1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch đà lạt và kinh nghiệm từ cao nguyên genting malaysia khóa luận tốt nghiệp đại học

108 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

404p 0b 2194

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO

Trang 2

MUC LUC Trang

PHẦN MỞ ĐẦU seseeccceeansscenseeens m _ÔỎ 1 1 Lý do chọn để tài và mục đích nghiên cứu ae 2 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đễ

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học -‹ .-‹«<«ss«ee- 6 5 Ynghia khoa học và thực tiỄn -ecseserkesssekeerxrer 7

PHAN NOI 000 0255 8

Chương 1: VAI NET VE THANH PHO DA LAT 9

1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Đà Lạt 11 1.2 Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt 18 1.3 Cảnh quan 30 Chương 2: PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT - 33 2.1 Da Lạt từ năm 1893 đến năm 1954 - 34 2.2 Đà Lạt từ năm 1954 đến trước thống nhất đất nước 2.3 Đà Lạt từ năm 1975 đến năm 1986

2.4 Đà lạt từ năm 1986 đến sau đổi mới

Chương 3: DU LỊCH CAO NGUYÊN GENTING

MALAYSIAVÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 70

3.1 Vài nét về Malaysia và phát triển du lịch Malaysia

3.2 Cao nguyên Genting và phát triển du lịch 3.3 Kinh nghiệm cho Da Lạt từ du lịch của Genting Malaysia - 83 3.3.1 Nhìn lại phát triển du lịch Đà Lạt .- - 83 3.3.2 Kinh nghiệm từ Genting cho phát triển du lịch Đà Lạt - 9 x a? ˆ

PHAN KET LUAN sencccececansnccceeeeee "` % TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Ngày nay, du lịch đã trở nên quen thuộc với con người và việc đi du lịch cũng là hiện tượng phổ biến trong xã hội Bởi khi kinh tế phát triển, thu nhập không ngừng gia tăng, đời sống vật chất ngày càng được cải thiện, thì nhu câu giải trí, nghỉ ngơi, du lịch cũng được con người quan tâm hơn Chính vì thế, nhiều nước trên thế giới đã bắt tay vào làm du lịch Du lịch ngày nay mang lại lợi nhuận rất lớn, nó được coi là “ngành công ngiệp không khói” — vì những đóng góp quan trọng vào GDP cho một quốc gia

Trong xu thế đó, các quốc gia đều cố gắng, nổ lực quảng bá hình ảnh của đất nước mình ra khu vực và thế giới để mời gọi bạn bè từ khắp mọi nơi đến du lịch của đất nước mình để qua du lịch không

chỉ mang đến lợi nhuận mà còn hơn thế nữa, đó là cơ hội giúp làm tăng thêm sự hiểu biết và cảm thông, chia sẻ giữa các dân tộc, để mọi

người xích lại gần nhau hơn, thân thiện hơn và chung sống hoà bình

với nhau

Khi mở cửa giao lưu, hội nhập, hợp tác giữa các quốc gia thì mỗi nước không những tự nổ lực phấn đấu vươn lên, phát huy tiểm năng,

nội lực của quốc gia mình mà còn cần có cả sự trao đổi, học tập những

kinh ngiệm, thành công, ngay cả việc rút ra bài học từ thất bại của quốc gia khác, từ đó vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo cho phù

hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước nhà Chúng ta hoà nhập nhưng không hòa tan, phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có như vậy mới tạo ra được những nét riêng cho mỗi quốc

gia, mỗi vùng, mỗi địa phương, và sự khác nhau trong sản phẩm du lịch ở từng nơi — đó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn du khách đến và sẽ tiếp tục

quay trở lại

Trang 5

-3-

Việt Nam với ngành du lịch còn non trẻ đã mạnh dạn bước vào

cuộc chơi đẩy hấp dẫn lắm thử thách này Trong quá trình phát triển,

du lịch Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể bởi sự nổ lực không

ngừng, luôn trau dồi, học hỏi từ các quốc gia làm du lịch hiệu quả Là

một đất nước có tài nguyên du lịch trải dài trên toàn lãnh thổ, từ Bắc

đến Nam, mỗi nơi mang một nét riêng, nhưng đều góp phần tạo ra bức tranh chung của du lịch Việt Nam

Đà Lạt được biết đến như là thành phố hoa, thành phố với bạt ngàn rừng thông reo rì rào, nơi có khí hậu mát mẻ, nơi nghỉ dưỡng lý tưởng, nơi có nhiều hổ lắm thác, Thành phố Đà Lạt từ khi hình thành đến nay đều nổi danh không chỉ trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới về địa danh du lịch lý tưởng nhất Du lịch Đà Lạt đã, đang và

sẽ là một nét chấm phá góp phần tô điểm, làm cho điện mạo du lịch

Việt Nam thêm đặc sắc Điểu đó có nghĩa du lịch Đà Lạt cần phải

vươn cao hơn nữa để xứng đáng với những điều kiện thuận lợi sẵn có, với những tiểm năng chưa khai thác hết Lúc đó, những vị khách ở khắp năm châu bốn biển khi họ nghe Đà Lại, họ sẽ nghĩ ngay Việt Nam và nói đến Đà Lạt, họ sẽ háo hức tìm đến Việt Nam Việc nghiên cứu về phát triển du lịch Đà Lạt nhằm hiểu rõ hơn thực trạng, tiểm năng du lịch của vùng đất này, từ đó có những để xuất trong định hướng phát triển du lịch Đà Lạt một cách bến vững, tiếp tục ở vị trí số

một của ngành du lịch Việt Nam, rạng danh Việt Nam trên trường du

lịch quốc tế

Malaysia trong những năm qua đã nổi danh như là một quốc gia thành công ở khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế Riêng Cao

nguyên Genting của Malaysia có nhiều nét tương đồng với đặc điểm

Trang 6

nguyên này là điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn nhất của Malaysia Tìm

hiểu thực trạng, hoạt động du lịch ở Cao nguyên Genting đối sánh với du lịch Đà Lạt với mong muốn rõ hơn những nét tương đồng ở hai điểm du lịch nổi danh ở Đông Nam Á Đồng thời có thể tìm ra những bài học phát triển của du lịch Cao nguyên Genting Malaysia sẽ giúp cho Đà Lạt có những kinh nghiệm trên con đường phát triển du lịch hiện nay

Vi vay, dé tai “Phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ

Cao nguyên Genting Malaysia ? được chọn làm khóa luận như là cơ

hội cho sinh viên tự vận dụng những kiến thức có được trong thời gian học tập đại học, với mong muốn góp thêm những tư liệu, tài liệu bổ

