Kinh nghiệm của một số quốc gia

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 26)

1.3.1.1. Chính sách cạnh tranh và các quy định hỗ trợ cạnh tranh.

Ngành viễn thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia.Vì vậy, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông là một nhu cầu cấp bách với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Một số nghiên cứu định lượng cũng như nghiên cứu trường hợp nhiều nước nhấn mạnh vai trò của chính sách cạnh tranh như một chính sách bổ trợ quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ viễn thông. Theo nghiên cứu của Fink, Matoo và Rathindran (2001) đánh giá tác động của chính sách tự do hóa dịch vụ viễn thông của 12 nước đang phát triển ở châu Á thấy rằng, những cải cách toàn diện kết hợp cả tư nhân hóa với chính sách cạnh tranh đã định làm gia tăng mức độ phát triển mạng đường trục, chất lượng dịch vụ và năng suất lao động. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng làm tăng đáng kể số lượng thuê bao di động. Vì vậy, những cải cách chính sách nào kết hợp tư nhân hóa và chính sách cạnh tranh hiệu quả cùng với sự thiết lập cơ quan quản lý độc lập sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn [24].

Nhận thức được vai trò quan trọng của cạnh tranh trong việc phát triển dịch vụ viễn thông, nhiều nước đã đưa cạnh tranh vào thị trường viễn thông. Các nước châu Á là một ví dụ, trong hơn một thập kỷ qua, nhiều nước châu Á đã tiến hành cải cách ngành viễn thông bao gồm các chương trình: tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường chính sách cạnh tranh, mở cửa thị

mỗi nước có sự kết hợp khác nhau về chương trình này cũng như thứ tự thực hiện chương trình, có một điểm chung là các nước đều nỗ lực đưa cạnh tranh vào nội dung cải cách của mình.

-Trong lĩnh vực dịch vụ điện thoại cố định các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc đã đưa cạnh tranh vào một số loại dịch vụ cố định trong khi đó vẫn duy trì sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp chủ đạo. Một số nước đặc biệt như, Inđônêxia và Malaixia tiến hành tư nhân hóa độc quyền nhà nước, sau đó một thời gian mới tiến hành chính sách cạnh tranh.Các nước này khác nhau trong lựa chọn phần mảng dịch vụ nào mở cửa cho cạnh tranh trước. Các nước khu vực châu Á nằm trong số các nước mở cửa dịch vụ điện thoại trong nước cho cạnh tranh sớm nhất trên thế giới.Tuy nhiên,cần thấy rằng khi đưa cạnh trạnh vào dịch vụ viễn thông,hầu hết các nước trong khu vực vẫn không mở cửa hoàn toàn mà chỉ giới hạn một số mảng dịch vụ nhất định cho cạnh tranh, hạn chế về số lượng cấp phép hoặc hạn chế mặt địa lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ mới. Chẳng hạn như Ấn Độ chia thị trường của mình ra thành các vùng riêng biệt và cho phép một số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cạnh tranh với doanh nghiệp viễn thông chủ đạo của nhà Nước. Các nhà cung cấp dịch vụ mới gia nhập cung cấp dịch vụ đường dài nội vùng nhưng doanh nghiệp chủ đạo lại duy trì độc quyền của mình đối với dịch vụ đường dài liên vùng.

Một số nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh duy trì hạn chế đối với vốn sở hữu nước ngoài.Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia hạn chế sở hữu nước ngoài trong các nhà cung cấp dịch vụ trong nước dưới 50%. Một số nước gần đây giảm bớt sự hạn chế này nhằm thu hút vốn và kinh nghiệm của nước ngoài vào thị trường trong nước.

- Trong thị trường dịch vụ điện thoại di động: Ngành dịch vụ điện thoại di động của Châu Á đã có sự phát triển vượt bậc. Một số nước ở Châu Á như

Campuchia, Nhật Bản mở rộng thuê bao di động nhiều hơn là cố định. Tại các nước phát triển dịch vụ di động nhiều hơn cố định ở các nước thu nhập thấp dich vụ di động đang cần thay thế dịch vụ cố định. Vì di động là dịch vụ mới nên không có nhu cầu phải bảo hộ những doanh nghiệp chủ đạo như đối với dịch vụ cố định. Nhờ vậy, chính sách đối với dịch vụ di động thường là tự do hơn so với dịch vụ cố định. Tuy nhiên, ở một số nước những chính sách hạn chế và những bất cập về quản lý đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của dịch vụ di động.

Việc đưa cạnh tranh vào thị trường dịch vụ viễn thông là chưa đủ nếu bên cạnh đó không có các quy định hỗ trợ cạnh tranh của nhà nước liên quan đến kết nối, cấp giấy phép, cơ quan quản lý độc lập. Những quy định như vậy cũng được thiết lập trong khuôn khổ đàm phán đa phương về thương mại dịch vụ viễn thông, nhằm đảm bảo sự tiếp cận thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài thông qua thị trường thực sự cạnh tranh.

