6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.1. Nội dung phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Nội dung phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại. thương mại.
Phát triển tín dụng XNK là việc các ngân hàng vận dụng các chính sách, giải pháp nhằm tăng trưởng quy mô cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập của ngân hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo chất lượng dịch vụ tín dụng phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Thông thường, có nhiều nội dung phát triển tín dụng XNK nhưng có sáu nội dung phát triển tín dụng XNK chủ yếu mà hầu hết các NHTM đều áp dụng là:
- Phát triển về quy mô
- Phát triển về thị phần
- Hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm
- Tăng trưởng thu nhập
- Kiểm soát rủi ro
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
Tùy vào thực trạng phát triển tín dụng XNK và chiến lược phát triển tín dụng XNK của từng NHTM theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào hoạt động XNK của các doanh nghiệp…mà mỗi NHTM sẽ tập trung, ưu tiên phát triển tín dụng XNK theo một hoặc nhiều nội dung trong số các nội dung nêu trên, cụ thể phát triển theo hướng nào, mục tiêu đạt được của từng nội dung phát triển tín dụng XNK sẽ được phân tích dưới đây.
a.Phát triển về quy mô
Phát triển tín dụng XNK theo nội dung phát triển về quy mô chủ yếu được hiểu là tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh dư nợ cho vay XNK tại các ngân hàng hơn đồng thời tăng trưởng về số dư bảo lãnh, doanh số phát hành
L/C. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay XNK thể hiện qua việc tăng trưởng theo từng loại đồng tiền cho vay; theo từng thời hạn vay; theo từng lĩnh vực, ngành nghề cho vay; theo từng loại hình và quy mô khách hàng cho vay; theo từng mục đích vay …
Ngoài ra, phát triển quy mô còn hướng tới mục tiêu phát triển về số lượng khách hàng bao gồm tăng trưởng khách hàng trong địa bàn hoạt động của chi nhánh, tăng trưởng khách hàng hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực cho vay XNK tiềm năng hoặc tăng trưởng khách hàng có quy mô vừa và lớn, tăng trưởng khách hàng có năng lực tài chính tốt, có số lượng hợp đồng ngoại tệ nhiều hoặc có lượng giao dịch thanh toán quốc tế nhiều…
Hơn nữa, mục tiêu phát triển về quy mô còn được thể hiện qua tăng trưởng hợp đồng tín dụng. Đó là việc tăng trưởng các hợp đồng tín dụng hạn mức hay hợp đồng món, là các hợp đồng phục vụ nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp hay là hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị, nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn được đánh giá mức tăng trưởng quy mô qua việc tăng trưởng các hợp đồng đầu tư cho các dự án trung dài hạn hay chỉ các món ngắn hạn…Cuối cùng tăng trưởng về quy mô còn thể hiện qua tăng trưởng hợp đồng bảo lãnh, tăng trưởng doanh số L/C đã phát hành hoặc đã thanh toán.
Cuối cùng, việc phát triển về quy mô còn được thể hiện qua việc mở rộng địa bàn hoạt động; tăng số lượng phòng giao dịch. Tùy thuộc vào chính sách phát triển của các ngân hàng từng thời kỳ mà cần phát triển tín dụng XNK ở các ngành nghề trọng tâm nào hay cần mở rộng ngành, lĩnh vực cấp tín dụng XNK nào để tăng dư nợ cho vay XNK, tăng số dư bảo lãnh, tăng doanh số L/C…
b.Phát triển về thị phần
Việc phát triển tín dụng XNK theo nội dung phát triển về thị phần rất quan trọng trong việc thể hiện vị thế của các ngân hàng. Để thể hiện vị thế của mình, các ngân hàng thường chủ yếu đưa ra các chiến lược nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mình so với các ngân hàng trong cùng địa bàn thông qua việc tăng trưởng các nội dung trong phát triển về quy mô tín dụng XNK đã nêu ở trên của ngân hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Từ đó tạo uy tín cho ngân hàng và khẳng định vị thế của ngân hàng trong khối các NHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.
Bên cạnh đó, để phát triển thị phần, các ngân hàng còn chú trọng đến việc tạo ra hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, thể hiện vị thế của ngân hàng so với toàn bộ doanh nghiệp trong nước. Hoặc việc tạo ra hệ thống các danh mục sản phẩm mang tính phức tạp cao, hoặc các sản phẩm chuyên dụng đặc thù cho từng loại hình doanh nghiệp XNK… nhằm gia tăng dư nợ cho vay XNK, tăng số dư bảo lãnh, tăng doanh số L/C…góp phần tăng trưởng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong địa bàn hoạt động.
Hơn nữa, việc đẩy mạnh chiến lược thu hút khách hàng tại các lĩnh vực trọng tâm, góp phần phát triển quy mô cho vay XNK và tăng nguồn thu từ hoạt động tín dụng XNK cũng là cách thức để tăng trưởng thị phần cho các ngân hàng. Cuối cùng, việc đánh giá, cơ cấu lại danh mục khách hàng theo mục tiêu phát triển tín dụng XNK từng thời kỳ tại các NHTM cũng là yếu tố quyết định thị phần của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng XNK.
c. Hợp lý hoá cơ cấu sản phẩm
Trước hết phát triển tín dụng XNK theo nội dung hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm, cần quan tâm đến mức độ thay đổi trong cơ cấu dịch vụ, sản phẩm tín dụng XNK.
