1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp may tỉnh tiền giang

110 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 7,26 MB

Nội dung

Trang 1

w\605 | 232k

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRU ON G DAI HOC MO THANH PHO HO CHI MINH

NGUU THI THUY TRANG Y \

CAC YEU TO ANH HUONG DEN NANG SUAT

Trang 2

“LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn luận văn tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hướng đến năng suất doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang” là bài nghiên cứu của chính tơi

Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2014

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phan Đình Nguyên - Người Thầy đã tận tâm và nghiêm khắc trong công tác hướng dẫn Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người Thầy kính yêu đã hướng dẫn cho tác giả phương pháp nghiên cứu, những kinh nghiệm thực hiện để tài và những kiến

thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn |

Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Hà cùng quý thầy cô phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn quý anh chị, cô chú trong phòng quản lý công nghiệp Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang đã có những giúp đỡ nhiệt tình để tác giả thực hiện tốt luận văn

Trang 4

TÓM TẮT

Đê tài được thực hiện với mục tiêu là xác định các yêu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang với mẫu khảo sát là hai năm từ năm 2010 đến năm 2011 Mẫu một với dữ liệu năm 2010 có 61 doanh nghiệp may trong danh sách khảo sát, mẫu hai với đữ liệu năm 2011 có 67 doanh nghiệp may để xác định các yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp qua hai năm khảo sát

Dữ liệu tính toán và phân tích được trích từ báo cáo tài chính và phiếu thu thập thông tin doanh nghiệp mẫu 01A/ĐTKT-DN được lưu trữ tại Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang Đề tài sử dụng phương pháp thống kê định lượng là dùng mô hình hồi quy để phân tích dữ liệu Kết quả thực nghiệm trong mô hình tìm được thì có các yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp may như số cơ sở sản xuất, vòng quay tài sản, vòng quay hàng tồn kho, khả năng sinh lợi, tính thanh khoản Với mục tiêu tìm ra các yếu tế tác động đến năng suất doanh nghiệp thì đề tài nhận thấy yếu tố khả năng sinh lợi có tác động đến năng suất doanh nghiệp mạnh nhất, kế tiếp là yêu tố tính thanh khoản, cho nên chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm và duy trì các tỷ số này ở mức cao nhằm đưa năng suất doanh nghiệp may trong tỉnh ngày càng phát triển

Với kết quả phân tích đạt được, đề tài đã kiến nghị những chính sách liên

quan nhằm nâng cao năng suất doanh nghiệp may trong địa bàn tỉnh nhà Với hàng tồn kho doanh nghiệp cần cân nhắc tính toán rút ngắn thời gian dự trữ nguyên vật liệu vừa đủ với lượng sản phẩm sản xuất, hệ thống phân phối được cập nhật thường xuyên để quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết sách kịp thời, không nên để xảy ra tình trạng tồn kho quá nhiều Đối với tính thanh khoản của doanh nghiệp cần chú trọng đến các khoản nhanh chuyển đổi thành tiền như tiền, ngoại tệ, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác Còn với tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất thì các doanh nghiệp phải sắp xếp vị trí nhà xưởng, khu vực các chuyền may hợp lý để tránh những khâu trung

Trang 5

gian không cần thiết Cần phải kiểm tra trang thiết bị máy móc kịp thời cải tiến kỹ thuật may hàng loạt cho năng suất cao MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .ss<Ss<SL.H HE E710 0.11001011440741 0710007140074 nerkdke i 0989.9090077 ii "0v iii MỤC LỤC << =<<s<ss <2 19.0808 00 09 0Ì 00 0000600008000 00004604008096 084 iv DANH MUC HINH .ccsscsssssssscessssssssessssessssesssssssssssessesussssssssessesessussessecsesssenssnenenes vi 07 9/:810/0:790 6001 vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIỆT 'TẮTT - 5- s-scse©ssssEssEssEssEssessessessessesse viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1.1 Ly do Chon dé tai csccscssssssssssssssssssssesssesssveseesesesssssescssssssussssssessseavsessenseaseess 1

1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU do << «2< << 93954 999994 989.94899899885.98956959956650696 3

1.3 Câu hỏi nghiên Cứu . <° << £©S#v* 9E 9 E9 SvvseSsesesse 3

1.4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứ 2 << s2 se se sesse se csee 3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài . s- 5< sec cescsEsseesersereerserseresoree 3 1.6 Kết cầu của luận văn .o s «ccscc<csecsecssess sascececeeeseacassesesesestacore 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYÉT NGHIÊN CỨU -cc Õ

2.1 Khái-niệm về năng suất doanh nghiỆp, G0 n0 098865566 5 2.2 Phương pháp đo lường năng suất doanh nghiỆp .o - <5 s25 55555555 7 2.2.1 Đo lường năng suất theo phương pháp giá trị øg1a tăng « ««<.<+2 7 _ 2.2.2 Phương pháp đo lường năng suất theo hệ thống Rapmods 13 2.2.3 Phương pháp đo lường năng suất theo năng suất chung . - -: 15 2.3 Lý thuyết về những yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp 22 2.4 Các nghiên cứu trước có liền Qua1n o- << s5 s2 569589685956568655856655 30

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUÒN DỮ LIỆU 34

3.1 Phương pháp nghiên CỨt <5 5< << S9 s99 91 5995995958589.5895858989885555 34

Trang 6

3.2.1 Mô hình hồi quy Pool (POOIL) . ¿2c s+cxerveecrerrererrerreerrrrreee 35

3.2.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed effects model ~ FEM]) 36

3.2.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) 37

3:24 Lựa chọn mơ hình 00501577 ƠỎ 38

3.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị - 5 sec 5< csveeesevsexsersekessrseksessessre 40

3.3.1 Các giả thiết nghiên cứu .- + ¿+ +22 +x++xerxererkerrerxerxerrrerrrrxereee 40 3.3.2 Xây dựng mô hình hồi quy đề nghị . -5- 5 2552 cc+csereceerrsreerecreee 44 3.4 Giải thích và đo lường các biến trong mô hình đề nghị .-. 45

3.4.1 Biém phy thuOc V cessscscccsssssosssscseccssssssssesssssssssssssssseansssensansseseeaneneseesnanees 45

3.4.2 Biến độc Lap Xj vcececcsccsscsessesessssssesessessesscssssessssssssesessessessssessessssstsstsssseseeeseess 46

3.5 Ngu0n dif li@u thu thap c.scsscsssesssssssssscerssssscseesssoseassscsecaseasenscecsscaseneeecsees 50

3.6 Quy trình nghiÊn CỨU - << << 6 5< 9 0 00860005606040860956 55

CHUONG 4: PHAN TICH KET QUÁ NGHIÊN CỨU . 57 4.1 Phan tich thong ké m6 ta sssssssscsesscesecssscnesesssessesssessssssesseesssessesssseesssssseoes 57 4.2 Phân tích mối tương quan - -«- seseeneneacececsesacacacscecnacacoceces ›„ 62

4.3 Ước lượng và lựa chọn mô hình 1008012077 64

CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ . 5-5 -scsscsesssssssee 76

ch ca n8 76

5.2 Kiến nghị ©©©isccicccccceccrrrt sesesssceecesuenssaceceeneesunsnnnnscenenseusnunsnaneeees 77 5.3 Han ché ctta dé tai c.cccsscssssssssssssssssesosssssescescssassesseccesessssssceeeensorsnseeceeenseaeenes 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO -EEEV+++££€©°EEEEVYS+22£££t£22EE222222:eeee 81

PHỤ LỤC . . - sencnennavonsoonensnessonacenseenesesaccenssenseasseasonssoseeasessoee 86

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 2.1 Mô hình của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp - -. 6 Hình 2.2 Giá tri gia tang trong doanh nghiỆP . 2-5 55s + sex 8

Hình 2.3 Những yếu tố tác động đến năng suất của Văn Tình — Lê Hoa (2003) 22

Hình 2.4 Những yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp của Prokopenko

On 26

Hình 2.5 Những yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp của Kaydos (1998)

¬ Ầ.Ầ 28

Hình 3.1 Mơ hình giả thuyết phân tích năng suất doanh nghiệp . 43 Hình 4.1 Mô hình năng suất đoanh nghiệp .- 2-2 2 5+5 eeee+secxereces 69

