- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dịch vụ viễn thông như các ngành công nghiệp sản xuất điện thoại cố định và di động, máy tính, các thiết bị trạm thu phát sóng, các thiết bị kết nối...
- Nhà nước cần thiết lập hệ thống, thông tin trị hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông trong việc đầu tư ra nước ngoài, tìm kiếm các đối tác nước ngoài trong việc hợp tác đầu tư, nhập khẩu công nghệ.
3.3.1.4. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường dịch vụ viễn thông
Hoạt động kiểm tra kiểm soát của nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông là rất cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng
Nội dung chính của công tác này là tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh viễn thông, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến kết nối mạng, giá cước, chất lượng dịch vụ, đăng ký thuê bao điện thoại di động trả trước; áp dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ đồng thời tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kinh doanh lậu trong lĩnh vực viễn thông, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông.
3.3.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông viễn thông
3.3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài những vấn đề trước mắt cần giải quyết, các doanh nghiệp viễn thông cần quan tâm đến những vấn đề dài hạn và tương lai. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phải được xây dựng
thông cũng như nhiều doanh nghiệp trong các ngành khác của Việt Nam hiện nay là chưa có được các chiến lược kinh doanh bài bản và vận dụng vào trong việc điều hành họat động sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Điều chính yếu là các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược và coi nó thực sự cần thiết đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp viễn thông cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp theo các bước sau:
- Chọn sứ mệnh và mục đích chủ đạo của doanh nghiệp
Sứ mệnh nêu rõ lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại và doanh nghiệp cần làm gì?. Mục đích chủ đạo chỉ rõ những mục tiêu mà doanh nghiệp hy vọng đạt được ở tầm trung hạn và dài hạn.
- Phân tích môi trường cạnh tranh bên ngoài:
Mục tiêu của phân tích môi trường cạnh tranh bên ngoài là để phát hiện ra các cơ hội và thách thức mang tính chiến lược đối với doanh nghiệp. Trong phân tích môi trường bên ngoài cần chú ý tới 3 yếu tố liên quan đến nhau là môi trường ngành sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, môi trường quốc gia và môi trường quốc tế.
- Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp:
Phân tích này nhằm xác định được điểm mạnh và những điểm yếu của doanh nghiệp. Nó bao hàm cách xác định số lượng và chất lượng các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp. Thông qua phân tích nội bộ ,doanh nghiệp sẽ xác định được năng lực cốt lõi của mình, giúp cho họ hình thành chiến lược kinh doanh.
- Lựa chọn chiến lược: Lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp cần phải phân tích (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và khắc phục những điểm yếu ,để khai thác các cơ hội đồng thời có thể vượt qua các thách thức từ bên ngoài,việc lựa chọn được một
chiến lược hợp lý nhất trong hàng loạt các chiến lược phụ thuộc vào doanh nghiệp đánh giá nó có khả năng đạt được sứ mệnh và các mục tiêu chính yếu đề ra không.
- Thực thi chiến lược: Nhiệm vụ phân tích môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, sau đó lựa chọn chiến lược thường được coi là việc hình thành chiến lược. Việc thực thi chiến lược bao gồm thiết kế cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát thích hợp để chiến lược được lựa chọn đi vào chương trình hành động.
Các doanh nghiệp viễn thông có thể theo đuổi các chiến lược kinh doanh như: Chiến lược dẫn đầu về chi phí (sản xuất với chi phí thấp), chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung. Việc lựa chọn chiến lược nào lại phụ thuộc vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Chiến lược dẫn đầu về chi phí tạo cho doanh nghiệp có lợi thế so với đối thủ cạnh tranh khác là chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, chiến lược này bị các đối thủ dễ dàng bắt chiếc và có rủi ro là doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc giảm chi phí mà không theo dõi được những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra các sản phẩm được coi là độc nhất theo một cách nào đó. Sự khác, biệt có thể đạt được bằng chất lượng, bằng sự đổi mới và khả năng thích nghi khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành. Chiến lược tập trung chỉ định hướng phục vụ một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc một phân đoạn thị trường. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này có thể thực hiện chiến lược của mình bằng phương pháp sản xuất với chi phí thấp trên thị trường đó.
