Trên thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 38)

2.2.1.1.Thị trường điện thoại di động a. Bức tranh chung:

Điện thoại cố định đang trong quá trình phát triển tại Việt Nam nhưng đang tỏ ra kém hiệu quả như phân bổ tần suất rất hạn chế, dung lượng thấp, tiếng ồn khó chịu và nhiễu xảy ra, không đáp ứng được dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng,không đảm bảo tính bí mật của các cuộc gọi.Do vậy, thị trường thông tin di động ra đời và phát triển tại Việt Nam là một tất yếu khách quan.

- Thị trường thông tin di động Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ dân cư sử dụng điện thoại di động ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Năm 2006 mật độ điện thoại di động trên 100 dân của Việt Nam đạt gần 58%, philipines đạt 48% và Sigapore đạt mức kỷ lục là hơn 95%.Theo nhiều dự báo vào năm 2006, thị trường di độngViệt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong nhiều năm nữa.

- Các nhà khai thác mới xuất hiện liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá,đẩy thị trường cạnh tranh giảm cước hết sức quyết liệt. Từ năm 1995- 2003, Mobifone và Vinaphone là 2 doanh nghiệp độc quyền khai thác thị trường. Măc dù 2 mạng này có đợt giảm giá nhưng đến thời điểm năm 2003 mức giá cước di động vẫn còn rất cao so với khả năng của người sử

động nội vùng đối với thuê bao trả trước là 3.500đ/phút, liên vùng là 5.000đ/ phút. Mốc đánh dấu quan trọng của thị trường dịch vụ thông tin di động là xóa bỏ cách tính cước cách vùng vào năm 2001.Năm 2003 mạng di động S- Fone chính thức ra đời với mức tính cước thấp hơn nhiều so với Vinaphone và Mobifone và phương thức tính cước là block 10s trong khi MobiFone và Vinaphone áp dụng phương thức tính cước1phút + 1 phút.Tuy nhiên,do mạng này sử dụng công nghệ CMDA còn xa lạ với khách hàng và có một số hạn chế như sim liền máy nên khó khăn trong việc thay đổi máy di động,vùng phủ sóng nhỏ hẹp nên mặc dù có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại thời điểm đó nhưng S-Fone vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng.Cũng thời điểm này 2 mạng Mobifone và Vinaphone lại tiếp tục có sự điều chỉnh giá cước và kết quả đạt được là Mobifone và Vinaphone phát triển thêm1triệu thuê bao,đạt tốc độ tăng trưởng trên 100%. Tuy nhiên, cuộc đua chính thức được khởi động vào năm 2004 với sự góp mặt của Viettel trên thị trường. Mặc dù được thành lập năm 1998 nhưng đến ngày 15. 10. 2004 Viettel mới chính thức khai trương dịch vụ điện thoại di động với đầu số 098. Với hàng loạt các chiêu thức thu hút khách hang, như áp dụng mức cước thấp, phương thức tính cước theo block 6s có lợi cho khách hàng các chương trình khuyến mãi,các gói cước gần như cho không, Viettel đã nhanh chóng phát triển được số lượng thuê bao khổng lồ mà không một mạng nào trước đó có thể làm được. Chỉ trong vòng một năm Viettel đã phát triển gần 2 triệu thuê bao. Tiếp đó là sự ra đời của các mạng EVN Telecom, HT Mobile mỗi lần xuất hiện đưa ra những đợt giảm giá, khuyến mại lớn “gây sốc” thị trường và cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Không thể nằm ngoài cuộc đua này nên mặc dù chịu sự quản lý của Bộ Bưu chính viễn thông ,do nắm giữ thị phần khống chế từ năm 2003 đến nay Mobifone và Vinaphone đã trải qua 6 lần giảm giá cước vào các năm 2003, 2004, 2005 và 2006, đưa mức cước di động của hai mạng này xuống thấp gần bằng mức cước của các đối thủ cạnh tranh và đưa phương

thức tính cước từ 1 phút +1 phút đến 30 giây + 30 giây và 30 giây+ 6 giây liên tục trong vòng 2 năm 2004 và 2005. Tính đến thời điểm tháng 6/2006 tất cả các mạng di động tại Việt Nam đều áp dụng chung phương thức tính cước là block 6s+1. Kết quả của mỗi đợt giảm giá là Mobifone và Vinaphone thu hút được thêm số lượng thuê bao khá lớn.

