Tổ chức di chuyển

Một phần của tài liệu Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên (Trang 41)

4. Đưa bè ra vị trí nuôi

4.3.Tổ chức di chuyển

Sau khi đã chuẩn bị được dụng cụ, vật tư và chọn được thời điểm di chuyển thích hợp thì tiến hành tổ chức di chuyển bè đến vị trí đặt bè.

- Buộc dây nilong hoặc dây cước vào khung ngang của bè và trục kéo của phương tiện lai dắt.

- Phương tiện lai dắt khởi động và vận tốc tăng từ từ.

- Người điều khiển phương tiên cần điều khiểu theo đúng luật giao thông đường thủy để tránh va trạm với các phương tiện đường thủy khác.

Hình 2.2.13. Kéo lồng bè nuôi đến vị trí neo đậu Những sự cố gặp phải trong quá trình di chuyển thường là:

- Không chọn đúng thời điểm di chuyển. Những thời điểm không thích hợp cho di chuyển bè nuôi đến vị trí là khi thủy triều lên.

- Không di chuyển đúng luồng lạch, va chạm với các phương tiện tàu thuyền, lồng bè khác do kích thước cồng kềnh.

- Dây buộc bị tuột khỏi tàu kéo hoặc bè nuôi - Tàu không đủ công suất kéo.

Các sự cố khi va trạm vào bãi đá gầm, cồn cát, tàu thuyền khác cần liên hệ với đội cứu hộ nơi gần nhất. Khi va trạm cần dừng di chuyển, thả neo khắc phục sự cố và đợi cứu hộ trợ giúp.

5. Cố định bè

5.1.Chuẩn bị vật tư, dụng cụ

- Cọc neo: bằng gỗ bạch đàn, dài 3-3,5m; đường kính 15-20cm, một đầu được đẽo nhọn để cắm xuống đáy sông. Sử dụng 10-20 cọc cho một bè lớn hay cụm lồng bè 8-10 lồng.

- Neo sắt: dùng 4-6 neo nặng 50-70kg (lực bám trung bình lớn hơn khối lượng neo 10 lần) cho bè lớn hoặc cụm lồng bè có 8-10 lồng lưới.

- Dây neo: dây nilon hay cước, đường kính 25-35mm, dài từ 100

500m/dây, số lượng dây neo tương ứng neo và cọc neo.

- Tàu gỗ để di chuyển và đứng thả neo cũng như cắm cọc neo.

5.2.Neo bè

5.2.1. ác đ nh hướng d ng ch y

- Xác định hướng dòng chảy dựa vào con nước thủy triều.

- Thời điểm triều xuống là thời điểm di chuyển xuôi theo dòng chảy. - Thời gian xác định con nước thủy triều căn cứ vào lịch thủy triều theo vùng tại các địa phương.

- Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng dòng chày lên và xuống của thủy triều, chiều dài xuôi theo hướng của dòng chảy.

.2.2. ác đ nh hướng gió

Xác định hướng gió mạnh và thường xuyên có ảnh hưởng đến vị trí cố định của lồng bè và độ bền của lồng bè. Cần xác định hướng gió thường xuyên và mạnh để cố định lồng bè theo hướng của hướng gió mạnh nhất trong năm. Chiều rộng của bè trùng với đầu hướng gió thường xuyên và mạnh để tăng chịu lực cho lồng bè nuôi.

5.2.3. Thực hiện cố đ nh

Một cụm ô lồng gồm 10 ô lồng phải được cố định xuống đáy sông, hồ để không bị trôi dạt bằng 2 cách:

- Dùng 4  6 neo xuống đáy sông, hồ

Tùy theo điều kiện cụ thể mà chọn cách neo bè cho thích hợp. Cách dùng cọc neo bè thường được thực hiện nơi có nền đáy mềm có thể đóng được cọc neo (hay gọi là đóng lọc).

Cách 1: Cố đ nh lồng bè bằng neo

- Neo thường dùng là neo hàn loại 50kg. Loại neo này nhẹ nhưng có độ bám tốt, kéo neo lên dễ dàng mỗi khi chuyển bè.

- Phương thả neo trùng với phương của dòng chảy và hướng sóng gió. - Thả neo theo bốn hướng của hệ thống lồng bè và tăng cường thêm dây neo tại góc và hướng bão trong năm.