Trang 8

DANH MUC BANG

Bang 3.1 Tóm tắt thu thập dữ liệu nghiên cứu . -52 55255255 cxccxecsecea 52

Bảng 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu mẫu các biến phân tích 2-25 s52 58 Bảng 4.2 Bảng ma trận tương quan giữa các biến Q.00 09 62 Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mẫu 63 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS . 2- 5 252 sssc+s 64

Bảng 4.5 Kiểm định phương sai thay đổi . 2 2 5c Ss+ se ckzckerkrksreerreee 65

Trang 9

FEM GO ISO REM ROS SE TMQ VA VIF VINATEX DANH MUC CAC TU VIET TAT

‘Fixed effects model (Mô hình hồi quy tác động có định) Gross Output (Giá trị sản xuất)

The International Organization | for Standardization (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá)

Random effects model (Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên) Return On Sales (Loi nhuan trên doanh thu)

: Standard Error (Sai sé chudn)

Total Quality Management (Quan ly chat long toan dién) Value added (Giá trị gia tăng)

Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai) Tổng công ty đệt may Việt Nam |

Trang 10

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TONG QUAN NGHIEN CUU 1.1 Lý do chọn đề tài |

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, thị trường xuất khẩu chủ yếu là dựa vào công nghiệp nhẹ, trong đó ngành may là một trong những ngành chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu cho quốc gia và đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách Bên cạnh đó, ngành may còn cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã - hội, giải quyết việc làm cho lao động Trong nhiều năm qua, với quá trình hiện đại hóa cùng với việc phát triển nền công nghiệp của đất nước thì ngành may đứng vị trí cao trong hàng xuất khâu có giá trị lớn của cả nước và góp phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân |

Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo lắng hiện nay là năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp này so với các quốc gia khác trong khu vực đang giảm đi, đặc biệt là hàng Trung Quốc lại đỗ bộ ngược vào Việt Nam ngày càng nhiều So với Trung Quốc, trình độ công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu khoảng 5-7 năm, phần mềm điều khiển lạc hậu từ 15-20 năm Theo đánh giá của Tổ chức Liên hiệp quốc UNDP thì ngành may Việt Nam đang ở trình độ công nghệ bậc 2/7 của thế giới,

thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (Tạp Chí Dệt May 10/2002) Về giá cả thì theo

Trang 11

nghiệp may trong cả nước đang đứng trước một thách thức khá lớn, đó là phải nâng cao được năng suất sản xuất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong ngành Muốn thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải cải tiến năng suất và những yếu tố tác động đến nó | |

Nang suất sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang đến thành công trong hiệu quả kinh doanh.Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào mà sản xuất với năng suất cao thì khả năng cạnh tranh sẽ lớn vì giá thành giảm đáng kể, đối với ngành may cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng thì tình hình năng suất sản xuất của các sản phẩm may cùng loại thấp hơn so khu vực cho nên sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thu hẹp dần và gần đây các đơn đặt hàng _ chủ yếu là gia công may là chính Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động, tình hình an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế của địa phương.Trong bối cảnh cạnh tranh phát triển ngày càng gay gắt như hiện nay thì năng suất sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sống còn của doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển thì phải có khả năng cạnh tranh Cần thiết là phải có một nghiên cứu để tìm ra các yếu tố tác động đến năng suất của doanh nghiệp mà cụ thể là các doanh nghiệp may của tỉnh Tiền Giang nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện và góp phần cho thành công hơn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tỉnh

Như đã phân tích ở trên, ngành may của tỉnh Tiền Giang không đứng ngồi trong cơng cuộc cải thiện năng suất của ngành trong cả nước Tiền Giang là tỉnh được quy hoạch với năm khu công nghiệp: Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang, Trung An, Soài Rạp và ba cụm công nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp may Xuất phát từ nhu cầu cần thiết để cải thiện năng suất trong ngành may của tỉnh nhà, tôi -thực hiện đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang” với mong muốn tìm ra các giải pháp phù hợp cho phát triển ngành may của tỉnh

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu với 2 mục tiêu chính như sau:

Xác định các yếu tố và mức độ tác động đến năng suất của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào tác động đến năng suất của doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang ?

_ Những yếu tổ trên tác động như thế nào đến năng suất của doanh nghiệp may trong tinh ?

Tu nghién ctru nay, chúng ta cần có giải pháp nào để nâng cao năng suất doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến năng suất của các doanh nghiệp may của tỉnh Tiền Giang

Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất may trên

địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 đến năm 2011 |

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Sau quá trình phân tích tìm hiểu, đề tài tập trung đo lường các yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố Sau khi thực hiện kết quả hồi quy mô hình có ý nghĩa thống kê Từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị thích hợp để nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp may của tỉnh Tiền Giang

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ tác động tích cực đến quyết định của người

quần lý doanh nghiệp, kéo theo tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh và khu vực Đối

Trang 13

hội trong khu vực thì từ giải quyết được vấn đề tăng năng suất sẽ kéo theo những hệ -_ quả tích cực khác cũng được cải thiện như thu nhập người lao động tại doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho nhà nước qua hệ thống quản lý thuế khi tiêu thụ càng nhiều sản phẩm ra thị trường, tạo ra thêm giá trị gia tăng cho xã hội

1.6 Kết cấu của luận văn |

Luận văn nghiên cứu được trình bày theo năm chương, các chương dự kiến bô cục như sau

Chương l giới thiệu tổng quan về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của

đề tài

Chương 2 trình bày các khái niệm về năng suất doanh nghiệp, phương pháp đo lường năng suất doanh nghiệp, các yếu tổ tác động đến năng suất doanh nghiệp, các nghiên cứu trước có liên quan |

- Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, cách thức thu thập số liệu

Chương 4 thực hiện xử lý số liệu thu thập, đưa dữ liệu vào Excel và phần mém Stata 11 để phân tích, phân tích thống kê mô tả đữ liệu, chạy hồi quy, phân tích độ tương quan giữa các biến, xác định các yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp

Chương Š trình bày kết quả nghiên cứu đạt được, nêu những hạn chế của đề tài và khuyến nghị các chính sách phù hợp

Trang 14

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYÉT NGHIÊN CỨU

Trong chương này sẽ trình bày các lý thuyết về năng suất doanh nghiệp, chủ yếu nhấn mạnh cách tính năng suất doanh nghiệp để thực hiện đưa ra mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu ở chương sau

2.1 Khái niệm về năng suất doanh nghiệp

Khi nói đến năng suất thì có rất nhiều quan điểm cho rằng đồng nghĩa với năng suất lao động Tuy nhiên, ở đây đề tài này thì năng suất doanh nghiệp được đo lường theo góc độ kỹ thuật, năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào Năng suất gắng liền với hiệu quả sử dụng chỉ phí tính trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Với một mức chi phí đầu vào thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao

nhiêu giá trị đầu ra |

Baines (1997a), năng suất là việc sử dụng tối đa các nguồn lực của một tổ chức để đạt kết quả đề ra Thực hiện tăng năng suất khi đoanh nghiệp tạo ra nhiều đầu ra hơn cùng một lượng đầu vào nhất định hoặc sản xuất cùng một lượng đầu ra với đầu vào ít hơn

Ross và Khleef (2002), năng suất là việc tạo ra và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà sử dụng được mọi nguồn lực về vật chất và con người để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người và bảo vệ môi | trường Năng suất được thực hiện thông qua nỗ lực của con người trong sản xuất

gắn liền với văn hóa xã hội nhất định

Robbins (2001), năng suất là việc đạt đến mục tiêu của tổ chức băng cách tiễn hành biến đổi các đầu vào thành đầu ra ở mức chỉ phí thấp nhất Khi đó, năng suất doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hiệu suất và hiệu quả |

Trang 15

APO (2000), ở cấp độ doanh nghiệp năng suất được hiểu là phương pháp sản xuất hàng hoá cớ chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức chỉ phí là thấp nhất Việc doanh nghiệp thực hiện cung cấp hàng hoá với giá cạnh tranh tốt sẽ làm cho doanh thu doanh nghiệp tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng theo

Trang 16

Văn Tình —- Lê Hoa (2003), năng suất là thước đo lượng đầu ra được tạo ra dựa trên các yếu tố đầu vào với nguyên tắc năng suất thực hiện phương thức tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào Từ đó hiệu quả được thể hiện bằng tỷ số giữa đầu vào và đầu ra hình thành nên bản chất của năng suất