ích, bên vững góp phần hiểu thêm du lịch Đà Lạt và phát triển du lịch

của Đà Lạt

2 Lịch sử nghiên cứu vấn để

Đà Lạt là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú mà các

giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, văn học - nghệ thuật luôn

đeo đuổi tìm hiểu và sáng tác Du lịch Đà Lạt cũng vậy, đã có rất nhiễu bài báo giới thiệu, nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Đà Lạt, mỗi loại, mỗi công trình, tác phẩm đều có những đóng góp nhất

định

Sau khi Đà Lạt được khám phá, nhất là từ đầu thế kỷ XX đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu, biên khảo về Đà Lạt của các

nhà khoa học, nhà báo, văn nghệ sĩ được công bố trên các báo chí,

trong các báo cáo, trong các ghi chép, trong các sách, trong nước cũng như ngoài nước về nhiễu lĩnh vực: địa lý, lịch sử, nông lâm

nghiệp, dân tộc học, môi trường và cả văn học - nghệ thuật, Nếu tập

hợp đây đủ thư mục về Đà Lạt thì tư liệu lên tới hàng nghìn Giới thiệu Đà Lạt bằng cách nào đó cũng chỉ là những nét chấm phá trên một bức

Trang 7

-5-

tranh hoành tráng mà thiên nhiên đã ban tặng cho xứ sở này, vùng đất

này

Về du lịch Đà Lạt cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ghi chép, mô tả, mỗi tài liệu đều có những đóng góp nhất định

cho việc hiểu thêm du lịch Đà Lạt Riêng vào dịp kỷ niệm Đà Lạt 110

năm (1893 — 2003), tập trung khá nhiều công trình được công bố về Đà Lạt và du lịch Đà Lạt, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã xuất bản “Đà Lạt 110 mùa xuân” của tác giả Trương Phúc Ân, có nhiễu tài liệu giúp

độc giả hiểu rõ hơn về con người, thắng cảnh của Đà Lạt cũng như lịch sử hình thành và phát triển của thành phố 110 tuổi này Cũng có thể kể

đến “Đà Lạt - thị trường du lịch” của Lê Kim Ngữ, “Địa lý du lịch” của Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả khác, “Địa chí Lâm Đồng” của

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, và nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khác viết về Đà Lạt Rõ ràng ngày càng có nhiều công trình tìm hiểu về du lịch Đà Lạt, song một công trình chuyên biệt tìm hiểu

phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ phát triển du lịch Genting

của Malaysia chưa được đầu tư nghiên cứu sâu hơn Được biết, Khóa I, khoa Đông Nam Á của Trường Đại Học Mở - Bán Công Thành phố Hồ Chí Minh có để tài nghiên cứu tương tự để hoàn thănh khóa luận (Tốt nghiệp năm 1995) song rất tiếc, người làm đề tài này không tìm thấy trong thư viện của trường

Còn về Malaysia cũng có một số tác giả đã nghiên cứu như Phú Văn Hẳn, Phan Thị Hồng Xuân và nhiéu nhà nghiên cứu về Đông Nam Á đã ngày càng dày thêm những công trình nghiên cứu về

Malaysia Bên cạnh đó còn có khóa luận tốt nghiệp “Du lịch

Malaysia” của Mạc Trí Hồng, Khóa 1993 -1997, Trường Đại Học Mở

Trang 8

Malaysia” đo Trịnh Huy Hóa biên dịch,cùng với các tài liệu khác về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội từ những bài báo, bài khoa học, giáo trình và tài liệu hội thảo về Malaysia, về Đông Nam Á trở thành

các tài liệu quý báu để tìm hiểu về Malaysia Các tài liệu đã công bố về Đà Lạt và Genting Malaysia đã trở thành tài liệu quý cho công trình “Phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ cao nguyên Genting Malaysia ”

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Bàn đến du lịch Đà Lạt thì có nhiều nội dung tìm hiểu Tuy

nhiên, đối tượng nghiên cứu chính của để tài “Phát triển du lịch Đà

Lạt và kinh nghiệm từ Cao nguyên Genting Malaysia ” chủ yếu tập

trung vào thực trạng phát triển du lịch Đà Lạt, tìm hiểu về tiểm năng du lịch và khả năng phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ Cao

nguyên Genting Malaysia với mong muốn có những hiểu biết về du

lịch Đà Lạt và để xuất định hướng phát triển du lịch Đà Lạt trở thành

một thành phố du lịch phát triển bển vững hơn nữa trong tương lai

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Với vốn hiểu biết và được đào tạo tại khoa Đông Nam Á,

Trường Đại Học Mở Bán Công Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên làm khóa luận để tài “Phát triển du lịch Đà Lạt và kinh nghiệm từ cao nguyên Genting Malaysia ” sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu khoa học xã hội và văn hóa, trong đó các phương pháp nghiên cứu về văn hóa sẽ được chú trọng vận dụng cùng bên cạnh sự bổ trợ của các phương pháp về dân tộc học, sử học, những

hiểu biết về du lịch Sinh viên thực hiện luận văn dành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu thực tế tại Đà Lạt, cố gắng vận dụng những

kiến thức về du lịch, cũng như các môn khoa học khác như: sử học, đân

Trang 9

tộc học, kinh tế học, Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp văn hóa học, dân tộc học và các

phương pháp chính áp dụng tìm hiểu du lịch trong quá trình thực hiện dé tai nay

5 Ynghia khoa học và thực tiễn

Sinh viên làm khóa luận để tài “Phát triển du lịch Đà Lạt và

kinh nghiệm từ Cao nguyên Genting Malaysia ” hy vọng các kết quả

Trang 10

PHAN NOI DUNG

Trang 13

-11-

1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng ở Nam Tây

Nguyên nước Việt Nam nằm trong tọa độ địa lý 1112' - 12?15' vĩ độ Bắc, 10715'-108245” kinh độ Đông Nói đến du lịch Đà Lạt là nói đến

tỉnh Lâm Đồng Vì vậy, tìm hiểu Đà Lạt thì không thể tách ra khỏi Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 9.746,8 km”, chiếm khoảng

2,9% diện tích cả nước Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh

Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam —- Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnh

Đắc Lắc Lâm Đồng năm trọn trong nội địa của nước Việt Nam, không có đường biên giới quốc gia và bờ biển

Tỉnh Lâm Đồng gồm: thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, các

huyện: Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương, Lạc Dương, Đạ Huoai, Đạ Téh, Cat Tiên, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạm Rông

Thành phố Đà Lạt - trung tâm hành chánh của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lang Bian, & 11°52'-12°04’ vi độ Bắc và

