đạo đức cho sinh viên ngành y, dược hiện nay
Để có được thế hệ sinh viên y, dược không những có tri thức văn hoá, khoa học kĩ thuật mà còn có đạo đức, lối sống lành mạnh, có lập trường tư tưởng vững vàng đòi hỏi phải có sự đầu tư cả trong việc nghiên cứu và giáo dục đạo đức. Việc nghiên cứu về đạo đức là vấn đề rất quan trọng về mặt lí luận. Bởi từ kết quả của việc nghiên cứu đó sẽ có những hình thức, biện pháp giáo dục thích hợp.
Thứ nhất, phải quan tâm đến việc nghiên cứu về đạo đức. Phải đầu tư nghiên cứu lịch sử đạo đức học. Sự nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về những lí thuyết đạo đức trước đây, từ đó rút ra được những yếu tố
tích cực và phù hợp với bản sắc văn hoá cũng như điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, vận dụng một cách sáng tạo những luận điểm tích cực đó trong việc giáo dục đạo đức xã hội nói chung cũng như cho sinh viên ngành y,dược Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, cũng phải nghiên cứu một cách có hệ thống những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, chắt lọc những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố thủ cựu, lạc hậu, cản trở sự phát triển xã hội; phải xây dựng được một hệ giá trị riêng của con người Việt Nam. Hệ giá trị đó phải bao hàm trong nó đạo đức cách mạng, chứa đựng những yếu tố tiến bộ của trí tuệ nhân loại và phù hợp với con người Việt Nam, đáp ứng những đòi hỏi của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên y, dược đạt kết quả cao, chúng ta phải không ngừng nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng đó trong thời kì đổi mới đất nước. Hơn nữa, như tác giả đã đề cập ở phần đầu, ngoài những nội dung chính của đạo đức cách mạng như tác giả đã phân tích, thì ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, Hồ Chí Minh cũng đưa ra những chuẩn mực đạo đức riêng cho từng lĩnh vực khác nhau trong đó có đạo đức của ngành y tế. Vì vậy, ở ngành y tế cần phải đi sâu nghiên cứu đạo đức ngành y đó chính là y đức từ đó có những phương pháp và hình thức phù hợp để cụ thể hoá những chuẩn mực đạo đức đó phù hợp với ngành nghề, phù hợp với tâm sinh lí của sinh viên y tế.
Ngoài việc đầu tư nghiên cứu về đạo đức, đòi hỏi các cấp các ngành còn phải nghiên cứu thực trạng đạo đức của xã hội cũng như trong sinh viên, những biến chuyển của đạo đức xã hội nói chung cũng như những biến chuyển của đạo đức sinh viên; nghiên cứu để thấy được những xu hướng đạo đức nảy sinh trong sinh viên, thấy được những tâm tư nguyện vọng và những mong muốn chính đáng của sinh viên; phân tích, dự báo chính xác những yêu
cầu của việc giáo dục đạo đức trong sinh viên, để kịp thời có những điều chỉnh thích hợp trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y, dược. Ngày nay, đất nước ta đã mở cửa giao lưu và hội nhập với thế giới. Vì vậy không có lí do gì mà chúng ta không quan tâm học hỏi đạo đức cũng như cách thức giáo dục đạo đức của các nước khác trên thế giới, học hỏi những sáng kiến cũng như những kinh nghiệm hay từ thực tiễn giáo dục đạo đức của nước bạn. Điều đó sẽ làm phong phú hơn kho kinh nghiệm của chúng ta trong việc giáo dục đạo đức xã hội cũng như đạo đức cho sinh viên ngành y, dược.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác giảng dạy đạo đức trong hệ thống trường học.
Nhà trường là một thiết chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, là nơi cung cấp những tri thức khoa học kĩ thuật cho sinh viên, đồng thời cũng là nơi sinh viên học tập và rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, việc giảng dạy đạo đức trong trường học ở nước ta trong những năm qua vẫn còn nhiều điểm hạn chế cả trong việc nhận thức về tầm quan trọng của môn học đạo đức cũng như trong công tác giảng dạy môn học này. Vì vậy, cần phải thực hiện một cách triệt để hơn nữa việc giảng dạy đạo đức trong hệ thống trường cao đẳng và đại học y, dược.
Để công tác giảng dạy đạo đức đạt kết quả cao, trường học phải đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với từng đối tượng. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa giáo viên với tổ chức đoàn để hướng sinh viên vào những hoạt động tích cực. Bởi đạo đức luôn gắn liền với cuộc sống, kết quả của quá trình rèn luyện đạo đức phải được thể hiện thông qua hành vi đạo đức của mỗi người. Do đó, quá trình giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, giữa học qua sách vở với việc thể hiện qua thực tế để thể nghiệm những phẩm chất và năng lực, để khắc phục những chỗ yếu, phát huy chỗ mạnh. Cần thắt chặt hơn nữa trật tự kỷ cương trường lớp, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra để quản lí sinh viên một cách chặt chẽ hơn.
