TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHO HO CHI MINH
TRƯƠNG VĂN HOÀN
NGHIÊN CỨU QUY MÔ BAN ĐẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC
THÀNH LẬP MỚI TẠI TÂY NINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MA SO : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYEN MINH HA
TP Hồ Chí Minh - Năm 2014
Trang 2
TOM TAT
Đề tài “nghiên cứu quy mô ban đầu của doanh nghiệp trong nước thành lập
mới tại Tây Ninh” với mục tiêu có thể nhận diện về hiện trạng vốn đầu tư ban đầu ở các
cấp độ khác nhau đối với mỗi loại hình doanh nghiệp hay theo từng lĩnh vực ngành nghề, theo thời gian, địa điểm thành lập từ đó đưa ra các nhận xét, khuyến nghị giải pháp
trong thời gian tới nhằm cải thiện quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp góp phần
quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh
cung cấp từ chương trình quản lý đăng ký kinh doanh qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 với số lượng mẫu được chọn là 631 doanh nghiệp Nghiên cứu này sử dụng các công cụ chủ yếu là thống kê mô tả và hồi quy trong việc phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(i) Két qua thống kê: Năm 2010 có số lượng doanh nghiệp và tổng số vốn đăng ký thành lập mới cao nhất, vốn đăng ký trung bình của mỗi doanh nghiệp cũng cao nhất với 4,27 tỷ đồng/DN, cao hơn vốn đăng ký trung bình chung của doanh nghiệp tính trong
vòng 5 năm từ 2009 đến 2013 (2,87 tỷ đồng/DN) Hình thức công ty TNHH được phần
lớn doanh nghiệp lựa chọn đăng ký thành lập (62,6%), trong đó loại hình công ty TNHH
một thành viên được đăng ký nhiều nhất với tỷ lệ 40,25% Độ tuổi trung bình của giám đốc/chủ doanh nghiệp là 38 tuổi, trong đó người có số tuổi cao nhất là 74 và thấp nhất là
18 Ba nhóm ngành nghề kinh doanh chính với số lượng đoanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất trong 05 năm với tỷ lệ 64,23% đó là các ngành (G) bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (40,1%); (C) công nghiệp chế biến, chế
tạo (15,69%); Œ) xây dựng (11,25%) Một số nhóm ngành nghề chưa có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh như Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động của Đảng cộng
sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội So với vốn đăng ký trung bình chung của doanh
Trang 3tương đối cao đó là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 3,6 tỷ đồng/DN; ngành
4,2 tỷ đồng/DN; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4,7 ty đồng/DN; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 14,8 tỷ đồng/DN
(ii) Kết quả hồi quy xác định được 06 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp từ 10 biến quan sát gồm: (1) ngành nghề kinh doanh chính (ngành công nghiệp, xây dựng), (2) loại hình doanh nghiệp (công ty cỗ phần), (3) số lao động ban đầu, (4) số thành viên tham gia sáng lập, (5) có sự tham gia góp vốn của tô chức, (6) góp vốn của giám đốc/chủ doanh nghiệp Các yếu tố không ảnh hưởng đến quy mô thành lập ban đầu của doanh nghiệp là: ngành nghề kinh doanh nông lâm thủy sản;
loại hình công ty TNHH; loại hình đoanh nghiệp tư nhân; vị trí đặt doanh nghiệp; năm
thành lập; tuổi và giới tính của giám đốc/chủ doanh nghiệp
Bên cạnh kết quả nghiên cứu nêu trên, để tài vẫn còn một số hạn chế nhất định
như: Thực tế không phải tắt cả số vốn góp để thành lập doanh nghiệp đều là tiền hay tài
sản và được đánh giá đúng với giá trị thật của nó Trong nhiều trường hợp, tài sản và vốn
của các công ty được nhà đầu tư nâng lên nhiều lần và không phản ánh đúng tình hình tài
chính của đơn vị Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này mới chỉ là số vốn đăng ký ban đầu nên chưa chính xác bằng vốn thực tế giải ngân trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp Về bản chất, vốn điều lệ có hai chức năng là: phục vụ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và là phương tiện đảm bảo cho chủ nợ (ngân hàng, đối tác kinh doanh ) Quy mô đầu tư ban đầu trong trường hợp này thực chất chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho quy mô hoạt động trong giai đoạn đầu mới thành lập Để phục vụ hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp không nhất thiết chỉ dựa vào nguồn vốn tự có mà có thể tìm kiếm thông qua
các nguồn khác (vốn vay, phát hành trái phiếu ) Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ
tùy tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp Số liệu nghiên cứu này chỉ dựa vào thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư nên sẽ có nhiều
Trang 4Lời cảm ơn ¡ð TT .L ÔÔÔ11 iii Muc luc
Danh mwuc hinh va bang.ssssesssecssessssecssesnsesnneessseessscssnecnneessecsnecanecsncsnnenascnssssnsecnsensaseneness viii
Danh muc tir viết tắt Chương 1: Gii thiu -ôs-âseeeeeereereeertteertettrtitetitrriiiirrrrriireritnnrtnrrrnirtreh 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1.2 Vấn đề nghiên COU ssssscsssssssseesssssssseeesnssnesessnsseeseeesnssceccenssnsassesnnesnnssneneecnsanenesensstees 4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4, Câu hỏi nghiên cứu
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -« ceeeeseeresestertrsrretittttiiirretniiiitrerriir 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp phân tích thống kê mơ tả ««e eeseeeeeeeeeerrrirrirtrrrriiirriirrrirl 5
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phân tích hồi quy đa biẾn e 5
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu .„.6
1.8 Kết cấu dự kiến của luận văn «e-.eceeertrrrrtrririiii.iirrrrirtrrrdrrtrrniiririririrrrte 6
Trang 52.1.3 Vốn điều lệ 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Lý thuyết về rào cản gia nhập thị trường eeeeerrrerrerretrerrerrerrrirrirr 10
2.2.2 Lý thuyết về hiệu suất theo quy mô
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô thành lập đoanh nghiỆp -eeeeeeeeeeerrree 15
2.3 Các nghiên cứu trước liên quan
2.3.1 Nghiên cứu trong nước
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nưỚc -.eeeeesssstteetetttriirrttrrriettrrrrriittrrrttrrtririranntie 19
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu -seseesrreeertrrttrrrerrrrtrrrtrrrrirririre 23
3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu eceeeesteererrrtertirrtrirrrrrrreriitrrrnrrirttrterrrattrrrr 24
3.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả -eeeeterreertrrrrrtrrtrrirrrirrrrierrriir 24 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phân tích hồi quy đa biến .24 3.3 Mô hình nghiên cứu .e ceeecerreetrtrrrtrrterritrriitnr100100000110.n10tnn0frre 25 3.4 Dữ liệu nghiên cứu 3.4.1 Nguồn đữ liệu eeeereserrrirrrriirirriirriiiirrriiririiimrrritirniiitrrrttrrrirrriiml 29 3.4.2 Cách chọn mẫu 3.4.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
4.1 Phân tích thống kê mô tả -e-++eeetreertrrrrrrttrtrtiritrrrriritriiitiirrriiiiiie 32 4.1.1 Đặc điểm phân bố doanh nghiệp +-eeeeeeeetrtrtrreetrttrrrrrrrtitrrrrrerirtrrrii 32
4.1.2 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu:
Trang 64.1.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập "¬— 40
4.2 Phân tích kết quả hồi quy
4.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy eeerreeeerrtsriirriiirrriiirrrrrrrrriiiirimtrrtriirrirriilrtrre 42 4.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
4.2.3 Các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu eeeveeerrttrrrerertrrrrrrtr 43
4.2.4 Các biến không có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu -«e ce-eeesrreetretetteerre 48
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị -seeesrreertrrertrrrtrrrrtrrerrritrrirr 51 5.1 Kết luận 5.1.1 Về kết quả thống kê 5.1.2 Về kết quả phân tích hồi quy - « eeeetrrteeeeetttrtrrrrrrtrrrtirriiiirrrrrrrrrriiir 52 5.2 Khuyến nghị
5.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước eeerseeerrrrreerrrrirrriirirriirririrrriiirl 52 5.2.2 Đối với doanh nghiệp
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo . -se52+eevevxeteeteeteetxarrttterArrrrtrr11011011000100011100n9 57
Phụ lục 1: Xử lý giá trị outlier
Phụ lục 2: Thống kê mô tả ecceeettrrererrttttrirtitiriiiiiiirrrriirrrrriiiiiriirniiirtreri 62
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2.1 Hiệu suất theo quy mô - ‹‹+ +
Bảng 3.1 Số lượng mẫu doanh nghiệp dang ky .-