- Dây neo bằng dây nilon hay dây cước có đường kính từ 32 – 35mm. Tuỳ theo độ sâu, lưu tốc dòng chảy, kích thước bè và chất đáy, dây neo có thể dài từ 100  500m, dọc dây neo treo thêm các cục đá 15  20 kg để cho dây chìm, đỡ cản tầu thuyền đi lại làm đứt dây neo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.2.14. Thả neo

Cách 2: Cố định l ng bè b ng cọc g (nọc g )

Thực hiện khi khu vực đặt bè có chất đáy nhiều bùn làm neo không bám đáy được.

- Tùy theo lưu tốc nước sông (do địa hình, thủy triều hay mưa lũ) mà bố trí 4-6 cọc hoặc 8-10 cọc ở mỗi đầu (cuối) bè.

- Cọc gỗ bạch đàn 3-3,5m được đóng nghiêng một góc 450 đối diện với hướng của dây neo, chừa lại phần đầu cọc khoảng 0,3-0,5m.

- Dây neo có Ø32 - Ø35 được cố định vào cọc neo tính từ đầu cọc neo xuống 1/3 chiều dài của cọc. Chiều dài dây neo cũng tương tự như phương pháp cố định lồng bè bằng neo.

Hình 2.2.15. Cố định bè bằng cọc neo (a): theo chiều dọc sông (b): mặt chiếu bằng

6. Lắp l ng lưới

6.1.Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định l ng 6.1.1. Chuẩn b lồng lưới

Lồng lưới thường là loại lưới không gút, kích thước 3x3x4m hay 6x3x4m, mắt lưới 2a=20-50mm tùy theo kích cỡ cá nuôi. Dây giềng đáy lồng bằng PE, đường kính 8-10mm.

- Lồng lưới có dạng hình chữ nhật hay hình vuông tùy thuộc vào hình dạng khung lồng.

- Kích thước lồng lưới thường dài x rộng x cao có thể là 3x3x3m, 5x5x3m hay 6x3x3m.

- Kích thước mắt lưới lồng 2a = 20- 60mm, tùy cỡ cá giống, đảm bảo cá không bị thoát ra ngoài.

Hình 2.2.17. Lưới làm lồng

6.1.2. Chuẩn b can đ nh hình lồng

- Can nhựa loại 5 lít hoặc 10 lít chứa đầy cát.

- Dây buộc can: dây sợi cước Ø8 – 10, chiều dài mỗi dây là 3m.

6.1.3. Chuẩn b lưới mặt lồng

- Lưới làm lồng là loại lưới cước sợi PE dệt không gút hoặc lưới cước sợi PE dệt có gút, kích thước mắt lưới (2a = 2,5cm)

- Kích thước lưới mặt lồng phù hợp với kích thước khung lồng và lồng lưới là: 3m x 3m hoặc 3m x 6m hoặc 5m x 5m.

- Xung quanh lưới mặt lồng chạy bằng dây giềng có Ø = 8mm và có 4 góc dây cố định vào 4 góc của lồng lưới.

6.2.Rải l ng lưới trên khung

- Kiểm tra lồng lưới trước khi buộc và cố định để sử dụng. Đảm bảo không bị tuột mối thắt liên kết các sườn lồng lưới, không bị rách thủng.

- Rải lồng lưới theo chiều rộng trên lối đi ở một đầu của ô lồng, hướng miệng của lồng lưới lên trên.

- Kéo hai đầu của lồng lưới sang khung phía đối diện của ô lồng.

6.3.Buộc l ng lưới

Hình 2.2.18. Buộc cố định lại dây giềng của góc lồng vào khung bè.

- Buộc đường giềng miệng lồng bằng dây sợi cước (Polyetylen - PE) vào khung bằng các dây giềng có sẵn ở một góc của lưới lồng.

- Tùy theo kích thước lồng lưới lớn hay nhỏ mà chọn dây giềng buộc lồng lưới cho phù hợp. Thông thường dây giềng đáy lồng có đường kính từ 8 – 10mm là thích hợp.

Các bước tiến hành buộc lồng lưới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Lựa chọn kỹ lồng lưới

Lồng lưới phải đảm bảo không bị rách thủng, phù hợp với kích thước khung lồng và mắt lưới phù hợp với kích cỡ cá thả nuôi.

Bước 2: Cố định dây giềng vào lồng

- Buộc một góc lồng lưới vào góc của khung lồng.

- Sau đó dồn thịt lưới vừa đủ vào cạnh khung lồng và cố định giềng vào khung lồng ở góc thứ 2 cùng một phía.

- Tiếp tục kéo căng lưới lồng và dây giềng về góc thứ ba đối diện theo góc thứ 2 và buộc cố định.

- Sau cùng rút căng dây giềng và lồng lưới về góc thứ tư và buộc cố định vào khung lồng.