Prokopenko (1996), năng suất là chỉ tiêu phan anh quan hé két qua đầu ra so với chỉ phí đầu vào của quá trình sản xuất Các đầu vào của quá trình sản xuất đó là

lao động, vốn, đất đai, nguyên liệu, năng lượng và thông tin Nâng cao năng suất

khi doanh nghiệp tạo được nhiều đầu ra hơn cùng với một lượng đầu vào nhất định,

hoặc cùng một đầu ra với đầu vào ít hơn |

_ Tang Văn Khiên (2005), năng suất thi bằng chỉ tiêu đầu ra chia cho đầu vào Chỉ tiêu đầu ra là kết quả của sản xuất tính bằng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm,

lợi nhuận, Chỉ tiêu đầu vào biểu hiện dưới dạng chỉ phí hoặc dưới dang nguồn lực

Rolstadas (1998), năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào Nó đo lường hiệu suất sử dụng nguồn lực để sản xuất đầu ra cần thiết và phản ánh sự thay đổi

trong năng suất

Như quá trình tìm hiểu về năng suất doanh nghiệp thì có rất nhiều khái niệm được đưa ra như trên Tuy nhiên năng suất theo Rolstadas (1998), Tăng Văn Khiên (2005) được vận dụng vào đề tài nghiên cứu Việc sử dụng đo lường năng suất theo hướng tính toán các chỉ tiêu giữa đầu ra và đầu vào nhìn ở góc độ kỹ thuật tính toán

được xem là khá cứng nhắc, nhưng đối với loại hình doanh nghiệp khi có hệ thống

_ tải chính được xây dựng ổn định thi đây là cách nhìn rõ vấn đề năng suất của chính doanh nghiệp nhất Cách nhìn nhận năng suất doanh nghiệp theo hướng này khá dễ dàng tiếp cận, tính toán nhanh và đưa ra kết quả đáng tin cậy với các số liệu tài chính đã tập hợp theo báo cáo định kỳ của doanh nghiệp

2.2 Phương pháp đo lường năng suất doanh nghiệp

2.2.1 Đo lường năng suất theo phương pháp giá trị gia tang

Theo Phan Quốc Nghĩa (2004), đo lường năng suất bằng phương pháp đo lường giá trị gia tăng là một cơng cụ chân đốn, giúp doanh nghiệp nhận ra các vấn đê vê năng suât thông qua các chỉ số năng suất, từ đó có kế hoạch cải tiến năng suât

Trang 17

trong phạm vi toàn doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ việc ra quyết định đối với các vấn đề như đánh giá tương đối mức năng suất chung của doanh nghiệp và đối với từng dây chuyền sản xuất Lập kế hoạch nguồn nhân lực và tính toán chỉ phí, trên cơ sở đó tối ưu hoá số lượng lao động Là chuẩn đối sánh để đánh giá mức năng suất của công nhân Đánh giá tác động của các chương trình cải tiến năng suất trong phạm vi toàn doanh nghiệp Giúp đưa ra các mục tiêu thiết thực và rõ ràng khi lập kế hoạch cải tiến năng suất trong phạm vi toàn doanh nghiệp Đánh giá nỗ lực của từng bộ phận trong doanh nghiệp khi đạt được mức năng suất cao hơn Hình 2.2 Giá trị gia tăng trong doanh nghiệp ⁄“ DOANH NGHIỆP N En 2» ad ee Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng -_ Nhà cung cấp ¬—Z ˆ Khách hang Nguồn: Phan Quốc Nghĩa (2004)

Giá trị gia tăng là sự giàu thêm của sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp thực hiện Năng suất của doanh nghiệp càng cao, tức giá trị gia tăng tạo ra bởi doanh nghiệp càng cao Giá trị gia tăng có vai trò quan trọng vì đây chính là nguồn thu nhập của doanh nghiệp

Giá trị gia tăng được xác định dựa trên các số liệu từ báo cáo tài chính gồm tính các chỉ số sau của doanh nghiệp như lợi nhuận/vốn (lợi nhuận trước thuế/vốn lưu động) biểu thị mức lợi nhuận tạo ra khi sử dụng vốn Lợi nhuận/số bán (lợi nhuận trước thuế/số bán) biểu thị mức lợi nhuận tạo ra trên số bán Giá trị gia tăng/số bán (giá trị gia tăng/số bán) biểu thị giá trị gia tăng tạo ra trên số bán Lợi nhuận/giá trị gia tăng (lợi nhuận trước thuế/giá trị gia tăng) biểu thị mức lợi nhuận

Trang 18

tạo ra giá trị gia tăng Số vòng quay vốn lưu động (số bán/vốn lưu động) biểu thị số bán trên vốn lưu động, là số vòng quay của vốn lưu động Số bán/lao động (số bán/số lao động) biểu thị số bán trên mỗi lao động tại doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế/lao động (lợi nhuận trước thuế/số lao động) biểu thị mức lợi nhuận tính trên mỗi lao động Năng suất lao động (giá trị gia tăng/chi phí lao động): biểu thị giá trị gia tăng trên chỉ phí lao động của doanh nghiệp Giá trị gia tăng/lao động (giá trị gia tăng/số lao động) biểu thị giá trị gia tăng tạo ra bởi một lao động Tiền lương

-_ bình quân/lao động (chỉ phí lao động/số lao động) biểu thị tiền lương bình quân của

mỗi lao động Đóng góp của người lao động (chỉ phí lao động/giá trị gia tăng) biểu thị chi phí lao động trên giá trị gia tăng, là đóng góp của người lao động

Phương pháp trừ (phương pháp kết hợp) như cách gọi tên phương pháp, mỗi -_ khoản chi phí được trừ dần vào số bán Các khoản chi này thường là chi phí mua nguyên vật liệu (nguyên liệu thô và các nguyên liệu chính khác dùng trong sản

xuất), mua năng lượng (điện, nước, hơi), các vật tư khác từ bên ngoài (dụng cụ, văn

phòng phẩm, .), chỉ phí bảo vệ, chỉ phí đưa đón công nhân, chi phí sửa chữa bảo tri, chi phi bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chỉ phí nhờ bên ngoài tư vấn,

Phương pháp cộng (phương pháp phân phối) trong phương pháp cộng, các khoản chi phí được cộng lại với nhau như chỉ phí lao động, chỉ phí tài chính, chi phí

thuê tài sản, khâu hao, thuê, lãi trước thuê và các chi phí khác

Thơng thường, trong tính tốn giá trị gia tăng, người ta dùng cả 2 phương pháp trừ và cộng để thực hiện tính toán Giá trị gia tăng tính bằng phương pháp trừ phải đúng bằng giá trị gia tăng tính bằng phương pháp cộng

Trang 19

doanh nghiệp Tại Philipines, Malaysia, phương pháp này được sử dụng tính toán năng suất, là một trong những yếu tố để đánh giá giá trị cổ phiếu của một doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

Theo Văn Tình — Lê Hoa (2003) thì năng suất tính theo phương pháp giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi người trong doanh nghiệp và của những người đầu tư vốn (các nhà đầu tư và các cô đông) Giá trị gia tăng khác với doanh thu hoặc giá trị sản lượng ở chỗ nó không bao gồm giá ˆ trị của cải do bên cung ứng của doanh nghiệp tạo ra, vì thế giá trị gia tăng đánh giá giá trị thực tế của doanh nghiệp tạo ra Giá trị gia tăng được dùng để phân bổ cho | những người đã đóng góp việc tạo ra nó đưới dạng tiền lương và phụ cấp lao động, lãi suất Vay vốn, thuế, cỗ tức, lợi nhuận Do đó, khái niệm gia tri gia tang liên quan tới khía cạnh quan trọng là việc tạo ra của cải va việc phân phối của cải Phân tích giá trị gia tăng cho phép doanh nghiệp biết rõ hiệu quả công việc của mình và đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến năng suất và nâng cao năng suất — chất lượng một cách hợp lý Hơn nữa, việc phân bổ giá trị gia tăng còn cho mọi người biết rõ mối quan hệ giữa thu nhập của người lao động với sự thành công của doanh nghiệp; khích lệ người lao động tham gia tích cực hơn trong việc hoàn thiện các hoạt động của doanh nghiệp vì lợi ích chung và riêng của từng người