Quá trình giáo dục đạo đức trong trường học phải đẩy mạnh việc giảng dạy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với nội dung và phương pháp phù hợp với từng cấp học khác nhau, làm cho những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi sinh viên và sẽ dần phát huy trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống của mỗí sinh viên.
Thứ ba, phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức trong xã hội.
Chúng ta biết rằng, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái đạo đức trong xã hội cũng như trong sinh viên hiện nay là do công tác giáo dục đạo đức trong xã hội vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Do vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y, dược cần phải được tiến hành một cách triệt để hơn, quyết liệt hơn nữa, phải có sự vào cuộc của cả xã hội và sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội.
Đạo đức sinh viên là kết quả tổng hoà của toàn bộ sự nghiệp giáo dục dưới nhiều hình thức, nhiều góc độ và cấp độ khác nhau, từ nề nếp gia đình đến công tác giáo dục của nhà trường, của xã hội. Nó cũng bị chi phối và ảnh hưởng của các nhân tố khác như phong tục tập quán, môi trường làm việc, những quy định của pháp luật… Vì vậy, để công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cần đến sự phối hợp chặt chẽ của tam giác giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội, cần đến sự thống nhất trong hoạt động giáo dục.
Sự thống nhất trước tiên là ở mục đích của giáo dục. Bởi dù ở môi trường giáo dục nào đi chăng nữa thì mục đích của hoạt động giáo dục đều là mong muốn con người phát triển một cách toàn diện cả về tri thức và nhân cách, cả trí tuệ và tình cảm. Cả gia đình, nhà trường và xã hội đều mong muốn có được những người con ngoan, trò giỏi, những công dân có ích trong xã hội. Từ việc có chung một mục đích như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp
một cách chặt chẽ hơn nữa trong công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng.
Sự thống nhất trong hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên còn thể hiện trong việc phối hợp hành động, tránh những mâu thuẫn trong hoạt động giáo dục. Bởi thực tiễn công tác giáo dục cho thấy, nhiều khi không có sự thống nhất trong công tác giáo dục đạo đức. Nhiều gia đình do có sự nuông chiều con cái cho nên khi con em mình mắc lỗi ở trường, bị nhà trường phạt hoặc kỷ luật thì họ có sự phản ứng khá gay gắt. Cũng có nhiều trường hợp con cái bị đình chỉ học hoặc đã bỏ học lâu ngày nhưng cha mẹ vẫn không hề hay biết… Đó là sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái, nhưng cũng thể hiện sự thiếu phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Do đó, để hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên được tốt cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường.
Ngoài sự thống nhất về mục đích và hành động trong giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội còn cần phải thống nhất về nội dung và hình thức giáo dục. Phải xác định tương đối nội dung giáo ở mỗi môi trường. Nội dung giáo dục ở mỗi môi trường cũng phải có sự phù hợp với lứa tuổi sinh viên.
Giáo dục đạo đức sinh viên không phải công việc của một cá nhân, một nhóm người hay trách nhiệm của một cơ quan cụ thể nào. Giáo dục đạo đức sinh viên đòi hỏi sự tham gia của tất cả các đoàn thể, các tổ chức, hay nói cách khác, là đòi hỏi sự phối hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản chất con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình học tập và lao động sinh viên không chỉ tiếp xúc với một môi trường xã hội mà sống trong nhiều môi trường khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự kết hợp giáo dục của tất cả các môi trường mà sinh viên sống, để giúp cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những công dân tốt, những cán bộ tốt. Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực công tác của từng người. Mỗi người làm việc trong môi trường khác
nhau, do vậy, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên phải tuỳ vào từng môi trường cụ thể để thay đổi về phương pháp giáo dục thích hợp. Giáo dục đạo đức phải thiết thực và cụ thể. Mỗi ngành, mỗi công việc có những yêu cầu khác nhau. Những chuẩn mực đạo đức chung được biểu hiện trong mỗi công việc cũng có sự khác nhau. Do vậy, những chuẩn mực đạo đức chung phải được cụ thể hoá cho phù hợp với từng công việc, phù hợp với yêu cầu của từng ngành. Trên cơ sở đó mà mỗi người tự giác rèn luyện, phấn đấu. Đó cũng là cơ sở để mỗi cơ quan đơn vị xem xét và đánh giá đạo đức của mỗi người. Điều này đã được Hồ Chí Minh đề cập đến và thực hiện rất tốt trong giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân và cho thế hệ trẻ trước đây.