Bước 3: Kiểm tra độ cân của lồng lưới

- Sau khi đã buộc lồng lưới cần kiểm tra độ cân của lồng lưới và điều chỉnh lại hình dạng lồng lưới.

- Yêu cầu lồng lưới phải đều cả bốn cạnh và bốn góc lưới sau khi đã buộc vào bốn góc của một ô lồng.

6.4.Định dạng l ng lưới

Dòng nước chảy có thể làm thay đổi hình dạng của lồng lưới, ảnh hưởng đến hoạt động của cá trong lồng . Do đó, sau khi lắp lồng lưới cần tiến hành định hình lồng lưới.

Tùy vào điều kiện cho phép mà chọn cách định dạng lồng lưới cho thích hợp.

Cách 1: Cố đ nh hình dạng lồng lưới bằng khung khung kim loại

- Xung quanh đáy lồng là ống sắt mạ kẽm đường kính 27mm hoặc 34mm và 4 chiếc cút vuông tạo thành một hình vuông hay hình chữ nhật bằng kích thước đáy lồng liên kết.

Bốn góc khung đáy treo 4 can nhựa chứa cát nặng 5  10kg.

Cách 2: Cố đ nh hình dạng lồng lưới bằng can nhựa chứa cát

Sử dụng các can chứa cát khối lượng từ 5 – 10kg được buộc dây PE đường kính 8 – 10mm, chiều dài dây không quá độ cao lồng lưới. Số lượng can (điu) cố định lồng lưới từ 4 – 8 can tùy theo tốc độ dòng chảy tại vị trí neo bè.

- Thả can theo chiều thẳng đứng ở bên trong của lồng lưới. Độ sâu của can phải cao hơn đáy lồng từ 20 – 25cm để can không tác động lực lên đáy lưới lồng.

- Chiều dài dây neo cao hơn đáy lồng 20 – 25cm để lưới lồng không chịu lực từ neo định hình lồng lưới.

- Phương pháp này được áp dụng nhiều hơn phương pháp dùng khung kim loại vì dễ làm và ít tốn kém.

Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Đặt can cát vào vị trí cần thả

- Đặt 4 can nhựa chứa từ 5 – 10kg cát ở 4 góc bè.

- Mỗi can có buộc dây PE đường kính 8 – 10mm, chiều dài dây không quá độ cao lồng lưới.

- Thả can thứ nhất tại 1 góc của lồng lưới, theo chiều thẳng đứng ở bên trong của lồng lưới.

- Điều chỉnh độ sâu thả can cát bằng 1/2 độ sâu của lồng lưới hoặc độ sâu của can phải cao hơn đáy lồng từ 20 – 25cm để can không tác động lực lên đáy lưới lồng.

- Sau đó buộc can vào góc khung lồng.

- Tiếp tục thả lần lượt 3 can còn lại ở 3 góc lồng lưới và buộc cố định tạm thời như can số 1.

Hình 2.2.19. Can cố định lồng lưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Kiểm tra hình dạng lồng lưới

- Kiểm tra hình dạng lồng lưới sau khi đã thả và cố định can vào khung lồng phải đạt yêu cầu lồng lưới không bị biến dạng do dòng chảy.

- Trường hợp lồng lưới bị trôi dạt mạnh, cần phải bổ sung thêm 2 – 4 can ở giữa lồng lưới để hạn chế sự biến dạng của lồng lưới khi có dòng chảy mạnh và thủy triều lên xuống.

6.5.Lắp lưới mặt l ng

Mục đích lắp lưới mặt lồng là bảo vệ cá nuôi, tránh cá nhảy ra khỏi lồng gây thất thoát, đồng thời ngăn cản sinh vật hại cá xâm nhập vào lồng nuôi.

Các bước tiến hành như sau:

- Buộc bốn góc lưới mặt lồng vào bốn góc ô lồng.

- Buộc bốn dây cố định ở giữa bốn cạnh của lưới mặt lồng

- Sau đó cố định lưới mặt lồng vào miệng lồng lưới từ giữa về các góc của ô lồng bằng lưới cước có đường kính =2mm

Hình 2.2.20. Lắp lưới mặt lồng

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

Câu 1: Trình bày yêu cầu vị trí đặt bè nuôi cá? Câu 2: Nêu yêu cầu kỹ thuật của lồng lưới?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành 2.2.1. Vệ sinh bè trước khi nuôi cá 2.2. Bài tập thực hành 2.2.2. Cố định bè cá vào vị trí nuôi

C. Ghi nhớ

- Đoạn sông thích hợp để đặt bè nuôi cá phải thẳng, đảm bảo luồng lạch giao thông, không gần các công trình thủy, cấm neo đậu phương tiện vận tải thủy, độ sâu đủ để đáy sông cách đáy bè ít nhất 0,5m.

