Tổng quan về ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 35)

Hoạt động bưu chính, viễn thông Việt Nam đã được phôi thai ngay từ những ngày đầu cách mạng. Hoạt động này ra đời trước hết nhằm thực hiện công tác giao thông liên lạc phục vụ Đảng, phục vụ cách mạng. Hội nghị toàn quốc Đảng công sản Đông Dương diễn ra trong 2 ngày 14, 15 tháng 8 năm 1945 tại Tân trào (Tuyên Quang) đã ghi nhận “Lập ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ” từ đó ngày 15/8 được lấy làm ngày truyền thống của ngành bưu chính, viễn thông Việt Nam. Sau đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân ngành Bưu chính viễn thông Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Khi mới ra đời hoạt động Bưu chính viễn thông do Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện trực tiếp quản lý. Cho đến năm 1960, Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh tách khỏi Bộ Giao thông vận tải và trực thuộc hội đồng giao thông vận tải (trước đây), tiếp theo lại được tách ra thành tổng cục Bưu điện.Trong thời kỳ đổi mới, ngành dịch vụ viễn thông đã phát triển qua các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1986 -1990:

Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông đồng thời có chức năng sản xuất kinh doanh. Tổng cục Bưu điện chủ động áp dụng một số cơ chế làm chủ như hạch toán toàn phần và tự hoàn vốn, tự cân đối kế hoạch ngoại tệ, bắt đầu ứng dụng những công nghệ hiện đại theo hướng số hóa, tự động hóa.

Ngày 26/10/1992 Chính phủ ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập lại Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và tần suất vô tuyến điện đồng thời còn là chủ quản các doanh nghiệp nhà nước trong ngành trong ngành Bưu chính - Viễn thông.

Ngành tiếp tục đầu tư mạng lưới với tốc độ lớn trên diện rộng. Tháng 3/1993, tuyến cáp quang đường trục Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dung lượng 34 Mb/S đầu tiên được đưa vào sử dụng thangs10/1993 hệ thống vi ba số băng rộng dung lượng 140 MB/s được đưa vào khai thác. Tháng 12/1993 mạng viễn thông liên tỉnh được số hóa toàn bộ 53/ 53 tỉnh thành phố trong cả nước.

Để giải quyết khó khăn về vốn, ngành đã xin phép chính phủ cho triển khai cơ chế nâng cao tỷ lệ trích khấu hao thiết bị, huy động vốn trong cán bộ, công nhân viên ngành cũng đã bước đầu hợp tác kinh doanh với các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, trong quá trình này các loại hình dịch vụ viễn thông chưa đa dạng, trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế. Đặc điểm quan trọng nhất của giai đoạn này thị trường dịch vụ viễn thông chủ yếu được thống trị với độc quyền Nhà nước.

 Giai đoạn 1995 - 2002:

Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong ngành.Tổng cục Bưu điện thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tập trung xây dựng cơ chế chính sách và chiến lược phát triển ngành. Ngày 19/4/1995 Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông được thành lập theo Quyết định số 249/TTg của Thủ tướng Chính phủ hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ. Số lượng các nhà cung cấp ứng dụng dịch vụ viễn thông trên thị trường được gia tăng. Năm 1995, Tổng công ty Bưu chính viễn thông hợp tác dưới hình thức Hợp đồng

hợp tác kinh doanh với công ty Comvik của Thụy Điển để thành lập Công ty thông tin di động VMS-Mobifone (công ty con 100% vốn của tổng công ty Bưu chính viễn thông). Năm 1998 thêm 2 công ty nhà nước được cấp phép hoạt động là công ty Điện tử - Viễn thông quân đội Viettl, Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính - viễn Thông Saigon (Saigonpstel).

Trong giai đoan này Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông đầu tư phát triển mạng lưới viễn thông, đặc biệt là ở các vùng nông thôn,phát triển các dịch vụ mới( điện thoại di động, Internet) .