Trong -thực tế, giá trị gia tăng chính là chênh lệch giữa tổng đầu ra với nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng được tính theo hai cách:

Phương pháp trừ lùi (cách tiếp cận tạo ra của cải) giá trị gia tăng = tổng đầu ra — nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào Cách tính này cho thấy rõ hiệu quả của doanh nghiệp nhờ giá trị gia tăng tạo ra như thế nào thông qua việc sản xuất đầu ra nhiều hơn bang sử dụng có hiệu quả hơn nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào

Trang 20

này khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên có liên quan trong hoàn thiện hoạt động của doanh nghiệp |

Theo Bùi Đức Triệu (2012), thì năng suất theo giá trị gia tăng là lượng giá trị - mới tăng thêm trong giá trị sản phẩm do kết quả của quá trình sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định Giá trị gia tăng là bộ phận còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chỉ phí trung gian Nguyên tắc tính giá trị gia tăng là tính theo nguyên tắc thường trú, tính theo thời điểm sản xuất, tính theo hiện giá và giá so sánh Phạm vi và giá cả tính toán giá trị gia tăng phải thống nhất với gia tri

ˆ sản xuất (GO) và chỉ phí trung gian (IC)

Phương pháp sản xuất: giá trị gia tăng (VA) = giá trị sản xuất (GO) - chỉ phí trung gian (1C) Phương pháp này có nguyên tắc là phạm vi và giá cả tính gia tri gia ting thống nhất với giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), được dùng chủ yếu để tính trong phạm vi doanh nghiệp khi đã biết GO và IC Đối với từng loại hình hoạt động phương pháp tính giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đều có đặc thù

Phương pháp phân phối: giá trị gia tăng (VA) = thu nhập lần đầu của người lao động + thu nhập lần đầu của đoanh nghiệp + thuế sản xuất + khấu hao tài sản cố định Với thu nhập lần đầu của người lao động gồm tiền lương, tiền công (gồm cả khoản người lao động nhận thù lao bằng hiện vật) Các khoản thu nhập có tính chất lương như phụ cấp làm ngoài giờ, phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp khu vực, phụ -cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi công tác, tiền lương, tiền phong bì hội nghị Tiền mà người sử dụng lao động nộp cho người lao động gồm bao hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động cơng

đồn, Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp gồm lợi nhuận còn lại của doanh

nghiệp, lãi trả tiền vay (không kế chi phi dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC).Thuế - sản xuất (trừ trợ cấp) bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biết, thuế môn

bài, |

Theo Qué Huong (1999) thi giá trị gia tăng đo lường của cải mà một doanh nghiệp tạo ra Nó khác với doanh thu vì không tính đến của cải mà các nhà cung cấp của doanh nghiệp tạo ra Nó tương đương thu nhập từ việc bán hàng và dịch vụ (đầu

Trang 21

ra), trừ đi chỉ phí nguyên liệu và dịch vụ (đầu vào) Giá trị gia tăng là thước đo của | _cải được sinh ra bởi nỗ lực tập thê của những người làm việc trong doanh nghiệp và

những người cung cấp tiền vốn, nên nó được dùng để thanh toán cho người có đóng góp Một phần của cải được trả dưới dạng tiền công, lương, trợ cấp, lãi suất tiền vay, thuế, cỗ tức Phần còn lại được dự trữ dùng để đầu tư và khấu hao Giá trị gia tăng của doanh nghiệp đo khoảng cách số tiền khách hàng trả và số tiền nhà sản xuất và nhà cung cấp trả để mua nguyên vật liệu và các khoản khác Nói cách khác, giá trị gia tăng không chỉ đo nỗ lực của hoạt động mà còn đo mức độ thoả mãn của - khách hàng dưới dạng tiền mà họ sẵn sàng trả Phân tích giá trị gia tăng cho thấy một doanh nghiệp có thể tạo ra của cải thông qua quá trình sản xuất như thế nào và phân chia của cải đó cho những người liên quan ra sao Bản phân tích này có thể dùng để đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp, cho phép giới quản lý ra quyết định về những vấn đề như giảm chỉ phí và tập trung nguồn vốn Mặt khác, phân tích phân phối giá trị gia tăng cũng có ích vì nó cho thấy mối quan hệ nhân viên và thành công của doanh nghiệp, nó khuyến khích sự tham gia của nhân viên vào cải tiến hoạt động của doanh nghiệp Hiểu rõ về giá trị gia tăng sẽ giúp cho các bên tham gia thu lợi đo làm việc có năng suất hơn Phương pháp tính toán giá trị gia tăng có hai cách:

Phương pháp trừ: giá trị gia tăng = tổng doanh số - chỉ phí mua nguyên vật liệu và dịch vụ Doanh số đối với một doanh nghiệp gồm những khoản như tiền bản quyền, cỗ tức thu được từ các doanh nghiệp hợp tác, thu nhập từ các khoản đầu tư, tiền cho thuê nhà và đủ các linh tỉnh khác nữa Những khó khăn trong việc xác định doanh số có thể xuất hiện đo những dao động của tỷ giá hối đoái Nếu các hạng mục tương đối nhỏ so với doanh số, thì có tính đến chúng hay không cũng chẳng ảnh hưởng øì lắm Trong thực tế, không nên tính mọi khoản thu nhập vặt vào doanh số vì chúng không đo quá trình sản xuất của doanh nghiệp tạo ra Nguyên liệu mua vào được trừ vào đoanh số như chỉ phí mua nguyên liệu, phụ kiện mua vào, vật liệu làm bao bì, bất kỳ một loại nào cần thiết để tạo nên thành phẩm (sau khi đã điều chỉnh

kho hàng), các chi phí khác (nhiên liệu, kho hàng có thể tiêu thụ, các công cụ lẻ, chỉ

Trang 22

phí vật liệu để sửa chữa, báo dưỡng nhà máy, thiết bị, nhà xưởng, chỉ phí cho văn phòng phẩm) Dịch vụ mua vào là những khoản phải trừ chỉ phí vận chuyển (nhưng nếu doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển riêng thì chỉ trừ tiền xăng dầu và phụ tùng), chỉ phí quảng cáo (nhưng nếu đoanh nghiệp đã có bộ phận quảng cáo thì chỉ trừ tiền vật liệu dùng để quảng cáo), chi phí pháp lý, kiểm toán, chuyên môn, tiền hoa hồng, tiền chiết khấu cho khách hàng, chi phí bưu điện, phí ngân hàng, tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, Và quy tắc chung là nếu chỉ phí là đầu ra của người khác thì chúng ta không được tính vào giá trị gia tăng của ban

Phương pháp cộng: giá trị gia tăng = chi phí lao động + lãi suất + thuế + khấu hao + lợi nhuận Một số vấn đề cần chú ý ở phương pháp cộng là phần lớn nhất trong giá trị gia tăng của một doanh nghiệp thường phân phối cho nhân viên đưới dạng tiền công, tiền lương, tiền thưởng, đóng góp của chủ, đóng góp cho quỹ trợ cấp, mọi dạng chi phí việc làm khác Chính phủ cũng có thể chỉ một số khoản cho doanh nghiệp dưới dạng trợ cấp đầu tư và trợ cấp việc làm Trợ cấp đầu tư và trợ cấp việc làm phải được coi trọng như những khoản riêng biệt và được trình bày hoàn toàn rõ ràng bởi vì hai khoản trợ cấp trên không phải là của cải do doanh nghiệp tạo ra

2.2.2 Phương pháp đo lường năng suất theo hệ thống Rapmods

Theo Trịnh Minh Tâm (2009), hệ thống Rapmods được Mr.Ramsay giới thiệu từ năm 1974 và đã được áp dụng ở nhiều nước Hệ thống Rapmods cung cấp một cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu đo lường năng suất, dự thảo ngân sách tài chính kết hợp với những mục tiêu năng suất được hoạch định để cải tiến năng suất của doanh nghiệp Hệ thống này đưa ra không chỉ các cơng thức tính tốn các chỉ tiêu năng suất (chủ yếu gồm 2 hình thức biểu hiện của năng suất là mức năng suất và chỉ số năng suất) mà còn đưa ra các công thức tính toán tương đương, trong đó thể hiện được mối quan hệ của các yếu tố thành phần (của đầu vào và đầu ra) Từ đây, khi thay đổi bất kỳ một yếu tố nào, ta có thể dự báo được thay đổi của các yếu tô còn lại, và cũng có thê kiêm soát được dự thảo mục tiêu và thực tê thực hiện Từ đó cho phép quản lý năng suất được tốt hơn