108235” kinh độ Đông, Đà Lạt có độ cao 1.500m so với mặt nước biển

Đà Lạt có diện tích tự nhiên 391,1 km”; bao bọc bởi huyện Lạc Dương

về phía Bắc, huyện Lâm Hà về phía Tây, huyện Đơn Dương về phía Đông, huyện Đức Trọng về phía Tây Nam

Đà Lạt có 12 phường và 3 xã gồm: phường 1, phường 2, phường

3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9, phường 10, phường 11, phường 12 và các xã: Xuân Thọ, Xuân Trường,

Tà Nung'

Trang 14

Lâm Đông có 70% diện tích là núi rừng, khí hậu quanh năm mat

mẻ Các nhà khí hậu học gọi Đà Lạt là “thành phố của mùa xuân”, vì

nhiệt độ trung bình cao nhất trong ngày là 24°C và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ngày là 15°C Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.755mm (69 in) Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 03 năm sau Mùa

mưa từ tháng 04 đến tháng 11 Có nắng trong tất cả các mùa Nhờ khí

hậu đó mà thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc quanh năm

Đà Lạt có khí hận trong lành và ôn hòa mát mẻ quanh năm,

nhiệt độ trung bình hằng năm 17,9°C? Tháng có nhiệt độ cao nhất không quá 20C, còn tháng có nhiệt độ thấp nhất cũng không dưới

15C)

Từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt bằng đường bộ, theo Quốc lộ 20 với độ dài 286km hoặc đi máy bay (Thành phố Hồ Chí

Minh — Đà Lạt), từ các tỉnh Nam Trung Bộ theo đường Quốc lộ 27 dài

trên 100km, qua dấu tích đất Champa cổ, qua đèo Ngoạn Mục hùng vĩ đến Đà Lạt

Địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: Bậc địa hình thấp là

vùng trung tâm có dạng như một lòng chao bao gồm các dãy đổi đỉnh tròn, dốc thoai thoải, có độ cao 25 — 100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi: Láp —

Bê Bắc (1.738m) ở Bắc Đà Lạt, Láp - Bê Nam (1.709m) ở Đông Đà

Lạt, You Lou Rouet (1.615m) ở Tây Đà Lạt Bên ngoài cao nguyên là

Trang 15

-13-

Các loại đất ở Đà Lạt thuộc 2 nhóm chính: nhóm đất Feralit

vàng đỏ phân bố ở độ cao 1000 — 1500m và nhóm mùn vàng đỏ trên

núi phân bố ở độ cao 1000 —- 2000m Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không đáng kể

Bên cạnh các dòng suối nhỏ như: Phước Thành, Đa Phú, Đạ Prenn, suối Tía (Đạ Trea), , dòng suối dài nhất ở Đà Lạt là suối Cam

Ly, bắt nguồn từ núi You Boggey (1.642m), chảy qua hồ Than Thở, hồ Xuân Hương sau đó đổ về thác Cam Ly Từ đây, suối chuyển dòng

chảy từ Đông sang Tây rổi xuôi về Nam, đổ vào sông Đa Dâng ở

huyện Lâm Ha‘

Đà Lạt có những thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nổi tiếng như các hổ: hỗ Xuân Hương, hổ Than Thở, hô Đa Thiện, hồ Chiến Thắng,

hồ Vạn Kiếp, hỗ Tuyển Lâm, Mỗi hồ có một lịch sử, một tên gọi rất

gợi cảm Hỗ Xuân Hương có hình dáng mảnh trăng lưỡi Hểm gác

chếch theo hướng Đông Bắc ~ Tây Nam Viễn quanh hồ là con đường nhựa láng bóng tiếp nối với hàng lọat con đường khác từ khắp các nẻo của thành phố đổ về Bao quanh hổ còn có những đổi thông kế tiếp nhau Đổi thông cũng là một nét riêng của Đà Lạt và có sức hấp dẫn

đặc biệt Có thể gọi Đà Lạt là thành phố trong rừng thông Hồ Than

Thở cách trung tâm Đà Lạt 5km về phía Đông Bắc nằm ở giữa rừng

thông mênh mơng Ngồi tiếng thơng reo, không gian ở đây thật yên lặng Dạo chơi quanh hổ làm cho thư giãn thần kinh, tâm hồn thư thái„.” Các thác nước: Cam Ly, Đatanla, Prenn, Hang Cọp, Uyên

Ương, mỗi ngọn thác đều mang vẻ đẹp quyến rũ riêng, nhìn những thác nước tung bọt trắng xóa, đổ xuống vách núi, phía trên là khoảng

* www.dalat.gov.vn/diachinoidung/

Trang 16

trời xanh cao vút, du khách sẽ cảm thấy hết vẻ hùng vĩ của Tây Nguyên, tương phản với vẻ hiển hòa, tĩnh lặng của thành phố Đà Lạt

Đặt chân vào cửa ngõ thành phố Đà Lạt, ngay bên Quốc lộ 20 là dòng thác Prenn huyển thoại, ẩn mình giữa khu rừng thông cổ thụ mênh mông, bốn mùa rộn rã tiếng chim Đến thăm thác Prenn, du khách sẽ tận hưởng sự ém diu va duyên dáng của một bức màn nước đổ nhè nhẹ

từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ Dưới chân thác là chiếc cầu

cong nhỏ bắc ngang qua hồ nước Du khách có thể đi qua cầu tới sát bức màn nước để thưởng ngoạn cảnh đẹp nay’

Đà Lạt còn với Đổi Cù, Thung Lũng Tình Yêu, rừng Ái Ân,

Công viên Hoa, với lớp sương giăng trên rừng thông, với khu săn bắn và nước khoáng”

Đà Lạt còn có nhiều thắng cảnh đẹp khác nằm ở những vị trí

cách không xa trung tâm như thác Cửa Thần (M' Bông Yang) cao l5m,

thác Khát Vọng (Liang K'Bi0), thác Ba Tầng (Liang Pe Knñũ) Cả ba

thác này đều nằm ở xã Tà Nung, cách Đà Lạt 20km về phía Tây Ở Tà

Nung còn có hòn đá Mẹ (Lu Me Yang) có hình móng chân ngựa liên quan đến truyền thuyết gắn với cuộc chiến tranh của người bản địa từ

nhiều thế kỷ trướcŠ

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng

Trang 17

-15-

văn, đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hổ, thác nước, đổi núi, rừng thông ngoạn mục”

