1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ dân sau khi tái định cư trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

123 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 8,21 MB

Nội dung

Trang 1

UUs Fh | SEL.95

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH

NGUYEN CAO LUQNG

CAC YEU TO ANH HUONG DEN THAY DOI THU NHAP CUA HO DAN SAU KHI TAI DINH CU TREN DIA BAN

THANH PHO CAO LANH, TINH DONG THAP

Chuyén nganh: Kinh té hoc

Ma so chuyén nganh: 60 03 01 01

LUAN VAN THAC Si KINH TE HOC NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN MINH ĐỨC

Học viên: Nguyễn Cao Lượng

Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ dân sau khi tái định cư trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

1 Tinh thần thái độ làm việc và nghiên cứu của học viên:

Học viên có động lực nghiên cứu tốt, có tính độc lập, trung thực và nghiêm túc trong việc thực hiện điều tra mẫu và viết luận văn

2 Kêt quả nghiên cứu:

Luận văn đã tổng hợp được những lý luận về sinh kế, thu nhập của người dân sau tái định cư, những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế liên quan đến van dé tai định cư và các bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực Đề tài đã xây dựng

được mô hình nghiên cứu phù hợp để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi

thu nhập của hộ dân sau tái định cư, đồng thời so sánh thu nhập của hộ dân ở bên trong khu tái định cư so với hộ dân ở bên ngoài khu tái định cư Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả từ các số liệu điều tra trực tiếp các hộ dân và áp dụng mô hình hồi qui Binary Logistic để ước lượng sự thay đối thu nhập của hộ dân sau tái định cư Kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn để tham khảo trong chính sách tái định cư tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3 Kết luận:

Đạt yêu cầu cơ bản của một luận văn thạc sĩ Đề nghị được bảo vệ trước Hội

đồng đánh giá luận văn

Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày thẳng năm 2014

Trang 3

-LỜI CẢM ƠN

.- Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS TS Nguyén Minh Đức, người đã dành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá

: trình thực hiện luận văn này

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô Khoa sau Đại học, quý -

: thầy cô giảng viên đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho tôi .: Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Kim Phước đã giúp đỡ và tạo mọi " điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tại trường

_ Xin chân thành cảm ơn các anh, chị lớp Cao học khóa 3 đã cùng tôi hợp tác _học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình tham gia khóa -

học

Cuối cùng, tôi xin cảm on sit giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất cả - người thân trong gia định, bạn bes va ding nghiệp

Trang 4

_ LỜI CAM ĐOAN Sự

“Tôi cam đoan rang luận văn “Các yếu tố ảnh hướng đến thay đỗi thu nhập | của hộ dân sau khi tái định cư trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là ` “bài nghiên cứu của chính tôi "Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn

“ trong luận văn này, tôi cam doan rang toan phan hay những phần nhỏ của luận văn _ này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác 2 “Không có nghiên cứu nào của người khác được SỬ dụng trong luận văn nay ma ~

không được trích dẫn theo đúng quy định Luận văn này chưa bao giờ được nộp để | nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Trang 5

-_MỤCLỤC

DANH MỤC BẢNG - srrrrrrrrriErrirrramrearoo

- DANH MỤC SƠ ĐÔ -es Raeceeeee ccecbacnenciadcenansenitisinptaneaceste ix © DANH MUC BIBU BO wssssensnnseinnatcinnnmnnetenninnnnrinnnnnennnnen aX

DANH MUC HINH esesscsssseseesenistststntntinnnmenenenentntnieienenegennanennneet x

TỪ NGỮ VIẾT TẮT -. 2-2222222tttrtrrerterrerrerrrree tá sheeeee mm

PHAN MO DAU 1

—_ 1 Sự cần thiết của đềt 70707 7 1N lanh vere Le _ 2 Muc tiéu nghiên cứu G119 re ¬ 2

1% 2

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi giới hạn nghiên cứu 2111.51.88 es.e 2- 5 Phuong phap nghién CỨU c cccereetrrrterrrteriterrrrrrrterrrrirrrrrrre mm

6 Những đóng góp của đề tài ket ¬ .ƠỎ 3 1, Bồ cục của đề tài - -cceerrserrsee 3

_ CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ ĐỊA BAN NGHIÊN CỨU se s°2E905996891 8e 9960585086 5

1.1 VỊ trí địa lí kinh tế thành phố Cao Lãnh " " 5

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cao Lãnh thun eeesie se —.- 7

1.2.1 Cơ cấu kinh tế TH vn TH ng vn cv 080290007 8 7 1.2.2 Xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu "mm ¬— 8 1.2.3 Xây dựng các khu tái định CỨ S<c2<<<<<s+ " H113 ersee § 1.2.4 Quy hoạch và phát triển giao thông _ ¬ —— ¬—

Trang 6

CHƯƠNG?: CƠ SỠ LÝ LUẬN ; sveinnnnnnnnnnnnenmemnne

2.1 Tong quan ly thuyét vé sinh ké bén vững _ " mm

211 Khái niệm \ về sinh kế ch HỆ ng me " " 14

2.1.2 Khai niệm về sinh kế bền VỮNG c2 ¬ 15

2.1.3: Khung phân tích sinh kế bền vững _ ““ 16 2.1.4 Các thành phần của khung sinh kế bền vững " esses Jesusdanees 18

2.1.5 Cac méi quan hệ trong khung sinh kẾ s 2-ccseecxseerzertrxeerresrresee 24 2.1.6 Cac chi số đo lường sinh kế — `" ¬ ve 24 |

2.2 Tổng quan lý thuyết về việc làm ¬-

2.2.1 Khái niệm về việc làm " mm -e.e c 25

ˆ` 2.2.2 Phân loại việc làm -estretrrrrrrrerrrrrrrrrreoe 26

2.3 Tổng quan lý thuyết về thu nhập — ` seusecesenatsconeecasnecasoess veseeeseense 27 2.3.1 Khai niém vé thu nhập _ vesseeseneaseees se eererssee set 27 ~ 2.3.2 Vai trò của thu nhập tHHnHHHn1.0112.12.111.1 nnnnnnPTnnnnHe _ 28

2.4 Téng quan ly thuyét về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 29° - 2.4.1 Định nghĩa về bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đắt v1 19113 91 9k Y xe 29

2.4.2 Định nghĩa tái định Cư -eecxxsrerrrrterrrrttrrrrtrtdtrrrrrrrrrrrrrre 30 2.44 Chính sách tái định cư cho người có đất bị thủ hồi sesttsettesssen es OL 24A Tác động của việc thu hồi đất đến sinh: kế của người dân sau tái định cư

D905 10 9 9 9.9 90495 00.9.0025 0080990088 400000808021000009401001891080 34

2.5 Những tt cáo và giải pháp giảm thiêu rủi ro của các tô chức quốc tế 36 2.6 Bài học kinh nghiệm các nước - sesssatecnssesanecsnanectonsensnsens 38

2.6.1 Kinh nghiệm của Trung 1 eseasseaeseaees 38

2.6.2 Kinh nghiệm của Thái Lan và Malaysia ne cae " 40 2.6.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - KH k 1 81 9e se se 40

2.7 Các nghiên cứu trước có liên quan = 1 42-

2.1.1 Báo cáo đánh giá kết quả kinh tế - xã hội các khu tái định cư vượt lũ tại

tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ của Đỗ Văn Xê (2008) 42 -

2.7.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long của Nguyễn Quốc Nghĩ và các cộng sự

(2011) ¬ HH n9 11 tk Hy ng 078.1 10t ng ng 7.1 73071078910 0 n101014717102100 43

Trang 7

“Long et của a Nguyễn Quốc Nghỉ và các cộng sự y (2012) ¬¬ " 45 2.7.4 Phân, tích sự thay đôi thu nhập của những Ì hộ gia 2 đình sau khi bị thu hồi - - đất để thực hiện dự án Khu công nghiệp Sông Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng

_ Tháp của Nguyễn Văn Hải (2011) . -csseeirerrrrerrrrrtrtrtrrrerreree 47

2.1.5 Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu ' nhập nông hộ tại Lấp Vo — Đồng Tháp của Huỳnh Văn Thông (2012) ¬“ „51 2.7.6 Nghiên cứu thực trạng đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia ‹ đình sau tái định cu: van đề và giải pháp của Lê Văn Thành và cộng sự (2008) "- 53 so 2/11 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống,

việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yén cua Nguyén Thi Hồng | Hạnh và các cộng sự (2013) -. -eeiereererrrreiriirrrieirriererrrrirrrrrim 54 2.8 Tóm tắt các biến theo các nghiên cứu trước - "` 56 † 'CHƯ ƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU - AP DUNG 60

3.1 Phương pháp nghiên cứu ¬ — tre 60_

3.1.1: Phương pháp nghiên cứu chung ¬" a sees SH "_— 60

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu cụ mm ke 60 -

3.1.3 Phương pháp chọn mẫu và tổ chức điều tra - e seo 62

3.2 Mô hình nghiên cứu :seiceereee " 6- 3.2.1 Mô hình kinh tế lượng -. -.retrtrrrer sex ỐÁ

3.2.2 Mô hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của các ho dan sau u khi thu hồi đất ¬ ƠÐ 65

CHƯƠNG 4: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU | 70

4.1 Giới tính, độ tuổi va s6 lao dOing trong HO .sssissssseeseeesseaneeensssesnsseessseeese 10 4.2 Trình độ chuyên môn và thay đổi thu nhập của chủ hộ "¬ .-

4.3 Nghề nghiệp và thay đôi thu nhập của chủ hộ -<s+seesssessesee 74

4.4 Tình trạng việc làm của chủ hộ secessestetessseen sesasanueeceesesen 16 -

4.5 Phuong an sir dung tiền bồi thường SH Hư khung n92534.5086096895 28438406036 T7 4,6 So sánh các yếu tố liên quan đến quyết định chọn nơi định cư: 79 4.6.1 Yếu tố nghề nghiệp . . -++-s++c++teersrrterrtrirrireiirirrrrrtrrrreie 79

Trang 8

4.1 So sánh thu nhập của hộ gia đình 0 bên trong Khu tái ¡định cư và Ở ở bên, ngoài |

-khu tai định cư : Am "`

4.8 Kết quả phân tích hồi qui Binary Cite os `" Hài 81 4, 8 1 Cac yéu tố ảnh hưởng đến việc cải ¡ thiện, thu nhập của hộ s sau tái định CƯ: _

AM ÔÔ ca esee 81

4, 8 2 Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình "" 82

_ 4.8.3 Xác định hiện tượng đa: cộng tuyến — xác _ cua eeeerierd “ 83 4.8.4 Khả năng dự đoán của mơ hình - “esboees vestgheueseczisenesee ¬ se 83

4.8.5 Kiểm định Wald cho các hệ số hồi quy xe BR

4.8.6 Y nghĩa các biến trong mô hình -: -ccc+eecee+ sesseuassssensensenee 83

CHƯƠN G 5; KET LUAN, KIEN NGHỊ VÀ HẠN CHÉ §7

5.1 Kết luận : c 5-5 5s ceetereeexeerttrtrrtfrrrrierirrrierenrrrrrtrrrrrlrrritre 87

5.2 Kiến nghị: _— — "1 87

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ¬ sen "¬_— 5.2.2 Đối với người dân vs sanianssisbinesesnszvespusesesbeteeeees TT -88 5.3 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ket "¬ seo BỘ

_ 5.3.1 Ý nghĩa của đề tài nghiên .ẮƯỬƯ_.Ù.ớỮớớưŒ—ơH " 89

5.3.2 Han ché của đề tài nghiên cứu m.- ÔỎ eves we 90 |

Trang 9

¬ DANH MỤC BANG:

- Bang 2 1 Cac nhân tố ảnh hưởng đến thụ nhập c của ahd gia a dinh ở khu vực © nơng thơn " huyện Tra Ơn, tỉnh Vĩnh Long ¬ ¬ : TH ằ veces Sesenceeesesees 45

Bang 2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi —_ đất: trường hợp Khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long " — 46 Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của ahd; gia đình sau khi thu "hồi đất dé thực hiện dự án Khu công nghiệp Song H Hau huyén Lai Vung, tinh Dong

THAD voesssssssssecsssusscsseccsscernuccsssecesseenssecssnseesasensnsccessesssnesssnecsainesssnsecenatensaresssnconssssssasess 50

Bang 2.4 Nhân tô chính ảnh hưởng đến thụ nhập nông hộ tại huyện Lap V6 — tinh Đồng Tháp «-css+xtrtettttrtrrrerrrie4701.110000001100n120001n 0P 51 Bang 2.5 Tinh hinh sử dụng tiền bồi thường của các hộ điều tra :-. - 55 Bảng 2.6 Tóm tắt các biên nghiên cứu trước có liên quan -+++ 56

Bảng 3.1 Phân chia dự án điều tra mm se 63

Bảng 3.2 Các biến có khả năng tác động đến Việc thay đổi thu nhập của hộ gia đình

sau khi tái định an 5 11 ¬¬ 68

Trang 10

a ee Bang 4 6 Phương án sử dụng tiền bồi thường eases seen se T8 _ - Bang : 4 1 Yếu tố nghề nghiệp liên, quan đến quyết định chọn nơi tái định e cư _= 70 - Bang 4 8 Yếu tố việc làm liên quan đến việc c chọn nơi định Conese —- 2 s Bảng 4.9 Thu nhập của hộ gia đình ở bên trong khu tái định cư và ở ben ngoài khu

tái định CƯ we 5s ssskse s2 tt t.rrrrrrirririrnritntrtrree “` 80

Bang 4 10 Kết quả phân tích hồi qui Binary Logistic 82

Trang 11

"¬-DANH MỤC SƠ ĐÒ

Trang 12

DANH MỤC BIEU DO

Biểu dé 4 1: Giới tính của chủ hộ seseeed POE ciel ong hon láng gác 70 |

cử Biểu đồ 4.2; Tuổi của chủ hộ wlenveees eee ang 71—

Biểu đồ 4.3 Giới tính và tôi của chủ hộ Tàn khang mg — sees se 72 | Biểu đồ 4.4 Nghề nghiệp của a chủ }mn nŨDŨẼ sense 74

Biểu đồ 4.5 Nghề nghiệp và thay đổi thu nhập của chủ hộ ssssnsanseceesseeneeeeee 16

Biểu đồ 4.6 Tình trạng việc làm của chủ hộ ¬ TH aetierid 77

- Biểu đồ 4.7 Phương án sử dụng tỉ tiền bồi thường ¬ men He sevecersees seni 78 :

| Biểu đồ 4 8 Thay đổi thu nhập giữa hộ v vào khu tái định cư và hộ không vào khu tái -

Trang 13

_ TỪNGỮ VIẾT TAT |

| _TIẾNG VIỆT,

" ADB: Ngân hàng Phát triển Châu A

| CARE: Hop tác xã cho v việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu

_ CP: Chinh phủ ca

DFID: Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh | IFAD: Quy phat triển Nông nghiệp quốc te

ILO: Tẻ chức Lao.động quốc tế

ND: Nghị định |

UBND: Uy ban nhân dân

UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hop Quốc USD: Đồng đô la Mỹ |

TNHH: Trach nhiệm hữu hạn '

WB: Ngan hang Thế giới _ TIENG ANH

ADB: Asian Development Bank

CARE: Cooperative for American Remittances to Europe DFID: Department for International Development -