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần lựa chọn một chiến lược thích hợp cho mình theo đuổi. Tùy thuộc vào mô hình cạnh tranh,doanh nghiệp cần có những điều chỉnh trong chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với từng giai đoạn.
3.3.2.2. Tạo nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả
- Tạo nguồn vốn
Huy động vốn là một khâu quan trọng để duy trì,phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông có nhu cầu rất lớn về vốn để thực hiện chiến lược kinh doanh. Ngoài vốn tự có các doanh nghiệp còn phải huy động vốn, vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, mặt khác huy động vốn qua các kênh khác như thị trường chứng khoán.
+ Thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp viễn thông. Để có thể huy động vốn qua thị trường chứng khoán, cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay sự giảm sút nghiêm trọng của thị trường chứng khoán thế giới cùng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đén thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước mất niềm tin vào thị trường chứng khoán, rút vốn hoặc không còn động cơ đầu tư. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp cổ phần ngành viễn thông khi huy động vốn qua thị trường chứng khoán.
+ Vay vốn bằng phát hành trái phiếu công ty trong nước hoặc phát hành trái phiếu quốc tế.
Có hai hình thức phát hành trái phiếu quốc tế: Thông qua bảo lãnh của chính phủ hoặc tự phát hành trái phiếu quốc tế để vay vốn. Trở ngại chính của việc vay vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế là Việt Nam chưa có các tổ chức chuyên nghiệp đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Trong tương lai ngành viễn thông nên chủ động vay vốn bằng việc tự phát hành trái phiếu quốc tế thông qua các tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín.
+Nhà nước có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả bằng việc bảo lãnh tín dụng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay
được vay vốn từ nước ngoài nhưng lại vướng về cơ chế bảo lãnh. Khi nhà nước đứng ra bảo lãnh kịp thời thì các hợp đồng lớn của doanh nghiệp được thực hiện thành công và tránh được nguy cơ bị đổ bể. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tận dụng chính sách hỗ trợ này để đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí thấp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và theo các yêu cầu của WTO, nhà nước không được trợ cấp cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần nâng cao khả năng tự chủ, linh hoạt để đa dạng hóa nguồn huy động vốn kinh doanh của mình và không bị lệ thuộc vào nguồn vốn từ phía Nhà nước.
- Sử dụng vốn hiệu quả để giảm chi phí sản xuất
Các doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.Lợi nhuận tái đầu tư là một nguồn vốn nội bộ quan trọng giúp cho doanh nghiệp tăng vốn sở hữu. Vì vậy, các doanh nghiệp viễn thông nên hạn chế việc đa dạng hóa đầu tư thái quá vào những lĩnh vực không phải thế mạnh của mình để tránh thất thoát vốn và phải chịu những rủi ro không lường trước được do tình hình kinh tế biến động (như giá dầu tăng vọt, biến động tỷ giá, biến động về lãi suất ngân hàng, khủng hoảng tài chính).Cắt giảm các chi phí không cần thiết đến mức thấp nhất (như các chi phí cho bộ máy văn phòng) là phương án tối ưu giúp cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và nâng cao được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
3.3.2.3. Đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị tiên tiến và nghiên cứu phát triển.
Đầu tư phát triển mạng lưới được coi là xương sống hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất cao, áp lực cạnh tranh giữa các nhà khai thác dịch vụ viễn thông là rất lớn. Vì vậy, đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị tiến tiến và nghiên cứu phát triển là nhiệm vụ cơ bản đối với các doanh nghiệp viễn thông hiện nay. Hạ tầng mạng thông tin di động 2G/2. 5G đã và đang được khai thác mạnh mẽ đáp ứng cho các dịch vụ
truyền thông và phổ cập dịch vụ. Tuy nhiên, để có hạ tầng mạng thích hợp cho cung cấp dịch vụ nền IP/Internet, các dịch vụ đa phương tiện Multimedia, dịch vụ VoIP, các dịch vụ hội tụ di động - cố định cần phải nâng cấp hạ tầng mạng cấu trúc NGN sử dụng công nghệ chuyển mạch gói có khả năng cung cấp đa dịch vụ viễn thông và Internet, truyền thông đa phương tiện, có băng thông rộng và có cơ chế bảo đảm chất lượng.