 Giai đoạn 2002 đến nay:

Đây là giai đoạn quan trọng chuẩn bị những tiền đề cần thiết bước đầu hội nhập quốc tế của ngành viễn thông Việt Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước với ngành dịch vụ viễn thông có sự sắp xếp lại với và sự ra đời của Bộ Bưu chính Viễn thông (2002) và Bộ Thông tin và Truyền thông năm (2007). Cùng với nó là Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (2002) và Luật viễn thông (2009). Với nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý và trong hoạt động của doanh nghiệp, viễn thông Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước.Nếu như cuối năm 2002 cả nước có 1.761.660 thuê bao điện thoại di động thì hết tháng 6/2011 số thuê bao điện thoại di động của các nước là 112,6 triệu thuê bao.Trong thời kỳ đổi mới, viễn thông được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất của nền kinh tế nước ta.Đến nay nước ta đã xây dựng được một kết cấu hạ tầng viễn thông tương đối hiện đại, mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã được tự động hóa hoàn toàn với 100% với hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn trải rộng trên toàn quốc và kết nối quốc tế.

Song song với tiến trình phát triển kết cấu hạ tầng những nỗ lực phi độc quyền hóa và nâng cao cạnh tranh trong ngành.Các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông ngày càng được mở rộng. Do vậy, làm cho dịch

vụ được đa dạng hóa, chất lượng dịch vụ được nâng cao và giá cước dịch vụ từng bước được giảm xuống từ mức rất cao nay đã ngang bằng và thấp hơn giá cước của một số nước trong khu vực.

Tuy có những tiến bộ đáng ghi nhận trên đây song về cơ bản ngành dịch vụ viễn thông nước ta vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, kém phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp chủ yếu trong ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam.

2.2.1. Trên thị trường trong nước

2.2.1.1.Thị trường điện thoại di động a. Bức tranh chung:

Điện thoại cố định đang trong quá trình phát triển tại Việt Nam nhưng đang tỏ ra kém hiệu quả như phân bổ tần suất rất hạn chế, dung lượng thấp, tiếng ồn khó chịu và nhiễu xảy ra, không đáp ứng được dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng,không đảm bảo tính bí mật của các cuộc gọi.Do vậy, thị trường thông tin di động ra đời và phát triển tại Việt Nam là một tất yếu khách quan.

- Thị trường thông tin di động Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ dân cư sử dụng điện thoại di động ở mức thấp so với thế giới và khu vực. Năm 2006 mật độ điện thoại di động trên 100 dân của Việt Nam đạt gần 58%, philipines đạt 48% và Sigapore đạt mức kỷ lục là hơn 95%.Theo nhiều dự báo vào năm 2006, thị trường di độngViệt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong nhiều năm nữa.

- Các nhà khai thác mới xuất hiện liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi giảm giá,đẩy thị trường cạnh tranh giảm cước hết sức quyết liệt. Từ năm 1995- 2003, Mobifone và Vinaphone là 2 doanh nghiệp độc quyền khai thác thị trường. Măc dù 2 mạng này có đợt giảm giá nhưng đến thời điểm năm 2003 mức giá cước di động vẫn còn rất cao so với khả năng của người sử