IFAD: International Fund for Agricultural Development

ILO: International Labour Organization | `

UNDP: United Nations Development Programme USD: United States dollar

Trang 14

PHAN MO DAU

1 Sự cần thiết của đề tài

_ Thành phố Cao Lãnh hiện tại là đô thị loại Il thuộc tỉnh Đồng Tháp, hình _ thành từ việc nâng cấp: thị xã Cao Lãnh trước đây theo "Nghị định số -

10/2007/NĐ- CP ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ, với chức năng là trung 7 tam hanh chính, chính trị, kinh tế, văn n hóa của tỉnh Đồng Tháp và chức năng đô thị - _trung tâm của vùng Cao Lãnh Trong tương lai, Thành phố Cao Lãnh có vị trí quan -

trong nhu là cửa ngõ, là trung tâm giao lưu trên sông Tiền cho trục phát triển kinh tế _= xã hội từ vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế cửa ‘khau hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi các trục giao thông thủy bộ | cấp vùng (đường Hồ Chí Minh, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, cảng Đồng Tháp, ) được nâng cấp và hoàn chỉnh Đồng thời, thành phố Cao Lãnh cũng được quy hoạch _ là 1 trong 4 đô thị quan trọng của vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm các thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh và Vĩnh Long) Trong giai

đoạn phát triển từ 2005 đến 2010; thành phố Cao Lãnh đã đạt được những thành tựu

_ đáng kể về tăng trưởng kinh tế (nông lâm nghiệp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp), " phát triển đô thị và nông thôn, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thốt nước,

thơng tin liên lạc) và hạ tầng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội), nâng

cao đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân Thành phố Cao Lãnh hiện là đơn _ vị hành chính dẫn đầu trong tỉnh về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng, ngày càng

| phat huy vai trò đô thị trung tâm tỉnh và phát triển các mặt kinh tế đối ngoại

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, thành phố Cao Lãnh cũng Bap không ít khó khăn do công tác quản lý và điều hành, nhất là công tác xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế, các cơ sở hạ ting ky thuật, các cơ sở phúc lợi xã hội, nguồn nhân lực chưa- - theo yêu cầu chung của địa bàn cũng như chưa phát huy hết tiềm năng thu hút các nguồn đầu tư bên ngoài Các dự á án đầu tư phát triển thực hiện còn gặp nhiều khó khăn | - liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, giá bồi thường, chính sách hỗ trợ tái định -

Trang 15

_ cư còn nhiều bất cập như: vị trí xa nơi ở cũ, diện tích đất bị mắt nên ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân Trong đó, việc tái định cư không chỉ dừng lại 0 viée dua một bộ phận dân cư từ nơi ở này ' sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên -

quan đến TẤT nhiều vấn đề như: công ăn việc làm, học hành, _y tẾ, sự tiếp cận các dịch - ` vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ xã hội Do do, tai dinh cu can được nhìn nhận là một

| qua 1 trinb thay đỗi về kinh tế, văn hoá, 'xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng aio việc xem Xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở Nhưng quan trọng hơn là sự thay - s đổi đó có 5 anh hưởng đến thu nhập của người dân hay không thì vẫn cần phải có sự -

nghiền cứu, đánh | giá trên cơ Sở những luận chứng khoa học cụ thể Do đó đề tài nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập của hộ dân sau khi tái định cư trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với mục tiêu nhằm cung cấp các căn cứ khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập giữa _ Các hộ dân, đồng thời so sánh thay đôi thu nhập giữa những hộ vào khu tái định cu so _ với những hộ không vào khu tái định cư, qua đó đề xuất, kiến nghị Các giải pháp thực

hiện đề é ôn định cuộc sống, an tâm lao động sản xuất của người dan 2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích những yếu tô ảnh hưởng đến thu nhập của người dân sau khi phải di : : đời, tái định cư và so sánh thu nhập của những hộ dân vao 6 bén trong khu tai dinh cu

SO với những hộ di đời, tái định cư nhưng ở bên ngoài khu tái định cư Từ đó kiến nghị những giải pháp hữu hiệu nâng: cao thu nhập của người dân sau khi đi dời ô ổn định

cuộc sống

3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề sinh kế, thu nhập của người dân sau khi bị giải toa va đi dời chỗ ở? |

| „ - Thu nhập giữa hộ vào ở bên trong khu tái định cư và hộ ở bên ngoài khu tái định cư có sự khác biệt hay không? -

Trang 16

: 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là các hộ dân bị) giải phóng n mặt bằng để xây đừng dự á án và được tái: định ‹ Cư trong, thời gian từ năm 2010 đến năm 2013 |

5, Phương pháp nghiêncứu | ae

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, ‘phan tích, “đánh § giá Và SO sánh các số liệu thu thập qua các năm từ các đơn VỊ, cơ quan chuyên môn, tham khảo ý kiến của lãnh đạo các đơn vị, lãnh đạo trực tiếp ra quyết định liên quan đến công tác thực hiện dự án, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Đồng thời lập bảng câu hỏi và -

phỏng vấn trực tiếp hộ dân Bị tác động đến việc thực hiện dự án và Sử dụng phần mềm chuyên dùng đề phân tích số liệu thu thập được |

6 Những đóng góp của đề tài

‘Dé tai tuy có hạn chế nhưng cũng dong g góp những vấn đề sau:

- Có cái nhìn tổng thể đối với sự thay đôi đời sống và thu nhập của người ¡ dân sau khi tái định cư Từ đó so sánh thu nhập của người dân ở bên ngoài khu tái định cư so với người dân ở bên trong khu tái định cư trên địa ban thành phố Cao Lãnh

- Kién nghi một số giải pháp về chính sách dé nang cao đời sống của người

_ dan sau khi tai dinh cu |

7 Bố cục: của đề tài

| Chuong 1: Tang quan về địa bàn nghiên c cứu

Giới thiệu khái quát về tổng quan khu vực nghiên cứu, tinh hình kinh tế, văn hóa — xã hội và định hướng phát triển của thành phố Cao Lãnh trong tương lai s

Chương 2: Cơ sở lý luận | :

ˆ Tổng quan ly thuyét vé sinh kế bền vững, việc làm, thu nhập v và tái định cư như: các định nghĩa, vai trò và các mối liên hệ có liên quan

ˆ Tầng quan lý thuyết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như: các định nghĩa, những tác động của việc thu hồi nhà đất đến sinh kế của người dân sau tái định cư,

các khuyến cáo và các giải pháp giảm thiểu rủi ro của các tổ chức quốc tế, những - _ bài học kinh nghiệm các nước và các nghiên cứu trước đề tài

Trang 17

“Trình bày CƠ SỞ ở lý luận việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu, ky thuật phân - tích và kiểm định giả thiết; khảo sát và thu thap- dit liệu, cách chọn, cỡ mẫu nghiên _ CỨU, cách chọn các yếu tố tác động đến thủ nhập của hộ gia đình sau tái định cư và ¬ xây dựng mơ hình nghiên cứu phù hợp trên cơ sở các nghiên cứu trước

Chương 4: Kết quả nghiên cứu ` ~

Trình bay két qua nghién cứu và làm r TỐ SỰ thay đổi thu nhập người dân sau khi tái định cư, đồng thời so sánh thu nhập của a ho dân ở bên trong khu tái định cư so

- với hộ ở bên ngoài khu tái định cư -

Chương 5: Kết luận, kiến nghị và han ché | - Kết luận về nội dung nghiên cứu, từ đó đề xuất kiến nghị đối với chính quyền địa phương, hộ dân tái định cư, đồng thời nêu những hạn chế của đề tài trong quá

