4. Chọn cá giống
4.4. Cách kiểm tra cá giống
4.4.1. Chuẩn b dụng cụ
Vợt sợi mềm PA, không gút, mắt lưới 8-10mm, đường kính 50- 60cm.
Hình 2.3.2.a. Vợt vớt cá Lưới kéo cá, giai chứa cá giống bằng
sợi mềm PA, không gút, mắt lưới 2a = 8-10mm (hoặc bằng sợi cước, mắt lưới 2a = 2-mm).
- Kích thước lưới: dài 20-70m, cao 3- 4m
- Kích thước giai: 3,0x5,0x1,0m
Hình 2.3.2.b. Giai chứa cá
Thước đo hoặc giấy kẻ ô li có vạch chia chính xác đến mm.
Kính lúp để tìm các búi sợi nấm thủy mi. Hình 2.3.2.d. Kính lúp Cân đồng hồ loại 2-5kg, độ chính xác 20g Hình 2.3.2.e. Cân đồng hồ Xô 30-40 lít hoặc thau 40-60cm
Hình 2.3.2.g.Thau
Hình 2.3.2.h. Xô Hình 2.3.2. Các dụng cụ kiểm tra cá giống
4.4.2. Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động
Bước 1: Thu mẫu
Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 100 cá thể giống nhỏ hoặc 50-100 cá thể giống lớn từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nước sạch.
Bước 2: Quan sát ngoại hình
- Quan sát trực tiếp bằng mắt thường ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu hoặc xô mẫu với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt được về ngoại hình của cá qui định trong Bảng 3.1.1.
- Quan sát da cá bằng kính lúp để phát hiện các búi sợi bông trắng của nấm thủy mi.
Hình 2.3.3. Cá giống tốt
Bước 3: Kiểm tra số lượng cá bị dị hình
Đếm số lượng cá bị dị hình (mù mắt, vẹo cột sống…) trong tổng số cá trong thau (xô).
Tính tỷ lệ % cá dị hình theo công thức:
Ví dụ:
- Số lượng cá bị dị hình trong thau mẫu chứa 210 cá giống là 2 con, tỷ lệ dị hình của thau mẫu là 2/210 x 100 = 0,95%
- Kết luận: Tỷ lệ dị hình của đàn cá không vượt quá mức quy định là 1%.
4.4.3. Đo chiều dài
- Vớt ngẫu nhiên từ thau (xô) mẫu ra ít nhất là 50 cá thể cho vào thau (xô) khác.
- Đặt c á giống trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li để đo chiều dài toàn thân cá (từ chót mõm đến mút đuôi). Đo lần lượt cho đến khi hết số cá mẫu
- Để riêng số cá không đạt chiều dài quy định trong Bảng 3.1.1 - Tính tỷ lệ % cá không đạt chiều dài quy định theo công thức:
-Kết luận: Tỷ lệ cá thể không đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 3.1.1 phải nhỏ hơn 10% tổng số cá đã kiểm tra.
Hình 2.3.4. Đo chiều dài của cá
4.4. . Cân khối lượng
Mục đích: Xác định kiểm tra khối lượng cá giống có đạt tiêu chuẩn hay không.
Cách thực hiện như sau:
-Ngừng cho cá ăn trước khi kiểm tra ít nhất 6 giờ.
- Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên từ giai chứa 3 mẫu (mỗi mẫu khoảng 1000g cá), trong đó có một mẫu vớt sát đáy giai, thả vào thau hoặc xô chứa sẵn nước sạch.
- Ðặt thau (xô) khác chứa nước lên đĩa cân để xác định khối lượng của bì. - Dùng vợt xúc cá của thau (xô) mẫu, để róc hết nước rồi đổ vào thau (xô) đã cân bì.
- Cân xác định khối lượng của thau (xô) có cá rồi trừ đi khối lượng của bì để xác định khối lượng của cá.
- Ðếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng bình quân của cá thể trong mẫu.
- Khối lượng cá thể phải đạt hoặc vượt khoảng giá trị quy định trong Bảng 3.1.1
4.4.6. Kiểm tra tình trạng sức khỏe
- Kiểm tra phiếu kiểm dịch đàn cá do cơ quan thú y thủy sản địa phương cấp.
- Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá giống bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 3.1.1
4.4.7. Tìm hiểu lý l ch đàn cá giống
- Độ tuổi sinh sản của đàn cá bố mẹ: tốt nhất là 2-4 tuổi. - Số lần đẻ trong năm: không quá 2 lần/năm.
- Tỷ lệ sống trung bình khi ương từ bột lên giống: từ 50% trở lên.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:
Trình bày các tiêu chuẩn kỹ thuật của cá lăng, cá chiên giống? Trình bày các bước kiểm tra cá giống?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành 2.3.1. Kiểm tra giống cá lăng, cá chiên.
2.2. Bài thực hành 2.3.2. Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá lăng, cá chiên tại địa phương.
C. Ghi nhớ
- Chọn đàn cá giống đều cỡ, cân đối, da bóng, nhiều nhớt, vây nguyên vẹn, hoạt động đều khi bơi, vẩy đều, nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh để nuôi, là con của cá bố mẹ 2-4 tuổi và cho đẻ không quá 2 lần/năm.
- Nuôi cá trong ao, có thể chọn cá giống cỡ 5-6cm hay 7-8cm.
- Nuôi cá trong bè, nên chọn cá giống cỡ 80-100g/con (10-12con/kg). - Chọn cơ sở cung cấp cá giống thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Bài 4. VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 02-04
Khi vận chuyển cá đi xa cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Có như vậy tỷ lệ sống của cá mới cao, cá khỏe mạnh khi thả nuôi. Có nhiều phương pháp vận chuyển cá đi xa, tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn phương pháp vận chuyển cho thích hợp nhằm mục đích đem lại hiệu quả cao nhất.
Chọn được hình thức vận chuyển giống thích hợp và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ đạt được tỷ lệ sống cao, cá khỏe, nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớm thích nghi với điều kiện môi trường sống mới trong ao, bè nuôi.
Mục tiêu
- Trình bày được các phương pháp vận chuyển cá lăng, cá chiên giống; - Lựa chọn được cách vận chuyển cá lăng, cá chiên giống phù hợp với điều kiện tại chỗ;
- Đóng bao cá đúng cách;
- Đảm bảo an toàn cho cá và người trong quá trình vận chuyển cá giống.