Cuộc đua về giảm giá cước giữa các mạng di động và điên thoại cố định hiện vẫn còn hết sức sôi động và quyết liệt. Mặt tích cực của nó giúp thị trường viễn thông tăng trưởng một cách ngoạn mục và nâng cao vai trò cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp nhiều hơn ngân sách cho nhà nước và mạng lại nhiều lợi ích và sự lựa chọn cho khách hàng.Tuy nhiên,các doanh nghiệp chạy theo cuộc đua giảm giá đã dẫn đến việc bùng nổ thuê bao ảo.

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ cao liên tục tăng đã thúc đẩy cạnh tranh trong các dịch vụ này.Hiện thị trường dịch vụ viễn thông có ba nhà cung cấp sử dụng công nghệ GSM (Vinaphone, Mobifone và Viettel) và ba nhà cung cấp sử dụng công nghệ CMDA (S-phone, Hanoi Telecom, ENV Mbile). Sau S-phone, sự xuất hiện một thời kỳ phát triển mạnh của thị trường viễn thông trong nước. Mặc dù còn khá trẻ nhưng các mạng CMDA đã sớm bộc lộ được thế mạnh của mình. Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, năm 2007 là năm diễn ra cuộc cách mạng về CMDA tạiViệt Nam, do đó việc đưa vào sử dụng rộng rãi các ứng dụng 3G với những ưu tiên nổi trội của công nghệ này là một xu thế tất yếu.Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao,do đó nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng không còn ở mức nhắn tin và gọi điện thông thường nữa, thay vào đó điện thoại di động được xem như một phương tiện giải trí cao cấp. Nhanh chóng nắm bắt được xu thế này,các nhà khai thác mạng, đặc biệt là các mạng CMDA đã kịp thời ra mắt những dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của số đông người tiêu dùng Việt Nam. Như vậy bên cạnh việc cạnh tranh bằng

giá cước, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam, đang đẩy mạnh cạnh tranh bằng các dịch vụ công nghệ cao bằng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hiện tại Việt Nam chưa mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường viễn thông nói chung,thị trường dịch vụ điện thoại di động nói riêng.

b. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp chủ yếu:

b1: Công ty thông tin di động Mobifone (VMS)

Công ty thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Servicees Company - VMS) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16/4/1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, được đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Ngày 19/5/1995, công ty thông tin di động ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) có hiệu lực trong vòng10 năm với tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy điển). Thông qua hợp đồng này, Mobifone đã tranh thủ nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực.Các sản phẩm của Mobifone gồm có:

- Thuê bao di động trả sau và thuê bao gói cước: trong đó thuê bao trả sau của Mobifone là loại hình thuê bao tháng, khách hàng phải đăng ký sử dụng (có tính phí), ngoài tiền cước phát sinh, khách hàng còn phải trả cước thuê bao là 66.000đ/tháng. Thuê bao gói cước, khách hàng đăng ký sử dụng gói cước/tháng và được gọi và nhắn tin theo định mức quy định tương ứng với từng gói cước.

Thuê bao di động trả trước: bao gồm Mobicard là loại hình thuê bao trả trước không cần đăng ký, không cước hòa mạng, không cước thuê bao tháng.

