Có 2 hình thức vận chuyển: - Vận chuyển kín
- Vận chuyển hở.
Tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn hình thức vận chuyển cho thích hợp và hiệu quả.
3.1.Vận chuyển kín
- Chủ yếu áp dụng khi vận chuyển cá giống đi đường dài, thời gian vận chuyển tương đối lâu.
- Vận chuyển kín là hình thức chuyển cá trong các bao bì kín với nguồn oxy hòa tan vào nước trong bao bì chủ yếu được bơm từ các chai oxy áp lực cao sau khi đuổi hết không khí (chứa 20% oxy) ra khỏi bao trước khi vận chuyển.
- Bao bì chứa cá phổ biến là các bao PE trong với nhiều kích thước khác nhau. Với cá giống, thường sử dụng bao PE 80-120 x 40-60cm dày hoặc 2 bao lồng vào nhau.
- Lượng nước cho vào bao bì thường khoảng 1/4-1/3 thể tích bao sau khi bơm căng, khoảng 20-30 lít nước.
- Có thể cho nước đá vào các bao PE nhỏ, buộc chặt và cho vào trong bao cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240
C.
- Nếu bao cá được đặt trong thùng mốp hay thùng giấy, có thể cho nước đá vào bao PE nhỏ, cột chặt miệng bao rồi đặt vào trong thùng.
3.2.Vận chuyển hở
- Chủ yếu áp dụng khi vận chuyển cá đi trong quãng đường ngắn, thời gian vận chuyển dưới 8 giờ.
- Là hình thức vận chuyển mà oxy hòa tan vào nước chứa cá trực tiếp từ không khí hay từ máy sục khí hoặc có sự trao đổi nước giữa vật chứa cá với nước bên ngoài.
- Dụng cụ vận chuyển hở: phổ biến là thùng mốp, thùng nhựa, sọt lót nilon, thùng chở xe đạp, xe máy hoặc tấm bạt nhựa đặt trong khung gỗ, thúng tre hoặc thùng xe tải.
Hình 2.4.4. Trải bạt lên xe Hình 2.4.5. Khung gỗ lót bạt - Mức nước trong sọt, thùng hoặc bạt chiếm từ 2/3 – 3/5 dụng cụ. - Nước đưa vào dụng cụ vận chuyển phải trong sạch.
- Dụng cụ vận chuyển không được bao, đậy. - Có thể sử dụng sục khí hoặc không cần.
- Có thể dùng nước đá vào trong bao bì chứa cá để duy trì nhiệt độ thích hợp trong khi vận chuyển là khoảng 20-240
C.
- Mật độ vận chuyển từ 15-20 con/lít nước tùy thuộc vào thời gian, phương tiện vận chuyển và cỡ cá.