Trang 18

CHUONG 1: TONG QUAN VE ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Vi tri dia li kinh té thanh phé Cao Lanh Hình 1.1: Bản đồ tỉnh Đồng Tháp CAMBODIA jo o hin ‘ TƯỜNG NỔ “đền ‘ ES , N LONG AN abt, » _ : Ay 5 * NT i ” rea - Shy ⁄ NEO} Mn vn TP cự ở vẽ we ae ¬ » NI se: "z, ey ee Re ee fore 4 Tay sete SN VINH LONG Nguồn: www.dongthap.gov.vn/wps/portal

UBND tinh Déng Thap (2012):

- Vj tri dia I, thanh phé Cao Lanh voi vị trí năm ở tâ ngạn sông Tiền, cách thành

phố Cần Thơ 80 km, cách thành phé Hé Chi Minh 154 km và cách biên giới Việt Nam — Camphuchia 54 km về hướng Bắc Theo niên giám Thống kê (2012), tổng điện tích

tự nhiên trên địa bàn là 107,19 km”, chiếm 3,18% điện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số

trung bình 162.786 người, mật độ dân số là 1.521 người/km

- Về tọa độ địa ly

+Kinh d6Dé6ng —:105°55'73" - 105°69'9"

Trang 19

_- Về ranh giới địa ụ hành chính |

4+ Phia Đông giấp huyện Cao Lãnh;

+ Phía Tây giáp huyện Chợ Mới (An Giang) qua sông Tiền; | + Phía Nam: giáp huyện Lap Vo qua sông Tiền;

_ + Phía Bắc giáp huyện Cao Lãnh a |

| ˆ Toàn địa bàn thành phố Cao Lãnh được chia thành 15 đơn vị "hành chính trực thuộc, bao gồm: "Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 6, Phường 11, Phường Mỹ Phú, Phường Hoà Thuận, xã Hoà An, xã Tân Thuận Tây, xã Tân Thuận - Đông, xã Tịnh Thới, xã Mỹ Trà, xã Mỹ Ngãi và xã Mỹ Tan

- Về chính t írị, thành phố Cao Lãnh là trung tâm chính trị của tỉnh Đồng Tháp, các cơ quan lãnh đạo, quản lý điều hành của tỉnh đều | năm trên địa bàn gồm: Tỉnh ủy,

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân: dân, Ban Chỉ Huy Quân sự tỉnh, các SỞ ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh và trung ương, các cơ quan thông tin báo chí, phát tranh, truyền hình và các tô chức

- Về kinh tế, thành phố Cao Lãnh giữ vai trò là trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp với hầu hết các đơn vị tài chính, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tỉnh và trung | ương đều đóng trên địa bàn thành phố Cao Lãnh gồm các ngành công nghiệp, thương | mại, ngân hang, | buu- điện, hệ thong cac doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân), công ty TNHH, trung tâm thương mại, trung chuyển hàng hóa với các chức năng thương _ mại và dịch vụ đầu mối

- Về giao thông ` |

ob Duong bộ có tuyến Quốc lộ 30 chạy qua địa bàn thành phố Cao Lãnh có -chiều dài 14,2 km và tuyến nối liền với ¡ đường ĐT §49 (đường Phạm Hữu Lầu) với | khoang 4,7 km chay qua dja ban

+ Đường thủy có sông Tiền là tuyến đường thủy quốc tế chính kết nối với khu vực kinh tế biên giới phía Bắc, các tỉnh lân cận và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 20

1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cao Lãnh 1.2.1 Cơ cầu kinh tế

- Về thương mại - dich vu va a du lich

-UBND thành phố Cao Lãnh (2012), t tỷ trọng thương mại - dịch vụ chiếm ào

60 49%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,98% -và nông nghiệp chiếm 11, 53% Thế - mạnh của Thành phố | là thương mại - dịch vụ, mạng lưới kinh doanh thương mại có - | 01 siêu thị và 19 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp \ và ` có điều kiện phát triển Là trung tâm kinh tế - văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố còn có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục, phục vụ cho nhu, cầu sinh hoạt đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tổng mức bán lẻ hàng hóa địch vụ năm 2006 đạt hơn 1 782 tỷ đồng, tăng 21, 63% Trên -

_địa bàn có 08 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu; tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 63,07 triệu USD, xuất khẩu đạt 86,66 triệu USD

Vé cong nghiệp :

_ UBND thành phố Cao Lãnh (2012), Thành phố Cao Lãnh có 01 Khu công

ˆ nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích là 55; 937ha, la một trong hai khu công nghiệp tập trung của tỉnh nằm trong hệ thống các khu công nghiệp của cả nước, đóng vai trò

quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cầu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện -

đại hóa của Thành phố Cao Lãnh và của Tỉnh Các mặt hàng ưu thế của Thành phố ˆ Cao Lãnh như chế biến gạo, thủy sản xuất khẩu, dược phẩm, \ vật liệu xây dựng, c chế biến n BỖ

Và its nghiép

Thực hiện chủ trương chuyền dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa - phương như: sản xuất lúa giống, xây dựng các khu vườn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn 7 két hop phat trién dich vu du lich, phat trién dién tich nuôi trồng thủy sản ven sông

Trang 21

Tiền Sản xuất nông nghiệp tủy không phải là thé manh, nhung gia tri san xuat ngay | cang tang; mạnh dạn chủ trương chuyển địch cơ cầu cây trồng, vat nuôi và hạ giá - thành sản phẩm được nông dân hưởng ñ ứng, đạt hiệu quả ngày càng cao, sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu, do có sự đầu tư giao thông kết hợp đê bao khép kín nên nông dân chủ động trong kiểm soát lũ an tâm sản xuất Bên cạnh đó thực hiện tốt chương trình khuyến nông, hỗ trợ vốn vay và đây mạnh việc cấp giấy chứng nhận _ -quyén sử dụng đất để nông dân tự chủ sản xuất UBND thành phố Cao Lãnh (2012), co |

cau nganh nông nghiệp bước đầu có chuyển biến, diện tích trồng lúa chất lượng cao, - cay hoa màu có giả trị kinh tế và vườn chuyên canh ngày càng tăng, đưa giá trị sản - xuất năm 2012 đạt 566 tỷ đồng, tăng gấp 5,8 lần SO với năm 2000

1.2.2 Xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư:_

- _ Trong những năm qua, thành phố Cao Lãnh đã xúc tiến và mời i gọi nhà đầu tư thực hiện một dự án phát triển trên địa bàn như: Công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng Sản xuất: hoa lan giống và thương phẩm tại xã Tân Thuận Tây, Công ty Cổ phan dia ốc Hưng Hưng Thịnh đầu tư Khu nghỉ dưỡng - phường 6 với tổng diện tích dự án là 35 ha và Khu thương mại dân cư phường Mỹ Phú 26 ha, Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp đầu tư Khu tái định cư Trường Cao đẳng Cộng đồng, Công ty TNHH Đầu tư.xây dựng Phát Nguyên đầu tư dự án Nâng cấp và mở rộng chợ Tân Tịch (Phường 6), Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Bách Khoa đầu tư trường Trung học phổ thông, Trung học cơ Sở và Tiểu học Á Châu tại Phường 6 và trong: thời gian tới UBND thành phố tiếp tục xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án lớn khác trên địa bản

1.2.3 Xây dựng các khu tái định cư:

UBND thành phố Cao Lãnh (2012), trong giai đoạn những năm 2000 dén 2013,

bằng nhiều nguồn vốn và hình thức khác nhau Thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều _ khu tái định cư đáp img nhu cầu về nhà ở của nhân dân , tap trung là các khu vực trung, -