- Các chỉ tiêu môi trường nước: + pH = 7-8

+ Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l + Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l + NH3 ≤ 0,01mg/l

+ Độ mặn: tốt nhất là nước ngọt + Nhiệt độ: 26-320C

+ Độ trong > 10cm vào mùa lũ + Lưu tốc nước: 0,2-0,5m/giây.

Bài 3. CHỌN CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 02-3

Chất lượng cá giống có vai trò rất quan trọng, những ao hồ thả nuôi với giống tốt, cá lớn nhanh, ít bệnh, tỷ lệ hao hụt ít, năng suất cao. Ngược lại, những ao hồ thả cá giống có chất lượng kém, cá lớn không đều, tỷ lệ hao hụt cao, năng suất thu hoạch thấp.

Muốn tuyển chọn được cá giống có chất lượng tốt, phải biết rõ nguồn cá giống và quan sát thực tế. Nên mua cá giống ở những nơi có uy tín. Cá giống phải đạt tiêu chuẩn về kích cỡ và ngoại hỉnh.

Mục tiêu

- Trình bày được các tiêu chuẩn của cá lăng, cá chiên giống tốt, đạt yêu cầu thả nuôi;

- Chọn được cá lăng, cá chiên giống đạt yêu cầu thả nuôi; - Tuân thủ qui định chọn giống.

A. Nội dung

1. Xác định thời gian thả giống

1.1.Xác định thời gian thả giống trong ao

Nhiệt độ thích hợp cho cá lăng, cá chiên sinh trưởng và phát triển là 26- 30oC. Ngoài khoảng nhiệt độ này, hoạt động bắt mồi, sinh trưởng của cá sẽ bị suy giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể nuôi cá lăng quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính trong năm là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12 (dương lịch).

- Ở các tỉnh phía Bắc, cần tính thời điểm thả giống để tránh nuôi vào các tháng mùa đông, nhiệt độ thấp. Thích hợp là tháng 3-4

- Không nên thả cá vào những thời điểm giao mùa

1.2.Xác định thời gian thả giống trong bè

- Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể thả nuôi cá lăng quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính trong năm là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12 (dương lịch). Tránh thả cá nuôi vào mùa mưa lũ.

- Ở miền Bắc nước ta như Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ,

Vĩnh Phúc...mùa vụ thả nuôi cá lăng, cá chiên là:

+ Với cá giống lưu từ năm trước, thả giống nuôi vào tháng 3 – 4. + Với cá giống sản xuất trong năm, thả giống nuôi vào tháng 9 – 10.

2. Xác định mật độ và số lượng con giống

Mật độ nuôi cá là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng của qui trình nuôi. Mật độ có quan hệ tỷ lệ nghịch với sức lớn của cá.

Nếu nuôi mật độ thưa thì cá nhanh lớn nhưng sản lượng không cao. Nếu nuôi mật độ quá dày thì cá chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, cỡ cá thu hoạch nhỏ.

Vì thế, phải chọn mật độ nuôi thích hợp với điều kiện ao, bè nuôi, kinh nghiệm quản lý chăm sóc cá của người nuôi và cỡ cá giống thả nuôi.

Thông thường ao, bè lớn thì cho phép nuôi mật độ cao hơn ao, bè nhỏ. Người nuôi có nhiều kinh nghiệm quản lý ao, bè và sức khỏe cá thì có thể nuôi cá mật độ cao hơn người ít kinh nghiệm, mới nuôi.

2.1.Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao

- Mật độ nuôi thâm canh: cỡ cá 7-8cm, thả 5-8 con/m2. - Nếu nuôi ghép với cá khác thì thả 4-5 con/m2.

- Tuy nhiên, nếu kích cỡ cá nhỏ có thể thả mật độ 10-15 con/m2 (Bảng 2.3.1), sau 1-2 tháng nuôi tiến hành san thưa.

Bảng 2.3.1. Mật độ thả cá giống trong ao Kích cỡ cá giống (cm) Mật độ nuôi (con/m2

)

5-6 10-15

7-8 5-8

- Căn cứ vào mật độ nuôi đã chọn và diện tích ao nuôi mà người nuôi tính được số lượng cá giống cần mua để thả nuôi.

- Lượng cá thả vào ao được tính theo công thức:

Một phần của tài liệu Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên (Trang 41)