Khách hàng chỉ cần nạp tiền vào tài khoản để sử dụng. Tuy nhiên, loại hình này có quy định thời hạn gọi và nghe. Mobi4U là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khỏan sử dụng. Cước thuê bao là 1.700đ/ngày, không quy định thời gian sử dụng. Khách hàng có thể gọi và nhắn tin miễn là trong tài khoản còn tiền. Mobiplay là loại hình thuê bao trả trước chỉ được nhắn tin và có quy định thời gian sử dụng tùy thuộc vào mệnh giá tiền nạp. Hơn nữa, các dịch vụ trả trước còn thực sự tiện ích với khách hàng có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi giữa dịch vụ này sang dịch vụ khác chỉ bằng thao tác gửi tin nhắn miễn phí đến tổng đài theo quy định. Các dịch vụ giá trị gia tăng: Với tổng số trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng đang cung cấp. Mobifone hiện đang là doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Đặc biệt những dịch vụ Mobifone cung cấp, phát triển mới luôn mang tính chất định hướng cho các doanh nghiệp khác. Trong thời gian sắp tới, Mobifone sẽ tiếp tục triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao như GMS, MMS Roaming chuyển vùng quốc tế. Hiện nay Mobifone đã ký thỏa thuận với 140 đối tác trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 .Số lượng thuê bao

Sau18 năm trưởng thành và phát triển, Mobifone đã trở thành một trong những mạng điện thoại lớn nhất Việt Nam. Năm 2006 có7,1 triệu thuê bao, hơn 2.100 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Đến hết năm 2010 công ty này đã có 32,476,580 triệu thuê bao.

Bảng 2.1. Số lƣợng thuê bao cộng dồn của MobiFone (2002-2010)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2010

Số thuê

bao

686.66 1.035.580 1.849.288 4.285.613 7.100.000 10.000.000 32.476.580

Có thể thấy phát triển thuê bao của Mobifone liên tục tăng qua các năm, thể hiện năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của công ty này.

Thị phần.

Từ năm 2003 đến nay,cuộc đua về phát triển thuê bao chiếm lĩnh thị phần đã được đẩy lên cao độ do có sự cạnh tranh với doanh nghiệp khai thác mới (Viettel, EVN Mobile, HT Mobife mà đặc biệt làViettle). Mỗi lần có doanh nghiệp mới ra đời thị trường lại được khuấy động bởi các chiêu thức cạnh tranh mới: giá cước rẻ, gói cước hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi, miễn phí gọi nội mạng, bốc thăm trúng thưởng,… Đây thực sự là thời điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp viễn thông. Vì vậy, chính phủ cho phép VNPT giảm giá cước lần lượt vào các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 vì vậy mà giá cước của Mobifone đã gần trở lại ngang bằng với các đối thủ khác. Thêm vào đó, hàng loạt các chính sách nhằm phản ứng lại trước sự thay đổi của thị trường như tăng cường công tác khuyến mại, chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối đã giúp cho Mobifone duy trì được tốc độ thuê bao một cách bền vững. Năm 2006, nhân dịp ra đầu số 093, Mobifone đã tung ra chương trình khuyến mãi “Đầu số mới, cơ hội mới”. kết quả là sau mỗi đợt khuyến mãi, số lượng thuê bao mới phát triển của Mobifone thường tăng lên trên 5.000 thuê bao/ngày.

Thị phần của các doanh nghiệp được tính toán dựa trên cơ sở thuê bao mà các doanh nghiệp đang nắm giữ.ừ năm 2006 đến 2010 do có nhiều thay đổi trong thị trường dịch vụ thông tin di động nên chỉ tiêu thị phần cũng có khá nhiều biến động. Từ chỗ có hai doanh nghiệp chia nhau miếng bánh thị phần đến xuất hiện S-phone và giành giật thị phần mạnh nhất vẫn là Viettel.

Bảng 2.2: Thị phần Mobifone năm (2006 - 2010)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Quý IV IV IV IV IV

Thị phần (%) 30,32 26,12 28,92 27,88 28,82

Nguồn: Bộ thông tin và truyền thông

Thị phần của Mobifone giảm từ sau năm 2006 và xoay quanh 28%.