Trang 23

Hệ thống Rapmods gồm 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu năng suất bộ phận (năng suất tiền công, tiền lương, máy móc, .) Nhóm chỉ tiêu năng suất tổng hợp (TPM, lợi nhuận, % lợi nhuận, giá trị gia tăng, năng suất hệ thống .) Tinh toán dữ liệu để đo lường năng suất theo hệ thống Rapmods:

TPM= RSO/TSI TPM: Năng suất tổng thể |

RSO: Tổng đầu ra (doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ, tồn kho vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, sản phẩm dở dang, thu từ đầu tư và thu khác)

TSI: Tổng đầu vào là tổng giá trị đầu vào cho sản xuất kinh doanh TSIE(WI+SI+MI+MEI+OI+IB)

SI: Lương cứng (tiền lương, phụ cấp lương, tiền hưu trí)

WI: Luong mém (tiền công, làm thêm giờ, bồi thường, phụ cấp làm thêm, thưởng )

MI: Chi phi vat tư và dịch vụ mua vào (nguyên, nhiên, vật liệu để tạo sản

phẩm tiền thanh toán dịch vụ, hợp đồng phụ tạo sản phẩm)

MEI: Khấu hao thiết bị (khấu hao, bảo hiểm, sửa chữa bảo đưỡng, tiền thuê

máy móc thiết bị) |

OI: Đầu vào khác (thuế, thuê nhà, bảo hiểm, nguyên, nhiên, vật liệu, tiền dịch vụ khác cho văn phòng, thuê vận chuyển, khấu hao xe cộ, quảng cáo, giải tri )

IB: Tiền trả lãi ngân hàng (tiền tra các khoản lãi suất vay mượn và chỉ phí có liên quan)

Trang 24

2 Nhược điểm của phương pháp Rapmods là khó thực hiện được khi dữ liệu | tinh theo qui, đồng thời thực hiện dự toán ngân sách đầu vào cho quí kế tiếp để đạt | mục tiêu ngân sách thì thời gian là qua ngắn Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ thì càng khó thực hiện, muốn thực hiện được quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên hội thảo để phân tích diễn biến của quá trình

2.2.3 Phương pháp đo lường năng suất theo năng suất chung

Theo Văn Tình — Lê Hoa (2003) thì năng suất chung được đo lường: Tổng đầu ra Năng suất chung = ———c Tông đầu vào DT +(TPCK — TPDK) + (BTPCN — BTPDR}) $Ĩ[ +WI + MI + MEI+ 01+ lD

Năng suất chung =

DT: Doanh thu bao gồm doanh thu ròng, thu nhập từ bán hàng hố khơng qua gia cơng (hàng hố mua vào để bán lại), thu nhập từ dịch vụ cho thuê TPCK: Thành phẩm tồn kho cuối kỳ TPDK: Thành phẩm tồn kho đầu kỳ BTPCK: Bán thành phẩm cuối kỳ BTPDK: Bán thành phẩm đầu kỳ SI: Tiền lương, tiền trả cho công nhân, bao gồm tiền thanh toán cho người quản lý, phụ cấp lương |

WI: Tién thanh toan bao hiểm, phúc lợi xã hội, trang phục,

MI: Chi phí vật tư mua vào (nguyên, nhiên, vật liệu, dầu nhờn để tạo sản phẩm)

MEI: Khấu hao thiết bị (tổng khẩu hao, sửa chữa bảo dưỡng, tiền thuê máy

móc) Si "

OI: Đầu vào khác gồm giá vốn hàng bán đối với hàng hố khơng qua gia cơng (hàng hoá mua vào để bán lại), thanh toán hợp đồng phụ, thanh tốn cơng việc do người khác thực hiện, kho hàng và cung ứng, thuế, thuê nhà,

- tiên dịch vụ khác cho văn phòng, quảng cáo, giải trí, biêu, tặng,

Trang 25

IB: Tiên trả lãi ngân hàng (tiên trả các khoản lãi suât vay mượn)

Năng suất chung phản ánh năng suất tổng thể của doanh nghiệp Năng suất chung chịu tác động của nhiều yếu tố Nhìn chung nó sẽ cho ta thấy cái nhìn tổng thể về việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào

Ý nghĩa: Tỉ số này cho thấy tổng lượng đầu ra được tạo ra do từng đơn vị đầu vào Tỉ số cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại

Chỉ tiêu này phản ánh chung nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy ˆ nhiên dé đánh giá được nguyên nhân dẫn đến năng suất chung tăng hay giảm thì cần

xem xét cụ thể các chỉ tiêu năng suất khác Đôi khi, tổng giá trị đầu ra cao được tạo

ra từ việc sử dụng hiệu quả đầu vào nhưng hàng hoá tồn động không bán được hoặc quay vòng vốn chậm thì cũng chưa phải là hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Theo Prokopenko (1996), thì năng suất chung được đo lường theo: Tổng đầu ra Tổng đầu vào te # Nang suat chung = ¬ Tổng đầu ra Năng suât bộ phần = ————————rr

Một nhân tô đầu vào

Cụ thể năng suất chung được tính như sau Ot Pt=—————

L+C+R+Q

Pt: Năng suất chung

Ot: Tổng đầu ra phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo quan điểm tài chính gồm doanh

thu từ bán hàng, trợ cấp, thu từ dịch vụ cho thuê, tồn kho thành phẩm

chênh lệch đầu kỳ và cuối kỳ vẫn được tính vào giá trị đầu ra

L: Yếu tế đầu vào về lao động bao gồm tiền lương, tiền công, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, trang phục, trả cho công nhân và bộ phận quản lý của doanh nghiệp

C: Yêu tô đâu vào về vôn như đâu tư vào nhà xưởng, máy móc thiệt bị phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh

Trang 26

R: Nguyên, nhiên vật liệu đầu vào để tạo sản phẩm, tiền thanh toán dịch vụ, ' hợp động phụ tạo sản phẩm

Q: Các yếu tố về sản phẩm và dịch vụ đầu vào khác như thuế, thuê nhà

xưởng, văn phòng, thuê vận chuyển, khấu hao, quảng cáo, giải trí, các

khoản thanh toán khi vay mượn và các chỉ phí có liên quan khác

Tý số năng suất chung cho thấy tổng lượng đầu ra được tạo ra do từng đơn vị đầu vào Chỉ tiêu này phản ánh chung nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp - Tuy nhiên, để đánh giá được các nguyên nhân dẫn đến tăng hay giảm năng suất thì phải xem xét các chỉ tiêu năng suất khác Tỷ số này cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại

Theo Bùi Đức Triệu (2012), thì năng suất chung được tính như sau:

Năng suất chung = Kết quả đều ra Chỉ phí đầu vào

Kết quả đầu ra được tính là giá trị sản xuất chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ

sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định Chỉ tiêu giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá sản xuất của sản phẩm, đồng thời cũng được tính theo giá hiện hành và giá so sánh Giá cơ bản không bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khâu, trong giá sản xuất bao gồm các loại thuế này Hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế thường phong phú, đa dạng, trong một đơn vị có thể có nhiều hoạt động thuộc các ngành khác nhau Nguyên tắc chung là giá trị sản xuất của ngành hoạt động nào phải tính cho ngành đó, nếu trong một doanh nghiệp có nhiều hoạt động thì phải bóc tách giá trị sản xuât về cho các ngành tương ứng

DT + (TPCK — TEDKQ + (BTPCK_— BTPDK) + (HGCK — HGDK) CPTX + CPTG + CPKH + CPNL

Năng suất chung =

DT: Doanh thu bao gồm doanh thu thuần sản phẩm chính, trợ cấp, thu bán sản phẩm phụ (<10% so doanh thu sản phẩm chính), thu cho thuê tài sản (không kê đât), thu phic TH liệu, sản phâm tận thu

Trang 27

TPCK: Thành phẩm tồn kho cuối kỳ TPDK: Thành phẩm tồn kho đầu kỳ BTPCK: Bán thành phẩm cuối kỳ BTPDK: Bán thành phẩm đầu kỳ HGCK: Hàng gửi đi bán cuối kỳ HGDK: Hàng gửi bán đầu kỳ