Ngay từ buổi đầu, cũng như nhiều địa phương khác, Đà Lạt vẫn theo những kiểu sản xuất mang tính chất cổ truyền, tự cấp, tự túc của

các cộng đồng dân tộc ít người bản địa Người Kinh lên Đà Lạt sản

xuất rau và sau này là hoa cũng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ

hoặc phục vụ các quan chức và binh lính Pháp Nhờ điểu kiện thổ

nhưỡng và khí hậu phù hợp, Đà Lạt đã trở thành nơi sản xuất rau và hoa nổi tiếng gần như chiếm vị trí độc tôn trên thị trường miển Nam trong gần nửa thế kỷ qua Những mặt hàng nổi tiếng là: sú, sú lơ, cải thảo, khoai tây, cà rốt, hành tây, atisô, đâu tây, hổng, mận, trà, cà phê luôn được khách hàng yêu chuộng Thành phố Đà Lạt ngày nay

có hơn 1500 loài hoa được trồng trong các trang trại hoặc trong các gia

đình nổi tiếng như các loại hoa: hồng, cẩm chướng, Iys, lay ơn, đỗ

quyên, anh đào, mimoza, păng xê, cẩm tú cầu, linh lan, trong đó có

các loại hoa địa lan, phong lan Hoa không chỉ làm tôn vẻ đẹp của thành phố, mà thực sự có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở địa phương Hoa và rau quả của Đà Lạt còn là một ngành kinh tế quan trọng trong xuất khẩu, đã thu hút gần 30% lao động và chiếm 18% tổng GDP của Đà Lạt Hàng năm, Đà Lạt có thể sản xuất ra trên 100.000 tấn rau các loại cung cấp cho thị trường thành phố Hỗ Chí

Minh, các tỉnh phía Nam, miễn Trung và xuất khẩu sang Nhật Bản,

Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, và bán ra nước ngoài từ 20 — 30 tấn hoa tươi!”

° www.dalat.gov.vn/diachi/noidung/

Trang 18

Nhân sự kiện Lễ hội sắc hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 18 đến 20

tháng 12 năm 2004, ông Nguyễn Tri Diện, Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân

thành phố Đà Lạt đã đánh giá về khả năng sản xuất hoa của Đà Lat: Đà Lạt có khoảng 800 hecta trồng hoa, sản lượng khoảng 600 triệu

cành Trong chiến lược đến năm 2010 sẽ mở rộng diện tích lên thành 3000 — 4000 hecta, sản lượng khoảng 2 tỷ cành hoa/năm, trong đó nắng dần tỷ lệ hoa xuất khẩu Năm 2003, sản lượng hoa xuất khẩu đạt khoảng 7 triệu USD, năm 2004 khoảng 9 triệu USD Hoa chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông và một số nước Châu Á khác Ngoài ra, hoa còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, dịch vụ'"

Các ngành dịch vụ ở Đà Lạt cũng phái triỂn, thu hút gần 40%

lao động của thành phố Ngành kinh doanh, thương mại, dịch vụ, du lịch tuy ít lao động hơn khu vực nông nghiệp nhưng nguồn thu ngân

sách trong khu vực này chiếm gân 70% tổng thu ngân sách của thành

phố Kinh doanh du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn khá quan

trọng của Đà Lạt Hàng năm có gần 400.000 lượt khách trong nước và

gần 60.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà

Lạt

Thành phố có 9.978 hecta đất sản xuất nông nghiệp (trong đó

gồm: 5.178 hecta cây hàng năm và 4.830 heca cây lâu năm) Với ưu

thế về khí hậu và thổ nhưỡng, Đà Lạt đang tiếp tục xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất rau an toàn, rau sạch và phát triển nghề trồng hoa chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch tại chỗ, trong nước và xuất khẩu ”

" Theo VnExpress, thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2004

12 www.lamdong.gov.vn/cdrom/vhnlamdongTK21/vieinam/

Trang 19

-17-

Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc và cả dưới chế độ Việt Nam

Cộng Hòa, Đà Lạt cố gắng giữ vai trò là một trong những trung tâm

văn hóa, giáo dục phát triển ở miễn Nam với hệ thống cơ sở nghiên

cứu khoa học, giáo dục và đào tạo từ sơ cấp đến đại học Sau ngày giải phóng, chính quyển cách mạng tiếp quản đã phục hôi và phát triển khá đồng bộ, đều khắp, chứng minh rất rõ Đà Lạt là một trung tâm văn

hóa, giáo dục — đào tạo và nghiên cứu khoa học ở miễn Trung và Tay Nguyên Việt Nam

Nhiệm vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học ở đây chẳng những

phục vụ cho nhân dân trong thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn thu hút mạnh mẽ cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miễn Đông

Nam Bộ Đó là trường Đại Học Đà Lạt, Viện nghiên cứu hạt nhân, Phân viện sinh học, Học viện Lục Quân, Viện Vacxin (Pasteur), trường

Cao đẳng sư phạm, cùng với gần 100 trường học từ mẫu giáo đến phổ

thông trung học

Đà Lạt có số dân là 1.059.508 người (năm 2004)

Dân tộc: Việt (Kinh), CơHo, Mạ, Lạt,

Trong đó người Kinh chiếm 96,98%, các dân tộc ít người chiếm

3,02% Người Kinh ở Đà Lạt từ nhiều miễn đất nước về đây sinh sống

lập nghiệp qua các thời kỳ, chủ yếu là người Hà Đồng, Nghệ Tinh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Ninh Thuận, .”

Cộng đồng dân cư Đà Lạt là một sự hoà nhập hết sức độc đáo

của các dân tộc từ các vùng Bắc, Trung, Nam Cả tỉnh có trên 20 tộc

Trang 20

người, đông nhất là người Việt, sau đó là Cơ Ho, Mạ, Lạt, Srê, Chu

Ru,

Văn hóa của các cộng đồng dân cư này cùng với văn hóa của

đân tộc CơHo bản địa và sự giao lưu văn hóa thế giới đã tạo nên những

nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiển hòa, thanh lịch và

mến khách Ý

Đà Lạt lâu nay trong tâm thức nhiễu người là một vùng đất rộng

lớn trên cao nguyên Lang Bian và các vùng phụ cận với cao nguyên

này, mặc dù địa giới của thành phố Đà Lạt được xác định khác nhau

qua từng thời kỳ Đầu thế kỷ XX, Đà Lạt là một vùng nằm trong tổng

Lang Bian với 17 buôn Năm 1916, trung tâm đô thị Đà Lạt được thành

lập Năm 1920, thị xã Đà Lạt là thị xã loại II gồm có vùng nội ô và ngoại ô Vùng ngoại ô gồm làng mạc và đất đai nằm trên cao nguyên Lang Bian

