúp buồng trứng cá phát triển tốt, sự chuyển hóa tạo noãn hoàng trong hạt trứng đạt tối đa, các bộ phận của phôi cá được hình thành đầy đủ nên tỷ lệ nở cao, cá bột khỏe.

4.2.2. Kỹ thuật sinh s n

Trong sinh sản cá lăng, cá chiên bằng phương pháp tiêm kích dục tố, các sai sót xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng cá giống là:

- Chọn cá bố mẹ chưa hoàn toàn thành thục hoặc buồng trứng, tinh cá ở giai đoạn thoái hóa để đưa lên đẻ.

- Tính toán sai liều lượng kích dục tố.

- Cho đẻ tái phát dục nhiều lần trong mùa sinh sản (quy định cho cá đẻ không quá 2 lần/năm)

- Quản lý môi trường ấp trứng (nhiệt độ ấp, sục khí) không thích hợp. - Nên trứng và tinh trùng giảm chất lượng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở thấp, cá bột có sức sống kém.

4.2.3. Kỹ thuật ương nuôi

Trong quá trình ương từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống, có thể phát sinh các vấn đề:

- Đàn cá bị bệnh, phải sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa dược khác đưa vào cơ thể nhiều và thường xuyên làm cho đàn cá chậm hoặc không phát triển được, dư lượng thuốc tích tụ trong cơ thể.

Môi trường ao nuôi biến đổi xấu, phải sử dụng hóa chất để xử lý làm cá bị sốc, giảm hoặc bỏ ăn.

- Cho ăn thiếu thường xuyên, kéo dài.

- Trị bệnh không triệt để, mầm bệnh vẫn khu trú trong cá gây bệnh mãn tính.

- Mật độ ương quá cao.

Những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến tình trạng đàn cá giống không đạt kích thước quy định theo thời gian phát triển hoặc đạt tiêu chuẩn kích cỡ cá giống nhưng thời gian ương nuôi lâu hơn bình thường, gọi chung là “cá còi”. Khi mua phải đàn cá này về nuôi, khả năng thành công không cao.

4.2.4. Vận chuyển cá giống

Chất lượng cá giống thả vào ao nuôi tốt hay xấu còn phụ thuộc vào kỹ thuật đánh bắt cá giống và thao tác trong quá trình vận chuyển.

Chất lượng cá giống bị xấu đi khi thực hiện vận chuyển không đúng kỹ thuật như:

-Không luyện cá trước khi đánh bắt vận chuyển. -Thao tác không nhẹ nhàng.

-Thời gian vận chuyển kéo dài. - Mật độ vận chuyển cá quá cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)