3.3.1.1. Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ viễn thông
- Nới lỏng hơn sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài:
Nhà nước cần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nâng tỷ lệ góp vốn đầu tư để thu hút vốn, công nghệ nhằm hiện hóa đại kết cấu hạ tầng công nghệ của ngành.
Hiện nay trong lĩnh vực viễn thông cơ bản,các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài chỉ được cấp phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài không quá 49% vốn pháp định của liên doanh.Hiện vẫn chưa có hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và một số nhỏ là liên doanh. Sự hạn chế về tỷ lệ góp vốn đã hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đưa vào đầu tư ở Việt Nam những khoản vốn lớn hay công nghệ hiện đại.
- Hạn chế độc quyền của VNPT ( có được do sự hỗ trợ từ cơ chế ,chính sách của nhà nước).
+ Thành lập một cơ quan độc lập quản lý đường trục viễn thông quốc gia thay cho tập đoàn Bưu chính viễn thông.
Lợi thế độc quyền mà VNPT có được có một phần không nhỏ dựa vào sự hỗ trợ về chính sách của Bộ bưu chính viễn thông trước đây, Bộ thông tin và truyền thông hiện nay. Từ trước đến nay VNPT được Nhà nước giao độc quyền quản lý mạng viễn thông quốc gia. Như vậy, VNPT vừa là doanh nghiệp cung cấp dich vụ viễn thông ,đồng thời cũng là doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thuê đường trục viễn thông quốc gia.Với lợi thế độc quyền
các doanh nghiệp viễn thông khác không hợp lý, phân bổ hạ tầng mạng không công bằng.
Để giải quyết thực trạng này nhà nước cần thành lập một cơ quan độc lập quản lý hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. Cơ quan này cần công khai hóa các thủ tục kết nối,tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng với mọi doanh nghiệp viễn thông. Đây là một trong những giải pháp nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông Việt Nam.
+ Tách chức năng công ích ra khỏi chức năng kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính - viễn thông.
Trong thời gian qua chính sách phổ cập dịch vụ Viễn thông ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, Nhà nước đã giao cho VNPT thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông đến vùng sâu, vùng xa. Như vậy,VNPT vừa hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vừa hoạt động vì mục tiêu công ích. Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhà nước cần sử dụng cơ chế đấu thầu rộng rãi trong các dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích - Khi đó VNPT cũng hoàn toàn bình đẳng như các doanh nghiệp viễn thông khác trong việc tham gia cạnh tranh cung cấp dich vụ viễn thông công ích.
- Xây dựng cơ chế quản lý giá cước:
Nhà nước cần phân cấp mạnh quyền quyết định giá cước của các dịch vụ viễn thông có cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng. Các dịch vụ có cạnh tranh hạn chế, nhà nước nên chuyển từ quy định giá cước cụ thể sang quy định khung giá cước.Nhà nước chỉ quyết định giá cước đối với một số dịch vụ mang tính công ích, các dich vụ phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động của nhà nước.
3.3.1.2. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ viễn thông
Cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh trên thị trường dịch vụ viễn thông. Khi đó ngành này thu hút được một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển và điều quan trọng là góp phần làm lành mạnh hóa thị trường,dịch vụ viễn thông. Khi tiến hành cổ phần hóa , môi trường cạnh tranh bình đẳng được thiết lập, động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sẽ được nâng lên.
Hiện nay, nhìn chung hầu hết các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam đều là các doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch cổ phần hóa. Tuy nhiên quá trình triển khai cổ phần hóa diễn ra rất chậm, bỏ lỡ những lợi ích mà cổ phần hóa sẽ mạng lại. Huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp cải cách cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành dịch vụ viễn thông là rất cần thiết.
3.3.1.3. Các chính sách, biện pháp hỗ trợ.
- Phát triển hạ tầng ngành dịch vụ viễn thông:
Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại , đồng bộ, băng thông rộng, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng. Cơ sở hạ tầng đó phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước cần ban hành quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng nhằm tạo thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện thỏa thuận kết nối giữa các doanh nghiệp. Đồng thời có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong kết nối mạng. Khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông vị trí lắp đặt thiết bị kết nối, thiết bị trung chuyển ,ống cáp, bể cáp, sợi cáp, trụ cột ăng ten... Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành viễn thông thuê hạ tầng của các ngành khác như điện lực... để thiết lập mạng cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ viễn thông:
Ngành dịch vụ viễn thông có sức cạnh tranh cao đòi hỏi phải sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với đội ngũ lao động, đội ngũ các nhà quản lý và quản trị chât lượng cao. Để phát triển nguồn nhân lực của ngành, nhà nước cần thực hiện các chính sách,giải pháp sau:
+ Hỗ trợ triển khai các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về viễn thông ở Trung ương và địa phương cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng tốt cho các doanh nghiệp viễn thông với nội dung, chương trình phù hợp.
- Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ: Hiện nay,trình độ công nghệ của ngành viễn thông nhìn chung còn kém so với thế giới. Do vậy, các doanh nghiệp không thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt với giá cạnh tranh. Hoạt động nghiên cứu và triển khai trong ngành viễn thông đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, đội ngũ nhân lực trình độ cao nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông như: Tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảm thuế hoặc cho vay ưu đãi đối với việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, cùng với các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học, công nghệ Việt Nam, nhà nước cũng cần có các chính sách buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nhà nước cần có các chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học, công nghệ Việt Nam, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, công nghệ và nhân lực mạnh đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời có
chính sách khuyến khích nhập khẩu các công nghệ tiên tiến. Đây là con