Trang 22

1¬ khu | tái định cư 500 căn, khu tái định cư My Trà, Các khu tái định cư này đã được đầu tư xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cơ bản hoàn chỉnh, hau hết các khu —_ tái định cư được xây dựng lấp day góp phan tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, dân cư

có nơi ở ổn định

Ngoài ra trong giai đoạn 2004 - 2005, thực hiện chương trình mục tiêu quốc - gia về xây dựng cụm tuyến dân cu, thành phố Cao Lãnh đã xây dựng 05 khu tái định cư vượt lũ Trần Quốc Toản, Bà Học, Xẻo Béo, Quang Khanh, Rạch Chanh và mới _ đây đầu tư xây dựng Khu dân cư: Hành chính xã Tân Thuận Tây Các cụm dân cư này | gop phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ tốt nhu cầu tái định

cu cho người dân, nâng cao đời sống vật chất tỉnh thần, góp phan dam bao vé sinh môi trường, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương Trong thời gian tới thành phố Cao Lãnh sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư các khu tái định cư như: Khu đô thị Sen Vàng (Phường 3), khu tái định cư Mỹ Tra giai đoạn 2 (phường Mỹ Phú),

tuyến dân cư đường Thiên Hộ Dương - Nguyễn Văn Tre (phường Hòa Thuận) 1.2.4 Quy hoạch và phát triển giao thong:

Nam 2004, quy hoach chung thị xã Cao Lãnh đã được UBND Tỉnh phê duyệt là tiền đề quan trọng cho việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển hệ thống hạ tang giao thông Trong giai đoạn từ 2004 đến 2010, nhiều đồ án quy hoạch chỉ tiết Xây dựng đã được thiết lập và phê duyệt, đến năm 2013 có 97, 5% khu vực nội thành đã được phủ Ì kín quy hoạch xây đựng tỷ lệ 1/2000, các xã đều có quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính xã, từ đó làm cơ sở quan trọng cho việc đầu | tư xây dựng kết cầu hạ tầng giao thông luôn tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, trên

Trang 23

7 giao thông của thành phố phát triển tương đối nhanh Mật độ đường chính được trải nhựa đạt 4,5 km/km2, 100% các tuyến đường chính được chiếu sáng và các xã đều có - đường ô ô tô đến được trung tâm xã Các tuyến đường liên Xã, liên â ấp hầu hết được vận động đầu tư bê tông hóa hoặc nhựa hóa tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu vận chuyển hàng hóa Ngoài ra, thành phố còn có nhiều sông, kênh rạch lớn chảy qua - | với chiều đài hơn 1.462 km; cảng Cao Lãnh là một trong các cảng sông lớn vùng đồng băng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường thủy quốc tế đi Campuchia, tạo

ˆ điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa

với các tỉnh trong khu vực, Thành phô Hồ Chí Minh và quốc tế | 1.2 5, Công tác quản lý, chỉnh trang đô thị:

UBND thành phố Cao Lãnh (2012), thành phố Cao Lãnh xác định công tác | quan ly d6 thi va chinh trang đô thị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả hệ thống '

chính trị, nên đã sớm tập trung lập quy hoạch chỉ tiết xây dựng cùng với việc quan - tâm quản lý tương đối tốt nên bộ mặt đô thị Thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp, từng bước hạn chế dần các khu ô chuột trên địa bàn Thành phố Vì vậy Thành phố đã đầu tư rất lớn cho các công trình chỉnh trang đô thị, nổi bật là công viên Văn | | Miéu va Van Miéu mở rộng, có thể xem đây là lá phổi xanh, niềm tự hào của người _ dan thành phố và của Tỉnh Bên cạnh đó là các công trình chỉnh trang đô thị khác như: khu công viên thiếu nhi, lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu Vòng xoay nghĩa _ trang liệt sĩ Tỉnh, khu 500 căn (cửa ngõ của thành phố), khu Trung tâm Văn hóa Tỉnh, - bờ kè và hoa viên đường Tôn Đức Thắng, bờ kè sông Cao Lãnh, dự án Nâng cấp hạ

tầng đô thị khu vực đồng bằng sông Cửu Long —tiều dự án thành phố Cao Lãnh đang

được triển khai thực hiện sẽ góp phần tạo bộ mặt Thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp và thúc đây cho kinh tế phát triển tốc độ nhanh hon |

1.2.6 Gido duc |

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp (2012), từ năm 2000 đến năm 2012, thành phố

Trang 24

năm 2005 Nam 2012, toan dia ban có 14 trường mầm non phân bố đều ở các trung lâm xã phường, 49 trường từ các cấp tiêu học đến trung học phổ thông Số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 1/13 trường mam non, 6/33 trường tiêu học và 2/11 trường trung

học c CƠ SỞ Đội ngũ cán bộ: quản lý cán bộ được tập trung đào tạo và nang chuẩn Giáo 7 viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hóa, chất lượng giáo dục và kết quả học được nâng lên, tình trạng học sinh bỏ học đã có cải thiện

“Nhìn chung tinh trang giáo dục trên địa bàn thành phố ( Cao Lãnh ‹ có tiến triển khá tích cực, tỷ lệ dân biết đọc, biết viết đạt 99, 8% va ty lệ nhap | hoc các cấp phố thông đạt trên 98, 0% năm 2010 Công tác đào tạo cán bộ giáo viên có trình độ Cao / ding, Dai học và sau đại học luôn được đây mạnh Mặc dù vậy, ngành cũng đang đứng trước nhiều thách thức: tình trạng cơ sở và trang bị chưa đồng bộ, số lượng trường phân bố ở tùng ngành học, bậc học chựa cân đối, đặc biệt là các trường nội thành, ty lệ trường lớp đạt chuẩn quốc gia còn thấp so với gy mô là một đô thị trung tâm; ty lệ học sinh lưu ban, bỏ học còn cao, đặc biệt là ở cấp trung: học phô thông hiệu -_ quả đảo tạo còn thấp, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học chưa Cao

1, 2 1 Công tác chăm lo đời sống xã hội

Bằng nhiều giải pháp kết hợp lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với các dự án giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả cao, hang, năm công tác xã hội hóa được thực hiện sâu rộng, huy động được sức mạnh '

| tổng hop cua toan xa hoi nên công tac xóa đói giảm nghèo của Thành phố đạt được nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo củ của thành phố đã giảm đáng kể Theo UBND cơ thành phố Cao Lãnh (2012), giai đoạn 2001 - 2005 ty lệ hộ nghèo giảm từ 11, 04 % giảm xuống còn 1,28 % và giai đoạn 2006 - 2010 giam từ 7,12 % xuống còn 0,65 % | Riêng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011 - 2015 của Chính phủ được quy định tại

| quyét dinh sé 09/2011/QĐ- TTg thi dau năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo Thành phố là 10, 27 % đến cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo thành phố còn 6, 18%

Trang 25

quan tâm, đến nay đã giải quyết Việc làm cho 61 106 lao déng va chỉ! riêng trong 02: năm | 2011 - -2012 Thành phố ; giải quyết việc làm cho hơn 3 000 lao động

1.2.8 veyté

“Cong tac chăm sóc sức khoẻ cho nhân dan luôn được đặc biệt quan tâm nên đạt - nhiều kết quả tích cực, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn Theo UBND thành - | phé Cao Lanh (2012), có 100% xã, phường có trạm y tế và có bác Sĩ, 100% khóm, ấp

có nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được si | chuẩn ‘hoa Mang lưới y tế xã, phường khóm ấp hàng năm được Tỉnh xếp loại tốt; song song với nhiều cơ sở khám, chữa bệnh liên kết đi vào hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dan ngay cang cao Đến năm 2012, ‘Thanh phé | có 15/15 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ trẻ suy đỉnh dưỡng đưới 2 tuổi giảm còn | 9 65%, dưới 5 tuổi giảm còn n14 97%; ợ lệ tăng dân số tự nhiên được duy trì ở mức

0, 86% :

