6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.5. Các rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương
- Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh.
Hiện nay đa số các ngân hàng nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam vay để nhập hàng hoá, máy móc thiết bị do nước đó sản xuất. Nhà xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía các doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán cho nước ngoài nếu doanh nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền khi đến hạn. Trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam, nhà xuất khẩu nước ngoài có thể giao dịch với ngân hàng phục vụ của họ để vay vốn thay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chấp nhận những điều kiện vay vốn của ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng nước ngoài.
- Bảo lãnh bằng phát hành L/C trả chậm
Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất ở nước ta trong thời gian vừa qua, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đây là hình thứcc vay vốn, tranh thủ vốn nước ngoài đơn giản và đễ được chấp thuận bằng cách mua chịu hàng hoá, phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay doanh nghiệp đang thiếu vốn.
1.1.5. Các rủi ro trong tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại thương mại
Rủi ro trong tín dụng XNK là một dạng rủi ro trong hoạt động của NHTM. Đó là những biến cố bất thường, không mong đợi, dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. Những rủi ro này có thể xuất phát từ nền kinh tế, từ doanh nghiệp XNK và cũng có thể từ chính các NHTM. Có những loại rủi ro chính trong tín dụng XNK của NHTM: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá.
a. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách hàng không còn khả năng chi trả. Rủi ro này có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng.
- Về phía khách hàng: rủi ro có thể phát sinh từ những nguyên nhân
chủ quan từ pháp lý, năng lực, hành vi…hoặc các nguyên nhân chủ quan từ nên kinh tế, môi trường xung quanh. Cụ thể:
+ Nguyên nhân chủ quan
• Do thiếu thông tin về luật thương mại quốc tế hiện hành, về các thủ tục hải quan hoặc các phương thức thanh toán quốc tế.
• Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, thiếu điều kiện tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc tín dụng xuất nhập khẩu.
• Các nhà xuất, nhập khẩu sử dụng vốn vay sai mục đích cam kết với ngân hàng hoặc kém hiệu quả.
• Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả cho các ngân hàng.
• Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho các ngân hàng.
• Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo hoặc do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành hoặc các nhà xuất nhập khẩu cố tình lừa đảo…
+ Nguyên nhân khách quan: do ảnh hưởng từ phía nền kinh tế, chính trị không ổn định như:
• Do tình trạng khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
• Do sự biến động quá nhanh và khó dự đoán được của thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước.
• Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế.
• Do thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
• Sự tấn công của hàng nhập lậu, khiến hàng hóa mất khả năng cạnh tranh, tính khả mại giảm.
• Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…hoặc do tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực có hoạt động XNK của các doanh nghiệp XNK.
- Về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng có thể phát sinh do các nguyên
nhân chủ quan từ năng lực quản trị của ngân hàng như:
+ Xuất phát từ cán bộ công nhân viên: Nhân viên không tuân thủ chính sách, không chấp hành đúng quy trình tín dụng XNK, nhân viên tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ hoặc vi phạm đạo đức kinh doanh.
+ Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng XNK và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc: Chính sách tín dụng XNK không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh; tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, do ngân hàng tăng trưởng tín dụng XNK mà không có sự kiểm soát chất lượng tín dụng XNK; do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác. Hoặc do quy trình tín dụng XNK còn lỏng lẽo, nhiều khe hở khiến cho khách hàng hoặc các đối tác nước ngoài lợi dụng gây thiệt hại cho ngân hàng.
+ Xuất phát từ công tác thẩm định: Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu kiến thức về luật thương mại quốc tế, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ.
+ Xuất phát từ thông tin tín dụng: Ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng nên không dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay hoặc thông tin về
các thông lệ quốc tế hoặc luật thương mại quốc tế chưa được cập nhật một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ lỏng lẻo hoặc thiếu kiểm soát quản lý tín dụng trước, trong và sau khi cấp tín dụng.
b. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do biến động của lãi suất. Rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến cho chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo. Ngược lại, nếu ngân hàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp thì thu nhập lãi của ngân hàng giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu hoặc đầu tư tài chính quy mô lớn theo lãi suất thị trường. Rủi ro lãi suất liên quan đến hoạt động thay đổi lãi suất của ngân hàng.
b. Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro về tỷ giá. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xét cả trên góc độ doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể hay không phụ thuộc vào mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, giá trị hợp đồng, giá trị các khoản thu chi lớn hay nhỏ…