Hiện nay, Đảng ta đã và đang tiếp tục triển khai cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để có thể hướng người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hưởng ứng cuộc vận động đó trước hết phải làm cho sinh viên hiểu rõ vai trò và vị trí của đạo đức cách mạng trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước, phải làm cho họ hiểu cần phải học gì và học như thế nào. Bởi đối với thế hệ lớn tuổi, những người đã từng được Hồ Chí Minh dạy dỗ, đã từng được nghe, được thấy những hành động, cử chỉ, việc làm thiết thực của Bác thì việc học tập và làm theo Bác là vấn đề không có gì xa lạ. Nhưng với thế hệ trẻ, những người sinh sau đẻ muộn, những người chỉ biết đến tấm gương Hồ Chí Minh qua sách báo, qua lời kể của ông bà cha mẹ. Hơn nữa, họ lại sống trong một giai đoạn mới, một môi trường mới với nhiều thay đổi so với trước đây thì rõ ràng họ sẽ rất hạn chế trong việc học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Về những chuẩn mực của đạo đức mới - đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh tác giả đã trình bày ở phần đầu của luận văn nên không cần phải nhắc lại một cách chi tiết. Điều cần bàn ở đây là phải vận dụng những chuẩn mực đạo đức đó sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện nay của đất nước, phù hợp với sinh viên ngành y, dược và công việc cụ thể.
Trước hết, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giáo dục lòng trung - hiếu cho sinh viên là vô cùng quan trọng.
Trung với nước là yêu cầu chung đối với bất kì người dân nào, trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử. Trong giai đoạn trước đây, khi nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì trung với nước là sẵn sàng lên đường đi chiến đấu để đánh đuổi kẻ thù, giành lại nền độc lập cho đất nước, thì hiện nay nội dung yêu nước được nhấn mạnh là ý chí sắt đá làm sao để giữ vững được nền độc lập đó. Trung với nước là trung thành tuyệt đối và vô hạn với Đảng, trung thành tuyệt đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; Trung với nước là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước, trung thành vói sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đạo đức tốt đẹp của dân tộc...
Để thực hiện được Trung với nước, trước hết sinh viên phải tự giác học tập, xây dựng ý thức trung thành với chế độ, yêu mến và có trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân. Lòng trung thành của mỗi người trong mỗi thời đại, trong mỗi giai đoạn lịch sử có những biểu hiện khác nhau nhưng nó đều thể hiện tinh thần yêu nước của mỗi người. Yêu nước ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn. Đã yêu nước thì phải yêu nhân dân, yêu nhân dân cũng chính là yêu nước.
Yêu nước là một nguyên tắc chính trị quan trọng, nó quy định quan hệ của mỗi công dân đối với Tổ quốc. Yêu nước cũng chính là một phạm trù đạo đức điều chỉnh hành vi của mỗi người đối với quốc gia dân tộc. Tinh thần yêu nước phải được thể hiện thông qua hành vi yêu nước, tấm lòng yêu nước thể hiện bằng hành động cụ thể, lời nói phải đi đôi với việc làm. Đó là sự hiện thực hoá tinh thần yêu nước. Qua hành động mới có thể chứng tỏ tinh thần yêu nước chân chính, yêu nước thực thụ.
Hiện nay, tinh thần yêu nước thống nhất với yêu chủ nghĩa xã hội. Bởi chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là con đường đúng đắn đưa đất nước phát triển, đồng thời đảm bảo được lợi ích cho mọi người dân. Yêu nước cũng thống nhất với yêu Đảng, bởi Đảng là người lãnh đạo cao nhất, vì lợi ích của nhân dân, ngoài lợi ích của nhân dân không có lợi ích nào khác. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam hành động, phấn đấu vì lợi ích của quốc gia dân tộc.
Trung với nước hiện nay, sinh viên phải xây dựng ý thức trách nhiệm là chủ nhân tương lai của đất nước. Xác định rõ mọi quyền lợi của bản thân không tách rời quyền lợi của Tổ quốc. Dân có giàu thì nước mới mạnh, Tổ quốc có độc lập thì thế hệ trẻ mới có tự do. Vì vậy, sinh viên phải là những người yêu nước, kiên định mục tiêu chung của đất nước. Những biểu hiện đầu tiên và rõ ràng của chủ nghĩa yêu nước hiện nay là tinh thần chịu khó học tập những tri thức văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật, để đem kiến thức đó phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà. Trước đây, do hoàn cảnh đất nước mà