Bang 4.1 Số lượng mẫu đoanh nghiệp đăng ký mới theo năm Bảng 4.2 Vốn đăng ký theo năm -
Bảng 4.3 Số lượng mẫu doanh nghiệp đăng ký theo loại hình
Bảng 4.4 Vốn đăng ký phân theo loại hình
Hình 4.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký phân theo ngành kinh doanh chính 36
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến trong mô hình - + ttentettrrrrtrrrtre 37
Trang 8DN
Sig
SPSS
: Doanh nghiép
: Significance level - Mức ý nghĩa
: Statistical Package for Social Sciences - Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội
: Trách nhiệm hữu hạn
Trang 9CHUONG 1
; GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động nhất của cả nước, là cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa
Việt Nam với Campuchia và các nước khu vực Đông Nam Châu Á, với tuyến đường
huyết mạch nối liền giữa Việt Nam và các nước Campuchia, Lào, Thái Lan Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong, mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Do có điều kiện thuận lợi là vùng giãn nở công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh và có cửa khẩu trao đổi hàng hóa với Campuchia, Tây Ninh đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trên địa bàn tỉnh, nhất là các ngành nghề địa phương có lợi thế cạnh tranh về địa thế, thổ nhưởng, nguồn nguyên liệu, nhân công, điều này đã góp
phan tao nên sự năng động cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong những năm gần đây và trong tương lai
Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp
phần giải quyết việc làm cho người lao động, hình thành các khu đô thị, khu cụm công
nghiệp, các khu dân cư tập trung, các trung tâm thương mại, hỗ trợ địa phương trong công
tác an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh so với các tỉnh lân cận khác trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam như Đồng Nai (tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 11,5%), Bình Dương (tăng trưởng GDP năm 2013 là 12,8%), Long An (tăng trưởng GDP năm 2013 là 10,8%) thì Tây Ninh vẫn còn thua kém, chỉ đạt 9,61% (nguồn: www.gso.gov.vn) Vì sao cũng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng lại có sự chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế như vậy? Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã có những giải pháp, chính sách ưu
đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa cao Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Có phải do doanh nghiệp chưa phát huy hết tiềm lực sẵn có hay do nguồn vốn đầu tư không hợp lý khiến doanh nghiệp gặp phải rào
Trang 10Tai Viét Nam, theo kết quả điều tra nêu trong báo cáo của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCD và Ngân hàng Thế giới (201 1) da khang dinh: nang luc sinh lợi sẽ được tăng dần theo quy mô; việc sử dụng, vốn và vốn tự có trong các doanh nghiệp vừa và lớn hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp siêu nhỏ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại chương trình dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối ngày
4/5/2014 trên kênh VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò của doanh
nghiệp trong nước: “Thời gian vừa qua chúng ta đặt trọng tâm và chú ý nhiều đến mảng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì họ có những vai trò riêng, trong lúc chúng ta đang thiếu hụt nguồn lực về vốn, về kinh nghiệm, khoa học công nghệ Tuy vậy, nếu chúng ta không quan tâm đúng mức đến khối doanh nghiệp trong nước thì di có thu hút
đầu tư nước ngoài tốt bao nhiêu, kinh tế Việt Nam vẫn không phát triển được, và sẽ bị lệ thuộc” Ông Vinh phân tích và cho rằng, khi hội nhập các doanh nghiệp trong nước buộc
phải mạnh lên, tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, và họ phải là những người xây dựng được những thương hiệu của Việt Nam Do vậy động lực để đất nước phát triển trong thời gian tới chính là phải quan tâm đến khối doanh nghiệp trong nước (nguồn: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/)
Các doanh nghiệp trong nước trên địa ban tinh Tay Ninh giữ vị trí quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian qua, đã góp phần đầy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động, kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao
thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp nguồn lực cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước được thể hiện qua các chỉ số thống kê: Đến 31/12/2013, toàn
tỉnh có 3.305 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 18.505 tỷ đồng (UBND tỉnh Tây Ninh,
2013, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013) Trong đó, từ 01/01/2002 đến
31/12/2013 số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 2.184 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 6.664 tỷ đồng Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư Tây Ninh
Trang 11dạng, chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực quản lý Mặc khác tình trạng doanh nghiệp giải thể
cũng là vấn đề dang được các cấp chính quyền quan tâm, từ năm 2009 đến 2013 có 1.171
doanh nghiệp giải thể với số vốn tương ứng là 3.565 tỷ đồng (tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND tỉnh Tây Ninh trong các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013)
Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Tây Ninh về việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, vào cuối năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh
đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy, qua đó đã đặt ra
mục tiêu năm 2013 và các năm tiếp theo là phải chú trọng xây dựng đội ngũ doanh nhân Tây Ninh lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng, nâng cao trình độ, kiến thức toàn điện; nâng
cao phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, trách nhiệm xã hội và tỉnh thần dân tộc Những
doanh nghiệp khi thành lập có quy mô lớn sẽ dé dang vượt qua được những rào cản của
thị trường để thích nghỉ và tồn tại, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản sẽ ít đi, mức đóng góp của
doanh nghiệp ngày càng ổn định, bền vững góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Để đánh giá được sự biến động về chất thì cần phải có những nghiên cứu sâu về
vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là từ khi doanh nghiệp mới quyết định tham gia vào thị
trường Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, nó là cơ sở, là tiền
đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh Trong quá trình hoạt động, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đổi mới máy
móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức bộ máy quản lý hoàn thiện; từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Việc giải quyết bài toán tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh hiện nay đang là vấn đề nan giải, phải có lộ trình xử lý cho phù hợp trong từng giai đoạn, nhất là phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp và
Trang 12Quy mô ban đầu của doanh nghiệp là chủ đề mới, chưa được nghiên cứu nhiều ở
Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng
Với những lý do nêu trên, luận văn chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu quy mô ban đầu của doanh nghiệp trong nước thành lập mới tại Tây Ninh”
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Trên địa bàn Tây Ninh hiện nay, quy mô thành lập ban đầu của doanh nghiệp trong nước còn khiêm tốn, cơ cầu ngành nghề kinh doanh còn chưa hợp lý, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất và chế biến 03 loại cây mũi nhọn của Tỉnh đó là cao su, mía và khoai mì (Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2012 và năm 2013)
Đề tài này tập trung nghiên cứu những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp trong nước như: ngành nghề kinh doanh chính, loại hình doanh nghiệp, tuổi giám đốc, vị trí đặt doanh nghiệp, giới tính giám đốc/chủ doanh nghiệp, số lao động, số thành viên sáng lập, có sự tham gia góp vốn của tổ chức, vốn góp của giám đốc/chủ doanh nghiệp Nghiên cứu sẽ đánh giá xem các yếu tố trên có ảnh hưởng đến việc quyết định số vốn đăng ký ban đầu của doanh nghiệp hay không? Từ kết quả của nghiên
cứu, sẽ đề xuất một số giải pháp hợp lý nhằm cải thiện quy mô đầu tư ban đầu của các
doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới 1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề trên, đề tài tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong nước thành lập mới tại Tây Ninh
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện quy mô đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, đề tài có các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
~ Yếu tố nào ảnh hưởng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến quy mô đầu tư
Trang 13- Cần có những giải pháp gì nhằm cải thiện quy mô đầu tư ban đầu của các doanh
aghiép trong nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp trong nước được Sở kế hoạch và đầu tư
tinh Tây Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Phạm vi nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Chỉ tập trung vào số liệu của doanh nghiệp được thê hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Tây Ninh cấp từ năm 2009 đến năm 2013
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm phân tích,
làm rõ và kiểm chứng các mối quan hệ mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng như sau:
1.6.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS và Excel dựa trên số liệu thứ cấp để mô tả hiện trạng quy mô đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong nước, nhóm ngành kinh doanh chính, loại hình doanh nghiệp, số người tham gia sáng lập, tuổi của giám đốc Trên cơ sở thống kê hiện trạng, đưa ra các đánh giá sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến quy mô ban đầu của doanh nghiệp
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phân tích hồi quy đa biến
Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp về tình hình đầu tư và các đặc điểm cơ bản của
doanh nghiệp được thống kê, tổng hợp, sau đó sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 18.0 (Statistical Package for Social Sciences) để chạy mô hình hồi quy tìm ra các biến có ý nghĩa thống kê, thực hiện các kiểm định, phân tích các nguyên nhân; xác định mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến quy mô đầu tư ban đầu của đoanh nghiệp
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy để lựa chọn, đề xuất các giải pháp phù hợp
Trang 14Qua công tác thống kê, tổng hợp các số liệu thu thập về quy mô đầu tư
\anh lap doanh nghiệp trong nước của tỉnh Tây Ninh, cụ thể về số vốn đăng ký ban đầu, ' lao động dự kiến sử dụng, nhóm ngành kinh doanh chính, số người tham gia sáng lập,
óp vóp của giám đốc/chủ doanh nghiệp, có thể nhận diện về hiện trạng, vốn đầu tư ban
ầu ở các cấp độ khác nhau đối với mỗi loại hình doanh nghiệp hay theo từng lĩnh vực
gành nghề, theo thời gian, địa điểm thành lập từ đó đưa ra các nhận xét, khuyến nghị
jai pháp trong thời gian tới nhằm cải thiện quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp
Cụ thể:
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước địa phương: Góp phần vào việc đưa ra các
:hủ trương, chính sách, định hướng, chiến lược hợp lý, môi trường kinh doanh ổn định
yhằm hồ trợ, thu hút nhà đầu tư, cải thiện quy mô doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có
shiều cơ hội, đủ sức để tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp
thiều hơn cho xã hội
- Đếi với doanh nghiệp: Các nhà doanh nghiệp, các doanh nhân, có thể lưu ý các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đầu tư ban đầu nhằm có sự lựa chọn, định hướng và chiến
lược phù hợp nhất đối với nguồn vốn mình bỏ ra 1.8 Kết cấu dự kiến của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 05 chương; cụ thể như sau:
Chương 1: Phần mở đầu Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và ý nghĩa
thực tiễn của đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, giải thích một số từ ngữ có liên
quan -
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các kết quả của những nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu được ứng dụng trong đề tài, mô tả phương thức thu thập dữ liệu, xác định
Trang 15CHUONG 2
CO SO LY THUYET VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN
Chương này sẽ trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các kết quả của những
chiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài
1 Các khái niệm
1.1 Doanh nghiệp
Theo Trần Thị Bạch Diệp (2008), trong quá trình hình thành và phát triỀn của bất
y quốc gia nào, doanh nghiệp cũng là đơn vị cơ sở, tế bào của nền kinh tế, là nơi trực
Ấp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trực tiếp phối hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp
: đễ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có hiệu quả nhất
Theo Luật Doanh nghiệp (2005): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên
êng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
háp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Theo đó, kinh doanh là
iệc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
uất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
Luật doanh nghiệp Việt Nam (2005) có các loại hình doanh nghiệp như: công ty
NHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh Nghiệp tư nhân, công
¡ cô phần, công ty hợp doanh và nhóm công ty Đề tài này nghiên cứu 04 loại hình doanh
ghiệp phổ biến hiện nay như sau:
(1) Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
rách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức
\oặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ
rà nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vỉ số vốn điều lệ của công ty
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, trong đó
Trang 16thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vỉ số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
(4) Công ty cổ phần: là loại hình doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cễ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cỗ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cô đông chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp;
2.1.2 Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp là phạm trù phản ánh độ lớn của doanh nghiệp và cách thức
tổ chức, bố trí các bộ phận cấu thành doanh nghiệp ấy Có thể đánh giá quy mô doanh
nghiệp trên nhiều gốc độ khác nhau thông qua các tiêu chí: vốn (vốn điều lệ), lao động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tổng tài sản Ở Việt Nam, việc xác định quy mô doanh nghiệp
được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính
phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó việc xác định quy mô doanh nghiệp chủ yếu dựa vào 02 yếu tố đó là vốn và lao động
Trong nghiên cứu này, quy mô đầu tư ban đầu là vốn điều lệ đối với công ty và vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân được ghỉ nhận trong giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tại Sở kế hoạch và Đầu
tu Đó là số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu (cam kết góp theo quy định của luật doanh nghiệp 2005) để thành lập doanh nghiệp
2.1.3 Vấn điều lệ
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam (2005), vốn điều lệ là số vốn do các thành viên,
cỗ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty, gồm các hình thức sau:
_ Vến điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị số vốn
do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào
Điều lệ công ty Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam
Trang 17_ Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị
¡c phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và ¡ được ghi vào Điều lệ công ty
- Vốn điều lệ của công ty cỗ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành § cổ phần đã phát hành là số cỗ phần mà các cô đông đã thanh tốn đủ cho cơng ty Tại tời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là ing giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phô thông khác
ã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán
ủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề theo quy định của pháp luật có ốn pháp định thì vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký phải cao hơn hoặc bằng mức vốn
hap định
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ đoanh nghiệp tự đăng ký Chủ
loanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ
ế vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với rốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại
ài sản
1.2 Cơ sở lý thuyết
Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quy mô ban đầu khi thành lập
loanh nghiệp, từ các yếu tố bên trong - bên ngoài, yếu tố trực tiếp - gián tiếp, yếu tố chủ
quan - khách quan , tuy nhiên có thể sắp xếp, hệ thống lại thành các nhóm yếu tố như:
“1) rào cản gia nhập thị trường, (2) hiệu suất thay đổi theo quy mô, (3) đặc điểm ngành,
(4) chiến lược gia nhập, (5) các ràng buộc về buộc về tài chính
2.2.1 Lý th uyét về rào cản gia nhập thị trường
Theo Porter (1998) có 06 loại rào cản chính đối với việc gia nhập thị trường, bao
gom:
(1) Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: đề cập đến việc chỉ phí cho một đơn vị sản phẩm
Trang 18ín cân gia nhập bằng cách bất buộc các đối thủ mới gia nhập phải phải có quy mô lớn
mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có hoặc là gia nhập
ình với quy mô nhỏ và chấp nhận bắt lợi về chỉ phí Lợi thế kinh tế nhờ quy mô có thể
m điện trong, hầu hết các bộ phận, các khâu của doanh nghiệp, từ sản xuất, mua hàng,
niên cứu và phát triển cho đến marketing, mạng lưới dịch vụ, sử dụng đội ngũ bán hàng phân phối sản phẩm;
(2) Đặc trưng hóa sản phẩm hay sự khác biệt của sản phẩm: nghĩa là các doanh
hiệp có đặc trưng thương hiệu và sự trung thành của khách hàng nhờ quảng cáo, dịch
khách hàng, sự ưa chuộng sản phẩm hoặc đơn giản chỉ do họ là doanh nghiệp đầu tiên ng ngành Đặc trưng hóa sản phẩm tạo ra hàng rào gia nhập bằng cách buộc những
anh nghiệp mới đến phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách ng hiện tại Nỗ lực này thường dẫn đến thua lỗ khi mới khởi nghiệp và thường cần thời
an lâu đài;
() Yêu cầu vốn: Yêu cầu phải đầu tư nguồn lực tài chính lớn đề cạnh tranh tạo ra
3+ hàng rào gia nhập, đặc biệt nếu nguồn gốc vốn đó cần dùng cho nhu cầu quảng cáo
ặc nghiên cứu và phát triển đầy rủi ro và không thể thu hồi;
(4) Chỉ phí chuyển đổi: nghĩa là những chỉ phí một lần mà khách hàng phải đối mặt
j phải chuyển từ sản phẩm của nhà cung cấp này sang một nhà cung cấp khác Nếu
ững chỉ phí chuyển đổi lớn, đối thủ gia nhập sẽ phải có ưu điểm về chỉ phí hay chất ơng sản phẩm đủ khiến cho khách hàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại;
(5) Khả năng thâm nhập vào kênh phân phối sản phẩm: Một hàng rào gia nhập có
ẳ được hình thành do doanh nghiệp mới gia nhập cần phải bảo đảm một kênh phân phối
n phẩm Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại đã được các doanh nghiệp hiện có sử
¡ng, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này chấp nhận sản phẩm ta nó bằng cách phá giá, hỗ trợ hợp tác quảng cáo và những phương pháp tương tự;
Trang 19tiêu chuẩn ô nhiễm nước, không khí, an toàn sản phẩm Những tiêu chuẩn này có thể làm
tăng yêu cầu vốn có cần thiết để gia nhập như trang bị các công nghệ tỉnh vi
Tại Việt Nam, rào cẩn gia nhập thị trường được xác định tại Nghị định số
116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều
của Luật Cạnh tranh bao gồm: (1) Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu đáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; (2) Các rào cản về tài chính bao gồm chỉ phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; (3) Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước; (4) Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp; (5) Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu; (6) Tập quán của người tiêu dùng; (7) Các rào cản gia nhập thị trường khác
Theo đó, một tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các
rào cản gia nhập thị trường, để từ đó có kế hoạch thích hợp cho việc thành lập doanh nghiệp như: xác định loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính, địa điểm đặt
doanh nghiệp, kế hoạch về sản phẩm, kế hoạch chỉ phí, kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh
doanh, kế hoạch tuyển dụng nhân viên, và quan trọng nhất là kế hoạch về vốn để hình
thành nên quy mô doanh nghiệp, từ đó hình thành nên khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp để ứng phó với các rào cản gia nhập thị trường, để tồn tại và phát triển bền vững
trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt 2.2.2 Lý thuyết về hiệu suất theo quy mô
Theo David Begg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch, 2007, Kinh tế học vi mô,
nhóm giảng viên khoa kinh tế Đại học Kinh tế quốc dân dịch, 2012, Hà Nội, Nhà xuất bản
Thống kê Nghiên cứu về hiệu suất theo quy mô có các trường hợp sau:
- Tinh kinh tế của quy mô (cũng có thể gọi là hiệu suất tang dan theo quy mô): thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó, càng tăng sản lượng thì chỉ phí bình quân đài hạn càng giảm Trong miền sản lượng này, sản xuất với quy mô lớn hơn tỏ ra có ưu thế hơn so với quy mô nhỏ Khi đó, tăng quy mô sản lượng là một giải pháp để doanh nghiệp có thể hạ
được chỉ phí bình quân dài hạn Về mặt đồ thị, ứng với miền lợi thế theo quy mô, đường
Trang 20Tai sao loi thé kinh té theo quy mé lai xuất hiện? Thông thường, khi sản lượng còn
nhỏ, việc tăng quy mô đầu ra có thể làm giảm chỉ phí bình quân đài hạn vì những lý do:
Thứ nhất, để sản xuất doanh nghiệp luôn luôn phải bắt đầu bằng việc sử dụng một số lượng tối thiểu các yếu tố đầu vào không thể phân chia được nào đó Một dây chuyền sản xuất đồng bộ chỉ có thể khai thác được khi nó được sử dụng một cách nguyên vẹn
Một máy điện thoại, một nhân viên văn phòng, một chiếc ô tô, một con đường sắt v.v là
những yếu tố sản xuất mà một khi đã tồn tại thì về cơ bản, rất khó chia nhỏ Nếu sản lượng cần tạo ra là quá thấp, những yếu tố sản xuất trên sẽ không được sử dụng hết công suất hay năng lực Trong trường hợp này, tăng sản lượng không làm tăng chỉ phí lên một cách tương ứng Sản lượng cao hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả hơn các năng lực hay công suất dư thừa của các đầu vào Trong phạm vi này, sản xuất với quy mô
lớn hơn sẽ là một lợi thế: chỉ phí bình quân sẽ giảm xuống
Thứ hai, quy mô sản lượng lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa Lao động, máy móc phải với số lượng đủ lớn mới cho phép người ta tổ chức sử dụng chúng theo kiểu chuyên biệt Chúng có thể được phân bổ và được sử dụng riêng cho những khâu, những công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó, năng suất của chúng có thể tăng lên Khi sản lượng còn quá nhỏ, điều đó không xảy ra vì số lượng đầu vào được sử dụng quá thấp
Thứ ba, trong nhiều trường hợp, việc chế tạo một chiếc máy có công suất gấp đôi
lại rẻ hơn việc chế tạo hai chiếc máy có công suất nhỏ bằng một nửa chiếc máy trên Điều
đó có nghĩa là chỉ phí để mua một chiếc máy lớn thường nhỏ hơn mua hai cái máy nhỏ có
tổng công suất là tương đương Sản lượng phải đủ lớn mới tạo ra cơ hội để doanh nghiệp
khai thác được lợi thế của chiếc máy lớn
Thứ tư, quy mô sản lượng lớn cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chỉ phí giao dịch Khi bán một khối lượng hàng lớn hơn, chỉ phí đàm phán, liên lạc (qua thư từ, điện thoại, fax v.v ) không tăng tương ứng so với trường hợp bán một khối lượng hàng
Trang 21- Tinh phi kinh tế của quy mô (cũng có thể gọi là hiệu suất giảm dẫn theo quy
mô): thể hiện khoảng sản lượng mà ở đó chỉ phí bình quân dài hạn sẽ tăng lên nếu sản
lượng tăng Lúc này, đường chỉ phí bình quân dài hạn có xu hướng đi lên (hình 2.1b) Lợi thế kinh tế theo quy mô chỉ phát huy trong một giới hạn sản lượng nào đó Quá một ngưỡng sản lượng nhất định, việc tăng sản lượng không còn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp Khi các đầu vào không còn dư thừa công suất, khi mà quá trình sản xuất không còn chia nhỏ một cách kinh tế hơn nữa thành các khâu, công đoạn khác nhau, khi mà việc sản xuất những chiếc máy công suất quá lớn trở thành tốn kém thì việc tăng quy mô không còn giúp doanh nghiệp hạ chỉ phí bình quân được nữa Mặt khác, quy mô quá lớn làm gia tăng nhanh một số loại chỉ phí như chỉ phí quản lý Bộ máy quản lý, theo đà tăng của quy mô sản lượng, sẽ ngày càng trở nên phức tạp hơn, cồng kềnh hơn Các quyết
định quản lý trở nên khó khăn hơn Một khi những xu hướng gia tăng về chỉ phí lấn át các lợi thế đã phân tích trên, miền bất lợi vì quy mô xuất hiện
