0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (FULL) (Trang 41 -41 )

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất nhập khẩu

khẩu

a. Các nhân t bên ngoài

- Tình hình kinh tế, xã hi

Đặc thù của hoạt động XNK là liên quan đến luật thương mại quốc tế, liên quan đến các thông lệ, thủ tục hải quan, các đối tác nước ngoài, các hợp đồng ngoại, các yếu tố địa lý, ngôn ngữ… nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển tín dụng XNK.

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK và ảnh hưởng gián tiếp đến phát triển tín dụng XNK. Khi nền kinh tế biến động bất ổn, tỷ giá hối đoái tăng cao, các nhà xuất khẩu thuận tiện hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa tuy nhiên các nhà nhập khẩu lại gặp khó khăn trong việc nhập liệu các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh khiến việc sản xuất bị trì trệ, việc thanh toán nước ngoài gặp trở ngại và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngân hàng trong trường hợp ngân hàng đã cấp tín dụng XNK cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, khi tình hình xã hội bất ổn, thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị biến động…ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng, thực hiện các điều khoản hoặc thanh toán của các bên trong các hợp đồng ngoại thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tín dụng XNK của ngân hàng. Trong các trường hợp này, việc cho vay bắt buộc để thực hiện các nghĩa vụ trong việc thanh toán L/C hoặc phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hoặc đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết hoặc khó khăn trong việc

đòi tiền các ngân hàng thanh toán…ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi vốn của các ngân hàng thương mại.

- Các nhân t t phía doanh nghip

+ Thông tin, pháp lý, vị thế doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động Đặc thù của hoạt động XNK chịu ảnh hưởng bởi các thủ tục hải quan, các rào cản thuế quan của các nước xuất khẩu… nên thông tin về doanh nghiệp, về hàng hóa XNK rất quan trọng trong hoạt động XNK. Nếu các thông tin là sai lệch và không chính xác, việc ngân hàng cấp tín dụng XNK cho các doanh nghiệp XNK nhằm tài trợ các hợp đồng ngoại sẽ gặp rất nhiều rủi ro trong việc kiểm soát các lô hàng xuất nhập khẩu có phải là hàng cấm hay không, đối tượng tài trợ có phải là các doanh nghiệp XNK hoạt động trong lĩnh vực cho phép XNK của Nhà nước…Vì thế, nếu cập nhật thông tin doanh nghiệp một cách thường xuyên, chính xác sẽ tránh được nguy cơ lừa đảo từ các doanh nghiệp XNK, kiểm soát được khả năng thanh toán của các doanh nghiệp XNK, nâng cao hiệu quả của các phương án đầu tư. Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp có vị thế tốt trong hoạt động XNK sẽ là thị trường rất tiềm năng mà hầu hết các NHTM đều hướng tới bởi không chỉ số lượng, giá trị, hiệu quả từ các hợp đồng được ký kết bởi các doanh nghiệp này.

Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về lĩnh vực hoạt động, thông tin về doanh nghiệp là rất cần thiết cho hoạt động phát triển tín dụng XNK trong việc tăng trưởng quy mô tín dụng XNK bởi lẽ chính nhân tố này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho các ngân hàng tiếp thị các sản phẩm của mình và phát triển tín dụng XNK theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, là thế mạnh của từng địa bàn, từng lãnh thổ.

+ Năng lực tài chính, hiểu biết của doanh nghiệp về luật thương mại quốc tế.

Trước hết, năng lực tài chính của các doanh nghiệp XNK là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng trong việc thẩm định cấp tín dụng XNK của các ngân

hàng. Các ngân hàng thương mại sẽ không liều lĩnh cấp tín dụng XNK cho các doanh nghiệp nếu thẩm định thấy năng lực tài chính của khách hàng có vấn đề hoặc không đủ để thực hiện các dự án, các phương án được tài trợ bởi các ngân hàng đó. Việc chứng minh năng lực tài chính tốt, các doanh nghiệp XNK sẽ có thế mạnh rất lớn trong việc thương thảo các hợp đồng tín dụng XNK với ngân hàng để đạt được lãi suất cho vay, phí bảo lãnh…tốt nhất.

Bên cạnh đó, hiểu biết của doanh nghiệp về luật thương mại quốc tế là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển tín dụng XNK tại các ngân hàng thương mại. Nếu các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc cập nhật luật thương mại quốc tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất, vận chuyển, bị tịch thu hàng, đòi tiền đối tác…dẫn đến việc vi phạm các hợp đồng đã ký kết với các đối tác nước ngoài, không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn liên quan đến pháp luật, liên đới đến các hợp đồng tín dụng XNK đã ký kết với ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn của NHTM.

+ Các yếu tố liên quan đến tín dụng XNK: phương án XNK của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, các NH trung gian, các NH thanh toán…

Khi thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng XNK ngoài các yếu tố nền tảng đã nêu trên thì nhân tố cốt lõi tác động đến phát triển tín dụng XNK là phương án của doanh nghiệp. Phương án kinh doanh của doanh nghiệp XNK ngoài các yếu tố hợp lệ, có thực thì đòi hỏi phải có hiệu quả.

Trong hoạt động tín dụng XNK, ngoài hoạt động cho vay, cấp bảo lãnh còn có các sản phẩm chiết khấu, mở L/C, bao thanh toán…thì nhân tố tài sản đảm bảo ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển tín dụng XNK. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều mong muốn thỏa thuận với khách hàng về việc ký quỹ 100% cho toàn bộ các hoạt động mở L/C hoặc tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm chiết khấu của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng này. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có sẵn tiền mặt để ký

quỹ 100% cho các phương án mở L/C đấy mà thông thường khách hàng sẽ sử dụng các nguồn tài sản đảm bảo khác để thay thế. Các ngân hàng sẽ thẩm định các tài sản đảm bảo làm cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng XNK.

Bên cạnh đó, các yếu tố như vị thế, uy tín của các đối tác, các ngân hàng trung gian, các ngân hàng thanh toán… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thanh toán quốc tế và quyết định chất lượng tín dụng XNK tại NHTM.

- Mc độ cnh tranh ca các ngân hàng thương mi khác

Trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng thương mại không những cạnh tranh về lãi suất cho vay, phí bảo lãnh… mà còn cạnh tranh về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, mở L/C, điều kiện, phương thức chiết khấu, chất lượng dịch vụ…Chính mức độ cạnh tranh gay gắt này, buộc các ngân hàng phải có những chiến lược tín dụng XNK phù hợp với nhu cầu của khách hàng, trong từng thời kỳ nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng XNK một cách hiệu quả và an toàn.

b. Các nhân t bên trong

- Năng lc ca ngân hàng

Nhân tố năng lực của ngân hàng đóng góp rất nhiều trong việc quyết định chất lượng tín dụng XNK, bao gồm các yếu tố cụ thể như: nguồn huy động vốn, quy trình tín dụng XNK, cơ chế lãi suất cho vay, biểu phí, tỷ lệ ký quỹ trong hoạt động cấp bảo lãnh, phí trong hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động marketing của ngân hàng, các bộ sản phẩm tín dụng XNK, hoạt động kiểm soát rủi ro...Tùy đặc thù, năng lực của từng ngân hàng mà quyết định các sản phẩm tín dụng XNK nào, các khách hàng tại các ngân hàng là ai, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng XNK như thế nào và có định hướng phát triển tín dụng XNK theo mục tiêu nào. Nói tóm lại, năng lực của ngân hàng tốt sẽ là nền tảng quyết định hiệu quả của hoạt động tín dụng XNK.

- Ngun nhân lc ca ngân hàng

Trình độ của các bộ công nhiên viên trong ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển tín dụng XNK. Nếu hệ thống nhân viên còn trẻ sẽ năng động, ham học hỏi nhưng thiếu đi kinh nghiệm và hiểu biết về tín dụng XNK sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các ngân hàng và giảm khả năng cạnh tranh với các NHTM khác. Ngược lại, nếu hệ thống nhân viên già cỗi, dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết về tín dụng XNK sẽ có trạng thái ù lỳ, không năng động trong việc cập nhật các kiến thức, khả năng tiếp thị sản phẩm tín dụng XNK thì cũng ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động này. Hơn nữa, hoạt động đào tạo tại các ngân hàng đóng vai trò không hề nhỏ trong việc phổ cập kiến thức, quy trình, tạo nền tảng cho nhân viên phát triển bản thân, làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, ở mỗi ngân hàng khác nhau, tùy vào điều kiện, năng lực và tình trạng tín dụng XNK mà có một chiến lược nhân sự thích hợp.

- H thng công ngh thông tin ca ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng tốt sẽ lưu trữ và cập nhật các thông tin cần thiết trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng XNK nói riêng. Không những vậy, hệ thống công nghệ thông tin tốt sẽ là nền tảng để giúp ngân hàng theo dõi, quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng tại ngân hàng.

Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ rút ngắn thời gian trong việc hạch toán liên quan đến tín dụng XNK, tăng tính chính xác của các bút toán và ngăn chặn được các lỗi trong khi hạch toán góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ tín dụng XNK tại các ngân hàng, hỗ trợ tốt nhất cho khối vận hành hệ thống tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin chuyên nghiệp sẽ giúp cho việc lưu trữ lượng lớn thông tin, sắp xếp thông tin khoa học sẽ giúp cho các công tác báo cáo, truy xuất dữ liệu nhằm quản lý và phát triển tín dụng xuất nhập khẩu một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, luận văn đã nêu ra những lý luận cơ bản về tín dụng XNK, về các hình thức cơ bản của hoạt động cấp tín dụng XNK của các NHTM, về các nội dung và tiêu chí đánh giá từng nội dung phát triển tín dụng XNK. Trong phần này, luận văn cũng tập hợp một số lý thuyết liên quan đến phát triển tín dụng XNK đã được nghiên cứu trước đây nhằm liên hệ với chính sách phát triển tín dụng XNK của khối các NHTM trong giai đoạn hiện nay.

Phần tiếp theo, luận văn đi vào tập hợp, phân tích thực trạng phát triển tín dụng XNK tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng dựa trên các tiêu chí theo từng quan điểm phát triển tín dụng XNK đã nêu trong phần trước. Đây là nội dung quan trọng trong luận văn nhằm làm sơ sở để luận văn nhận xét và đánh giá về thực trạng phát triển tín dụng XNK tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng.

Những nội dung trong chương I nêu trên làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN TÍN DNG

XUT NHP KHU TI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

– CHI NHÁNH ĐÀ NNG

2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH

ĐÀ NẴNG

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập vào năm 1994, đến nay MB đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Sự tăng trưởng về vốn và qui mô hoạt động của MB ổn định và liên tục trong 20 năm, tăng từ 20 tỷ đồng vào năm 1994 lên 12.865 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Tổng tài sản tăng tương ứng từ 32 tỷ đồng đến 172.615 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế tính đến 31/12/2012 là 3.011 tỷ, lần đầu tiên lợi nhuận của MB (mã MBB-HOSE) đã vượt qua các ngân hàng trong khối cổ phần khác, đây cũng là con số cao nhất về giá trị tuyệt đối trong khối ngân hàng cổ phần (không tính các thành viên nhà nước đang có tỷ lệ sở hữu chi phối).

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, MB liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động. Đến cuối năm 2012, MB đã có 168 chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm giao dịch trên khắp Việt Nam và cả Lào.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong cả nước, MB cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới. Cho đến nay, mạng lưới các ngân hàng đại lý của MB đã mở rộng tới hơn 800 ngân hàng trên 56 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới.

2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đà Nẵng (MB Đà Nẵng) được thành lập trên cơ sở chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo công văn số 48/NHNN-CNH ngày 12/01/2004 và theo Quyết định số 65/QĐ/NHQĐ-HĐQT ngày 19/05/2004 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Quân Đội. Là một trong số các chi nhánh cấp 1 thuộc MB. Ngày đầu thành lập, MB Đà Nẵng chỉ gồm 26 CBVNV và 1 điểm giao dịch chính tại 404 Hoàng Diệu. Sau hơn 7 năm hoạt động, MB Đà Nẵng đã có 256 CBCNV và phát triển thêm thành 6 điểm giao dịch (PGD Hải Châu, PGD Hòa Khánh, PGD Hội An, PGD Sông Hàn và PGD Sơn Trà, ĐGD Vĩnh Trung,) ngoài trụ sở chính tại 54 Điện Biên Phủ.

Năm 2011, chi nhánh Quảng Nam và PGD Hội An được phân tách ra cho chi nhánh Quảng Nam quản lý. Tháng 7/2012, thực hiện chuyển đổi mô hình chi nhánh theo chủ trương chiến lược phát triển của MB, mỗi chi nhánh quản lý tối đa 5 phòng giao dịch và tăng qui mô hoạt động của MB Đà Nẵng, Chi nhánh được phân tách thành 2 chi nhánh cấp 1 cùng hoạt động trên địa bàn. Chi nhánh cũ tại 54 Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên tên giao dịch và 3 phòng giao dịch là Vĩnh Trung, Hòa Khánh và Sông Hàn. Đến thời điểm hiện tại, chi nhánh Đà Nẵng chỉ còn lại 2 PGD là: PGD Hòa Khánh và PGD Sông Hàn. Như vậy, trên địa bàn TP. Đà Nẵng, MB đã phát triển được 2 chi nhánh cấp 1 trực thuộc cùng hoạt động và tiếp tục mở rộng thêm các điểm giao dịch.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy điều hành của Ngân hàng TMCP

Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng

Cơ cấu tổ chức của MB Đà Nẵng bao gồm: 01 trụ sở chính và 02 Phòng giao dịch, bao gồm 122 nhân viên.

Hiện tại Ngân hàng Quân Đội đang thực hiện triển khai mô hình tổ chức mới giai đoạn 2011-2015, trong đó các chi nhánh sẽ được xây dựng theo 2 mô hình: Chi nhánh ngân hàng đa năng và Chi nhánh ngân hàng cộng đồng. MB Đà Nẵng được xây dựng theo mô hình Chi nhánh ngân hàng cộng đồng (áp dụng cho các chi nhánh có nhóm khách hàng mục tiêu là SME và KHCN, có thể có CIB với số lượng không lớn) với cơ cấu tổ chức theo sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức NH TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đà Nẵng

Ghi chú: : quản lý trực tiếp : quản lý gián tiếp

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân

Đội – Chi nhánh Đà Nẵng

MB Đà Nẵng được thành lập năm 2004 – năm đánh dấu cột mốc quan trọng 10 năm xây dựng và phát triển của MB, năm đầu tiên mà MB đạt lợi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG (FULL) (Trang 41 -41 )

×