CPTX: Chỉ phí thường xuyên là các chỉ phí về lao động biểu hiện bang sé ngày công, giờ công hoặc bằng tiền thù lao lao động Đặc điểm của chỉ phí thường xuyên là chỉ tiêu thời kỳ Việc tổng hợp chỉ phí thường xuyên có thể đưa cả về đơn vị lao động dựa vào năng suất lao động hoặc đưa về đơn vị tiền tệ dựa vào tổng chỉ phí sản xuất (giá thành) CPTG: Chi phi trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao

gồm những chỉ phí vật chất và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất Chỉ phí vật chất bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, giá trị công cụ lao động là tài sản lưu động, sửa chữa nhỏ tài sản cố định, thiệt hại tài

sản lưu động trong định mức, Chi phí dịch vụ bao gồm cước vận tải,

phí viễn thông, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chỉ phí đào tạo, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, Đối với doanh nghiệp chi phí trung gian là toàn bộ chỉ phí sản phẩm là hàng hoá hay dịch vụ của bên ngoài trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm của mình Chỉ phí trung gian có phạm vi, giá cả tính thống nhất với phạm vi và giá cả tính giá trị sản xuất, chỉ tính những chỉ phí thực tế đã sử dụng cho sản xuất Chỉ phí trung gian không bao gồm chỉ phí tiền nhân công, chi phí mua sắm tài sản cố định |

CPKH: Chi phi khấu hao đó là chỉ phí khấu hao tài sản cố định là toàn bộ giá

trị khấu hao đã trích trong kỳ

CPNL: Chi phí nguồn lực có đặc điểm là chi phí một lần, sử dụng nhiều lần, đó là các chỉ tiêu vê sô lao động, giá trị tài sản (vôn) Chi phí nguồn

lực là chỉ tiêu thời điểm

Trang 28

Theo Trịnh Minh Tâm (2009), phương pháp này xây dựng một hệ thống chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm chỉ tiêu là năng suất lao động, năng suất vốn, tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi, nhóm năng suất tổng hợp Hệ thống này chọn lựa một số chỉ tiêu phản ánh năng suất của các bộ phận quan trọng nhất về vốn và lao động, tập hợp chúng thành các nhóm chỉ tiêu năng suất vốn và lao động Mặt khác cùng với sự nhận biết về những tác động quan trọng của các yếu tố vô hình có ảnh hưởng ngày càng quan trọng đến năng suất Đó là đóng góp của các yếu tố như chất lượng ˆ công nghệ, phẩm chất và năng lực nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý, các yếu tố vô hình này được phản ánh qua chỉ tiêu năng suất tổng hợp Phương pháp này cũng đã đưa chúng thành một nhóm năng suất tổng hợp Ngoài ra các chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi cũng được thiết lập để tính toán.Tính toán đữ liệu để đo lường năng suất theo phương pháp năng suất tổng hợp

Năng suất chung ( TP) = TO/TI TP: Năng suất chung

TO: Tổng đầu ra gồm doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ, tồn kho vật tư, bán _ thành phẩm, thành phẩm, sản phẩm dé dang, thu từ đầu tư và thu khác TI: Tổng giá trị đầu vào cho sản xuất kinh doanh

TI=(LC+BIMS+Fa+ OI+IB) LC: Chi phi lao dong = SI+WI

SI: Luong cứng (tiền lương, phụ cấp lương, tiền hưu tri)

WI: Lương mềm (tiền công, làm thêm giờ, bồi thường, phụ cấp làm thêm thưởng )

- BIMS: Chi phí vật tư và dịch vụ mua vào (nguyên, nhiên, vật liệu để tạo sản

phẩm, tiền thanh toán dịch vụ, hợp đồng phụ tạo sản phẩm)

Fa: Khấu hao thiết bị (khấu hao, bảo hiểm, sửa chữa bảo dưỡng, tiền thuê máy

móc thiết bị)

OL Đầu vào khác (thuế, thuê nhà, bảo hiểm, nguyên, nhiên, vật liệu, tiền

Trang 29

IB: Tiên trả ngân hàng (tiên trả các khoản lãi suất vay mượn và chi phí có liên quan) '

Ưu điểm của phương pháp năng suất chung là chỉ tiêu được tính toán thông qua hình thái giá trị, phản ánh một cách tổng hợp về năng suất của doanh nghiệp Phương pháp này cho phép có cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp dựa vào năng suất bộ phận đến năng suất chung Khi đó doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả sử dụng nguồn lực để có những thay đổi về nâng cao năng suất doanh nghiệp Hơn nữa cách tính năng suất doanh nghiệp theo phương pháp này sẽ làm cho nhà quản lý phát triển thêm các chỉ tiêu năng suất khác tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của

từng doanh nghiệp |

Nhược điểm của phương pháp năng suất chung là chịu ảnh hưởng bởi giá trị các bộ phận cấu thành, ảnh hưởng bởi giá cả đầu ra khi bán sản phẩm và giá những chỉ phí đầu vào Phương pháp này chỉ phản ánh một cách chung nhất, khái quát nhất _ về tình hình doanh nghiệp Doanh nghiệp khi muốn có những đánh giá xác thực hơn

thì phải áp dụng thêm các chỉ tiêu bộ phận tinh theo nguồn lực thành phản, chỉ phí

thành phần, Cách đánh giá này không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng thực

hiện được, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ chưa có hệ thống quản lý tài

chính

Ứng dụng vào đề tài nghiên cứu thì phương pháp đo lường năng suất theo

năng suất chung |

Kết quả đầu ra

Năng suất chung = ——————————— 5 Ð — Chỉ phí đầu vào

Với tình hình nghiên cứu thực tiễn các doanh nghiệp may tại tỉnh Tiền Giang thì kết quả đầu ra và các chỉ phí đầu vào được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cân đối kế toán, cân đối phát sinh trong báo cáo tài chính cuối năm Đề tài thực hiện áp dụng công thức tính này vì phù hợp với số liệu mà được kế toán doanh nghiệp tập hợp hàng năm nộp về Cục thống kê Cụ thể công thức được xem là phù

hợp với nghiên cứu khám phá của đề tài như sau:

Trang 30

DT + (TPCK—TPDK) + (BTPCK—BTPDK) + (HGCK — HGDK)

15 ad —

Năng suất chung = - CPGV+CPQL-+ CPBH+ CPTC+ CPK

DT: Doanh thu bao gom doanh ban hang, doanh thu hoat d6ng tai chinh, thu nhap khac | TPCK: Thành phẩm tồn kho cuối kỳ TPDK: Thành phẩm tồn kho đầu kỳ BTPCK: Bán thành phẩm cuối kỳ BTPDK: Bán thành phẩm đầu kỳ _ HGCK: Hàng gửi đi bán cuối kỳ HGDK: Hàng gửi bán đầu kỳ CPGV: Giá vốn hàng bán

CPQL: Chi phi quan lý doanh nghiệp CPBH: Chi phi ban hang

CPTC: Chi phi hoat d6ng tai chinh CPK: Chi phi khac

Với giả thuyết rằng đầu tư vốn và lao động tại mỗi doanh nghiệp là không thay đổi Đề tài chỉ tập trung vào tính toán năng suất ở mỗi doanh nghiệp qua các năm bằng giá trị đầu ra chia cho giá trị đầu vào Từ đó có thể so sánh từng đoanh nghiệp có sự khác biệt khi bỏ ra một đơn vị chỉ phí đầu vào thì sẽ thu lại bao nhiêu

giá trị đầu ra Chính từ so sánh sự khác biệt này đề tài sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu

tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp

Trang 31

2.3 Lý thuyết về những yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp

Theo Văn Tình - Lê Hoa (2003), năng suất chịu sự tác động của rất nhiều

yếu tố khác nhau đó là: môi trường kinh tê — xã hội — chính trị, cơ chê chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, tình hình thị trường, trình độ công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tô chức sản xuât của doanh nghiệp, môi quan hệ lao động — quản lý, khả năng về vôn, phát triển nguôn nhân lực, Có thê biêu diễn sự tác động của những yếu tổ này theo sơ đồ sau:

Hình 2.3 Những yếu tố tác động đến năng suất gidi: Tinh hinh kinh té thé gidi

Trao đổi quốc tế

Môi trường kinh tế thế -Tình hình thị trường: Nhu cầu Cạnh tranh Giá cả Chất lượng Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô: Chính sách, cơ cấu kinh tế Chính sách đối ngoại A