Hình 2.1: Hiệu suất theo quy mô LATC LATC LATC 1: ' i : i g q q a b c
Hình: a) Lợi thể theo quy mô; b) BẤt lợi theo quy mơ;
©) Hiệu suất không đôi theo quy mô
- Hiệu suất không đỗi theo quy mô: Giữa hai miền lợi thế và bắt lợi thế theo quy
mô, có thể tồn tại một khoảng sản lượng mà ở đó chỉ phí bình quân đài hạn không đổi khi
Trang 22khi mà việc tăng sản lượng một mặt, vẫn cho phép doanh nghiệp khai thác được một số
lợi thế giảm chỉ phí của quy mô lớn, song mặt khác, xu hướng gia tăng chỉ phí đã bat đầu
bộc lộ, đồng thời hai tác động trái chiều nhau này lại cân bằng, do đó triệt tiêu nhau
Những doanh nghiệp mới gia nhập thông thường phải đối mặt với những doanh
nghiệp đã tồn tại trước đó Nghiên cứu lý thuyết này giúp doanh nghiệp thành lập mới có
chiến lược gia nhập thích hợp trên cơ sở tính tốn quy mơ nào để hoạt động có hiệu quả,
nhất là có thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp ra đời trước đó và hướng tới sự tồn tại, phát triÊn lâu dài, bền vững
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô thành lập doanh nghiệp * Loại hình gia nhập thị trường:
Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là
rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: Uy tín doanh nghiệp
do thói quen tiêu dùng; Khả năng huy động vốn; Rủi ro đầu tư; Tính phức tạp của thủ tục
và các chỉ phí thành lập doanh nghiệp; Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Một doanh nghiệp được thành lập, nếu người sáng lập đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, thường những trường hợp này người chủ doanh nghiệp đầu tư vến ban đầu nhỏ để tiết kiệm chỉ phí, tránh rủi ro đồng thời thăm dò thị trường Melillo và ctø (2012) tìm thấy bằng chứng rằng
thông thường với cách thức thành lập này thì người sáng lập có xu hướng thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ và sau đó một thời gian sẽ mở rộng quy mô hoạt động
Thông thường, một doanh nghiệp được thành lập với một nhóm thành viên sáng
lập sẽ có lợi thé hon về nguồn vốn đầu tư, năng lực quản lý, mối quan hệ thị trường, khi
đó quy mô doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng lớn hơn, mở rộng hơn Gottschalk và ctg
(2009) khi tìm hiểu về quy mô thành lập doanh nghiệp tại Đức đã nhận ra ảnh hưởng cùng chiều của yếu tố này đến quy mô ban đầu của doanh nghiệp
* Địa điểm doanh nghiệp
Trang 23xuất kinh doanh người ta thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho
hợp lý, kinh tế Địa điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng,
đại lý Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của
doanh nghiệp Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng Xác định
địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường
mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận
Việc quyết định địa điểm đặt doanh nghiệp thường gắn bó chặt chế với bản chất
của từng lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp Chẳng hạn, các đoanh nghiệp qui
mô nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng
nguyên liệu, năng lượng và bế trí thành nhiều địa điểm khác nhau
Audretsch và Tamvada, 2010, trích bởi Nguyễn Minh Hà và cộng sự, 2014, đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của vị trí địa lý đến quy mô thành lập doanh nghiệp Kết quả
cho thấy những doanh nghiệp được thành lập ở các thành phố lớn, những nơi thị tứ thì có
quy mô thành lập lớn hơn so với những doanh nghiệp ở thành phố nhỏ, vùng nông thôn, xa trung tâm
* Tuổi của giám đốc/chủ doanh nghiệp
Yếu tố tuổi của người giám đốc/chủ doanh nghiệp liên quan đến bản lĩnh, kinh nghiệm, những trải nghiệm cuộc sống và điều này có ảnh hưởng đến việc gia nhập thị
trường VỀ cơ bản, tuổi đời càng cao thì sự tích lũy kinh nghiệm, tri thức, tài sản càng nhiều nên thường có sự khởi đầu gia nhập thị trường với quy mô lớn Tuy nhiên, đến một lúc nào đó thì những người cao tuổi thường không ưa thích rủi ro và chấp nhận mức độ
lợi nhuận vừa phải, an toàn khi gia nhập
Gottscbalk và ctg (2009) tìm thấy mối quan hệ tuyến tính dương giữa tuổi đời của
người sáng lập và quy mô doanh nghiệp, trong khi đó một số tác giả khác như Bruderl và
Preisendorfer (2000) đã tìm thấy mối liên hệ hàm bậc hai giữa hai yếu tố tuổi đời và quy
Trang 24Astebro và Bernhardt, 1999, trích bởi Massimo G Colombo, 2002, nghiên cứu
yếu tố quyết định vốn ban đầu cho 986 công ty Mỹ thành lập năm 1987 bởi 1.194 cá
nhân Kết quả cho thấy số vốn đầu tư ban đầu trong một công ty tăng với sự gia tăng khi nhóm người sáng lập, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, trình độ quản lý và năng lực kinh doanh Ngoài ra, các cá nhân có thu nhập hộ gia đình cao hơn sẽ bắt đầu các doanh nghiệp với số vốn lớn hơn Kết quả cũng cho thấy rằng nguồn nhân lực, doanh nhân có cả hai tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp vào vốn ban đầu của các công ty
* Ràng buộc về tài chính
Năng lực về tài chính luôn luôn là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh nói chung cũng như khả năng cạnh tranh nói riêng của mỗi doanh nghiệp Một
doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư, đổi mới máy
móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh Doanh nghiệp có khó khăn về vốn sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
Khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định thành lập và quy mô ban đầu của doanh nghiệp Khi có tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp sớm ổn định và giảm các rủi ro về thanh khoản trong thời gian đầu mới thành lập Holtz-Eakin và ctg
(1994), Evans và Jovanovic (1989) đều có chung quan điểm rằng nếu người sáng lập có khả năng tài chính mạnh thì quy mô thành lập ban đầu sẽ lớn hơn và ngược lại
2.3 Các nghiên cứu trước liên quan 2.3.1 Nghiên cứu trong nước
* Lê Khương Ninh và các công sự (2007) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng bằng Sông Cửu Long” Kết quả nghiên cứu 606 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 6 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, cho thấy đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh phụ thuộc vào nguồn vốn, môi
trường kinh doanh, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của nhà quản lý doanh nghiệp,
Trang 25nghiệp ngoài quốc doanh Trình độ văn hóa và chuyên môn của người quản lý doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp có xu hướng đầu tư càng nhiều vì họ có thể nắm bất và
tận dụng cơ hội dầu tư một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn Một phát hiện khác của
nghiên cứu này là các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn lại có xu hướng đầu tư ít hơn Nguyên nhân của hiện tượng này là khả năng quản lý của các doanh nghiệp có giới hạn nên họ ngại đầu tư mở rộng doanh nghiệp cùng với sự e ngại gặp phải rủi ro trong kinh doanh Theo khảo sát thì có 81,5% doanh nghiệp cho biết là sợ rủi ro Ngoài ra nghiên cứu còn cho biết các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có quyết định ˆ
đầu tư không giống nhau Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dich vu (nha
hang, khách sạn, v.v.) có xu hướng đầu tư ít hơn các doanh nghiệp hoạt động trong hai „
-lĩnh vực còn lại (thương mại và sản xuất ~ khai thác — chế biến)
* Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2014): nghiên cứu các yếu tố quyết định đến quy mô thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu được thực hiện với 9.977 doanh nghiệp được rút xác suất ngẫu nhiên từ bộ dữ liệu doanh nghiệp đăng ký tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh trong 03 năm 2010, 2011, 2012
Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là quy mô thành lập doanh nghiệp được đo bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp (vốn đăng ký) Các biến độc lập gồm: loại hình doanh
nghiệp, ngành nghề kinh doanh, số ngành nghề đăng ký kinh doanh, số thành viên cổ đông sáng lập, số thành viên cổ đông sáng lập là nữ, năm thành lập doanh nghiệp, nơi đặt
doanh nghiệp (vị trí), có sự tham gia góp vốn của tổ chức, số vốn góp của giám đốc/Chủ