 Doanh thu

Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng thuê bao, doanh thu cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thông tin di động, các doanh nghiệp chạy đua trong việc phát triển thuê bao, mở rộng thị phần với hàng loạt các chương trình khuyến mãi và gói cước gần như cho không mà bỏ qua nhiều yếu tố khác như doanh thu Mobifone cũng không phải là một ngoại lệ. Đến tháng 12/2010 Mobifone phát triển được 32.476.589 thuê bao di động,nhưng tăng thuê bao nhờ khuyến mãi nên tốc độ tăng doanh thu vẫn không có bước đột phá, các thuê bao phát triển mới trong đợt này là để tranh thủ khuyến mại của các mạng. Đây cũng là một cảnh báo quan trọng với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam trong cuộc cạnh tranh giành thuê bao mà bỏ quên doanh thu này.

 Lợi nhuận

Nói đến phát triển kinh doanh không thể không nói đến chi phí và lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp nào có chiến lược khai thác tối đa đầu vào để tiết kiệm chi phí thì trong ngắn hạn, doanh nghiệp đó sẽ thắng trước đối thủ của mình.Mobifone là một trong những doanh nghiệp có được lợi nhuận cao nhất trong ngành dịch vụ viễn thông.Nhưng nhìn chung, sự phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Mobifone trong các năm qua chưa có bước đột phá về tăng trưởng hay cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng suy thoái. Rõ

ràng là để phát triển hơn nữa, Mobifone cần có sức bật mạnh và các giải pháp có tính đột phá cao để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.

 Trạm phát sóng

Số lượng thuê bao phát triển có thể nói lên tầm cỡ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang quá tập trung phát triển thuê bao trong khi tốc độ đầu tư phát triển mạng lưới lại quá chậm không theo kịp tốc độ phát triển thuê bao. Hiện tượng nghẽn mạng, rớt cuộc gọi thường xuyên xảy ra là một hệ quả tất yếu, đặc biệt là trong dịp lễ, tết. Đối với Mobifone, mặc dù không tránh khỏi tình trạng trên, tuy nhiên doanh nghiệp này luôn ý thức rằng sự thành công trong sản xuất kinh doanh luôn gắn với chất lượng mạng thông tin di động Mobifone. Nếu năm 2006 Mobifone có hơn 5000 trạm phát song thì năm 2009,số trạm phát sóng của Mobifone đã là 5000. Khi tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thuê bao, thị phần, doanh thu và mạng lưới, với Mobifone, một vấn đề lớn nảy sinh, mạng lưới không theo kịp với tốc độ phát triển thuê bao và thị phần. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của Mobifone.

 Mức độ ưa thích và sự hài lòng của khách hàng:

Mức độ ưa thích và hài lòng của khách hang đối với dịch vụ di động của Mobifone được lấy từ dữ liệu cuốc điều tra khách hàng trong 2 năm liên tiếp 2006-2007 cho thấy uy tín và vị trí thương hiệu của Mobifone liên tục tăng trong 2 năm. Đồng thời, mức độ từ chối dịch vụ giảm đi 2% qua 2 năm cũng cho thấy, số người gắn bó với Mobifone luôn đánh giá cao uy tín và sự chuyên nghiệp trong công tác phục vụcủa Mobifone. Năm 2006 qua kết quả điều tra cho thấy 37% khách hàng được hỏi bày tỏ yêu thích với dịch vụ Mobifone. Năm 2007 con số này tăng lên 42% và cũng liên tiếp trong 2 năm, Mobifone được khách hàng bình chọn là “Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất”. Đây là giải thưởng duy nhất dành cho các doanh nghiệp cung

cấp dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam được Tạp chí EchipMobile tổ chức do độc giả bình chọn.

b.2. Vinaphone

Tháng 6/1996 mạng Vinaphone thuộc Tập đoàn Bưu chính- viễn thông, chính thức được khai trương là một công ty 100% vốn đầu tư của VNPT, ngoài dịch vụ điện thoại di động và điện thoại cố định còn kinh doanh dịch vụ tin nhắn và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống Cardphone Việt Nam. Các dịch vụ của Vinaphone bao gồm dịch vụ thuê bao trả trước và dịch vụ thuê bao trả sau. Năm 1996 khi mới bắt đầu khai thác thị trường thông tin di động Việt Nam, số thuê bao của Vinaphone vẻn vẹn có 8.000 thuê bao đến năm

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)