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thị xã Đà Lạt đặt

trong tỉnh Lâm Viên Dưới chế độ Sài Gòn Việt Nam Cộng hòa, Đà Lạt là một đô thị trực thuộc Trung ương và vùng phụ cận Đà Lạt (Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương) thuộc tỉnh Tuyên Đức Về sau Đà Lạt

sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức để trở thành một đơn vị hành chính mang

tên Đà Lạt - Tuyên Đức

Qua nhiễu biến đổi, Đà Lạt ngày nay là đô thị loại II, là trung

tâm chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội của tỉnh Lâm Đồng 1.2 Sự hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt Thành phố Đà Lạt là một đô thị trẻ, tuy chỉ có lịch sử hình thành

và phát triển mới hơn 100 năm nhưng đã được rất nhiều người trong nước và quốc tế biết tới vì đã từng được mệnh danh là một tiểu Paris

'* www.dalat gov.vn/diachi/noidung/

Trang 21

-19-

(Petit Paris), thủ phủ của Hoàng triểu Cương thổ, cao nguyên Trung phần, thành phố nghỉ mát (Sanatoium) miền núi lý tưởng và đã có đồ án quy hoạch trở thành thủ đô của Đồng Dương

Đà Lạt xưa kia là một vùng rừng núi hoang vu, ít ai biết đến, với đòng suối Đạ Lạch (nay là suối Cam Ly) và bộ tộc người Lạch sinh

sống cách biệt với vùng déng bang Sau nay bac si Alexandre Yersin,

người Pháp gốc Thụy Sĩ, thám hiểm Cao nguyên Lang Bian va dat

chân đến Đà Lạt ngày 21 tháng 06 năm 1893, Đà Lạt mới được nhiều người biết đến và ý định xây dựng một thành phố nghỉ mát trở thành

hiện thực”

Cho đến bây giờ vẫn chưa ai lý giải được các tộc người: Lat, C¡l,

Sré, c6 mat & Đà Lạt từ lúc nào, mà chỉ ước đoán rằng họ xuất hiện trên thành phố cao nguyên này cách đây khoảng 400 — 500 năm gắn với thời kỳ hưng thịnh nhất của vương quốc Chămpa

Sự phát hiện một số di chỉ đá mài quanh đèo Prenn thời gian

qua cho thấy từ rất xa xưa Đà Lạt đã có bóng dáng con người Nhưng

những người ấy có quan hệ gì với người Lat, Cil, Sré hay người Kinh thì còn phải chờ các công trình nghiên cứu khoa học đây đủ mới có thể

xác định được Song, có một điều chúng ta có thể biết chắc chắn rằng

Đà Lạt — tên gọi của vùng đất xinh đẹp này là do chính bà con dân tộc

thiểu số người Lát đặt Ông Cunhac — viên Công sứ đầu tiên của thành phố cũng đã thừa nhận như vậy khi trả lời phỏng vấn Baudrit về tên

gọi Đà Lạt Cunhac nói: “ À la Place du lac coulait le petit ruisseau de la tribu des Lat et qu’on appclait “Dalat” (Da au Dak: eau en moi) Tạm dịch: “ Ở hồ nước mà dòng suối nhỏ của bộ tộc Lát chẩy qua

Trang 22

người ta gọi là “Đà Lạt”, theo tiếng thượng Da hay Dak có nghĩa là

nước” Nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học cho rằng Đà Lạt có gốc là “Dàlàc”, phát âm theo tiếng dân tộc thiểu số Nam Tây nguyên “Da”

là nước, “ Lạch” là tên của bộ tộc Lạch (Lat), có nghĩa là nước của

người Lạch, sau đó do quá trình “Việt hóa” đã biến âm thành Đà Lạt ế

Thời gian qua đã có không ít người ngộ nhận rằng danh xưng Đà

Lạt là do người Pháp đặt, nhưng sự thật vào năm 1937, một trận hỏa

hoạn lớn đã thiêu rụi toàn bộ khu vực “chợ Cây” - khu chợ đầu tiên của Đà Lạt Công sứ Lucien Auger quyết định cho xây cất lại một khu chợ mới khang trang hơn nhằm có chỗ mua bán thuận tiện cho cư dân Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành phố (khu Hòa Bình ngày nay) và cho

gắn trên mặt tiên của khu chợ một tấm phù điêu lớn hình tròn, bên trên có chạm hình một đôi thanh niên nam nữ người Lat, một con cọp và một câu châm ngôn bằng tiếng Latinh khá hay: “Dat Aliss Laetitam Aliss Temperrem” (cho người này niềm vui, người kia sự mát lành)

Chỉ cần ghép 5 chữ cái đầu tiên lại ta sẽ có cái tên DALAT và chợ Đà Lạt bắt đầu có tên từ đó'”

Đà Lạt thực sự tỉnh giấc là vào thời khắc 15 giờ 30 phút ngày 2I

tháng 06 năm 1893, sau một chuyến thám hiểm dài ngày khu vực miễn

Đông Nam Bộ, bác sĩ Alexandre Yersin - một người Pháp gốc Thụy Sĩ đặt chân lên cao nguyên Lang Bian đã làm thay đổi một vùng đất hoang sơ và tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Đà

Lạt, góp phân biến vùng đất của người Lat, người Cil lúc ấy vẫn chưa

1 Trương Phúc Ân (2003), Đà Lại 110 màa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 16, 18

!? Trương Phúc Ân (2003), Đà Lại 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 86

Trang 23

-21-

có tên trên bản dé thành một thành phố Đà Lạt nổi tiếng được ghi

trong tự điển bách khoa của nhiều nước trên thế giới như hôm nay `,

Thực tế, trong cuộc thám hiểm và phát hiện tĩnh cỡ đó, A.Yersin

đã ghi chép rất cẩn thận các chỉ tiết về vùng đất này, để rồi 4 năm sau, khi phúc đáp lá thư của Tồn quyền Đơng Dương Paul Doumer để

ngày 23 tháng 7 năm 1897 yêu cầu các khâm sứ phải tìm một nơi có khí hậu tốt lành để xây dựng trung tâm nghỉ dưỡng cho các binh sĩ và

công chức người Pháp bị mệt mỏi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới và cái

nóng nung người của vùng đồng bằng nhằm giúp họ sớm hồi phục sức

khỏe, Yersin đã viết một tờ trình, phân tích khá chỉ tiết và cụ thể các yếu tố về: độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng, thắng cảnh, cư dân, của vùng cao nguyên Lang Bian thay cho đỉnh núi Ba Vì của miền Bắc và Vũng Tàu của miễn Nam Việt Nam để làm nơi nghỉ đưỡng cho người Pháp