1.3 Định hướng phát triển thành phố Cao Lãnh

UBND thành phố Cao Lãnh (2012), định hướng phát triển thành phố Cao Lãnh là một đô thị văn minh, năng động, có hệ sinh thái bền vững, phát triển hài hòa giữa ˆ kiến trúc hiện đại với dân tộc và đặc thù về cảnh quan môi trường, đồng thời là vùng động lực phát triển kinh tẾ - xã hội khu vực Bắc sông Tiên Dé đạt được điều đó, Thành phố sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển mạnh hạ tầng kỹ thuật; đây mạnh _ phát triển thương mại - dịch vụ, tao bước tăng trưởng đột phá về kinh tế

“Thành phố kêu gọi sự tham gia đóng góp của các thành phân kinh tế, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp trong Tỉnh và Trung ương cho thành phố ngày càng phát triển, nhất là đầu tư cho các dự án lớn như: Khu thương mại Nghi Xuân và khu â âm thực -

phường 2; Khu thương mại, địch vụ Bằng Lăng - phường Mỹ Phú; Khu thương mại, dịch vụ Phong Lan - phường 4; đường Nguyễn Văn Tre nối dài; khu nghỉ dưỡng ven Sông Tiền - phường 6; khu tái định cư phường 4 - Hòa An; khu tái định cư phường 1l; _ dy an khu tái định cư phường 6- Tịnh Thới; khu tái định cư khóm 5 - phường 1; đầu -

Trang 26

- Mặc dù là Thành phố trẻ, , nhưng Thành phố Cao Lãnh sẽ là nơi ¡ "đất lành chim đậu”, nhờ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên - xã hội và biết tạo ra môi trường bền s Sản vững cho phát triển kinh tế, du lịch và thu hút các nhà đầu tư Đồng thời, ưu tiên phát

Trang 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN _

2.1 Tổng quan lý thuyết về sinh kế bền h vững, 2.1.1 Khái niệm về sinh kế

Theo Chambers và Conway (1992), sinh kế là các phương tiện, các hoạt động và các quyền: dựa vào đó con người tạo ra cuộc sống ' Các sinh kế có thể bao gồm _ mức độ sung túc, con đường vận chuyển thức ăn và tiền mặt phục vụ cho các phúc |

lợi › về thé chất và xã hội Điều này bao gồm s SỰ đảm bảo chống lại bệnh tật, tử vong: sớm và nghèo hơn

Theo DFID (1999), sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: (ï) Nguồn lực và khả

năng con người có được, (ii) Chiến lược và đi) Kết quả mà sinh kế mang lại Trong các thành phân khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất là danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ Danh mục này bao gồm các tài sản hữu hình như nhà cửa, tài nguyén „Và các tài sản vô hình như

quyền lợi, khả năng tiếp cận

Theo Ellis (2000), sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật

chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ

_xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ `

gia đình | s

Phạm Cảnh Hưng (2013), ý tưởng về sinh kế có nhiều cách tiếp cận và định

Trang 28

2 i 2: Khai niém vé sinh ké bén ving

Theo Chambers va Conway (1992), sinh kế bền vững là khi nó phải phát huy : được tiềm năng Con người: dé từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của -

họ Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất - ngo Sinh ké bén vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi: trường hoặc cho’ các sinh kế khác ở: hiện tại và tương lai Do đó, sinh ké bén vững còn có thé đóng: Bop những, lợi: ích ròng thu được từ các hoạt động của mình cho các sinh kế khác ö ở địa phương hay trên các vùng khác trong ngắn hạn cũng như dài hạn

DFID (1999) cho ring sinh ké bén vững không những c có thé đương đầu, phục | "hồi khi trải qua những tốn thất và những cú sốc gặp phải mà còn có thể duy trì và

nâng cao những khả năng và tài sản của mình, nhưng không làm suy thoái đến tài - riguyén thiên nhiên

Các chính sách để: xác định sinh kế cho r người dân theo hướng bền vững thường được xác định có liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động _ của các yếu tố bên ngoài Theo Ellis (2004) cho rằng có mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội “đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo Sự bền vững trong; các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tổ như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển

.Có thể nói, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển Đối tượng tiếp cận của

sinh ké bén vững đó chính là: | |

> Su hiểu biết rõ ràng và chân thực hơn về sinh kế ¿ CỦa người nghèo hay những đối tượng phải chịu những, cú sốc áp lực xảy ra từ bên ngoài và các yếu to

hinh thanh nén ching ˆ

> Xây dựng môi trường, chính sách và thể chế để hỗ trợ sinh kế của người

Trang 29

> Hỗ trợ phát triển dựa trên thế mạnh của người nghèo hay những đối tượng _ -

phải chịu những cú sốc, áp lực xảy ra từ r bên ngoài và cung cấp cho họ những c cơ hội

dé cai thién sinh kế

2 1.3 Khung phân tích sinh kế bền vững

DFID (1999) cho rang khi xây dựng khung phân tích đối với sinh kế các nhà - - nghiên cứu không có dự định đi tìm một mô hình chính xác với thực tế mà chỉ đưa

ra một cầu trúc phân tích sao cho thuận tiện trong việc hệ thống hóa những nhân tố khác nhau đang kiềm hãm hay nâng cao co ‘hoi sinh kế Khung sinh kế bên vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người ` và những mỗi quan hệ cơ bản giữa chúng Nó có thê sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại, bao gồm:

> Cung cấp bảng liệt kê những vị van dé quan trong nhat va phac hoa méi lién

hệ giữa những thành phần này , ,

> Tập trung sự chú ý vào các tac động và các quy trình quan trọng

> Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa c các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng tới sinh ké

Trang 30

Sơ đồ 2.1: Khung phân tích sinh kế bền vững Vv Chính _ Kết quả sinh kế - Thu nhập tăng; - Cải thiện đời - Giảm khả năng - Xóa đói giảm - Công bing xã - Tang tinh 'bên vững cia tai nguyén thién - Giá trị không sử ‘dung của tự nhiên Hoàn cảnh Tài sản sinh kế ) Chiến lược dễ bị tốn sách, thê sinh kế thương - chẽ -Xu ‘| - Các tac ' sống:

hướng; - Luật nhân xã hội

- Thời vụ; : pháp, các (nam, ' nữ, tổn thương: - Chấn - quy tắc; hộ gia đình,

động (rong | ˆ - Chính cộng nghèo;

tự nhiên và sách đôi đồng .);

môi vớikhu _ - Các cơ sở

trường, thị vực công, - tài nguyên trường : tư; thiên nhiên;

chính trị chién - Các thể - chế chính - trường; - Cơ sở thị nhiên;

tranh, .) trị, kinh tê - và văn hóa - Da dang; - Bên vững;

được bảo vệ

A

| Nguon: DFID (1999)

Chú thích: N (Natural Capital): Nguén lye ty nhién | H (Human Capital): Nguồn lực con người

P (Physical Capital): Nguồn lực vật chất

+ (Financial Capital): Nguồn lực tài chính S (Social Capital): Nguồn lực xa hoi

Phạm Cảnh Hưng (2013), khung phân tích giúp cho người sử dụng hiểu được các loại hình sinh kế hiện hữu và dùng nó làm CƠ SỞ để lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển và các hoạt động, khác Điều này kéo theo việc phân tích và sử dụng

TRƯỜNG DẠI HỌC MỦ TP.HCM

Trang 31

nhiều loại công cụ hiện có như phân: tích xã hội và phan tich cac bên liên quan, các -›

phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá kinh tế về: |

> Bối cảnh sống của người dân, trong đó bao gồm những ảnh hưởng của các xu hướng bên ngoài với họ (xu hướng về kinh te, xu hướng phát triển dân số)

> Kha năng tiếp cận của người dân đối với các loại tài sản ‘sinh kế và khả

năng sử dụng chúng vào sản xuất

> Những thể chế, những chính sách và tổ chức định hình cho ( các loại hình tài sản: sinh kế của người dân