- Về kết nối: Đây là vấn đề trung tâm của quy định nhà nước tác động đến cạnh tranh. Một chính sách kết nối không hợp lý sẽ làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh. Chẳng hạn như giá kết nối cao quá mức làm cho các doanh nghiệp mới không muốn cung cấp dịch vụ do chi phí kết nối chiếm phần lớn hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Ví dụ ở Ba Lan đã dẫn tới một tình trạng trong 200 giấy phép được cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ độc lập,các doanh nghiệp được cấp giấy phép chỉ ra một số trở ngại chính trong hoạt động kinh doanh là thỏa thuận không hợp lý về chia sẻ doanh thu với doanh nghiệp chủ đạo, hạn chế tiếp cận đến mạng của nó, thời gian đàm phám kéo dài và việc cấm không cho họ thiết lập hệ thống dẫn riêng của họ.

- Giá kết nối có thể trở thành nguyên nhân tranh chấp thương mại giữa các nước khi đầu tư.Ví dụ như Mỹ đối với hai nước Nhật Bản và Mêhicô liên quan đến giá kêt nối.Mỹ đã đưa Mêhicô ra tòa án tranh chấp của WTO khi

cho rằng doanh nghiệp chủ đạo của Mêhico đã định giá kết nối quá cao khiến cho các doanh nghiệp của Mỹ không thể hiện hoạt động được. Mỹ cũng đã ép Nhật Bản phải giảm giá kết nối.

- Cấp phép: Những thủ tục cấp phép cồng kềnh, phiền hà và thiếu minh bạch sẽ tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của ngành viễn thông, hạn chế tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới.

Khi gia nhập WTO, thực tế ở Trung Quốc cho thấy các cơ quan quản lý của nước này cũng chưa sẵn sàng cho việc thay đổi chế độ cấp phép theo hướng đơn giản, thuận lợi hơn và minh bạch hơn cho doanh nghiệp, mặc dù nước này đã cam kết ở tài liệu tham chiếu viễn thông khi gia nhập WTO.Thời gian chờ đợi để được cấp phép là kéo dài. Những trở ngại trên con đường cải cách chế độ cấp phép có thể hiểu được vì những quyền lợi cục bộ của doanh nghiệp sẽ mất đi nếu thực hiện nghiêm túc chương trình cải cách này. Đây cũng là một đặc điểm chung trong chế độ cấp phép quan liêu ở các nước đang phát triển không chỉ trong ngành viễn thông.

- Cơ quan quản lý độc lập: Kinh nghiệm cho thấy muốn tạo dựng môi trường cạnh tranh thực sự trong lĩnh vực viễn thông cần phải có một cơ quan quản lý độc lập. Việc cam kết thực hiện tài liệu tham chiếu Viễn thông của GATTS. WTO yêu cầu các nước phải thành lập cơ quan như vậy.Cơ quan quản lý độc lập là một đơn vị tách riêng và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản nào. Các quyết định và quy trình thủ tục mà cơ quan quản lý độc lập sử dụng phải khách quan đối với tất cả các đối tượng tham gia vào thị trường.

1.3.1.2. Huy động vốn đầu tư cho viễn thông

Khi mật độ điện thoại còn thấp trên dưới 10 máy/100 dân nhu cầu điện thoại và các dịch vụ viễn thông cơ bản của xã hội chưa được đáp ứng (cầu lớn hơn cung rất nhiều) thì phương pháp huy động vốn hữu hiệu nhất là từ khách

hàng như thu phí lắp đặt cao, phát hành tín phiếu bắt buộc khi khách hàng lắp đặt mới (Nhật, Hàn Quốc),yêu cầu khách hàng trả trước tiền cước phí sử dụng (Pháp), phát hành trái phiếu rộng rãi với mức lãi suất phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông (Pháp).Với các phương pháp huy động vốn này, chính phủ cần có chính sách cương quyết trước phản ứng về lắp đặt cao và tín phiếu bắt buộc mang tính chất tự nhiên của khách hàng. Một nguồn vốn đầu tư lớn cần huy động nữa là từ ưu tiên đầu tư của chính phủ, tăng tỷ lệ đầu tư cho ngành viễn thông (Hàn Quốc, Trung Quốc). Ngoài ra chính phủ cũng có thể bảo lãnh để ngành viễn thông vay vốn của chính phủ các nước và các tổ chức tài chính nước ngoài.

1.3.1.3. Đầu tư phát triển công nghệ

Để phát triển nhanh mạng lưới viễn thông cả về quy mô và công nghệ, Hàn Quốc,Trung Quốc đã đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại, tiến hành mua thiết bị đi đôi với chuyển giao công nghệ. Quan điểm của hai nước này là việc đầu tư thiết bị trên mạng lưới viễn thông phải được tiến hành đồng bộ, tránh tình trạng các thiết bị không tương thích và không có khả năng nâng cấp mở rộng.Các nước này cho phép các công ty lớn trong nước lập những liên doanh với những công ty công nghệ cao của nước ngoài để sản xuất các thiết bị viễn thông như tổng đài, thiết bị truyền dẫn đầu cuối. Đồng thời chính phủ các nước này cũng có chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ để tạo ra sức mạnh tập hợp, tiến tới mục tiêu làm chủ kỹ thuật trên mạng lưới và nội địa hóa các tổng đài viễn thông.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)