Trinh 6 quan '9+ Khả năng và tình hình

orngy can s6 x £ tô chức sản xuât:

Cơ chê hoạt động Năng stdoanh = |«—> Quy mơ

nghiệp Chun mơn hố

k Quan hé quoc té

Vv

Lao động: , Công nghệ: -

Sô lượng Vôn: , Máy móc thiệt bi

Chất lượng Nguôn cung câp Nguyên liệu

Trình độ tay nghề Cơ cầu Quá trình

chuyên môn Tình hình tài chính

Nguồn: Văn Tình —- Lê Hoa (2003)

Trang 32

Lao động là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất tác động đến năng suất Năng suất ở cả cấp quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động Nếu không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy tác dụng Có thể coi sự tăng trưởng năng suất là một quá trình phát triển nguồn nhân lực

Cơ chế chính sách kinh tế của nhà nước, ở bất kỳ quốc gia nào thì nhà nước CÓ Vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển và nâng cao năng suất Các vấn đề về môi trường, luật pháp, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách phúc lợi xã hội, hệ thống hành chính, các phương pháp và hệ thống giáo dục đều là những yếu tố tác động đến năng suất Khuôn khổ pháp lý và các chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến việc giúp doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng ở cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội

Vốn theo nghĩa chung nhất, vốn được biểu hiện cả bằng các yếu tố công

nghệ, thiết bị, máy móc, nguyên liệu Việc đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng

có hiệu quả vốn sẽ là yếu tố quan trọng tác động đến năng suất Ngoài ra vốn còn được biểu hiện đưới dạng tiền dé thực hiện thanh toán trong hoạt động mua bán Để phân tích được hiệu quả vốn hoạt động của doanh nghiệp thì thực hiện phân tích các chỉ số tình hình tài chính trong doanh nghiệp như tính thanh toán phản ánh rõ nét tình hình sức khoẻ hiện thời của doanh nghiệp, khi khả năng thanh toán của doanh nghiệp yếu tức là các tài sản nhanh chuyển đổi thành tiền ít được chú trọng sẽ đây

doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn -khi tình hình kinh tế biến động thì tất cả mọi

_ doanh nghiệp đều cần có tính thanh khoản tốt để đảm bảo uy tín Yếu tố phản ánh tình hình tài chính quan trọng trong doanh nghiệp là khả năng sinh lợi, một yếu tố - quan trọng bật nhất đến sức khoẻ để tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp Khả năng sinh lợi phản ánh khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến

năng suất chung của toàn doanh nghiệp |

Trình độ quản lý với năng suất tối đa khi có sự phối hợp đầy đủ giữa quản lý, lao động và yêu tô công nghệ Nói cách khác, cân tạo ra môi trường tốt nhât cho sự

Trang 33

phối hợp giữa quản lý và lao động Mối quan hệ đó tự bản thân nó là kết quả của việc nâng cao năng suất

Trình độ và khả năng sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, phương án lựa chọn công nghệ, cách thức bố trí dây chuyển cơng nghệ hố cùng với phương án qui mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế, giảm chỉ phí, nâng cao

năng suất

Những thay đổi còn do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép phát huy lợi thế cạnh tranh, sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực có sẵn trong nước, đáp ứng nhu cầu xã hội Nhân tế này đặc

biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển mà ở đó sự phát triển kinh tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

hiệu quả hơn |

Theo Trung Tâm Năng Suất Việt Nam (2011), năng suất là thước đo hiệu quả của một hoạt động vì vậy nó có ý nghĩa then chốt để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp Năng suất doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố từ môi trường kinh tế bên ngoài đến bản thân bên trong của mỗi doanh nghiệp Các yếu tố này có thể chia thành hai nhóm, nhóm yếu tố bên ngoài bao gồm: tình hình kinh tế của thị trường, chính sách kinh tế của nhà nước; còn nhóm yếu tế bên trong bao gồm: lao động, vốn, công nghệ, tình hình tài chính, trình độ sản xuất và khả năng tổ chức sản xuất

Nhóm yếu tố bên ngoài tác động đến năng suất doanh nghiệp đó là cơ cấu chính sách kinh tế của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật để quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp Thông qua các chính sách điều tiết vĩ mô như hệ thống thuế khoá, trợ cấp, chính sách phúc lợi xã hội, hệ thống hành chính kể cả về tình hình giáo dục cũng góp phần tác động đến năng suất doanh nghiệp

Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp được đề cập đến như yếu tố lãnh đạo sẽ xem xét mục đích, mục tiêu và chiên lược quản lý Yêu tô vê quản lý, tổ chức doanh

Trang 34

nghiệp thể hiện ở cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp tác động đến năng suất | doanh nghiép Viée tổ chức sản xuất cần phải linh hoạt và nhanh gọn, cần đáp ứng một cách nhanh chóng với những thay đổi của khách hàng và tình hình thị trường Hệ thống sản xuất phải đảm bảo thực hiện đúng với các chỉ tiêu kỹ thuật và hoàn thành đúng thời gian cung cấp cho khách hàng kịp thời mà họ mong muốn.Tổ chức công tác sản xuất phải đảm bảo cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý Về quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất doanh nghiệp Thông thường các doanh nghiệp ở nước ta bước đầu hình thành với quy mô thường nhỏ, sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển tốt hơn sẽ phát - triển mở rộng dần quy mô như mở thêm cơ sở sản xuất, nhà xưởng, chi nhánh kinh doanh Tiếp đến là các chỉ tiêu về tình hình tài chính, chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp tác động đến năng suất doanh nghiệp Tình hình về sử dụng vốn trong doanh nghiệp cho thấy khi đầu tư một đồng vốn sẽ đem lại bao nhiêu giá trị Chỉ tiêu này không chỉ phụ thuộc vào việc quản lý cho quá trình sản xuất hoạt động ôn định mà

đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải luôn tìm tòi để đầu tư cho thị trường nào, sản phẩm

nào có hiệu quả nhất Khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng _ suất doanh nghiệp phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, thông qua

các chỉ tiêu thường sử dụng như tý suất thu hồi vốn đầu tư (lợi nhuận/tổng vốn đầu tư), khả năng sinh lợi (lợi nhuận/tổng đầu ra),

Trang 35

Prokopenko (1996), năng suất doanh nghiệp chịu tác động của cả yếu tố bên trong doanh nghiệp-và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Hình 2.4 Những yếu tổ tác động đến năng suất doanh nghiệp Năng suất doanh nghiệp Yếu tố bên trong doanh nghiệp _ Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ————< `V Zo

Nguồn lực | Nguồn Môi Tài Cơ chế

vat chat va nhan luc trường _ nguyên quản lý và

tài chính kinh tê thê thiên chính sách

giới nhiên _ Vĩ mô của:

nhà nước

[— Vôn, tình 5ô lượng, L Chính Nhân lực —Cơ chế,

hình tài chât sách kinh thê chê

chính lượng lao | té thế giới kinh tê

động

Máy móc, Tô chức —Trao đổi pat _— Các chính

thiệt bị sản xuât, quôc tê sách và

qui m6 chiến lược

Công nghệ sản —Phương pháp làm mm Năng Cơ sở hạ tầng

xuat viéc lượng

— Vật liệu -Trinh dé Chính

và năng quản lý, F Nguyên sách điều

Trang 36

Các yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp được chia thành hai nhóm | yéu tố là nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp gồm môi trường kinh tế thế giới, tài nguyên thiên nhiên, cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất

và tài chính — —_ |

Trình độ quản lý của nhà lãnh đạo doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất doanh nghiệp Khi năng suất muốn đạt như mong muốn thì phải có sự phối hợp giữa người quản lý với lao động và yếu tố công nghệ Trong doanh nghiệp phải tạo được môi trường có sự phối hợp nhịp nhàn giữa quản lý và lao động Chính từ mối quan hệ này sẽ góp phần tích cực nâng cao năng suất doanh nghiệp

Tổ chức sản xuất tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp thông qua thực hiện các phương án đầu tư, phương án lựa chọn công nghệ, bố trí dây chuyền sản xuất Khi thực hiện tốt quá trình này thì doanh nghiệp sẽ tính được qui mô nhà xưởng phù hợp tránh lãng phí góp phần nâng cao năng suất