tịch Hội đồng quản trị, tuổi của Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng quản trị, giới tính của Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng quản trị, dân tộc của Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng quản trị, nơi sinh của Giám đốc/Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đối với kết quả thống kê cho thấy doanh nghiệp thành lập vào năm 2010 là nhiều nhất và quy mô vốn trung bình vào năm 2010 cũng lớn nhất Hình thức doanh nghiệp
trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên) là hình thức được nhà
doanh nghiệp cho đăng ký kinh doanh nhiều nhất Số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều
nhất trong 3 năm là ï) Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động
Trang 26mô thành lập) trung bình lớn nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, và ngành Khai khống Quy mơ thành lập ban đầu của
đoanh nghiệp trung bình là 7,9 tỷ đồng, trong đó phần góp vốn của giám đốc là 3,9 tỷ
đồng (chiếm 49,8%) Số ngành nghề hoạt động trung bình của từng doanh nghiệp là 12
Số lượng thành viên trong hội đồng trung bình mỗi doanh nghiệp là 2 người, trong đó số
lượng thành viên nữ chiếm 1 phần nhỏ là 0,6 người/doanh nghiệp Độ tuổi trung bình của người giám đốc điều hành là 35 tuổi
Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu cho rằng: Các yếu tố thuộc về năm đăng ký, loại hình doanh nghiệp, số lượng ngành nghề kinh doanh, vốn góp của tổ chức, số lượng
thành viên trong Hội đồng quản trị đã ảnh hưởng tích cực tới quy mô thành lập ban đầu
của doanh nghiệp Tương tự, một số yếu tố thuộc về đặc điểm của người điều hành như độ tuổi và số lượng vốn góp của giám đốc/chủ tịch Hội đồng quản trị đã có tác động cùng
chiều với quy mô thành lập Yếu tố tác động nghịch chiều đến quy mô thành lập doanh
nghiệp là biến số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị Và ba biến số không có sự tác động tới quy mô thành lập ban đầu, bao gồm: giới tính của giám đốc, quốc tịch của
giám đốc và hộ khẩu thường trú của giám đốc 2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
* Sandra Gottschalk và ctg (2009) thực hiện nghiên cứu “chiến lược thâm nhập, vốn con người của nhà sáng lập và quy mô doanh nghiệp khi thành lập” Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn chỉ tiết vào các yếu tố quyết định đến quy mô ban đầu và thành phần tham gia làm việc của các doanh nghiệp khi mới thành lập Nghiên cứu này sử dụng
dữ liệu thu thập được từ 5.000 doanh nghiệp mới của Đức được thành lập từ năm 2005
đến năm 2007 Trong thực tế, hơn một nữa doanh nghiệp được khảo sát không có nhân
viên khi bắt đầu kinh doanh nên nghiên cứu xác định quy mô ban đầu của công ty bằng số
người sáng lập và số lượng lao động tại thời điểm mới thành lập
Nghiên cứu cũng phân biệt lao động toàn thời gian và bán thời gian, những người
nằm trong và ngoài hệ thống bảo hiểm xã hội Đức Các thành viên gia đình - những người
Trang 27thành công trong kinh doanh trước đây đã mạnh dạn tăng quy mô khi thành lập các dự án kinh doanh mới Tuổi của người sáng lập cũng có tác động tích cực đến quy mô mới
thành lập của doanh nghiệp Nghiên cứu còn cho thấy, số lượng người sáng lập doanh
nghiệp cũng có ảnh hưởng đến quy mô thành lập vì nhiều người sáng lập sẽ có nguồn tài
chính lớn, tập hợp được kinh nghiệm và kiến thức quản lý cũng được quy tụ nhiều hơn
* Massimo G.Colombo, Luca Grilli (2005) thực hiện nghiên cứu “quy mô thành lập: Vai trò của huy động vốn bên ngoài” Nghiên cứu xem xét mẫu gồm 391 doanh
nghiệp chuyên về công nghệ mới hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, được
thành lập từ năm 1980 trở về sau và là những công ty độc lập ở thời điểm thành lập
Nghiên cứu xác định quy mô thành lập bằng số lượng nhân công của công ty tính trong 12 tháng sau ngày công ty được thành lập Nghiên cứu thay đổi logarit quy mô thành lập
bằng bộ biến giả chỉ ra các cách thức huy động vốn khác nhau để tạo ra nguồn vốn ban
đầu khi thành lập Nghiên cứu kiểm soát các biến số như vốn con người của các nhà sáng lập, các đặc điểm hình thành (ngành nghề kinh doanh, loại hình công ty), các biến phản
ánh môi trường kinh tế, xã hội nơi các công ty mới được thành lập Kết quả nghiên cứu
cho thấy: kinh nghiệm làm việc của các nhà sáng lập và năng lực quản lý của họ có tác
động tích cực, có ý nghĩa thống kê đến quy mô ban đầu
Ở góc độ khác, khi nghiên cứu thêm điều kiện tương tác giữa các biến liên quan
đến huy động vốn bên ngoài và các biến có ý nghĩa thống kê liên quan đến vốn con người của các nhà sáng lập, cho rằng: những người làm kinh doanh có năng lực, trình độ cao để
quản lý nguồn vốn cỗ phần bên ngoài thường bắt đầu công việc kinh doanh với quy mô
lớn hơn nhiều so với những người kinh doanh bằng vay nợ ngân hàng hoặc khoản tiết
kiệm cá nhân
* Erol Taymaz và Miyase Y.Koksal (2006) thực hiện nghiên cứu “người khởi nghiệp, quy mô thành lập và sự lựa chọn: tại sao những người khởi nghiệp nhỏ thất bại?” Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình đơn giản gồm 2 giai đoạn để phân tích hành vi của một người khởi nghiệp kinh doanh Nghiên cứu kiểm tra mô hình bằng cách phân tích 27.000 quan sát la các doanh nghiệp ngành dệt may của Thể Nhi Kỳ trong khoảng thời
Trang 28hình may rũilối ra Sau đó nghiên cứu ước tính lại mô hình may rũi/lối ra sử dụng các biến giải thích của mô hình quy mô thành lập như là công cụ cho các biến quy mô thành lập Mô hình quy mô thành lập được nghiên cứu đưa ra các biến như sau:
Biến phụ thuộc ENTRY(U - là quy mô thành lập (đo lường bằng log-số lượng nhân
công) của doanh nghiệp Và các biến độc lập RPFAIL là tỷ lệ nhân công ở doanh nghiệp
giải thể trên tổng số nhân công ở cùng tỉnh, thành và cùng ngành; FDUM nhận giá trị 1 nếu đoanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, ngược lại nhận giá trị 0; DEPOSIT bằng tổng
số tiền gửi ngân hàng ở tỉnh thành tương ứng; LOAN bằng giá trị của các khoản vay ngân
hàng ở tỉnh, thành tương ứng; PINVEST bằng giá trị các khoản đầu tư công ở tỉnh, thành tương ứng; INCENTIVE bằng giá trị các khoản đầu tư tư nhân được hưởng lợi từ các
chương trình khuyến khích đầu tư; RN là số lượng doanh nghiệp cùng ngành và tỉnh
thành; REGLL là số lượng nhân công cùng ngành và tỉnh, thành; REGGR tốc độ tăng
trưởng sản phẩm đầu ra của ngành hoặc tỉnh, thành; RW mức lương trung bình trong cùng
một ngành hoặc tỉnh, thành; RSOUTPUT là tỷ lệ sản phẩm đầu ra hợp đồng thứ cấp trên tổng sản phẩm đầu ra của ngành/tỉnh, thành; RSINPUT là tỷ lệ sản phẩm đầu vào hợp đồng thứ cấp trên tổng sản phẩm đầu vào của ngành/tỉnh, thành đã sử dụng
Kết quả nghiên cứu cho biết rằng các biến trong mô hình thành lập thường có kết quả như kỳ vọng sự sở hữu nước ngoài là những yếu tố quyết định chính đến quy mô thành lập Sự hạn chế của nguồn vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định quy mô thành lập Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đầu tư công và các hoạt động khuyến khích đầu tư có tác động tích cực nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với quy mô thành lập trong khi số lượng đoanh nghiệp (RN) và số lượng lao động (REGLL) có tác động và có ý
nghĩa đối với quy mô thành lập
* So sánh nghiên cứu này với các nghiên cứu trước
So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tác giả tập trung chủ yếu vào quy mô thành lập của doanh nghiệp trong nước trên cơ sở số vốn đăng ký ban đầu và các biến
liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm của giám đốc/chủ doanh nghiệp Qua
Trang 29doanh nghiệp So với nghiên cứu, nghiên cứu này có một số điểm giống và khác nhau như
sau:
Sự giống nhau: Một số biến sử đụng trong nghiên cứu này giống các nghiên cứu
trước như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh đoanh, năm thành lập, tuổi giám đốc,
vị trí của doanh nghiệp, giới tính giám đốc, số thành viên sáng lập, có sự tham gia góp vốn của tô chức, vốn góp của giám độc
Sự khác nhau: Biến số lao động được đưa vào nghiên cứu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đối với quy mô ban đầu của doanh nghiệp Một số biến khác các nghiên cứu trước sử dụng nhưng không đưa vào nghiên cứu này như: số ngành đăng ký kinh doanh, số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị, quốc tịch của giám đốc/chủ
tịch hội đồng quản trị, hộ khẩu thường trú của giám đốc/chủ tịch hội đồng quản trị Mặc
Trang 30CHUONG 3
THIET KE NGHIEN CUU
Chương 2 đã trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết về vốn điều lệ (vốn đầu tư
ban đầu), các yếu tố tác động đến quy mô đầu tư ban đầu, các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp; Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên
cứu, phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu và cách thức thu thập thông tin, các kỷ thuật phân
tích dữ liệu
3.1 Quy trình nghiên cứu
Các bước tiến hành thực hiện cho nghiên cứu này như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Bước 2: Trên cơ sở vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả thu thập các tài liệu liên
quan và xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu liên quan được công bố chính thức từ các nguồn tin cậy (số liệu thứ cấp) Xử lý số liệu để phục vụ cho việc mô tả, thống kê, phân tích, đánh giá và chạy mô hình kinh tế lượng
Bước 4: Trên cơ sở lý thuyết và vấn đề thực tế cần nghiên cứu, kết hợp tham khảo các mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, mô hình hồi quy thể hiện sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quyết định quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bước 5: Phân tích dữ liệu để kiểm tra sự thỏa mãn với những giả thuyết của mô hình; mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phục thuộc;
Bước 6: Kiểm tra sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; giữa các biến
độc lập với nhau bằng cách xây dựng ma trận hệ số tương quan
Bước 7: Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu để ước lượng mô hình nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu tập hợp được
Trang 31độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc (quy mô ban đầu) Kiểm tra
mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình
Bước 9: Phân tích kết quả hồi quy để làm rõ vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đã đặt
ra Kết luận và đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô ban đầu của doanh nghiệp
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả
Phương pháp này sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS và Excel dựa trên số liệu thứ cấp được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh cung cấp để mô tả hiện trạng quy mô đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp trong nước, tình hình phân bố doanh nghiệp
đăng ký theo nhóm ngành kinh doanh chính, loại hình doanh nghiệp, địa điểm đặt doanh
nghiệp, số lao động, tuổi và giới tính của giám đốc/chủ doanh nghiệp Trên cơ sở thống
kê mô tả hiện trạng, đưa ra các đánh giá sơ bộ các biến ảnh hưởng đến quy mô ban đầu
của doanh nghiệp
3.2.2 PIuương pháp nghiên cứu định lượng bằng phân tích hồi quy đa biến
Nguồn số liệu thứ cấp về tình hình đầu tư và các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp được thống kê, tổng hợp, sau đó sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 18
(Statistical Package for Social Sciences) để chạy mô hình hồi quy OLS (bình phương bé
nhất) tìm ra các biển có ý nghĩa thống kê, thực hiện các kiểm định, phân tích các nguyên
nhân; xác định mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp, đồng thời có so sánh với lý thuyết và những nghiên cứu trước có liên quan
Dựa vào kết quả phân tích hồi quy để lựa chọn, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút và nâng cao chất lượng, cải thiện quy mô đầu tư của doanh
nghiệp trong nước thời gian tới trên địa bàn tỉnh (khuyến nghị đối với nhà nước và đối với
Trang 323.3 Mô hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các mô hình trước đây, tác giả kết hợp các biến trong các mô hình
phù hợp với nghiên cứu, có bổ sung và đồng thời có đề xuất thêm các biến độc lập mới
vào trong mô hình nghiên cứu đề nghị
Quy mô ban đầu được xem là biến phụ thuộc, các biến độc lập gồm: ngành kinh
doanh chính, loại hình doanh nghiệp, năm thành lập lần đầu, vị trí đặt doanh nghiệp, số lao động, tudi giám đốc/chủ doanh nghiệp, giới tính giám đốc/chủ doanh nghiệp, số thành
Trang 33Nghiên cứu này được sử dụng mô hình cụ thể như sau: QMBD = f(NKDC, LHDN, NTL, VTDN, SLD, TUOI, GT, TVSL, GVTC, VGGD) Mô hình kinh tế lượng, phân tích ước lượng hàm: QMBD=B,+B,NKDC+B;LHDN+B;NTL+B¿VTDN+B;SLĐ+B,TUOI+B;GT+ BgI' VSL+ By VGTC+ By VGGD+ e
Với định nghĩa các biến:
Biến phụ thuộc: Quy mô ban đầu (QMBD), được đo bằng vốn điều lệ đối với
công ty và vốn đăng ký ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân (đơn vị tính tỷ đồng) Biến độc lập:
(1): Biến Ngành kinh đoanh chính (NKDC): Biến này thể hiện ngành nghề kinh
doanh chính được đăng ký và thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Nếu
ngành nghề kinh doanh chính là thương mại và dich vụ và ngành nông, lâm nghiệp thủy sản thì có khả năng họ sẽ đăng ký vốn điều lệ ít hơn so với ngành công nghiệp và xây dựng Do đó, biến này đối với ngành công nghiệp xây dựng được kỳ vọng tác động dương (+) dén biến phụ thuộc và ngược lại với các ngành khác
Biến này được quy ước như sau:
NKDC = NKDCNLTS: ngành nghề kinh doanh chính là nông, lâm nghiệp và thủy sản nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0”
'NKDC = NKDCCNXD: ngành nghề kinh doanh chính là công nghiệp và xây dựng nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0”
NKDC = NKDCTMDV: ngành nghề kinh doanh chính là thương mại và địch vụ nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0”
(2): Biến loại hình doanh nghiệp (LHDN): loại hình doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 Nếu doanh nghiệp đăng ký thành
Trang 34các loại hình doanh nghiệp khác có tác động âm (-) đến biến phụ thuộc Sandra Gottschalk va ctø (2009), Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2014) đã sử dụng biến này để
nghiên cứu
Biến này được quy ước như sau:
LHDN = CP: loại hình doanh nghiệp là công ty cỗ phần nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0°
LHDN = HH2TV: loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0,
LHDN = HHITV: loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên nhận giá trị “1”, ngược lại là “0”
LHDN =TN: loại hình doanh nghiệp tư nhân nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0” (3) Biến năm thành lập (NTL): Là năm ghi trên giấy phép kinh doanh của
doanh nghiệp do sở kế hoạch và đầu tư cấp lần đầu tiên Biến này được hình thành các biến giả nhằm so sánh quy mô thành lập doanh nghiệp qua các năm Nghiên cứu này dự
kiến sẽ thu thập số liệu của 05 năm là từ 2009 đến 2013, sẽ chia thành 05 biến giả trong
đó có 01 biến tham chiếu (năm thành lập 2013) Nguyễn Minh Hà và cộng sự (năm 2014) có sử dụng biến này dé nghiên cứu
Biến này được quy ước như sau: -
NTL=NTLO9: Nam thành lập là 2009 nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0” NTL=NTL10: Nam thành lập là 2010 nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0” NTLENTLI11: Năm thành lập là 2011 nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0” 'NTLE=NTL12: Năm thành lập là 2012 nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0” NTL=NTL13: Nam thành lập là 2013 nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0”
(4) Biến vị trí đặt doanh nghiệp (VTDN): đối với đề tài này, biến vị trí doanh nghiệp được chọn nghiên cứu là địa điểm kinh doanh được ghỉ trong Giấy chứng nhận
Trang 35thị được xem là phường và thị trấn) Biến này đối với vị trí doanh nghiệp đặt tại nội thị
được kỳ vọng có tác động dương (+) đến biến phụ thuộc Audretsch và Tamvada (2010) đã sử dụng biến này để nghiên cứu
Biến này được quy ước như sau:
VTDN: vị trí doanh nghiệp đặt tại nội thị nhận giá trị là “1”, ngược lại là “0”
(5) Biến số lao dong ban dau (SLD): 1a số lượng lao động doanh nghiệp được dự
kiến sử dụng, biến này được khai báo khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ có nhu cầu về vốn nhiều hơn doanh nghiệp sử dụng ít lao động Do đó, biến này đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động được kỳ
vọng tác động dương (+) đến quy mô đầu tư ban đầu của doanh nghiệp và ngược lại Sandra Gottschalk và ctg (2009) va Erol Taymaz va Miyase Y.Koksal (2006) có sử dụng
biến này dé nghiên cứu
(6) Biến tuổi của giám đốc/chủ doanh nghiệp (TUOD): Nếu chủ doanh nghiệp