động nội vùng đối với thuê bao trả trước là 3.500đ/phút, liên vùng là 5.000đ/ phút. Mốc đánh dấu quan trọng của thị trường dịch vụ thông tin di động là xóa bỏ cách tính cước cách vùng vào năm 2001.Năm 2003 mạng di động S- Fone chính thức ra đời với mức tính cước thấp hơn nhiều so với Vinaphone và Mobifone và phương thức tính cước là block 10s trong khi MobiFone và Vinaphone áp dụng phương thức tính cước1phút + 1 phút.Tuy nhiên,do mạng này sử dụng công nghệ CMDA còn xa lạ với khách hàng và có một số hạn chế như sim liền máy nên khó khăn trong việc thay đổi máy di động,vùng phủ sóng nhỏ hẹp nên mặc dù có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại thời điểm đó nhưng S-Fone vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng.Cũng thời điểm này 2 mạng Mobifone và Vinaphone lại tiếp tục có sự điều chỉnh giá cước và kết quả đạt được là Mobifone và Vinaphone phát triển thêm1triệu thuê bao,đạt tốc độ tăng trưởng trên 100%. Tuy nhiên, cuộc đua chính thức được khởi động vào năm 2004 với sự góp mặt của Viettel trên thị trường. Mặc dù được thành lập năm 1998 nhưng đến ngày 15. 10. 2004 Viettel mới chính thức khai trương dịch vụ điện thoại di động với đầu số 098. Với hàng loạt các chiêu thức thu hút khách hang, như áp dụng mức cước thấp, phương thức tính cước theo block 6s có lợi cho khách hàng các chương trình khuyến mãi,các gói cước gần như cho không, Viettel đã nhanh chóng phát triển được số lượng thuê bao khổng lồ mà không một mạng nào trước đó có thể làm được. Chỉ trong vòng một năm Viettel đã phát triển gần 2 triệu thuê bao. Tiếp đó là sự ra đời của các mạng EVN Telecom, HT Mobile mỗi lần xuất hiện đưa ra những đợt giảm giá, khuyến mại lớn “gây sốc” thị trường và cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Không thể nằm ngoài cuộc đua này nên mặc dù chịu sự quản lý của Bộ Bưu chính viễn thông ,do nắm giữ thị phần khống chế từ năm 2003 đến nay Mobifone và Vinaphone đã trải qua 6 lần giảm giá cước vào các năm 2003, 2004, 2005 và 2006, đưa mức cước di động của hai mạng này xuống thấp gần bằng mức cước của các đối thủ cạnh tranh và đưa phương

thức tính cước từ 1 phút +1 phút đến 30 giây + 30 giây và 30 giây+ 6 giây liên tục trong vòng 2 năm 2004 và 2005. Tính đến thời điểm tháng 6/2006 tất cả các mạng di động tại Việt Nam đều áp dụng chung phương thức tính cước là block 6s+1. Kết quả của mỗi đợt giảm giá là Mobifone và Vinaphone thu hút được thêm số lượng thuê bao khá lớn.

Cuộc đua về giảm giá cước giữa các mạng di động và điên thoại cố định hiện vẫn còn hết sức sôi động và quyết liệt. Mặt tích cực của nó giúp thị trường viễn thông tăng trưởng một cách ngoạn mục và nâng cao vai trò cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông và tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng góp nhiều hơn ngân sách cho nhà nước và mạng lại nhiều lợi ích và sự lựa chọn cho khách hàng.Tuy nhiên,các doanh nghiệp chạy theo cuộc đua giảm giá đã dẫn đến việc bùng nổ thuê bao ảo.

Nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ cao liên tục tăng đã thúc đẩy cạnh tranh trong các dịch vụ này.Hiện thị trường dịch vụ viễn thông có ba nhà cung cấp sử dụng công nghệ GSM (Vinaphone, Mobifone và Viettel) và ba nhà cung cấp sử dụng công nghệ CMDA (S-phone, Hanoi Telecom, ENV Mbile). Sau S-phone, sự xuất hiện một thời kỳ phát triển mạnh của thị trường viễn thông trong nước. Mặc dù còn khá trẻ nhưng các mạng CMDA đã sớm bộc lộ được thế mạnh của mình. Theo nhận định của các chuyên gia viễn thông, năm 2007 là năm diễn ra cuộc cách mạng về CMDA tạiViệt Nam, do đó việc đưa vào sử dụng rộng rãi các ứng dụng 3G với những ưu tiên nổi trội của công nghệ này là một xu thế tất yếu.Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao,do đó nhu cầu sử dụng điện thoại di động cũng không còn ở mức nhắn tin và gọi điện thông thường nữa, thay vào đó điện thoại di động được xem như một phương tiện giải trí cao cấp. Nhanh chóng nắm bắt được xu thế này,các nhà khai thác mạng, đặc biệt là các mạng CMDA đã kịp thời ra mắt những dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của số đông người tiêu dùng Việt Nam. Như vậy bên cạnh việc cạnh tranh bằng

giá cước, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam, đang đẩy mạnh cạnh tranh bằng các dịch vụ công nghệ cao bằng nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hiện tại Việt Nam chưa mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường viễn thông nói chung,thị trường dịch vụ điện thoại di động nói riêng.

b. Năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp chủ yếu:

b1: Công ty thông tin di động Mobifone (VMS)

Công ty thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Servicees Company - VMS) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16/4/1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, được đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Ngày 19/5/1995, công ty thông tin di động ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) có hiệu lực trong vòng10 năm với tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy điển). Thông qua hợp đồng này, Mobifone đã tranh thủ nguồn lực quan trọng để xây dựng, vận hành mạng lưới và cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam, đó là vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực.Các sản phẩm của Mobifone gồm có:

- Thuê bao di động trả sau và thuê bao gói cước: trong đó thuê bao trả sau của Mobifone là loại hình thuê bao tháng, khách hàng phải đăng ký sử dụng (có tính phí), ngoài tiền cước phát sinh, khách hàng còn phải trả cước thuê bao là 66.000đ/tháng. Thuê bao gói cước, khách hàng đăng ký sử dụng gói cước/tháng và được gọi và nhắn tin theo định mức quy định tương ứng với từng gói cước.

Thuê bao di động trả trước: bao gồm Mobicard là loại hình thuê bao trả trước không cần đăng ký, không cước hòa mạng, không cước thuê bao tháng.

Khách hàng chỉ cần nạp tiền vào tài khoản để sử dụng. Tuy nhiên, loại hình này có quy định thời hạn gọi và nghe. Mobi4U là loại hình thuê bao trả trước nạp tiền vào tài khỏan sử dụng. Cước thuê bao là 1.700đ/ngày, không quy định thời gian sử dụng. Khách hàng có thể gọi và nhắn tin miễn là trong tài khoản còn tiền. Mobiplay là loại hình thuê bao trả trước chỉ được nhắn tin và có quy định thời gian sử dụng tùy thuộc vào mệnh giá tiền nạp. Hơn nữa, các dịch vụ trả trước còn thực sự tiện ích với khách hàng có thể dễ dàng thực hiện chuyển đổi giữa dịch vụ này sang dịch vụ khác chỉ bằng thao tác gửi tin nhắn miễn phí đến tổng đài theo quy định. Các dịch vụ giá trị gia tăng: Với tổng số trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng đang cung cấp. Mobifone hiện đang là doanh nghiệp đi đầu trong việc triển khai cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Đặc biệt những dịch vụ Mobifone cung cấp, phát triển mới luôn mang tính chất định hướng cho các doanh nghiệp khác. Trong thời gian sắp tới, Mobifone sẽ tiếp tục triển khai các dịch vụ ứng dụng công nghệ cao như GMS, MMS Roaming chuyển vùng quốc tế. Hiện nay Mobifone đã ký thỏa thuận với 140 đối tác trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 .Số lượng thuê bao

Sau18 năm trưởng thành và phát triển, Mobifone đã trở thành một trong những mạng điện thoại lớn nhất Việt Nam. Năm 2006 có7,1 triệu thuê bao, hơn 2.100 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Đến hết năm 2010 công ty này đã có 32,476,580 triệu thuê bao.

Bảng 2.1. Số lƣợng thuê bao cộng dồn của MobiFone (2002-2010)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2010

Số thuê

bao

686.66 1.035.580 1.849.288 4.285.613 7.100.000 10.000.000 32.476.580

Có thể thấy phát triển thuê bao của Mobifone liên tục tăng qua các năm, thể hiện năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của công ty này.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)