Cơ cấu vốn và tình hình tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất doanh nghiệp Bất kỳ một ngành kinh doanh nào thì yếu tố đầu tiên cho quá trình hoạt động không thể thiếu đó là vốn kinh doanh được thể hiện thông qua nguyên liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ: việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng năng suất doanh nghiệp Các chỉ số tình hình tài chính cấu thành nên năng suất doanh nghiệp tác động mạnh lên quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như năng suất lao động, hiệu quả quá trình, tình hình sử dụng lưu hàng tồn kho, khả năng sinh lợi,

7 Trang 27

Trang 37

Kaydos (1998), cho rằng khi đo lường năng suất hoạt động của doanh nghiệp

sẽ chịu tác động bởi các yêu tô sau:

Hình 2.5 Những yếu tố tác động đến năng suất doanh nghiệp Năng suất công ty Nhu cầu thị trường: Đáp ứng sự hài lòng khách hàng Tình hình đối thủ cạnh tranh Sản phẩm và chất lượng dịch vụ

Đầu tư sản xuất và tài chính:

Sức mạnh tài chính (xem số kế toán chỉ tiết)

Tỷ suất lợi nhuận Năng suất lao động

Sử dụng máy móc, thiết bị

Doanh thu/hàng tồn kho Doanh thu/nhân viên Đầu tư công nghệ, thiết bị Tốc độ tăng doanh số bán Tốc độ phát triển sản phẩm mới, Lao động: Xếp hạng mức lương trong khu vực, địa phương

Trang 38

Theo J oyce M.Hoffman & Satish Mehra (1999), các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp được đánh giá quan trọng trong doanh nghiệp, tác động

mạnh đến năng suất |

Khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp: nhà quản lý cấp cao hay ban lãnh đạo công ty có những nỗ lực quan tâm đến quá trình sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm trong quá trình này thì sẽ khuyến khích tăng năng suất một cách có hiệu quả Quá trình cải tiến được các nhà lãnh đạo thực hiện liên tục thì sẽ hình thành nơi doanh nghiệp một văn hóa sản xuất kinh doanh khuyến khích việc cải tiến Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo điều kiện để thực hiện được các sáng kiến về nâng cao năng suất, sau đó thực hiện phân tích và kiểm tra

Phát triển nguồn nhân lực: lao động trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng bật nhất trong việc cải tiến năng suất Cho dù doanh nghiệp sản xuất với máy móc cũ kỹ hay công nghệ hiện đại thì đều cần phải có yếu tố con người tác động Trong bất kỳ một tô chức nào thì yếu tố nhân công luôn được xem trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải liên tục đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng, bổ sung trình độ kiến thức thông qua quá trình bồi dưỡng liên tục Bên cạnh việc đào tạo trình độ và tay nghề cho nhân công thì phải tạo điều kiện phát triển những mối quan hệ tốt trong làm việc Để cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc của mình thì doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu, hệ thống khuyến khích nhân viên Mỗi người lao động khi tham gia thực hiện lao động thì luôn muốn tăng thu nhập, đánh giá đúng năng lực và chuyên môn, môi trường làm việc thuận lợi, cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp Khi doanh nghiệp tạo những điều kiện tốt này thì người lao động sẽ cống hiến hết mình sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất cho doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp: một doanh nghiệp cần phải xây dựng một nền văn hóa làm việc theo nhóm (Teamwork) Thực hiện quá trình này đòi hỏi sự tham gia của tất cả nhân viên trong tác phong làm việc Cần phải tạo ra một sự thay déi về nhận thức của nhân viên, tạo ra một phương pháp làm việc trước khi một tăng

Trang 39

trưởng về năng suất đạt được Sự làm việc theo nhóm phải xây dựng để trở thành một quy tắc Những thông tin được truyền tải hợp lý giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và sự liên kết chặc chẽ các công đoạn trong quy trình sản xuất biểu hiện su hợp tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ làm việc của nhân viên

2.4 - Các nghiên cứu trước có liên quan

Trong nhiều năm qua thì năng suất doanh nghiệp đã được đem ra thảo luận, nghiên cứu, phân tích Có nhiều bài viết về năng suất theo những hướng đi khác ˆ nhau, những nghiên cứu có liên quan dưới đây được tìm thấy với nhiều khía cạnh

của năng suất doanh nghiệp được khám phá cho tác giả học hỏi thêm

Nghiên cứu của Joyce M.Hoffman & Satish Mehra (1999), nghién ctru nay đã đưa ra danh sách gồm 20 yếu tố về chương trình cải tiến năng suất, mẫu thiết kế phỏng vấn gửi cho 100 nhà quản lý trong APICS (American Production and Inventory Contral group) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố chính và 5 yếu tố phụ tác động đến chương trình cải tiến năng suất Bảy yếu tố chính là sự quyết

tâm và cam kết của quản lý, cải tiến năng suất không có kế hoạch và rời rạc, đào tạo

giám sát về năng suất, sự phối hợp giữa các bộ phận sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, truyền thông trong tổ chức, quan hệ giữa các nhân viên Năm yếu tố phụ là quản lý cấp trung yếu, thiếu chính sách khen thưởng, thiếu đầu tư đào tạo giám sát, kỹ thuật sản suất yếu, kiểm soát tài chính yếu Nghiên cứu này cho thấy chất lượng là yếu tố quyết định đến sự thành công của cải tiến năng suất Với nghiên cứu này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về năng suất cho thấy mối quan hệ gắn bó giữa năng suất và chất lượng -

Cùng với hướng nghiên cứu năng suất doanh nghiệp theo hướng cải tiến năng suất và chất lượng thì nghiên cứu của Ross Chapman & Khileef AI —

Khawaldeh (2002) đã cho chúng ta học hỏi về cách tiếp cận và cải tiến năng suất

Trang 40

90 công ty công nghiệp ở Jordan Trong kết quả phỏng vấn thì có 76 nhà quản lý đồng ý hợp tác qua việc hoàn thành bản câu hỏi Mẫu khảo sát không phân theo loại ngành, số nhân viên, nguồn vốn kinh doanh hay doanh thu mà được phân thành hai nhóm là các công ty có chứng nhận ISO 9000 va không có chứng nhận ISO 9000 Nghiên cứu này đã đưa ra tám yếu tố cho sự thành công của chương trình cải tiến năng suất đoanh nghiệp là : sự hợp tác của nhân viên, giáo dục và đào tạo, sự truyền thông trong tổ chức, tập trung vào khách hàng, ra quyết định dựa trên sự kiện, kiểm soát chất lượng bằng thống kê, cam kết của tổ chức về chất lượng và cải tiến liên tục, sự thống nhất trong mục tiêu

Đi cùng hướng với cách tiếp cận năng suất đoanh nghiệp theo tổ chức quản lý và chất lượng thì trong nước có nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan (2004) Nghiên cứu này thực hiện quan sát 52 doanh nghiệp may trên địa ban Thành Phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu được thực hiện thông qua bản phỏng vẫn được gửi đến

các nhà quản lý doanh nghiệp, thang đo Likert 5 điểm (ảnh hưởng tất ít đến ảnh

hưởng rất nhiều) Kết quả của nghiên cứu này đã tìm ra 7 yếu tố chính và năm yếu tố phụ ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may ở Thành Phố Hồ Chí Minh Tất cả các yếu tố chính và phụ đều liên quan đến những người quản lý từ cấp trung trở lên Yếu tố chính thứ nhất đó là thu nhập của công nhân, các yếu tố chính còn lại như: trình độ, khả năng chuyên môn của các chuyền trưởng: trình độ và khả năng quản lý của giám đốc; tay nghề và kỹ năng của công nhân; sự quan tâm, hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao về năng suất và chất lượng: kế hoạch sản xuất; cải tiến liên tục quy trình sản xuất Nghiên cứu của tác giả đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp trong ngành đó là: đào tạo nguồn nhân lực cho nganh may, Lean Production, 5S, Kaizen,

quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Nghiên cứu của Trần Thị Kiều An (2001), được thực hiện với 43 doanh nghiệp đệt may thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã đưa ra được 4 giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất của ngành đệt may Giải pháp về vốn và tài chính: huy động nguồn lực tự có trong công ty, phát hành cổ phiếu, vay tín dụng

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w