Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của nhân viên văn phòng các trường đại học ngoài công lập tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 50)

Tất cả các biến quan sát ñược ñưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA),

ñể giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và tính ñộ tin cậy (Sig) của các biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau hay không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu thường quan tâm trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau:

(1)Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm ñịnh Bartlett ≤ 0.05. (2) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.4, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố <0.4 sẽ bị loại. (3) Thang ño ñược chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%. (4) Hệ số eigenvalue >1 (Gerbing và Anderson, 1998). (5) Khác

biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 ñể tạo giá trị

phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

KMO là một chỉ tiêu dùng ñể xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm ñịnh Bartlett nhằm xem xét giả thuyết về mức ñộ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể, nếu kiểm ñịnh này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là hệ số tương quan ñơn giữa các yếu tố

thành phần và các nhân tố. Hệ số tải nhân tố > 0.3 ñược xem là ñạt mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0.4 ñược xem là quan trọng và ≥ 0.5 ñược xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu nghiên cứu phải ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải > 0.75 ( Hair & ctg (1998).

Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả ñã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal components với phép xoay (Rotation) Varimax và phương pháp tính nhân tố là phương pháp Regression.

Quá trình phân tích nhân tốñược tiến hành thông qua các bước sau:

- Bước 1:

Tập hợp các biến quan sát ñã qua kiểm tra về ñộ tin cậy ñưa vào phân tích nhân tố gồm 35 biến nghiên cứu các nhân tố tác ñộng ñến sự hài lòng của nhân viên. Quá trình này ñược gọi là phân tích nhân tố lần 1 (Phụ lục 4) với kết quả như

sau:

Có 2 biến bị loại vì hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 là TC2 (Công việc thách thức sự nỗ lực và sáng tạo của nhân viên) và TC4 (Nhân viên không bị áp lực công việc quá mức). Ngoài ra biến TC5 (Nhân viên cân bằng ñược giữa công việc với ñời sống cá nhân và gia ñình) không nằm vào ñúng vị trí nhân tố ban ñầu và không có ý nghĩa ñối với nhân tố mới là “ Cơ hội phát triển nghề nghiệp” nên sẽ bị loại. Các biến quan sát còn lại sẽñược ñưa vào phân tích nhân tố lần 2.

• Eigenvalue: 1,029

• Tổng phương sai: 71,197%

• Số nhân tốñược rút trích: 9 - Bước 2:

Kiểm tra ñộ tin cậy của thang ño gồm 9 nhân tố mới, kết quả có 8 nhân tố ñều ñạt, nhân tố thứ 9 gồm 2 biến là QHDN2 (Nhân viên ñược trao ñổi thông tin và kinh nghiệm về công việc với ñồng nghiệp) và biến OD2 ( Nhân viên ñược tận dụng kinh nghiệm làm việc do vị trí ổn ñịnh) có hệ số Cronbach Alpha là 0,471<0,6 nên không ñạt ñộ tin cậy (Phụ lục 4), các biến quan sát của nhân tố thứ 9 sẽ không ñưa vào phân tích nhân tố lần 2. Do ñó từ 35 biến quan sát ñược ñem phân tích nhân tố ban ñầu, sau khi phân tích nhân tố lần 1 bị loại 3 biến và kiểm tra ñộ tin cậy các nhân tố mới bị loại thêm 2 biến nữa, còn lại 30 biến quan sát sẽ ñược ñưa vào phân tích nhân tố lần 2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 (Phụ lục 5) như sau:

• KMO: 0,834

• Eigenvalue: 1,029

• Tổng phương sai: 73,520%

• Số nhân tố: 8 nhân tố

- Bước 3:

Sau khi phân tích nhân tố lần 2, có nhân tố thứ 8 gồm 2 biến quan sát là QHCT3 (Cấp trên lắng nghe nhân viên phát biểu quan ñiểm) và QHCT4 (Nhân viên

ñược ñối xử công bằng) bị tách ra khỏi nhân tố “Quan hệ cấp trên” ban ñầu. Nhân tố thứ 8 chỉ có 2 biến quan sát và ý nghĩa của 2 biến này cũng ñã có hàm ý tương tự

với biến quan sát QHCT5 (Nhân viên ñược tôn trọng và tin cậy) và QHCT1 (Cấp trên nắm bắt công việc, phân công rõ ràng, ñiều phối hợp lý) trong nhân tố thứ 1. Do ñó, ñể rút gọn dữ liệu, tác giả sẽ loại bớt khi phân tích nhân tố lần 3. Những biến quan sát của các nhân tốảnh hưởng ñến sự hài lòng của nhân viên trải qua phân tích nhân tố lần 2 và sau khi kiểm tra ñộ tin cậy còn lại 28 biến ñưa vào phân tích nhân tố lần 3 (Phụ lục 6) .

• KMO: 0,838

• Eigenvalue: 1,103

• Tổng phương sai: 72,385%

• Số nhân tố: 7 nhân tố

Như vậy, thang ño sự hài lòng của nhân viên văn phòng các trường ðH NCL tại thành phố HCM từ 9 thành phần nguyên gốc sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì ñược rút gọn thành 7 nhân tố với 28 biến quan sát.. Thành phần ño lường sự hài lòng chung của nhân viên giữ nguyên 01 nhân tố với 1 biến quan sát. Các nhân tố mới ñều ñạt ñộ tin cậy và ñộ giá trị.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của nhân viên văn phòng các trường đại học ngoài công lập tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)