Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 30)

- Chính sách tăng cường cạnh tranh và các quy định hỗ trợ cạnh tranh:

Tăng cường canh tranh là vấn đề trung tâm của ngành viễn thông trong bối cảnh tự do hóa. Việc khảo sát kinh nghiêm của các nước cho thấy nếu không có chính sách cạnh tranh và các quy định hỗ trợ cạnh tranh đi kèm sẽ

không thu được lợi ích tối ưu từ quá trình tự do hóa. Việt Nam cũng đã có bước đi ban đầu theo hướng tăng cường cạnh tranh như cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp ngoài tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện thoại di động ,Internete và điện thoại cố định. Tuy nhiên, có hai điểm đặc trưng về môi trường cạnh tranh của thị trường dịch vụ viễn thông của Việt Nam.

Thứ nhất: Đây chủ yếu là sân chơi của các doanh nghiệp nhà nước (VNPT, Viettel, SPT, VISHPEL, Hà nộiTelecom) trừ một số doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet.Do vây, cần phải có chiến lược tăng cường hơn nữa sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy cạnh tranh.Tuy nhiên, đối với một số mảng dịch vụ liên quan đến hạ tầng mạng (dịch vụ cố định) mang đặc điểm lợi thế kinh tế dựa trên quy mô, cơ quan quản lý cần phải tính toán kỹ lưỡng xem số liệu bao nhiêu doanh nghiệp được phép tham gia dịch vụ này là tối ưu,nếu không việc đầu tư thêm vào hạ tầng mạng sẽ không có hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực xã hội.Đối với đầu tư nước ngoài, vì lý do một số lĩnh vực viễn thông sử dụng hạ tầng mạng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh chính trị của đất nước, chỉ nên khuyến khích hình thức liên doanh với sở hữu nhà nước chiếm 51% trở lên.

Thứ hai: mức độ cạnh tranh của thị trường chưa cao.Doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước là VNPTchiếm thị phần áp đảo.Theo UNDP (2006), VNPT chiếm thị phần rất lớn nếu so sánh 2 công ty chủ đạo của Trung Quốc là China Mobile và China Telecom chiếm mỗi công ty không quá 40% thị phần dịch vụ viễn thông Trung Quốc.

Việc tập trung thị trường quá mức vào một công ty như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến kết nối, một yếu tố quan trọng đảm bảo sự cạnh tranh của thị trường. Công ty viễn thông lớn thường không có vấn đề về kết nối thường

không có động cơ kết nối với mạng của công ty nhỏ, tham gia thị trường, do vậy, sẽ hạn chế cạnh tranh từ các công ty này.

Nguyên nhân đứng đằng sau sự chi phối thị trường quá mức của VNPT chính là chức năng kép của tập đoàn này như: Sở hữu mạng đường trục, đồng thời lại là nhà cung cấp dịch vụ trên mạng đó. Chính vai trò kép này của VNPT đã tác động tiêu cực đến vấn đề kết nối, một yếu tố rất quan trọng đảm bảo cạnh tranh thực sự của thị trường như kinh nghiệm của các nước cho thấy. Việc tách sở hữu mạng đường trục ra khỏi hoạt động cung cấp dịch vụ của VNPT và giao mạng này cho một doanh nghiệp độc lập khai thác là một hướng cần phải làm trong thời gian tới nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh thực sự.

Bên cạnh tăng cường chính sách cạnh tranh, các quy định hỗ trợ cạnh tranh liên quan đến kết nối, cấp giấy phép, cơ quan quản lý độc lập cũng cần phải thiết lập và có hiệu quả.

- Đảm bảo kết nối: Việc kết nối giữa các mạng dịch vụ khác nhau phải được đảm bảo như quy định của nhà nghĩa vụ kết nối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kết nối luôn nổi lên là một vấn đề nóng đối với ngành viễn thông. Các công ty mới tham gia thị trường dịch vụ viễn thông của Việt Nam hạn chế về mạng lưới nên phụ thuộc vào mạng lưới và hạ tầng của VNPT. Vì cũng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên một điều dễ hiểu là VNPT không mặn mà trong việc kết nối cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường mặc dù theo quy định của chính phủ các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ kết nối. Theo điều tra đa số doanh nghiệp (78%) không thuộc VNPT cho rằng họ có vấn đề khó khăn trong việc kết nối với VNPT trong năm 2005 và 2006. Sau đó, Chính phủ đã phải quyết định buộc VNPT mở thêm dung lượng kết nối cho Viettel và EVN Telecom.

+ Không phân biệt đối xử trong kết nối. Theo điều tra của năm 2008 phần lớn các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằngVNPT đã thiên vị với các doanh nghiệp thành viên của mình khi không yêu cầu họ ký thỏa thuận kết nối, hợp đồng chia sẻ hạ tầng, hoặc nội hạt, đường dài và quốc tế. Các doanh nghiệp này cũng được kết nối nhanh trong khi các doanh nghiệp mới phải chờ đợi lâu mới phát triển được dịch vụ mới của mình.

+ Kết nối phải nhanh chóng: Để đảm bảo môi trường cạnh tranh thực sự, chế độcấp phép phải minh bạch,công khai và nhanh chóng cho doanh nghiệp. Yêu cầu này cũng được thể hiện rõ trong tài liệu Tham chiếu viễn thông của WTO.

- Thiết lập cơ quan quản lý độc lập:

Kinh nghiệm của các nước cho thấy trong điều kiện tự do hóa với sự tham gia nhiều hơn của đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào thị trường dịch vụ viễn thông, cần thiết phải có một cơ quan quản lý độc lập để thiết lập môi trường cạnh tranh của thị trường, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.

Trước đây Việt Nam cũng sử dụng trợ cấp chéo để thực hiện mục tiêu xã hội chẳng hạn như cước áp dụng cho các cuộc gọi quốc tế tại Việt Nam nằm trong số các nước có mức cao nhất trên thế giới, trong khi các mức cước nội hạt và liên tỉnh thì lại khá rẻ so với mức trung bình trong khu vực.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành viễn thông:

Huy động vốn đầu tư cho phát triển và nâng cao năng lực của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam phải được thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp, khai thác từ nhiều nguồn, nhiều thành phần kinh tế, thích ứng với đặc điểm và với từng giai đoạn phát triển của ngành này.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, trong điều kiện của Việc Nam hiện nay cần phải đầu tư thẳng vào công nghệ hiện đại thông qua tiếp nhận nhận chuyển giao công nghệ. Đồng thời cần phải có chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ ngành viễn thông. để có thể làm chủ kỹ thuật trong toàn hệ thống của ngành dịch vụ này.

Tóm lại: Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông cho thấy các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam về chính sách tăng cường cạnh tranh và hỗ trợ cạnh tranh, về huy động vốn đầu tư cho ngành dịch viễn thông và phát triển công nghệ của ngành này.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)