> Các chiến lược mà người dân á áp dụng dé theo đuổi mục đích của mình Khung sinh kế là-công cụ sắp xếp những nhân tố gây can trở hoặc tăng cường các cơ hội sinh kế, đồng thời cho thay cách thức chúng liên quan với nhau như thế _ TảO, Nó không phải là mô hình chính xác trong thực tế mà nó chỉ đưa ra một cách tư duy về sinh kế, nhìn nhận nó trên góc độ phức hợp và sâu rộng nhưng vẫn trong khuôn khổ có thể quản lý được Giá trị của khung sinh kế mang lại là giúp cho người sử dụng nhìn nhận một cách bao quát và có hệ ‘thong các tác nhân gây ra nghéo khổ và mối quan hệ giữa chúng

Mục đích sử dụng khung sinh kế là để tìm, hiểu ¡ những cách thức mà con người , đã Kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ trong cuộc sống kế cả trước mắt cũng như

lâu dài | |

2 L 4 “Các thành phần của khung sinh kế bền vững -Ã 4 1 Hoan cảnh dễ bị tốn thương

Trang 32

> Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kê cả xung đột tròng việc _ | Sử dụng, xu hướng kinh tế bảo gồm trong nước lẫn quốc tế, những xu u hướng thé chế -

(bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật )

> Cú s sốc: cú sốc về 'thiên tai, chiến tranh, địch bệnh cây trồng vật nuôi > Tinh thời vụ: biến, động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những œ‹ co hội làm việc

Những nhân tố cầu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có: tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ ; hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế CÓ lợi

Một số ví dụ về các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản và sinh kế của con người: | > Biến động kinh tế (am an thua 16, mat nguồn thu nhập )

> Biến động về mùa màng thất bát (mất mùa)

> Bién động về thời tiết, khí hậu (do bão lụt, › "gập lũ, hạn hán, nóng an, do môi trường bị phá hoại nghiêm trọng

> Biến động về lao động (thiếu hoặc thừa lao động) ;

> Thay đổi công nghệ (mẫu mã biến đôi, chủng loại mặt hàng thay thế ) > Bién động về giá cả, thị trường | |

> Bién dong do phải di chuyén ché & va diéu kién san xuất (do các dự án di dân tái định cư)

_ Việc tìm hiểu các nhân tố của bối cảnh tốn thương giúp xác định các tác động bất lợi đến đời sống người dân, từ đó đưa ra các giải pháp giúp hạn chế đến mức TS thấp nhất các tác động tiêu cực đến nhóm người đễ bị tổn thương

2 1 4 2 Tài sản sinh kế |

“Theo DFID (1999), tai san sinh kế gồm 5 hang muc chinh gom: nguồn von con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tài chính và nguồn

Trang 33

> Nguồn vốn con người: : đây là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế vi con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế, bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe con người Các yếu tố đó

giúp cho con người có thể theo đuổi những chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu của họ 6 mức độ Bia đình nguồn nhân lực được xem là số a lượng và chất lượng nhân lực có sẵn, bao gồm các yếu tố như cơ cầu nhân khẩu của

hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình - - độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình), những kỹ _ năng và năng khiếư của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe; tâm sinh lý của

các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động

> Nguồn vốn tự nhiên: là CƠ SỞ Các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay của | cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho n mục đích sinh kế như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng "Nếu việc đi chuyển dân cư xảy ra sẽ làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và qua đó làm thay đổi sinh kế của họ

> Nguồn vốn xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà con người đặt ra a dé theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ, gồm: uy tín, các mỗi quan - hệ xã hội, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức, phi chính thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ

hội khác nhau : - | |

> Nguồn: vốn vật chất: gồm tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: nhà ở, phương tiện đi lại, các công c cụ sản xuất

> Nguồn vốn Tài chính: đây là một nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo nguồn thu nhập Nguồn vốn tài chính là nguồn tiền mặt được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, bao gom: tiét kiém, tin dung - ng, kiéu ` _ hối, lương, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng

Hình dạng của tài sản sinh kế được thể hiện dưới dạng ngũ giác, diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản Đặc điểm của ngũ giác tài sản sinh

Trang 34

> Ngũ giác có hình dang khac nhau tượng trưng cho những sinh kế -của những cộng: đồng khác nhau hoặc cho những, nhóm xã hoi khác nhau trong cộng ` đồng đó

> Tam diém của ngũ giác là nơi người dân không tiếp cận VỚI Các loại | tài sản - nào Các điểm năm trên chu vi biểu thị sự tiếp cận tối đa với các loại tài sản

> Tinh chat của tài sản sinh kế thường xuyên thay đổi v vì vậy hình dạng n ngũ giác thay đổi liên tục theo thời gian

> Thông qua:so sánh sự biến dạng của ngũ giác tài sản sinh kế để đánh giá sự - _ cai thién hay: suy giảm theo thời gian, hay đánh giá khả năng tiếp cận, năng lực tải

sản của các nhóm đối tượng khác nhau

Trang 35

Theo DFID (1999), những tài sản sinh kế noi kết v với nhau theo nhiều cách dé | ~~ tao ra kết quả sinh kế có lợi Hai loại quan hệ quan trọng là:

> Su tuần tự: Việc sở hữu một loại tài sản giúp: người dân từ đó tạo thêm c các | loại tài sản khác : > Su thay thế: Một loại tài sản này cớ thể thay thế cho những loại tài s sản khác - , 2.1.4 3: Chính sách, thé chế Theo DFID (1999), cac chính: sách và thể chế bao gồm những luật lệ, những qui định, những chính sách cụ thể của các tổ chức các cấp, các tổ chức: chính phủ và phi chính phủ liên quan đến hoạt động sinh kế của người dân Chính sách và thê chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp: cho người dân thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, c cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội cho TBƯỜI dân giảm thiểu được các tốn thương và sử dụng hợp ý bền vững nguồn tài

nguyên 'thiên nhiên

Tuy nhiên, nếu chỉ có chính sách và thể chế thì chưa thể có một sinh kế bền _ vững mà điều kiện quan trọng là khả năng ứng dụng hiệu quả các chính sách và thé ché nay vào thực tế cũng như người dân có cơ hội để thể tiếp cận các chính sách, thể chế này hay không Vì vậy, cần khuyến khích, vận động được người dân tích - cực tham gia vào mọi quá trình phát triển, đồng thời huy động sự tích: cực tham gia _ của nhiều bên có liên quan từ chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể

2.1.4.4 Chiến lược sinh kế

DFID (1999) cho rang chiến luge sinh kế là quá trình ra quyết định về các vẫn đề cấp hộ gia đình, bao gồm những vấn đề như: thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ Dé duy trì chiến lược sinh kế, DIFD cũng cho rằng hộ gia đình thường có các chiến lược sinh -

Trang 36

> Chiến lược ton tai: đà chiến lược ngắn hạn, gồm - cả: cde : hoat động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không tích: hiuy

> Chiến lược tái sản xuất: là chiến lược trung hạn gồm ï nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động, của cộng dong và an sinh xã hội

> Chién lược tích lũy: là chiến lược đài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích lũy và giàu có

Pham Canh Hung (2013), chién lược sinh kế là các kế hoạch làm việc đài hạn - của người dân đề kiếm sống Nó thể hiện sự đa dạng cũng như kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế mà họ đã đề ra Người đân phải thích nghi và lựa chọn sinh kế cho phù hợp với bản thân khi : xảy ra Cú sốc để tạo được sinh kế bền vững, như: Cách tạo thu nhập? Cách duy trì các nguồn lực sinh kế và thu nhập? Cách thu thập và phát triển các kiến: thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống? Cách sử dụng thời gian và công sức? Cách đối phó với

rủi ro? Tuy nhiên, mỗi hộ dân là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng họ đang

sống, các tài sản và nguồn lực của họ cũng là một phần tài sân và nguồn lực của _ cộng đồng đó, vì vậy chiến lược sinh kế của mỗi hộ cũng có sự tương đồng và phù

hợp với nhau cũng như phù hợp với chiến lược sinh kế của cong đồng : 2.1.4.5 Kết quả sinh kế