Với cấu trúc mạng NGN của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động phải đảm bảo được các mục tiêu:
- Giảm chi phí đầu tư ban đầu và giảm chi phí vận hành khai thác mạng - Hỗ trợ triển khai nhanh và đa dạng các dịch vụ mới
- Bảo đảm hội tụ thành công hai mạng di động và cố định trong tương lai. Để thực hiện được giải pháp về công nghệ, cấu trúc mạng lưới như đã đề cập, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động cần phải giải quyết các vấn đề sau:
- Khẩn trương thành lập một tổ chức gồm các chuyên viên có trình độ, có kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế tách biệt hoàn toàn với công việc hiện tại để phối hợp với các nhà tư vấn (nếu cần thiết có thể thuê) để nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn các giải pháp từ các nhà cung cấp thiết bị, các hãng, các nhà khai thác lớn nhằm đề xuất xây dựng một cáu trúc mạng trong tương lai, hội tụ di động - cố định của các doanh nghiệp.
- Thực hiện xu hướng hội tụ di động - cố dịnh đảm bảo cho việc sử dụng nhiều loại thiết bị.
3.3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực
Viễn thông là một loại hình dịch vụ, khi kinh doanh dịch vụ, con người đóng một vai trò trung gian đưa dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng sử dụng dịch vụ,con người trong kinh doanh dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng chưa có gì thay thế được. Thực tế cho thấy cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra hết sức
nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có ngành dịch vụ viễn thông. Để tiếp thu, làm chủ được công nghệ hiện đại và không ngừng biến đổi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh các doanh nghiệp viễn thông cần phải quan tâm đặc biệt đến phát triển nguồn nhân lực mà cốt lõi là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp viễn thông là:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp - Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng
- Đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nhất, luôn ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, vì vậy, nhân lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng cần phải có trí tuệ nhạy bén với cái mới để theo kịp sự phat triển của công nghệ. Muốn vậy doanh nghiệp phải luôn tổ chức đánh giá đội ngũ, đào tạo cập nhật công nghệ mới cho cán bộ kỹ thuật đảm bảo vừa khai thác tốt hệ thống hiện đại và có đủ trình độ để phát triển cập nhật công nghệ và dịch vụ mới. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược đào tạo dài hạn và các kế hoạch đào tạo cho từng giai doạn cụ thể khác nhau.
- Đổi mới chính sách tiền lương tiền thưởng, đổi mới công tác đánh giá lao động
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Dưới đây là một số giải pháp cụ thể nhằm năng cao chất lượng lao động trong hoạt động giao tiếp với khách hàng, thu cước, trả lời khách hàng trong kinh doanh dịch vụ điện thoại.
- Xây dựng và chuẩn hóa các nguyên tắc đón tiếp, phục vụ khách hàng cho đội ngũ nhân viên có tiếp xúc với khách hàng của doanh nghiệp.
- Lập và áp dụng các nguyên tắc quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp nhằm hướng tới khách hàng sao cho các quan hệ trong doanh nghiệp luôn được phát triển ở mức tốt nhất để hỗ trợ cho khách hàng và làm khách hàng hài lòng.
- Xây dựng văn hóa “vì khách hàng trước, vì mình sau” trong doanh nghiệp, áp dụng cơ chế thưởng, chế độ đãi ngộ linh hoạt và phù hợp trong việc nâng cao ý thức phục vụ khách hàng. Có tác phong nhanh nhẹn,lịch sự, một tinh thần trách nhiệm cao, đó là những yếu tố rất cần thiết và cần dược đào tạo, áp dụng trong các doanh nghiệp viễn thông.
- Cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho trang bị và nâng cao trình độ ngoại ngữ, đối với đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên trả lời khách hàng. Trong nền kinh tế toàn cầu, khách hàng của công ty ngày càng đa dạng và mở rộng các phân khúc mới, chính vì vậy công ty cần phải chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua rào cản ngôn ngữ trong kinh doanh. Đây là vấn đề trước mắt cần giải quyết để bắt kịp hội nhập.
3.3.2.5. Hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải luôn nhớ rằng không chỉ riêng họ gặp khó khăn mà tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với nó. Để vượt qua suy thoái các doanh nghiệp phải cùng nhau hợp tác, chia sẻ khó khăn. Mặt khác, sự hợp tác và liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành dịch vụ viễn thông là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như của cả ngành. Trong ngành dịch vụ viễn thông sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà cung