có tuổi đời càng cao, sẽ có nhiều kinh nghiệm, khả năng tích lũy vốn nhiều nên sẽ có chiều hướng tham gia vốn nhiều làm tăng quy mô doanh nghiệp, được kỳ vọng tác động dương (+) đến biến phụ thuộc và ngược lại Massimo G.Colombo, Luca Grilli (2005) va Sandra Gottschalk va ctg (2009), Nguyễn Minh Hà và các cộng sự (2014) có sử dụng biến này để nghiên cứu
(7) Biến giới tính của giám đốc/chủ doanh nghiệp (GT): chủ doanh nghiệp là
nam thì thể hiện sự mạnh mẽ, có sự trải nghiệm nhiều trong kinh doanh do đó họ sẽ mạnh
đạn và quyết đoán hơn trong việc quyết định số vốn đầu tư ban đầu Biến này được kỳ vọng tác động dương (+) đến biến phụ thuộc nếu giám đốc là nam và ngược lại nếu giám đốc là nữ Biến này được Nguyễn Minh Hà và cộng sự (năm 2014) có sử dụng biến này
để nghiên cứu
GT: Giới tính chủ doanh nghiệp là nam nhận giá trị là “1” và ngược lại là “0”
(8) Biến số thành viên sáng lập (TVSL): Việc có nhiều thành viên góp vốn sẽ
Trang 36(+) với biến phụ thuộc Nguyễn Minh Hà và cộng sự (năm 2014) có sử dụng biến này để
nghiên cứu
(9) Biến có sự tham gia góp vốn của tổ chức (GVTC): Có sự tham gia góp vốn của các tổ chức, các doanh nghiệp sẽ có được sự hỗ trợ tích cực về nhiều mặt như kinh nghiệm, cơ hội kinh doanh, chia sẽ rũi ro và như thế đoanh nghiệp sẽ có thể tồn tại và phát triển tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ phá sản Doanh nghiệp nào có sự tham gia góp vốn của tổ chức thì sẽ có quy mô ban đầu cao, biến này được kỳ vọng cùng dấu dương (+) với biến phụ thuộc nếu có sự tham gia góp vốn góp của tổ chức và ngược lại nếu không có sự tham gia góp vốn của tổ chức Nguyễn Minh Hà và cộng sự (năm 2014) có sử dụng biến này để nghiên cứu
GVTC= “1” nếu có sự tham gia góp vốn của tổ chức và ngược lại là “0”
q0) Biến số vốn góp của giám đốc/chủ doanh nghiệp (đơn vị tính tỷ đồng), ký hiệu biến là VGGD: Giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp tham gia góp vốn càng nhiều thì quy mô càng lớn, vì nó gắn trách nhiệm, quyền lợi của người tham gia góp vốn Biến này được kỳ vọng cùng dấu dương (+) với biến phụ thuộc Nguyễn Minh Hà và cộng sự (năm
2014) có sử dụng biến này để nghiên cứu
3.4 Dữ liệu nghiên cứu
3.4.1 Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh và tra cứu một số thông tỉn tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư
3.4.2 Cách chọn mẫu
Qua kết quả tra cứu số liệu doanh nghiệp đăng ký do Sở Kế hoạch và đầu tư Tây Ninh cung cấp, tổng số doanh nghiệp trong nước đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2013 là 2.184 Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được
phòng đăng ký kinh doanh cập nhật vào phần mềm cơ sở dữ liệu của Sở Tuy nhiên, vì
Trang 37giám đốc Ngoài ra do một số doanh nghiệp chưa mã hóa lại ngành nghề kinh doanh nên tiêu chí này chưa đầy đủ /
Để đảm bảo đủ tiêu chí trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương ứng với
các biến theo mô hình dự kiến ban đầu Số liệu thống kê cần phải được cập nhật thêm
thông tin từ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp Tuy nhiên, do điều kiện giới hạn về thời gian, mặc khác không thể tiếp cận được tất cả
các giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vì vậy giải pháp tốt nhất là chọn ra số lượng
mẫu tương đối để nghiên cứu
Theo Tabachnick & Fidell (1996) trích bởi Đỉnh Phi Hỗ (2011), khi phân tích hồi
quy đa biến, kích thước mẫu được xác định bằng công thức: n >= 50 + 8 xm (n là kích
thước mẫu, m là số biến độc lập) Đề tài này có 19 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, nên kích thước mẫu tối thiểu là 202 (= 50 + 8 x 19) doanh nghiệp Như vậy để phù
hợp với các tiêu chuẩn về kích thước mẫu trên, nghiên cứu này kì vọng mẫu khảo sát sẽ từ
202 doanh nghiệp trở lên
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Để đảm bảo kích thước mẫu, phù hợp với điều kiện thời gian và số lượng giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp Nghiên cứu này sẽ lựa chọn và sử dụng kích thước mẫu từ 600 đến 700 doanh nghiệp Như vậy, trên cơ sở số liệu được Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp, tiến hành sử dụng các ham trong Microsoft
Excel để lựa chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ 30% trên số doanh nghiệp đăng ký tương ứng với
từng loại hình doanh nghiệp của mỗi năm, kết quả chọn được 655 doanh nghiệp
Qua tham khảo các biến số bằng đề thị SCATTER đã loại bỏ 24 mẫu bị OUTLIER, bao gồm 10 doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn hơn 50 tỷ đồng, 04 doanh nghiệp có số lao đồng từ 200 người trở lên, 10 doanh nghiệp có số vốn góp của giám đốc/chủ DN
từ 20 tỷ đồng trở lên (phụ lục I) Số mẫu cuối cùng được sử dụng trong nghiên cứu này là
Trang 39CHUONG 4
KET QUA NGHIEN CUU
Từ việc xác định các mục tiêu nghiên cứu của luận văn, trên cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu đề nghị ở chương 2 và chương 3, tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu thông qua phần mềm excel và SPSS18, thực hiện việc thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm tra đa cộng tuyến của dữ liệu và các bước kiểm định cần thiết Kết
quả nghiên cứu cũng chính là nội dung chính của luận văn được trình bày sau đây
4.1 Phân tích thống kê mô tả
4.1.1 Đặc điễm phân bỗ doanh nghiệp
* Theo thời gian đăng ký
Trong bảng 4.1, với cách chọn mẫu trên cùng tỷ lệ cho từng năm, từ năm 2009 đến
năm 2013, trong tổng số 631 mẫu doanh nghiệp được chon theo bảng 4.1 bên dưới cho
thấy số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có chiều hướng tăng dần theo các năm, và năm 2013 có số lượng đăng lý cao nhất, chiếm tỷ lệ 26%
Bảng 4.1 Số lượng mẫu doanh nghiệp đăng ký mới theo năm Năm đăng ký Số lượng doanh nghiệp đăng ký -Tần số Tỷ lệ 2009 97 15% 2010 104 16% 2011 131 21% 2012 137 22% 2013 162 26% Tổng 631 100%
Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua trên địa bàn
tỉnh tương đối ôn định, nhờ sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư, các chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương đối với doanh nghiệp (chỉ số PCI của tỉnh năm 2009 xếp
thứ 28 nhưng đến năm 2013 tăng lên đứng thứ 10) Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài
Trang 40hoạch của cả nước nói chung và trong đó có Tây Ninh Nhận thức được tình hình khó
khăn nêu trên, từ đầu năm 2009, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Ủy ban nhân đân tỉnh đã tổ
chức nhiều cuộc đối thoại, gặp mặt doanh nghiệp, đồng thời chỉ đạo các ngành các cấp
luôn quan tâm để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong việc
thực hiện các chính sách thuế, tín dụng và thủ tục hành chính
Tháng 6/2009, Hội Doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh cũng chính thức được thành lập
với mục đích hợp tác, liên kết, giúp đỡ nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao
hiệu quả sản xuất - kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên Bên cạnh đó
UBND tỉnh Tây Ninh đã ký kết hợp tác với Long An, Đồng Nai, tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam; ký thỏa thuận mở 2 cặp cửa khẩu phụ giữa Tây Ninh và Tỉnh Prey Veng-Vuong quéc Campuchia Đối với lĩnh vực nông nghiệp, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư các cây mủi nhọn như mía, mì,
cao su ; hỗ trợ nông dân bị thiệt hại do mưa trái mùa trong sản xuất vụ Đông -Xuân
nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nguồn cung thực phẩm và đời sống của nông dân - Tương ứng với số lượng doanh nghiệp đăng ký tăng dần qua các năm, tổng số vốn đăng ký cũng có chiều hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng vốn qua các năm không nhiều, ngoại trừ năm 2010 có tổng số vốn đăng ký và vốn đăng ký trung bình của doanh
nghiệp là cao nhất (bảng 4.2) Điều này cũng phù hợp với thực tế, bởi lẻ trong năm 2010,
Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi như kéo dài hỗ trợ lãi suất với nguồn vốn vay trung
bạn, đài hạn đến hết 2010, đồng thời tiếp tục giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng dệt may, đa giày, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong quý 1-2010 (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 của UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, du ng cho vay hé trợ tổ chức, cá
nhân vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mới, phát triển sản xuất, kinh doanh là 84,3 tỷ