Theo DFID (1999), kết quả sinh kế là vấn đề thuộc về an sinh xã hội, cuộc

sống của người dan ra sao? Thu nhập của họ như thế nào? An ninh lương thực, khả năng ứng biến sinh kế trước những thay đổi, cải thiện công bằng xã hội Kết quả sinh kế bền vững mang lại là những thay đổi có lợi cho sinh kế của người dân, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại như thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn Đây - là kết quả của những thay đổi cuối cùng mà người dân, cộng đồng mong muốn đạt

được :

Trang 37

_ SỐ như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tôn thương on giảm, an ninh lương thực được củng cô và sử dụng bên vững các c nguôn tài nguyên "

thiên nhiên

2.1 5 Các mối quan hệ trong khung sinh kế -

Theo Pham Canh Hung (2013), các mối quan hệ rong khung s sinh kế gồm: > Tai san va hoan cảnh dễ bi ton thương: Tài sản có thể vừa bị phá hủy vừa được tạo ra thong qua cac bién động của hoàn cảnh

»> 'Tài sản và thể chế, chính sách: Sự thay đổi thé chế, chính sách theo hướng _ tích cực hay tiêu Cực đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài sản của người dan

> Tao ra tài sản: Chính sách đầu tư xây dựng CƠ SỞ hạ tầng CƠ ơ bản (nguồn — vốn hữu hình) hoặc phát minh kỹ thuật (nguồn vốn con người) hoặc sự tồn tại của những thé chế địa phương làm mạnh lên nguồn vốn xã hội

> Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng có nhiều lựa chọn và khả a nang chuyển đổi giữa nhiều chiến lược hơn để đảm

- bảo sinh kế của họ —

> Tai san va những kết quả sinh kế: Khả năng người dân vượt qua các hoàn cảnh dé bi ton thuong phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản Sự tiếp cận những tài sản khác nhau sẽ cho ra những kết quả sinh kế khác nhau

Phạm Cảnh Hưng (2013), tài sản càng được cung ứng cho người dân thì họ sẽ _ sử dụng cảng nhiều Cách để người dân đạt được kết quả sinh kế như mong đợi đó chính là hỗ trợ cho người dan xây dựng những tài: sản của họ theo hướng bèn a ving, 2.1.6: Các chỉ số đo lường sinh kế

_ Krantz (2001) có đề cập đến 5 loại tài sản: con người, kỹ thuật, tự nhiên, xã

hội, tài chính như là những chỉ số cơ bản trong việc đo lường sinh kế của hộ gia

Trang 38

_ Pham Canh Hing (2013), cac bước dé xây y dung chi số về sinh kế ‹ của hộ > gia -

đình như sau:

_> Bước l: Nhà nghiên cứu gặp người đứng đầu ‹ của cộng s đồng để giải thích mục tiêu nghiên cứu, đồng thời nhận dạng những khu vực địa lý tiềm năng

> Bước 2: Nhận dạng những nhóm: bị tốn thương và à những khó khăn về sinh - kế mà họ phải đối mặt, thảo luận: nhóm để phát triển bảng câu hỏi sơ bộ Sau đó, phỏng vẫn thử trên một số mẫu được chọn và hoàn thiện bảng câu hỏi Sử dụng số liệu thứ cấp để tìm ra chủ hộ -

> Bước 3: Hiệu chỉnh các chỉ số, định nghĩa hộ gia đình phù hợp ` với tình huồng nghiên cứu tại địa phương dé phat trién chién luge chon mẫu Sau đó, thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian va nhận dạng

những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định

> Bước 4: Lựa chọn những khu vực để thực + thi chinh sách can thiệp

Như vậy, qua phần trình bày nêu trên, đề tài đã đi vào tìm hiểu và phân tích các khái niệm liên quan đến sinh kế, khung phân tích sinh kế và các chỉ số đo lường

_ sinh kế SỐ

2.2 Tổng quan lý thuyết về việc làm

2.2.1 Khái niệm về việc làm

Theo ILO: Việc làm là những h hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật

Luật Lao động (2012), việc làm là hoạt động, lao động tạo ra a thu nhập mà không bị pháp luật cắm

- Phạm Thị Thủy (2014) thì quan niệm việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công: nghệ, ) dé str dung sức lao động đó Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua

Trang 39

liéu, va chi phi về sức lao động (V) Biểu hiện mối quan hệ qua phương trình sau: -

VL=C/V

Quan hệ ty lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C va Vv phai phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất Khi trình độ kỹ thuật công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều sức lao động

‘Pham Thi Thủy (2014), VIỆC › làm là tất cả những hoạt động mang lại thu nhập hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau cho người lao động Việc làm bền vững là các hoạt động tương đối ôn định mang lại thu nhập hợp pháp, tương xứng VỚI: lao - động đã bỏ ra vả bảo đảm được đời sống của người lao động, có nơi làm việc an toàn, được bảo đảm về mat xã hội, có triển vọng phát triển cá nhân và gia đình, có co hoi binh đẳng và được đối xử bình: đẳng Việc làm là hoạt động được thé hiện ở

‘mét trong ba dang: i) Lam công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó; ii) Làm công việc đê thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyên sử dung hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công: việc đó; iii) Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao _ dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác: trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản ly

2.2.2 Phan loai viéc làm:

Phạm Thị Thủy (2014), người ta còn chia việc làm thành những phạm trù xã hội nghề nghiệp khác nhau, từ đó có sự phân biệt các loại nghề nghiệp của lao động

khác nhau: | " |

> Việc làm chính thức: là công việc chính mang lại thu nhập chính (đối với những việc làm được trả công) và những thu nhập về của cải vật chất cho bản thân và gia đình (doi voi việc làm không được trả công: nội trợ gia đình, tự trong trot, - chăn nuôi phục vụ nhu cầu bản thân ) -

Trang 40

> Việc làm không chính: thức: đà những công việc làm thêm ngoài việc làm chính Đối với người nông dân; việc: làm chính của họ là sản xuất nông nghiệp trong nào : mùa VỤ, còn việc làm không chính thức là những việc làm thêm trong | lúc nông

nhàn

> Việc làm bền vững: là việc làm có năng suất và chất lượng cho nam giới và | nữ giới, trong, điều kiện tự do, bình đẳng, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng | Một việc làm được coi là bền vững khi thoả mãn các tiêu chí: có thu nhập công

bằng, phải bảo đâm an toàn tại nơi làm việc và bảo vệ xã hội cho người lao động | cũng như gia đình họ; có triển vọng phát triển cá nhân và khuyến khích hoà nhập xã hội; cho phép mọi người được tự do bày tỏ những mối quan tâm của mình, được tự do tổ chức và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ; va bao

dam cho tat cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng

2.3 Tổng quan lý thuyết về thu nhập

_2⁄3.1, Khái niệm về thu nhập

Theo kinh tế học vĩ mô, thu nhập là phân chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chỉ phí đã bỏ ra

“Theo CIEM (2012) thu nhập là CƠ z hội tiêu ding va tiết kiệm mà một: đối tượng có được trong một khung thời gian cụ thể Với đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thì -

"thu nhập là tổng của lương, tiền công, lợi nhuận, tiền lãi, địa tô và những lợi tức khác mà ho « có được trong một khoảng thời gian nhất định"

- Theo Võ Thành Nhân (2011), thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và - giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất | định: (thường là một năm), bao gồm: i) Thu tr tiền công, tiền lương; ii) Thu từ sản xuất: nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chỉ phí sản xuất và thuế sản xuất); iti) Thu tit san xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chỉ phí sản xuất và thuế sản xuất); iv) Thu khac được tính vào thu nhập (không tính: tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN