1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chiến lược tiếp thị của castrol vietnam ltd trên thị trường nhớt xe gắn máy việt nam

101 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 7,01 MB

Nội dung

Trang 1

)

Quách Thanh Tùng

CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ CỦA CASTROL VIETNAM LTD TRÊN THỊ TRƯỜNG NHỚT XE GẮN MÁY VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ quản trị

| | Mã số: 5.07.02 |

Người hướng dẫn: Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Liên Diệp

Tp Hô Chí Minh 2003

Trang 2

LOI TRI AN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:

.~ Tiến Sĩ Nguyễn Thị Liên Diệp, Giáo Sư Hướng Dẫn Đề Tài, vì những hướng

dẫn tận tình của Giáo Sư đối với việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này,

- Tiến Sĩ Trần Xuân Kiêm, Giáo Sư Phản Biện Đề Tài, vì những nhận xét quý

„ báu của Giáo Sư đối với luận văn tốt nghiệp này,

h ‘Thay Võ Quang Toản, nguyên Trưởng Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Mở Bán Cơng Tp HCM,

Thây Hồng Mạnh Dũng, Trưởng Khoa Sau Đại Học, Trường Đại Học Mở

Bán Công Tp HCM, _ |

Thầy Nguyễn Quang Vinh, Giáo Sư Điều Phối Chương Trình Đào Tạo Thạc

Sĩ Quần Trị Việt — Bỉ, Trường Đại Học Mở Bán Công Tp HCM,

Thầy Vũ Thế Phú, Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Mở Bán Công Tp HCM,

Cùng tất cả các thầy cô khác đã tham gia giảng dạy và cộng tác với Chương

Trình Đào Tạo Thạc Sĩ Quần Trị Việt - Bỉ,

vì những đóng góp của các thầy cô đối với chương trình này nói chung và kiến

thức cùng sự quan tâm mà các thây cô dành cho bản thân tôi nói riêng trong thời gian tôi theo học Chương Trình ;

Hoc vién Quách Thanh Tùng,

Lớp MMVB 4,

Chương Trình Đào Tạo Thạc Sĩ Quản Trị Việt - Bỉ,

Trang 3

NHAN XET LUAN VAN THAC SI QUAN TRI

Về đề tài: “CHIEN LUOC TIEP THI CUA CASTROL VIETNAM LTD

TREN TH] TRUONG NHOT XE GAN MAY VIET NAM”

của học viên Quách Thanh Tùng

I Sự cần thiết của đề tài:

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt về nhớt xe gắn máy như hiện nay, việc nghiên cứu để nâng cao khả năng cạnh tranh cho Castrol là hết sức cần thiết không chỉ cho Castrol: Với lý do trên chúng tôi khuyến khích học viên Quách Thanh Tùng chọn để tài “Chiến Lược Tiếp Thị Của Castrol Vietnam Ltd Trên Thị Trường Nhớt Xe Gắn Máy Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao Học Quản Trị

H Nội dung luận văn:

Với trên 70 trang, luận văn đã giải quyết được các nội dung chủ yếu sau

xác định được mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Hệ thống hóa lý luận về marketing làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài Đánh giá tổng quan thị trường nhớt xe gắn máy Việt Nam, qua đó đưa ra

những nhận xét phù hợp với thực tế Castrol là nhãn hiệu đứng đầu thị

trường nhớt xe gắn máy Việt Nam

Phân tích một cách thuyết phục thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị

trường nhớt xe gắn máy tại Việt Nam và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự

cạnh trạnh gay gắt này trên giác độ marketing

Trang 4

Tôi đánh giá cao công sức mà tác giả luận văn bổ ra để nghiên cứu, đúc

kết và rút ra những bài học thành công của Castrol so với các đối thủ của mình Tác giả tỏ ra có biểu biết sâu sắc về Castrol và các đối thủ của nó để có một nội dung tốt ở chương 4

Il Hình thức và kết cấu:

Luận văn có kết cấu hợp lý, biểu bảng phong phú góp phần làm tăng chất

lượng của luận văn IV Đánh giá chung:

Luận văn là công trình nghiên cứu công phu và nghiêm túc

Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chiến lược nói chung và marketing nói riêng trong lĩnh vực dầu nhớt Việt Nam

Trang 5

MUC LUC

MỞ ĐẦU

I Lý do chọn để tài

II Mục tiêu nghiên cứu Ill Giới hạn của dé tai

| IV Phương pháp luận nghiên cứu -V _ Nội dung của luận văn

_ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ˆ

1.1 Các phương pháp ước lượng và dự báo nhu cầu thị trường

1.2.1 Phương pháp thứ nhất

1.2.2 Phương pháp thứ hai

1.2 Xác định phân khúc thị trường (Market Segmentation) 1.2.1 Xây dựng những tiêu chuẩn cho việc phân khúc thị trường

1.2.2 Thiết lập tiểu sử về những phân khúc thị trường đã được xác định 1.3 _ Xác định thị trường mục tiêu (Market Targeting) |

1.3.1 Đánh giá tiềm năng của các phân khúc thị trường

1.3.1.1 Kích thước và mức độ tăng trưởng của phân khúc thị trường

1.3.1.2 ' Mức độ hấp dẫn của phân khúc thị trường

1.3.1.3 Mục tiêu và nguồn lực của công ty

1.3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược bao phủ thị trường

1.3.2.1 Chiến lược tiếp thị không phân biệt (Undifferentiated Marketing)

1.3.2.2 Chiến lược tiếp thị phân biệt (Differentiated Marketing)

1.3.2.3 Chiến lược tiếp thị tập trung (Concentrated Marketing)

1.4 Định vị trên thị trường (Market positioning)

1⁄5 - Phối thức tiếp thị (Marketing mix) _

Trang 6

Chuong 2: TONG QUAN VE THI TRUONG NHOT XE GAN MAY VIET NAM 2.1 2.1.1 2.1.2 2.1.3 2.1.4 2.1.5 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.3 2.4 2.4.1 2.4.2 2.4.3 2.4.4 2.4.5 2.5 2.6 Nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 1997 — 2002 Số lượng xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác Nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác Lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe _

Tỷ lệ nhu cầu của nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy

Nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM và các vùng khác

Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 2003 — 2013

Dự báo số lượng xe gắn máy ở Việt Nam

Dự báo lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe

Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác Dự báo nhu câu nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy

Trang 7

Chuong 3: THUC TRANG CANH TRANH GAY GAT TREN THI TRUONG NHOT

XE GAN MAY VIET NAM VA NGUYEN NHAN CUA SU GAY GAT DO 3.1 3.1.1, 3.1.1.1, 3.1.1.2 3.1.1.3 3.1.2 3.1.3 3.1.3.1 3.1.3.2 3.1.3.3 3.1.4 3.1.4.1 3.1.4.1 3.1.4.2 3.2 3.3 3.3.1 3.3.2 3.3.2.1, 3.3.2.2 3.3.2.3 3.3.2.4 3.3.3 34 Các thành phần của phối thức tiếp thị nhớt xe gắn máy Dãy sản phẩm nhớt xe gắn máy 4 thì Hiệu năng và độ nhớt của các loại nhớt xe gắn máy 4 thì Bao bì Cấp sản phẩm Giá Kênh phân phối Đại lý cấp một Đại lý cấp hai Điểm bán lẻ Các hình thức chiêu thị Các hình thức quảng cáo Các hình thức quan hệ công chúng (Public relation) Các hình thức khuyến mãi

_ Thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhớt xe gắn máy Nguyên nhân của sự cạnh tranh gay gắt

Trang 8

Chương 4: CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG

CUA CASTROL TREN THI TRUONG NHOT XE GAN MAY VIET NAM 4.1 4.1.1 4.1.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.3.1 4.1.3.2 4.1.3.3 41A - 4.1.4.1 4.1.4.2 4.1.4.3 4.1.5 4.1.5.1 4.1.5.2 4.1.5.3 4.2 4.2.1 4.2.1.1 4.2.1.2 4.2.2 4.2.2.1 4.2.2.2 4.2.2.3 Chiến lược tiếp thị của Castrol Phân khúc thị trường

Các tiêu chuẩn xác định phân khúc thị trường

Tập quán sử dụng và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm Xác định thị trường mục tiêu và chiến lược bao phủ thị trường Giai đoạn 1: 1991 — 1993 Giai đoạn 2:1994 — 1996 Giai đoạn 3: 1997 đến nay Định vị sản phẩm Giai đoạn 1: 1991 — 1993 Giai đoạn 2: 1994 — 1996 Giai đoạn 3: 1991 — 1993 Xây dựng và phát triển các thành phần khác của phối thức tiếp _thị G1ai đoạn 1: 1991 — 1993 Giai đoạn 2: 1994 — 1996

Giai đoạn 3: 1997 đến nay

So sánh thành công và thất bại trong chiến lược tiếp thị của

Castrol và các đối thủ cạnh tranh hàng đầu

Trang 9

4.2.3 Thành công và thất bại trong Chiến Lược Phân Phối 4.2.3.1 Castrol | 4.2.3.2 BP 4.2.3.3 Shell 4.2.3.4 Mobil 4.2.3.5 Caltex 4.2.4 Thành công và thất bại trong Chiến Lược Quảng Cáo 4.2.4.1 Castrol 4.2.4.2 Shell 4.2.4.3 Mobil 4.2.4.4 Caltex

4.2.5 Thành công và thất bại trong Chiến Lược Khuyến Mãi 4.3 Phân tích nguyên nhân thành công và thất bại

4.3.1 Castrol thành công nhờ chiến lược tiếp thị đúng đắn

4.3.2 Castrol thành công nhờ tính chuyên nghiệp trong tiếp thị

4.3.3 Castrol thành công nhờ xác định rõ mục tiêu tiếp thị và vận dụng

mọi nguồn lực để theo đuổi mục tiêu đến cùng

4.4 Nhận xét

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

Trang 10

L LY DO CHON DE TAI

Với dân số khoảng 80 triệu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức cao

và ổn định và chính sách mở cửa và định hướng theo kinh tế thị trường, Việt Nam

trở thành một thị trường tiểm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Dưới những chính sách phát triển kinh tế do Chính Phủ đưa ra trong hơn một thập niên qua, giá trị sản phẩm quốc nội bình quân trên đầu người đã tăng trung bình 7,3% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2001 Tỷ lệ tăng trung bình hàng

năm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp trong giai đoạn này lần lượt là 12.9% là 5,4%

Những yếu tố nêu trên bảo đảm cho nhu cầu của mọi phân khúc thị trường trong ngành sản xuất và tiếp thị dầu nhớt tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó

nhớt sử dụng cho động cơ xe gắn máy là phân khúc có mức tăng trưởng cao nhất Nhu câu nhớt xe gắn máy tại Việt Nam đã tăng hơn 50%, từ 20,4 triệu lít vào năm 1997 đến 30,8 triệu lít vào năm 2002 |

- Nhu cầu trong nước tăng vọt cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế, cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện là những yếu tố hấp

dẫn không chỉ những công ty đã có mặt trên thị trường mà cả những công ty mới,

trong đó có những công ty trong nước, tiếp tục đầu tư vào thị trường dầu nhớt

Việt Nam Điều đó đã khiến sự cạnh tranh trên thị trường dầu nhớt nói chung và thị trường nhớt xe gắn máy nói riêng trở nên gay gắt

Trước khi được BP mua lại, Castrol là một công ty chuyên sản xuất và

tiếp thị dầu nhớt duy nhất có đầy đủ khả năng để đương đầu với các tập đoàn dầu khí khổng lồ trên quy mơ tồn thế giới ở bất cứ một phân khúc nào của thị trường dâu nhớt Không được hỗ trợ bởi một nguồn tài chính dồi dào từ những hoạt động thăm dò, khai thác, tiếp thị và lọc dầu mà chỉ riêng phần lãi ròng đã lên đến hàng tỷ đôla mỗi năm, thành công của Castrol chỉ có thể đến từ phong cách quản lý

chuyên nghiệp và sự vượt trội trong mọi lĩnh vực tiếp thị, từ việc đánh giá đúng

Trang 11

tiểm năng thị trường, hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của

các đối thủ cạnh tranh, sự cam kết và kiên trì đối với một thị trường mới và quan trọng nhất là việc xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị một cách xuất sắc,

trong đó thành công của Castrol ở Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình

Việc nghiên cứu thực trạng cạnh tranh trên thị trường nhớt xe gắn máy

Việt Nam và nghiên cứu chiến lược tiếp thị của Castrol để tìm ra nguyên nhân | thành công của Castrol trên một thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy không chỉ đem lại những bài học bổ ích trong suy luận, phân tích và áp dụng vào thực tiễn

công việc của người thực hiện dé tài, mà còn có thể cung cấp một vài thông tin |

thực tiễn cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược tiếp thị cho những công dầu

nhớt khác đang muốn xâm nhập thị trường Việt Nam

IL MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này bao gồm:

- - Nhu cầu trong những năm qua và trong tương lai của thị trường nhớt xe

gắn máy Việt Nam,

- _ Phối thức tiếp thị trong thị trường nhớt xe gắn máy Việt Nam,

- _ Thực trạng của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhớt xe gắn máy tại Việt Nam và nguyên nhân của sự gay gắt đó,

- _ Phân tích chiến lược tiếp thị của Castrol và sơ lược về chiến lược tiếp thị của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nó,

- Phân tích những thành công và thất bại trong chiến lược tiếp thị của Castrol và của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nó để rút ra bài học:

kinh nghiệm

II — GIỚIHẠNCỦA ĐỂ TÀI

HII — Giới hạn về san phẩm được nghiên cứu:

Trang 12

nông nghiệp Hiện nay đã có hơn 5.000 loại dầu nhớt khác nhau được chia ra làm 6 nhóm lớn tùy theo ngành nghề mà chúng được sử dụng

Vì khách hàng của từng ngành nghề đêu rất đa dạng và rất khác biệt nhau từ tập quán sử dụng và thái độ đối với sản phẩm đến quyết định và hành vi mua hàng, nên các chiến lược tiếp thị của các nhà sản xuất và tiếp thị dầu nhớt

trong từng ngành cũng rất đa dạng và khác biệt nhau, từ chiến lược tiếp thị đối

với doanh nghiệp (Business Marketing) đến chiến lược tiếp thị đối với người tiêu

dùng (Consumer Marketing)

Chính vì sự khác biệt và đa dạng như vậy, nên để tài này chỉ tập trung

nghiên cứu thị trường nhớt xe gắn máy và chiến lược của một công ty cụ thể trên thị trường đó Đây là thị trường người tiêu dùng điển hình (Consumer Market) va

chiến lược tiếp thị cũng là chiến lược đối với người tiêu dùng điển hình

Chỉ có các loại nhớt dùng bôi trơn động cơ xe gắn máy đóng trong bao bì có dung tích phù hợp (0,7, 0,8 hoặc 1,0 lí), được sắn xuất và tiếp thị bởi các cơng ty trong và ngồi nước, được đăng ký chất lượng và được mang nhãn hiệu

đã đăng ký của cấc công ty đó (sau đây được gọi là nhớt xe gắn máy) mới là nội dung nghiên cứu của đề tài này Còn các loại nhớt tái sinh hoặc các loại nhớt chỉ

phù hợp với máy móc thiết bị của các ngành khác (ví dụ nhớt cho động cơ xe hơi,

xe tải) vẫn đang được rất nhiều người tiêu dùng ở các tỉnh và một bộ phận người

tiêu dùng ở các thành phố sử dụng cho động cơ xe gắn máy đều không được để

cập trong để tài

Ngoài ra, phần lớn nội dung luận văn này là những nghiên cứu về nhớt

xe gắn máy 4 thì vì những lý do sau đây:

- - Như trong chương 2 của luận văn này trình bày, nhu cầu nhớt xe gắn

máy 2 thì hiện chỉ chiếm khoảng 14% tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy và

được dự báo là sẽ giảm đi trong tương lai,

- _ Hầu hết các công ty dâu nhớt đều chưa có dãy sản phẩm nhớt xe gắn máy 2 thì hoàn chỉnh và chiến lược tiếp thị của nhớt xe gắn máy 2 thì

Trang 13

HL2 Giới hạn về công ty được nghiên cứu:

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thiếu một tầm nhìn bao quát về mọi công

ty có mặt trên thị trường, người thực hiện để tài cũng chỉ có thể nghiên cứu chiến

lược tiếp thị của các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường bao gồm Castrol, BP, Shell,

Mobil và Caltex Hầu hết tất cả các công ty còn lại đều có thị phần từ tương đối

nhỏ đến rất nhỏ và định hướng dài hạn cũng như chiến lược tiếp thị của các công ty này đều chưa được thể hiện một cách rõ ràng

IV PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

Nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả của việc phân tích,

tổng hợp thông tin và suy luận của người thực hiện đề tài Những thông tin này

được thu thập từ những nguồn như sau:

Kinh nghiệm thực tế trong công việc của người thực hiện để tài, Những nghiên cứu thị trường do người thực hiện đề tài tiến hành,

Những nghiên cứu thị trường và báo cáo nội bộ do cơ quan người thực

hiện để tài đang công tác tiến hành,

Kiến thức tiếp thu được từ bài giảng và tài liệu về Quản Trị Tiếp Thị

trong thời gian theo học tại khóa MMVB - 4, Chương Trình Đào Tạo

Thạc Si Quản Trị Việt - Bỉ, Trường Đại Học Mở Bán Công Tp HCM V NOI DUNG CUA LUAN VAN

Luận văn này bao gồm các phần sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận của để tài

Chương 2: Tổng quan về thị trường nhớt xe gắn máy Việt Nam

Chương 3: Thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhớt xe gắn

máy Việt Nam và nguyên nhân của sự gay gắt đó

Chương 4: Chiến lược tiếp thị và nguyên nhân thành công của Castrol

trên thị trường nhớt xe gắn máy tại Việt Nam |

Trang 15

1.1 Các phương pháp ước lượng và dự báo nhu cầu thị trường (1.i.)

12.1 Phương pháp thứ nhất |

Vi du: Nhu cầu thi trường nhớt xe gắn máy 4 thì của Việt Nam vào | nam 2005 được udc lượng theo công thức như sau: Q.=n x q [1] Trong đó:

- nlà số lượng xe gắn máy 4 thì, |

- _q là số lượng nhớt xe gắn máy 4 thì trung bình mà một xe gắn máy sử

dụng trong năm 2005

1.2.2 Phương pháp thứ hai: Phương pháp chuỗi tỷ lệ (chain ratio method) Trong phương pháp này, nhu câu thị trường được dự báo bằng cách

nhân một hằng số cơ bản cho một chuỗi những tỷ lệ phần trăm có vai trò điều

chỉnh Ví dụ khi sử dụng phương pháp này để ước lượng nhu cầu thị trường của xe gắn máy Honda @, Honda có thể áp dụng công thức như sau:

Nhu cầu xe gắn máy Honda@ = Tổng số hộ gia đình tại Việt Nam

nhân với % số hộ gia đình có đủ thu nhập để mua xe gắn máy

nhân với % số hộ gia đình có đủ thu nhập để mua xe gắn máy có thu nhập đủ cao

-_ để mua xe gắn máy đắt tiễn

nhân với % số hộ gia đình có đủ thu nhập cao để mua xe gắn máy đắt tiền muốn

mua xe Honda @ [2] ©

1.2 Xác định phân khúc thị trường (Market Segmentation) (1.ii.)

Xác định phân khúc thị trường là chia thị trường thành những nhóm khách hàng riêng biệt có những nhu cầu, đặc tính và hành vi riêng và đòi hỏi

những sản phẩm, dịch vụ hoặc phối thức tiếp thị riêng Việc xác định phân khúc

thị trường bao gồm hai bước: Xây dựng những tiêu chuẩn cho việc phân khúc thị

trường và thiết lập tiểu sử về những phân khúc thị trường đã được xác định

-

1.2.1 Xây dựng những tiêu chuẩn cho việc phân khúc thị trường

Những tiêu chuẩn này có thể được chia ra làm 4 nhóm chính: Yếu tố

Trang 16

1.2.2

Yếu tố địa lý là yếu tố chỉ nơi cư ngụ của khách hàng Các yếu tố này

có thể là quốc gia, miền, thành phố, tỉnh,

Các yếu tố nhân khẩu bao gồm tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, |

trình độ học vấn, tôn giáo, dân tộc và quốc tịch,

Các yếu tố tâm lý bao gồm tầng lớp xã hội, phong cách sống và tính

cách cá nhân,

'Các yếu tố hành vi bao gồm kiến thức, thái độ, việc sử dụng sản phẩm và mức độ hưởng ứng với sản phẩm

Thiết lập tiểu sử về những phân khúc thị trường đã được xác định

Đây là việc tóm lược lại những thông tin chung đã xác định được về nơi cư ngụ, nhân khẩu, tâm lý và hành vi của khách hàng trong từng phân khúc Ví dụ hỗ sơ về một phân khúc thị trường của nhớt xe gắn máy 4 thì là như sau: Yếu tố địa lý Nơi cư ngụ : Tp HCM nw NM OLA nw! Yếu tổ nhân khẩu : 'Tanh độ học vấn : Đại học Giới tính : Nam Tuổi — :Từ 30-—40, Nghề nghiệp : Chủ doanh nghiệp/giám đốc công ty Thu nhập : Từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng Yếu tố hành vi

Xe gắn máy đang sử dụng: Xe đời mới công suất lớn của Nhật

Tập quán sử dụng nhớt xe gắn máy 4 thì: thay nhớt mỗi tháng 1 Jan Nơi thay chủ yếu là các điểm rửa xe

Loại nhớt sử dụng : cấp Hàng Đầu hoặc Hảo Hạng -

Hiểu biết về tiêu chuẩn đánh giá hiệu năng: Có

Trang 17

1.3 Xác định thi trudng muc tiéu (Market Targeting) (1.iii.)

Giai đoạn nay bao gém hai bước: Đánh giá tiềm năng của các phân

khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

1.3.1 Đánh giá tiềm năng của các phân khúc thị trường

Việc đánh giá tiểm năng của các phân khúc thị trường phải dựa vào các cơ sở sau đây: Kích thước và mức độ tăng trưởng của phân khúc thị trường,

mức độ hấp dẫn của phân khúc thị trường và mục tiêu và nguồn lực của công ty

1.3.1.1 Kích thước và mức độ tăng trưởng của phân khúc thị trường

Công ty phải thu thập và phân tích các số liệu về doanh số hoặc nhu

_ cầu hiện tại, mức độ tăng trưởng và lợi nhuận đạt được trên từng phân khúc 1.3.1.2 Mức độ hấp dẫn của phân khúc thị trường

Một phân khúc thị trường lớn và tăng trưởng nhanh vẫn có thể không

hấp dẫn nếu như trong phân khúc đó có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc có những sẵn phẩm thay thế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán và lợi nhuận của sản phẩm của công ty, hoặc khách hàng có quyền quyết định lớn trong đàm phán mua hàng mà đặc biệt là quyết định về giá cả:

1.3.1.3 Mục tiêu và nguồn lực của công ty

Ngay cả khi xác định được phân khúc thị trường lớn; tăng trưởng nhanh và có mức hấp dẫn cao, công ty vẫn phải cân nhắc mục tiêu và nguồn lực của mình xem có phù hợp với phân khúc thị trường đó hay không Nếu công ty có

tiêm lực hạn chế hoặc có những mục tiêu dài hạn không phù hợp với phân khúc này, thì phân khúc đó vẫn chưa phải là thị trường mục tiêu

-

1.3.2 Lya chon thị trường mục tiêu và chiến lược bao phủ thị trường

Sau khi đánh giá được tiềm năng của từng phân khúc thị trường, công

Trang 18

tiêu như vậy Thị trường mục tiêu là một tập hợp gồm những khách hàng có những nhu cầu chung và những đặc tính chung mà sản phẩm và dịch vụ của công

ty sẽ đáp ứng

Công ty có thể chọn một trong ba chiến lược bao phủ thị trường (market coverage strategy) nhu sau:

1.3.2.1 Chiến Lược Tiếp Thị Không Phân Biệt (Undifferentiated Marketing)

Trong chiến lược này công ty bỏ qua sự khác biệt giữa những phân khúc thị trường và chỉ đưa ra một phối thức tiếp thị cho toàn bộ thị trường Phối thức tiếp thị này sẽ tập trung vào những điểm chung hơn là sự khác biệt giữa những phân khúc Công ty sẽ tung ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của

khách hàng ở phân khúc lớn nhất của thị trường và xây dựng chương trình tiếp thị

phù hợp với phân khúc đó

Chiến lược này giúp tiết kiệm nguồn lực của công ty Dãy sản phẩm

đơn giản giúp hạ thấp giá thành sản phẩm, chỉ phí lưu kho và chỉ phí vận chuyển Chương trình quảng cáo chỉ dành cho một sản phẩm hoặc một dãy sản phẩm giúp

tiết kiệm chỉ phí quảng cáo Việc bỏ qua các nghiên cứu về phân khúc thị trường

và cả việc lập kế hoạch sản xuất giúp hạ thấp chỉ phí nghiên cứu thị trường và chỉ phí quản lý sản phẩm

Tuy nhiên, chiến lược này có những hạn chế nhất định Đầu tiên là những khó khăn để xây dựng một sản phẩm hoặc một dãy sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả người tiêu dùng Hạn chế thứ hai là do các công ty sử dụng chiến lược này đều xây dựng một phối thức tiếp thị đáp ứng nhu cầu của

phân khúc lớn nhất trên thị trường, nên khi có một vài công ty cùng sử dụng

chiến lược này thì cạnh tranh gay gắt sẽ diễn ra trong phân khúc đó, trong khi nhu

cầu của những phân khúc nhỏ hơn lại không được đáp ứng đầy đủ

1.3.2.2 Chiến Lược Tiếp Thị Phân Biệt (Differentiated Marketing)

Trong chiến lược này công ty quyết định sẽ đặt mục tiêu vào những

Trang 19

những phối thức tiếp thị riêng cho từng phân khúc So với chiến lược nêu trên, Chiến Lược Tiếp Thị Phân Biệt giúp cho doanh số và thị phần của công ty trên từng phân khúc cao hơn và đồng thời giúp khách hàng trung thành với sản phẩm |

va dịch vụ của công ty hơn vì những sản phẩm và dịch đó phù hợp với nhu cầu

của khách hàng hơn |

Tuy nhiên, chiến lược này cũng tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty hơn Nghiên cứu, phát triển và sản xuất nhiễu sản phẩm hoặc nhiều dãy sản phẩm với số lượng nhỏ bao giờ cũng tốn kém hơn ngần ấy bước cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc một dãy sản phẩm duy nhất với số lượng lớn Hoạch định những chiến lược tiếp thị riêng cho từng phân khúc thị trường khiến cho các bước nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu thị trường, phân tích doanh số và lợi nhuận, lập kế hoạch chiêu thị và quản lý kênh phân phối tốn kém hơn Ngoài ra, việc

xây dựng những chương trình quảng cáo riêng phù hợp với khách hàng ở từng

phân khúc thị trường riêng cũng tốn kém hơn

1.3.2.3 Chiến Lược Tiếp Thị Tập Trung (Concentrated Marketing)

Chiến lược này đặc biệt phù hợp với những công ty có nguồn lực hạn chế Nó giúp công ty đạt được một thị phần lớn trong một thị trường nhỏ hơn là

đạt được thị phần nhỏ trong một thị trường lớn: Chiến lược này rất hữu dụng để

cho những công ty nhỏ mới thành lập giành được chân đứng trên thị trường trước những công ty có truyển thống và nguồn lực lớn hơn

Trong chiến lược này, công ty có thể giành được một vị trí vững chắc

trên thị trường mục tiêu nhờ vào danh tiếng của công ty và sự hiểu biết tường tận của công ty về nhu câu của khách hàng Công ty cũng cắt giảm được nhiều chỉ phí hoạt động do việc chuyên môn hóa sản xuất, phân phối và chiêu thị

14 ˆ Định vị trên thị trường (Market Positioning) (1.iv.)

Trang 20

Những nhận định này là một tập hợp phức tạp những hiểu biết, ấn tượng và cảm xúc về sản phẩm so với những sản phẩm cạnh tranh Nhiệm vụ của người tiếp thị

là phải hoạch định cho sản phẩm một vị trí sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên phân khúc thị trường đã được chọn, và phải thiết lập phối thức tiếp thị để

xây dựng cho sản phẩm vị trí đã được hoạch định đó

Người ta có thể định vị sản phẩm dựa vào những thuộc tính đặc biệt của sản phẩm, những nhu cầu mà sản phẩm đáp ứng hoặc những lợi ích mà sản

phẩm mang lại, dịp (mùa hoặc thời gian) trong năm mà sản phẩm được sử dụng,

định vị dựa vào một nhóm người sử dụng sản phẩm hoặc dựa vào loại sản phẩm,

định vị trong sự so sánh hoặc tách rời khỏi sản phẩm cạnh tranh

Việc lựa chọn và thực hiện chiến lược định vị sản phẩm gồm các bước:

- _ Xác định những lợi thế cạnh tranh có thể có của sản phẩm

- _ Lựa chọn đúng những lợi thế cạnh tranh cho việc định vị

- Thông tin những lợi thế cạnh tranh đã chọn với khách hàng và đem lại

cho họ những lợi thế đó một cách hiệu quả

1/5, Phối thức tiếp thị (marketing mix) (1.v.)

Phối thức tiếp thị là một tập hợp các phương tiện tiếp thị có thể kiểm soát được phối hợp lại với nhau để hình thành nên một để nghị đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu Phối thức tiếp thị gồm tất cả những gì công ty có thể làm được để tác động lên nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của công ty Các thành phần của tập hợp được chia ra làm bốn nhóm được gọi là 4P, bao gồm Sản Phẩm

(Product), Giá (Price), Kênh Phân Phối (Place) và Chiêu Thị (Promotion)

“Sản phẩm” ở đây được hiểu theo nghĩa là sản phẩm và dịch vụ - _ “Giá” là lượng tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được “Sản Phẩm”

- “Kênh Phân Phối” để chỉ mọi hoạt động và phương tiện mà công ty sử

dụng để làm cho sản phẩm có sẵn đối với người tiêu dùng mục tiêu

- _ “Chiêu Thị” gồm những hoạt động mà công ty sử dụng để thông tin về

giá trị của sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng mục tiêu mua sẵn

phẩm |

Trang 21

1.6 Chú dẫn (1.i.) (1.1.) (Liii.) (1.iv.) (1.V.)

Những vị trí cạnh tranh trên thị trường (1.vi.)

Công ty đứng đầu (market leader): là công ty có thị phần lớn nhất trên

thị trường và thường đi trước các công ty khác về thay đổi giá bán, tung |

sản phẩm mới ra thị trường hoặc dẫn đầu về độ bao phủ trên kênh phân phối và chỉ phí chiêu thị

Công ty thách thức (market challenger): Là công ty đứng sau công ty

đứng đầu và cạnh tranh rất quyết liệt với công ty dẫn đầu để giành thị phần

Công ty theo đuôi (market follower): Là công ty đứng sau công ty đứng

đầu và muốn giữ vững vị trí của mình mà không gây ra biến động lớn

trên thị trường | | |

Công ty nép géc (market nicher): Công ty nhắm vào những thị trường

mà những công ty khác bỏ qua hoặc phớt lờ

-QO -

Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 215, Prentice Hall, Inc., 7" Edition, New J ersey, 1996

Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 237,

Prentice Hall, Inc., 7 Edition, New Jersey, 1996

Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 249,

Prentice Hall, Inc., 7 Edition, New Jersey, 1996

Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 254,

Prentice Hall, Inc., 7" Edition, New Jersey, 1996

Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 48,

' Prentice Hall, Inc., ru Edition, New Jersey, 1996

(1.vi.) Principles of Marketing, Philip Kotler & Gary Armstrong, page 605,

Prentice Hall, Inc., 7" Edition, New J ersey, 1996

Trang 22

Chuong 2

TONG QUAN VE THI TRUONG NHOT XE GAN MAY VIET NAM

Các đề mục chính:

- Nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 1997 - 2002

- _ Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 2003 - 2013

- _ Thị phần của các công ty

- _ Giới thiệu về các công ty đang dẫn đầu thị trường - _ Công suất của các nhà máy sản xuất trong nước

Trang 23

Để các để mục về nhu câu thị trường và dự báo nhu cầu thị trường

trong chương này mang tính chỉ tiết và phổ cập hơn và đồng thời phục vụ cho phần lý luận ở những chương sau, thị trường toàn quốc được chia thành hai vùng

là miền Nam và miền Bắc Trong luận văn này, miễn Nam và miễn Bắc bao gồm

các tỉnh thành sau đây: ˆ

e Miễn Bắc: gồm Hà Nội, Hải Phòng, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái

Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Hưng

Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ

An, Hà Tĩnh

se Miễn Nam gồm Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Đắc

Lắc, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương,

Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đông Tháp, Long An, Tiền Giang,

An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liéu, Ca Mau

Riéng Tp HCM, với số lượng xe gắn máy và thu nhập đầu người cao

nhất, luôn là địa bàn chiến lược mà các công ty dầu nhớt đặt trọng tâm trong mọi

giai đoạn của chiến lược tiếp thị Do đó, Tp HCM cần được tách ra thành một

vùng riêng biệt trong chương này Những kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường và dự báo nhu câu thị trường sẽ khẳng định là vai trò địa bàn chiến lược của Tp

HCM Để đơn giản, thuật ngữ “các vùng khác” trong chương này được hiểu là tất cả các tỉnh thành trên cả nước khác với Tp HCM

2.1 Nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 1997 — 2002:

2.1.1 Số lượng xe gắn máy tại Tp HCM và các vùng khác:

Số lượng xe gắn máy tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong suốt những năm vừa qua, từ 4,34 triệu chiếc trong năm 1995 cho đến hơn mười triệu chiếc

“rong năm 2002 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của số lượng xe gắn may tai Tp `HCM và các c vùng khác lần lượt là 17, 45% và 19,25% và của cả nước là 18,82%

12

Trang 25

Hình 2: Tỷ lệ tăng trưởng lượng xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 1998 1999 2000 2001 2002 Tp HCM @ Cac ving khac E Toàn quốc Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

2.1.2 Nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác:

Trang 26

Nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Tp HCM đã tăng từ 5,28 triệu lít trong

năm 1997 đến 8,26 triệu lít trong năm 2002, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình của

là 9,36% Ở các vùng khác, nhu câu này tăng từ 15,1 triệu lít vào năm 1997 đến

hơn 22,5 triệu lít vào năm 2002 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 8,33% Bảng 4: Tỷ lệ tăng trưởng của nhu cầu nhớt xe gắn máy 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tp HCM 13,43% :0,72% 6,22%| 16,64%| 10,06% Trung bình l 9,36% Các vùng khác -0,06ó%|_ 4,25% 8,32% | 15,41%| 14,55% Trung bình 8,33% Toàn quốc 3,43% | 2,84% 8,29% 15,74% | 13,31% Trung binh 8,60% Hình 4: Tỷ lệ tăng trưởng của nhu cầu nhớt xe gắn máy 20% 15% _ 10% ¬ 5% ¬ 0% - _5% 1998 1999 2000 2001 2002 ~lTp HCM Ñ Các vùng khác [-Ï Toàn quốc Nguồn: Valvoline International Ine., Asia Pacific Division

2.13 Lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe:

Điều đáng chú ý là lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe đã giảm liên

tục từ 4,7 lít vào năm 1997 xuống còn 3 lít vào ñăm 2002 Nguyên nhân của việc

này là đo phần lớn người mua xe mới trong những năm qua là người tiêu dùng có

thu nhập từ trung bình đến thấp và phần lớn xe họ mua là xe Trung Quốc hoặc xe

` ~

do các công ty trong nước sản xuất Vì lý do thu nhập va vi quan niệm “không

Trang 27

cần sử dụng loại nhớt đắt tiễn cho chiếc xe không đắt tiền”, một phần đáng kể

các đối tượng tiêu dùng này không sử dụng nhớt xe gắn máy cho xe của mình Bảng 5: Lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe ở Tp HCM và các vùng khác

Don vi: Lit/xe 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tp HCM 5,00 4,70 4,40 4,10 3,80 3,50 Cac vung khac 4,61 4,06 3,72 3,48 3,08 2,85 Toàn quốc 4,70 422 | 3,89 3,63 3,25 3,00

Hình 5: Lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe ở Tp HCM và các vùng khác

Don vi: Lit/xe mw WwW BR uw 1997 1998 1999 2000 2001 2002 “] Tp HCM i Cac ving khéc © Toan quéc Nguén: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trang 28

Hình 6: Tỷ lệ giảm sút của lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe 0% -2% -4% -6% 8% -10% -12% -Ì Tp HCM Hl Cac ving khác [-]Toàn quốc

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Từ năm 1997, lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe của Tp HCM trung

bình giảm đi 6,89% so với 9,16% mỗi năm ở các vùng khác Nguyên nhân của

việc Tp HCM có tốc độ giảm sút thấp hơn là do việc người tiêu dùng ở Tp HCM có mức thu nhập đầu người cao hơn và có kiến thức về sử dụng nhớt nhiều hơn 2.1.4 Tỷ lệ nhu cầu của nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy:

Phân lớn nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Việt Nam là nhớt 4 thì với tỷ lệ khoảng 85% trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy trong những năm vừa qua

Trang 29

Hình 7: Nhu cầu nhớt xe gắn may 4 thi va 2 thi trén todn quốc

Don vi: triéu lit 35 30 25 20 15 10 1997 1998 1999 ' 2000 2001 2002 4 thì E2 thì

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Bảng 8: Tỷ lệ nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy hàng năm 100% 80% 60% 40% 20% 0% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 14 thi 2 thi

Nguén: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

2.1.5 Nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM va các vùng khác

Với sự vượt trội về số lượng xe gắn máy và mức thu nhập bình quân

theo đầu người, Tp HCM chiếm trên 1⁄4 tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì của

cả nước Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ nhu cầu của Tp HCM và miễn Nam trong

tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì của cả nước tăng giảm không đều trong

`

những năm qua, thì tỷ lệ này ở miền Bắc có sự tăng trưởng ổn định Kể từ năm 1999, tỷ lệ này ở miền Bắc gia tăng với trung bình 0.25% mỗi năm và đạt đến con số xấp xỉ 40% trong năm 2002

Trang 30

_ Bảng 9: Nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM và các vùng khác Đơn vị: triệu lít 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Mién Nam _ 6,02 5,96 6,17 6,70 7,72 8,87 Miễn Bắc _ 6,73 6,79 | 711| 7,82 915 | 10,63 Tp HCM 4,45 5,05 | 5,01 5,48 6,43 7,14 Hình 9: Nhu câu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM và các vùng khác Đơn vị: triệu lít 12 1997 1998 1999 2000 ` 2001 2002 =] Mién Nam Hi Mién Bic EI Tp HCM

Ngu6n: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trang 31

2.2 Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy trong giai đoạn 2003 — 2013: Nhu cầu nhớt xe gắn máy ở thị trường Việt Nam nói chung và từng

vùng nói riêng là do tập quán sử dụng và thái độ của người tiêu dùng (consumer

usage and attitude) đối với xe gắn máy và nhớt xe gắn máy quyết định Tuy nhiên tập quán và thái độ này lại phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố sau đây:

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam: Yếu tố này quyết định thu nhập theo đầu người và kiến thức trong việc mua sắm và sử dụng xe gắn

máy và nhớt xe gắn máy của người tiêu dùng,

Tình trạng đô thị hóa ở các thành phố và chính sách của chính phủ để

khống chế tốc độ đô thị hóa: Yếu tố này quyết định dân số và số lượng xe gắn máy ở các thành phố nói riêng và trên toàn quốc về tổng thể, Sự kiểm soát của chính phủ đối với tốc độ tăng trưởng của số lượng xe

gắn máy và việc phát triển hệ thống giao thông công cộng: Các biện :

pháp này càng chặt chẽ và hệ thống giao thông công cộng càng phát

triển thì mức độ tăng trưởng số lượng xe gắn máy càng thấp,

Sự phân bổ của chính phủ đối với các nguồn vốn từ Quỹ Phát Triển Chính Thức (Official Development Fund - ODA): Yếu tố này quyết định dân số và số lượng xe gắn máy ở từng thành phố và từng vùng,

Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm của các nhà sản xuất xe hơi: Tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì giá thành xe hơi càng giảm và càng có nhiều người

dân chuyển từ việc sử dụng xe gắn máy sang sử dụng xe hơi

Những dự báo về nhu câu nhớt xe gắn máy trong luận văn này dựa vào những giả thiết sau đây:

Nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định trong giai đoạn.2003-2013 với

tổng sản lượng quốc nội tăng trưởng đều đặn ở mức 6-7% hàng năm, Những biện pháp để khống chế tình trạng đô thị hóa là hiệu quả,

Hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn được phát triển hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu đi lại của người tiêu dùng có thu nhập

thấp vào năm 2009, |

Trang 32

- Phân lớn nguồn vốn ODA tiếp tục được phân bổ vào miễn Bắc như

trong suốt những năm qua nhằm làm giảm sự khác biệt về thu nhập đầu người và mức sống giữa hai miền Bắc —- Nam,

- Tỷ lệ nội địa hóa của các loại xe hơi được san xuất ở Việt Nam đạt

đến mức đủ để cho giá thành xe hơi là chấp nhận được đối với phân

lớn người tiêu dùng có thu nhập cao

Về thời điểm, năm 2009 được xem là năm có thay đổi căn bản về thái độ và tập quán sử dụng của người tiêu dùng do tác động của ít nhất ba yếu tố:

- _ Thu nhập đầu người và mức độ phát triển dân trí đủ cao,

- _ Sự phát triển đây đủ của hệ thống giao thông công cộng,

- _ Tỷ lệ nội địa hóa của xe hơi sẩn xuất ở Việt Nam đủ cao

Do đó, việc dự báo nhu cầu thị trường từ năm 2003 đến năm 2013 được

chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ năm 2003 đến năm 2008 và giai

đoạn thứ hai từ năm 2009 đến năm 2013

2.2.1 Dự báo số lượng xe gắn máy ở Việt Nam:

Những biện pháp nhằm khống chế số lượng xe gắn máy vừa được chính

phủ đưa ra vào đầu năm 2003 đã phát huy ngay hiệu quả Số lượng bán ra của các loại xe gắn máy đã giảm sút đáng kể trong hai tháng đầu năm Với dự báo là những biện pháp này ngày càng được củng cố và thắt chặt, mức tăng trưởng trung

bình của số lượng xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác lần lượt chỉ là 6% và

10% trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008, so với 17,45% và 19,25% trong

giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 các tỷ lệ này giảm xuống

mức 3% và 5% do sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng và tỷ lệ nội địa hóa của xe hơi đã đủ cao để hệ thống giao thông công cộng và xe hơi trở thành phương tiện đi lại của một bộ phận đáng kể người tiêu dùng

`

Trang 33

Bảng 11: Dự báo số lượng xe gắn máy từ 2003 — 2008 2003 |2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 Tp HCM (triệu chiếc) 2,50 2,65 2,81 2,98 3,16 3,35 Tỷ lệ tăng trung bình 6% Các vùng khác (triệu chiếc) 8,71 | 9,58 | 10,53 | 11,59 | 12,75 | 14,02 Tỷ lệ tăng trung bình _ 10% Toàn quốc (triệu chiếc) 1121 12,23 | 13,34 | 14,57 | 15,90 | 17,37 Ty lệ tăng trung bình 9,16%

Hình 11: Dự báo số lượng xe gắn máy từ 2003 — 2008

Đơn vị: triệu chiếc 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tp HCM BÏ Các vùng khác E-Ï Toàn quốc Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trang 34

Hình 12: Dự báo số lượng xe gắn máy từ 2009 — 2013

Đơn vị: triệu chiếc 25 , 20 2009 2010 2011 2012 2013 ~Ì Tp HCM Các vùng khác ~Ì Tồn quốc

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trong mọi giai đoạn trong tương lai tỷ lệ tăng trưởng của số lượng xe

gắn máy ở Tp HCM luôn thấp hơn ở các vùng khác vì các nguyên nhân sau:

- Phần lớn lượng người mua xe gắn máy mới trong những năm tới là

người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình đến thấp, và tỷ lệ dân số của

đối tượng tiêu dùng, này ở Tp HCM là thấp hơn ở các tỉnh |

- _ Tỷ lệ người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông

khác với xe gắn máy (giao thông công cộng và xe hơi) ở Tp HCM cao

hơn do tình trạng đô thị hóa ở Tp HCM được khống chế hiệu quả

2.2.2 Dự báo lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe:

Với xu hướng ngày càng có nhiều người tiêu dùng có thu nhập cao

chuyển sang sử dụng xe hơi, tỷ lệ người tiêu dùng có thu nhập thấp ngày càng

tăng trong số lượng người mua xe gắn máy mới Mức thu nhập và kiến thức của người tiêu dùng có thu nhập thấp đối với việc sử dụng nhớt xe gắn máy là yếu tố quyết định chiều hướng tăng giảm của lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe

Từ năm 2003 đến 2008, mức thu nhập và kiến thức về sử dụng nhớt xe gắn máy được nâng lên nhưng vẫn chưa đủ cao hên lượng nhớt xe gắn máy tiêu thụ trên mỗi đầu xe vẫn tiếp tục giảm xuống nhưng với tốc độ thấp hơn trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2002 Tỷ lệ giảm xuống hàng năm trong giai đoạn từ

2003 đến 2008 được dự báo lần lượt là 2,25% ở Tp HCM và 3% ở các vùng khác -

Trang 35

_ Bằng 13: Dự báo lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe từ 2003 — 2008 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | Tp HCM (lit/xe) 3,42 3,34 | 3,27 | 3,20 | 3,12 3,05 Tỷ lệ giảm trung bình -2,25% Các vùng khác (lfUxe) 2,77 | 2,68 | 2,60 | 2,52 | 2,45 | 2,37 Tỷ lệ giảm trung bình -3,00% Toàn quốc (lí/xe) 291 | 283 | 274 | 2/66 | 258 | 251 Tỷ lệ giảm trung bình -2,96%

Hình 13: Du báo lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe từ 2003 — 2008

Don vi: Lit/xe _ 2003 2004 2005 2006 2007 5] Tp HCM lãi Các vùng khác F] Toàn quốc 2006

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trang 36

_ Hình 14: Dự báo lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe từ 2009 — 2013

Don vi: Lit/xe 2010 2011 2012 2013 ~lTp HCM i Cac ving khic I Toan quéc Nguén: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division 2.2.3 Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy ở Tp HCM và các vùng khác Với những dự báo như trên về số lượng xe gắn máy và lượng nhớt tiêu thụ trên mỗi đầu xe, nhu cầu nhớt xe gắn máy trên toàn quốc sẽ tăng đến mức

43,5 triệu lít vào năm 2008 và 65,5 triệu lít vào năm 2013

Trang 37

Hình 15: Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy từ năm 2003 đến 2008

Don vi: triéu lit 2003 2004: 2005 - 2006 2007 2006 -Ïl Tp HCM Ñ Các vùng khác [-Ï Toàn quốc Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Hình 16: Dự báo nhu cầu nhớt xe gắn máy từ năm 2009 đến 2013 Đơn vị: triệu lít 2009 2010 2011 2012 2013 *]Tp HCM EÑ Các vùng khác [:] Toàn quốc

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

2.2.4 Du bdo nhu cau cia nhét 4 thi trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy Tỷ lệ nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy dự kiến sẽ tiếp tục

gia tăng trong những năm tới do xe gắn máy 4 thì đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng về tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường Tỷ lệ nhu

cầu của nhớt 4 thì được dự báo sẽ thêm 0,7% mỗi năm trong tổng nhu cầu nhớt xe gắn máy, bằng với mức tăng trưởng trong giai đoạn 1999 ~ 2002

Trang 38

Bảng 17: Dự báo tỷ lệ của nhớt 4 thì trong tổng nhu câu từ 2003 — 2008 -2003 2004 2005 2006 2007 2008 4 thi 87,1% | 87,8% | 88,5% | 89,2% 89,9% | 90,6% 2 thi 12,9% 12,2% 11,5% 10,8% 10,1% 9,4% Tổng 100,0% | 100,0% | 100,0% | 100,0% | 100,0% | 100,0% Hình 17: Dự báo tỷ lệ của nhớt 4 thì trong tổng nhu cầu từ 2003 — 2008 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 4 thì E2 thì

Nguén: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division,

Trang 39

Bang 19: Dự báo nhu cầu của nhớt xe gắn máy 4 thì từ năm 2003 — 2008 Đơn vị: triệu lít 2003 2004 2005 2006 2007 2008 4 thi 28,42 30,34 32,39 34,58 36,92 39,42 2 thi - 4,21 4,22 421 4,19 4,15 4,09 Tổng 32,63 34,55 36,59 38,76 41,07 43,51 Hình 19: Dự báo nhu cầu của nhớt xe gắn máy 4 thì từ năm 2003 — 2008 70 60 2003 2004 2005 2006 El4th E2 thì 2007 2008 Đơn vị: triệu lít

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Trang 40

2.2.5 Dự báo như cầu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM và các vùng khác

Dưới những biện pháp của chính phủ nhằm chống lại tình trạng đô thị hóa và xu hướng chuyển sang sử dụng xe hơi và hệ thống giao thông công cộng ở Tp HCM, tỷ lệ nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì ở Tp HCM được dự báo sẽ giảm

đi ở một tỷ lệ là 0,55% mỗi năm trong tổng nhu cầu của cả nước trong suốt gia

đoạn từ năm 2003 đến năm 2013 Tỷ lệ này ở miền Bắc sẽ tăng trưởng ở mức độ

tương ứng do sự ưu tiên về phân bổ vốn ODA của chính phủ, và tỷ lệ này ở miễn

Nam được dự báo sẽ ổn định ở mức một phần ba của tổng nhu cầu cả nước

Bang 21: Tỷ lệ nhu câu nhớt xe gắn máy 4 thì theo từng vùng từ 2003-2008 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Miền Nam 33,3% 33,4% 33,4% 33,4% 33,4% 33,4% Miền Bắc 40,4% | 41,0% | 415%| 42,0% | 425%| 43,1% Tp HCM 26,2% 25,7% | 25,1% 24,6% 24,0% | 23,5% Hình 21: Tỷ lệ nhu cầu nhớt xe gắn máy 4 thì theo từng vùng từ 2003-2008 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 =] Mién Nam Hl Mién Bac H Tp HCM

Nguồn: Valvoline International Inc., Asia Pacific Division

Ngày đăng: 12/01/2022, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w