Mục tiêu của việc hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm là thay đổi dư nợ cho vay xuất nhập khẩu theo từng loại hình cho vay, theo từng kỳ hạn vay, hay thay đổi cơ cấu các loại hình bảo lãnh và L/C mà ngân hàng phát hành phù hợp với mục đích tăng trưởng tín dụng XNK của ngân hàng theo từng giai đoạn. Việc hợp lý hóa cơ cấu sản phẩm sẽ khai thác tối đa tiềm lực của các khách hàng, hạn chế rủi ro trong việc cấp tín dụng XNK, phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ là thế mạnh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng và tăng nguồn thu nhập cho các NHTM. Qua đó, sẽ là cơ sở để phát triển các loại hình sản phẩm mới không những phù hợp với các chiến lược XNK của ngân hàng trong từng thời kỳ mà còn phù hợp với chính sách phát triển tín dụng, chính sách phát triển xuất nhập khẩu của địa bàn, của nền kinh tế trong nước.
d.Tăng trưởng thu nhập
Tăng trưởng thu nhập chủ yếu là tăng trưởng về nguồn thu từ hoạt động cấp tín dụng XNK. Nguồn thu nhập của ngân hàng thể hiện qua nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay XNK, thu phí phát hành và phí bảo lãnh từ hoạt động phát hành bảo lãnh và nguồn thu từ L/C. Nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay XNK phát sinh từ khoản chênh lệch từ lãi suất cho vay với lãi suất huy động vốn và được đánh giá qua mức tăng trưởng của năm sau so với năm kế hoạch và chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu nhập của hầu hết các NHTM hiện nay.
Với mức độ của chi nhánh cấp 1, lãi suất cho vay được tính toán từ Hội sở và lãi suất cho vay tại mọi thời điểm của chi nhánh không được thấp hơn mức lãi suất tối thiểu do Hội sở ban hành. Hội sở cũng ban hành mức mua bán vốn cụ thể với các khoản vay tín dụng XNK. Nếu các chi nhánh thỏa thuận được với khách hàng mức lãi suất càng cao thì hưởng khoản chênh lệch càng lớn từ lãi suất cho vay và lãi suất mua vốn từ hội sở.
động cho vay XNK mà còn kể đến các loại phí phát sinh từ hoạt động bảo lãnh, các khoản phí từ L/C và bán chéo sản phẩm của thanh toán quốc tế.
Việc phát triển tín dụng XNK theo nội dung tăng trưởng thu nhập là việc đề ra kế hoạch tăng trưởng nguồn thu này trên cơ sở bám theo các chiến lược phát triển tín dụng XNK của ngân hàng và mục tiêu kiểm soát rủi ro của ngân hàng theo từng thời kỳ và tận thu từ các hoạt động thanh toán quốc tế.
e. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng XNK gắn liền với quản trị và kinh doanh tín dụng XNK, một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Kiểm soát rủi ro ngoài các mục tiêu cơ bản:
- Đạt kết quả kinh doanh cao trong giới hạn rủi ro có thể giám sát, có thể chịu đựng được.
- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, quy định của Pháp luật.
- Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững trong điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.
Mục tiêu của việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong việc phát triển tín dụng XNK chủ yếu là cân bằng giữa lợi ích từ việc phát triển tín dụng XNK theo những nội dung khác với rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Đặc biệt, mối quan tâm hàng đầu là cân bằng giữa lợi ích của việc phát triển quy mô tín dụng XNK với việc kiểm soát rủi ro.
Một khi các ngân hàng tập trung phát triển tín dụng XNK theo mục tiêu tăng trưởng quy mô, cụ thể là tăng trưởng dư nợ tín dụng XNK, tăng trưởng số dư bảo lãnh hoặc cam kết L/C thì mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng là làm sao kiểm soát được các khoản nợ xấu, có cơ chế trích lập dự phòng hợp lý để xử lý các khoản nợ xấu khi rủi ro xảy ra gây tổn thất cho ngân hàng.
f. Nâng cao chất lượng dịch vụ
Nội dung phát triển tín dụng XNK theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ là việc làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa, lấy chất lượng làm nền tảng để phát triển khách hàng.
Mức độ hài lòng của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào sản phẩm ngân hàng đang cung cấp. Đa phần các khách hàng truyền thống thường quan tâm đến hạn mức tín dụng bao gồm hạn mức cho vay và hạn mức bảo lãnh được cấp, lãi suất hay khoản phí khách hàng phải trả, tốc độ xử lý hồ sơ, đặc biệt là các hồ sơ giải ngân của khách hàng.
Nhìn chung, mức độ hài lòng của khách hàng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: quyết định cấp tín dụng, các tài sản đảm và các điều kiện quản lý tài sản đảm bảo, các chứng từ yêu cầu cung cấp, quy trình tín dụng XNK, lãi suất của khoản vay, các khoản phí bảo lãnh, tốc độ cung cấp dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên, mức độ chính xác của các giao dịch phát sinh từ các hoạt động thanh toán quốc tế kèm theo, cơ chế quản trị rủi ro, sự đa dạng trong danh mục sản phẩm, dịch vụ…của ngân hàng.
Việc thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng là nền tảng của chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ tại các ngân hàng vì mục đích của nâng cao chất lượng dịch vụ là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Và có thể được thực hiện thông qua góp ý trực tiếp qua các phương tiện truyền thông từ, từ việc khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng định kỳ tại các ngân hàng hoặc lịch sử giao dịch của khách hàng tại các ngân hàng.