Sau nhiều lần đọc kỹ tờ trình của Yersin và cân nhắc một cách thận

trọng, tháng 10 năm 1897 Toàn quyền Doumer đã quyết định cử một phái đoàn lên cao nguyên Lang Bian nhằm kiểm tra thực tế và tìm ra

một con đường ngắn nhất lên vùng đất này dưới sự chỉ huy của Đại úy

pháo bính Thouard Qua 11 tháng khảo sát, phái đoàn của Thouard đã đệ trình lên Doumer một bản báo cáo chỉ tiết rất dài cho thấy việc để nghị chọn cao nguyên Lang Bian của Yersin là hoàn toàn phù hợp và

đúng đắn, mặc dù việc mở đường lên vùng này có phần khó khăn ` Tháng 05 năm 1899 phái đoàn thứ hai do đại úy Guynet dẫn đầu

đã tiến hành cho thi công một con đường bộ lên cao nguyên Lang Bian Trong 13 tháng, đoàn đã làm xong con đường không trải đá dài 120km từ Cửa Nại (cách Phan Rang 7km) qua Xomgon, Đơn Dương,

Trang 24

Đà Lạt đến Đan Kia Đáng chú ý là trong đồn cơng tác lần thứ hai này có bác sĩ Euenne Tardif Tardif đã dày công nghiên cứu về đất đai, khí hậu, thảo mộc cũng như các điều kiện cần thiết khác cho một thành phố nghỉ dưỡng ở hai điểm Đà Lạt và ĐanKia Sau đó, ông làm

bản phúc trình gởi Toàn quyển Doumer, phân tích kỹ các mặt thuận lợi của Đà Lạt và Đan Kia như: vệ sinh, đất đai, độ cao, nguồn nước,

không khí, thảo mộc, giao thông Cuối cùng, do đường sá vào DanKia

lúc bấy giờ quá khó khăn, nên Doumer quyết định cho xây dựng tại Đà

Lạt trước ?9

Khi còn ở Hà Nội, Doumer đã lập ra một chương trình xây dựng

Đà Lạt khá quy mô Theo chương trình này, Đà Lạt là một thành phố

toàn vẹn với các trụ sở hành chính hoạt động trong mùa hè, các trường trung, tiểu học và doanh trại quân đội Trong bản đồ phân lô đã bố trí

các công trình kiến trúc từ Dinh Toàn quyển đến bệnh viện và văn

phòng làm việc của các cơ quan: Công chánh, Thuế vụ, Thú y, Thanh tra, Tài chính, Nông nghiệp, nằm trên các trục đường chính Tòa thị chính rộng 306,88 m” với nhiều phòng ốc Một nhà máy nước sạch dự kiến xây dựng để cung cấp cho 10.000 dân và trong tương lai có thể thỏa mãn cho 40.000 người Nước được sản xuất bằng cách lọc, ozon hóa và có cả tia cực tím Một nhà máy thủy điện cũng sẽ được xây dựng tại thác nước Ankroet với công suất 2760kw/h nhằm cung cấp điện cho thành phố”

Nhưng năm 1902, P.Doumer bị điều về Pháp, cả dự án xây dựng Đà Lạt khá đồ sô của Doumer bị ngưng lại, kinh phi bị cắt, nhiễu công trình xây dựng bị ngưng trệ Toàn quyển Paul Beau lên thay, Đà Lạt

?° Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt ! 10 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 218, 220 ?! Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt ï 10 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 222

Trang 25

-23-

lại triển miên trong giấc ngủ hoang sơ kéo dài hơn 10 năm Trong thời

gian này, các phái đoàn của Baylié (1903), Bencquin (1904), Grall (1905) và tiếp theo đó là các đoàn của Garnier, Cunhac, Ducla,

Vassal, liên tục lên cao nguyên Lang Bian để nghiên cứu và kiến nghị với toàn quyển Paul Beau nên tiếp tục cho xây dựng Đà Lạt thành

một thành phố nghỉ dưỡng”?

Năm 1907, Hotel Du Lac (khách sạn Hồ) là khách sạn đầu tiên

của Đà Lạt được xây dựng (vị trí khách sạn Hang không ở đường Hồ Tùng Mậu ngày nay) Vào những năm đầu thế kỷ XX, Đà Lạt vẫn còn

hoang vắng đến vô cùng” Đến thời Toàn quyển Klobukowski (1908 —

1910), các hoạt động xây dựng thành phố cũng tiếp tục nằm trong tình trạng “án binh bất động”

Mãi đến khi toàn quyén Albert Sarraut lên thay thế thì Đà Lạt

mới có điều kiện phát triển vi Albert Sarraut khá quan tâm tới Đà Lạt

Toàn quyên Albert Sarraut đã ban hành các Nghị định trích ngân sách để đầu tư xây dựng Đà Lạt theo ý muốn của mình gồm : xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục và hoàn thành các công trình

đường sá lên Đà Lạt vào năm 1914 Từ đó, Đà Lạt có cơ hội được

đánh thức sau những mùa xuân buồn bã

Đến năm 1916, Đà Lạt đã thay da đổi thịt trước khi trở thành

tỉnh ly của tỉnh Lang Bian và được Toàn quyển Rome ký Nghị định chính thức thành lập thị tứ Đà Lạt vào ngày 06 thang 01 nam 1916

Tiếp đó, ngày 20 tháng 04 năm 1916 Hội đồng nhiếp chính vua Duy

32 Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 màa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc,trang 222,

224

Trang 26

Tân đã công bố Dụ thành lập trung tâm d6 thi (Center Urban) Da

Lạt?t

Ngoài ra còn có các Dụ và Nghị định khác, nhờ vậy Đà Lạt

càng có điều kiện phát triển Ông Cunhac là viên Công sứ đầu tiên của Đà Lạt đã được Toàn quyền bổ nhiệm Chính nhỡ vào bối cảnh thuận

lợi ấy nên hàng loạt công trình mọc lên: năm 1916, khách sạn Lang

Bian Palace (nay là Palace Sofitel Hotel) được xây cất và khánh thành

vào năm 1922 Nhà máy điện Đà Lạt ra đời vào năm 1918 theo sáng

kiến của Cunhac để cung cấp điện cho cư dân và du khách đến Đà Lạt, không đừng lại ở đó, Tồn quyền Đơng Dương còn chỉ thị cho kỹ sư Labbé thực hiện ngăn dòng suối Lát để tạo thành hê Lớn (Grand

Lac) nhằm tạo nên vẻ thơ mộng cho Đà thành vào năm 1919 Đến năm

1920, nhà máy nước Đà Lạt được xây dựng Cũng trong năm này, hệ

thống đường bộ từ Phan Rang lên Đà Lạt được cấp tốc đầu tư để hoàn

tất Đường xe lửa răng cưa từ Xomgon lên Đà Lạt cũng được khởi công Một số nhà xây bằng gạch, trường tiểu học, ngân khố, bưu điện dân dẫn xuất hiện Đến năm 1923, đồ án thiết kế của kiến trúc sư Hébrard được thông qua (Nội dung chính của đổ án là tập trung các

vùng dân cư quanh khu vực Grand Lac (hể Xuân Hương ngày nay) và

phát triển cư dân về phía Tây của hổ) Dân số Đà Lạt lúc này có khoảng 1.500 người”

Trong vòng 30 năm kể từ ngày bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên Lang Bian và để nghị với Tồn quyền Đơng Dương xây dựng nơi đây thành một trung tâm nghỉ dưỡng, Đà Lạt đã có những thay đổi đáng kể:

?'Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 226 ?* Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 maa xudn, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 228,

230

Trang 27

-25-

từ một vùng đổi núi hoang vu thưa thớt bóng người, chỉ cómột nhóm

nhỏ cư dân là dân tộc thiểu số người Lat, người Cil, người Sré, Đà Lạt

đã dẫn dẫn định hình thành một thành phố nghỉ dưỡng Có thể nói đây

là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển của Đà Lạt để vươn tới trở

thành một trung tâm du lịch lớn của Đông Dương và là điểu kiện để

thu hút từ chính khách đến người lao động đổ về nhằm góp phân xây dựng Đà Lạt trở thành một thành phố trong tương lai?5

Từ năm 1926 dưới thời Toàn quyển Varenne, nhờ có cách nhìn cởi mở và rộng rãi hơn, nhất là về văn hóa, giáo dục nên Đà Lạt có điều kiện hoàn tất các dự án về khu văn hóa do Hébrard thiết kế Các trường trung và tiểu học Pháp nối tiếp nhau ra đời: Petit Lycée (nay là

trường Kỹ thuật Đà Lạt) được xây dựng từ năm 1927; Grand Lycéc (nay là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) xây xong năm 1935 Sau đó

cả hai trường sáp nhập và lấy tên chung là Lycée Yersin nhằm ghi nhớ công ơn của bác sĩ Yersin — người có công tìm ra cao nguyên Lang Bian và khai sinh thành phố xinh đẹp này”

Trong giai đoạn này nhiều cơ sở hạ tầng của Đà Lạt được tập

trung nâng cấp và xây dựng: nhà máy điện được nâng cấp, sửa chữa lại vào năm 1927 nhằm cung cấp đủ điện sinh họat cho cư dân thành phố, nhà máy nước cũng được mở rộng để không chỉ phục các cơ quan mà còn cho cả dân chúng vào năm 1929 Hàng trăm biệt thự với những kiểu dáng kiến trúc khác nhau được xây dựng và gia tăng đáng kể, Năm 1930 là 398 biệt thự, năm 1939 là 427 biệt thự”

? Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 232

?7 Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 234

? Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 236,

Trang 28

Năm 1931, nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà) được khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 1942 Năm 1933, kiến trúc sư Pineau hoàn thành đồ án chỉnh trang mở rộng đô thị Đà Lạt Trên cơ sở đó, hầu hết các đường lên Đà Lạt đều được hoàn chỉnh như

hiện nay Năm 1932, đường Sài Gòn qua đèo Bảo Lộc được làm xong,

nhờ vậy xe khách và hàng hóa ít đi đường cũ (Sài Gòn - Ma Lam — Da Lạt, hoặc Sài Gòn — Phan Rang —- Đà Lạt Năm 1933 đường xe lửa răng cưa lên Đà Lạt được hoàn thành và nhà ga Đà Lạt được xây dựng

hoàn chỉnh vào năm 1938 với kiến trúc khá độc đáo””

Cùng với sự phát triển của thành phố, dân số Đà Lạt cũng tăng nhanh: nếu như năm 1923 Đà Lạt chỉ có 1.500 người thì đến 1938 đã

tăng lên 9.500 dân, sang năm 1939 tăng vọt lên 11.500 người trong đó

phần lớn là người Pháp, người Việt rất ít

Từ năm 1940 đến năm 1945, bộ mặt Đã Lạt thay đổi khá lớn vì

Thế chiến thứ II (1939 —- 1945) bùng nổ khiến các quan chức người Pháp không còn điều kiện về nước nghỉ dưỡng, nên hầu hết đổ xô lên Đà Lạt và xem nơi đây là quê hương thứ hai của mình Bên cạnh đó,

khách du lịch đổ lên Đà Lạt ngày một đông, nên muốn thuê phòng ở các khách sạn phải đặt chỗ từ nhiều tháng trước Lúc bấy giờ công ty

du lịch Lang Bian được thành lập với 80 nhân viên

Năm 1943, Đà Lạt có thêm 34 biệt thự ra đời, năm 1944 lại

Trang 29

27-

chiễn với kiến trúc độc đáo như Linh Sơn, Linh Phong, cũng được xây dựng trong năm này nhằm tăng thêm vẻ quyến rũ cho Đà Lạt”

Năm 1942, Toàn quyền Decoux quyết định cho xây ngay nhà máy thủy điện Ankroet và năm 1944 thì nhà máy này đi vào hoạt

động Về giao thông từ tháng 02 năm 1943 đoạn đường từ thác Prenn

lên Đà Lạt được tu sửa và chỉnh trang bằng việc bỏ đoạn đường cũ thay bằng đoạn đường mới theo sườn núi khác nên chiều dài đã được

rút ngắn và các khúc quanh được mở rộng để tránh tai nạn

Nhờ những sự đầu tư và mở mang đó, chỉ trong vòng 5 năm, dân số Đà Lạt đã tăng lên gấp đôi so với trước: từ 13.500 người năm 1940 tăng lên 13.800 người năm 1941, 17.500 người năm 1942; 21.000 người năm 1943; 25.000 người năm 1944, trong đó có 5.600 người Pháp — con số cao nhất trong 50 năm kể từ ngày thành phố ra đời” Số biệt thự của Đà Lạt đã gia tăng một cách đáng kể: 530 ngôi năm 1940 tăng lên 560 ngôi năm 1941, rồi 579 ngôi năm 1942; 743 ngôi năm 1943; 810

ngôi vào năm 1944 và 1.000 biệt thự vào năm 19453,

Sau hơn 45 năm xây dựng (1899 — 1945) Đà Lạt đã trở thành

một thành phố thơ mộng và xinh đẹp tuyệt vời của vùng Viễn Đông lúc bấy giờ, vì khí hậu, danh lam thắng cảnh và tiềm năng phát triển

về du lịch nghỉ dưỡng ít nơi nào ở Việt Nam có thể so sánh được Š Quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt cũng là quá trình hình

thành truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đà Lạt Với

hoàn cảnh khốn khó và điều kiện khắc nghiệt, muốn tổn tại, đoàn

3° Trương Phúc Ân (2003), Đà Lại 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 244

?! Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 246

Trang 30

người làm phu “tứ cố vô thân” từ bốn phương quy tụ về đây phải

thương yêu đùm bọc nhau, gắn bó sống chết không rời để tạo nên sức mạnh đoàn kết đấu tranh Chẳng những đấu tranh với thiên nhiên mà

còn phải đấu tranh với quân thù một cách quyết liệt, chống lại sự áp bức bóc lột để giành quyển sống vốn có của con người Chỉ bộ đầu tiên

ở Đà Lạt được thành lập vào tháng 04 năm 1930 đã liên tục lãnh đạo

các phong trào của công nhân đấu tranh chống áp bức, đòi tăng lương,

tuyên truyền tư tưởng cộng sản, chuẩn bị điểu kiện và lực lượng để

lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25 tháng 08 năm 1945

thành công” Tuy chính quyển cách mạng chỉ tổn tại trong một thời gian ngắn nhưng tác dụng của nó rất lớn đối với nhân dân trong thành

phố và cả tỉnh

Đà Lạt còn là địa điểm được hai chính phủ Việt - Pháp chọn

làm nơi mở Hội nghị trù bị vào tháng 05 năm 1946 Mặc dù Hội nghị

này không đạt được kết quả như mong muốn, nhưng nó cũng góp phan đáng kể khích lệ phong trào cách mạng tại thành phố này

Phong trào cách mạng của nhân dân Đà Lạt trong hai cuộc

kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã diễn ra liên tục, tuy bộ máy

đàn áp, kểm kẹp của đế quốc và ngụy quyền ở đây mạnh gấp nhiều

lần”

Đến ngày 03 tháng 04 năm 1975, Đà Lạt hoàn toàn giải phóng, một trang sử mới được mở ra cho thành phố cao nguyên này *

Với thành tích đặc biệt xuất sắc, thành phố Đà Lạt và xã Xuân

Trường được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ

3 Trương Phúc Ân (2003), Đà Lại 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 248

3s www.dalat.gov.vn/diachi/noidung/

3 Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 270

Trang 31

-29-

trang nhân dân” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Ngày

19 tháng 05 năm 1958, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Tuyên Đức trên cơ sở lấy thêm một phần Đông Nam Đà Lạt là hai

quận: Đơn Dương và Đức Trọng”5,

Dưới thời Ngô đình Diệm, một kế hoạch phát triển Đà Lạt khá

quy mô được phác họa bao gồm: xây dựng những công trình văn hóa,

sửa sang đường sá, cầu cống, dinh thự, đển đài, vườn hoa, khu giải trí,

khu thể dục thể thao Theo đó, Đà Lạt có thể tiếp nhận khoảng

200.000 dân, chưa kể lượng du khách hàng ngày đến thành phố Với

dự án ấy, các cơ sở có tính chất nghiên cứu khoa học, quân sự, chính trị

dân dần được thành lập: Nha Địa dư quốc gia, Viện Đại học Đà

Lạt, ””

Sau năm 1954, các trường học tiếng Việt đều đổi tên như: Bảo

Long thành nam Trung học Trần Hưng Đạo, Quang Trung thành nữ

Trung học Bùi Thị Xuân Các đường phố, hễ nước, thung lũng, đổi,

rừng cũng được đổi tên theo tiếng Việt như: đường Maréchal Foch

thành Duy Tân, đường An Nam thành Hàm Nghi, Grand Lac thành hỗ Xuân Hương, Lac du Cité Decoux thanh hé Van Kiép, Vallée d’ Amour

thành Thung Ling Tình Yêu, ông Nguyễn Vỹ, Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là người để xuất việc thay đổi các tên đường và hể nước

trên cơ sở lấy tên các danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa và “Việt

hóa” từ tiếng Pháp '®

Cũng vào thời kỳ này, Đà Lạt bắt đâu chú ý phát triển về du

lịch đối với khách nước ngoài Các khách sạn được xây dựng mới, sửa 37 www.dalat.gov.vn/diachi/noidung/

**® Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạ: 110 màa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 260

3® Trương Phúc Ân (2003), Đà Lại 110 Mùa Xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 260

Trang 32

chữa, tân trang Đường sá, điện nước được chăm sóc khá chu đáo

Đường bay quốc tế được thiết lập, khách ngoại quốc để nghị có đường bay trực tiếp Đà Lạt đi các nước và từ BangKok, HongKong đến Đà Lạt Ngày 24 tháng 02 năm 1961, sân bay Liên Khương trở thành sân

bay quốc tế thứ hai của miền Nam Việt nam được khánh thành sau sân bay Tân Sơn Nhất của Sài Gòn"

1.3 Cảnh quan

Đà Lạt là một trong số ít đô thị của Việt Nam được quy hoạch

tổng thể về xây dựng rất sớm Qua nhiễu thời kỳ, các chương trình chỉnh trang đô thị được tiến hành, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan được chú trọng Tổng thể kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt là sự phối hợp hài hòa giữa địa lý cảnh quan với nghệ thuật kiến trúc châu Âu hài hòa với kiến trúc Đông Á châu, đã tạo cho các công trình kiến trúc của Đà Lạt có độ thẩm mỹ cao Tính chất Thành phố trong rừng — rừng trong Thành phố

là một bức tranh hài hòa theo một bố cục đặc thù độc đáo, đã góp phần

làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách đến Đà Lạt

Là một nơi nghỉ mát, Đà Lạt có ưu thế ở sự kết hợp hài hòa giữa tài nguyên du lịch tự nhiền với các di tích văn hóa — lịch sử và dân tộc Tính đến năm 2001, trong số 26 thắng cảnh của Đà Lạt, Bộ Văn hóa đã quyết định công nhận 7 di tích văn hóa: thác Cam Ly, thác Đatanla,

thác Prenn, hổ Xuân Hương, hổ Tuyển Lâm, hỗ Than Thở và cụm Thung lũng Tình Yêu, đập III Đa Thiện ?

Cảnh quan tự nhiên tôn thêm vẻ duyên dáng của cảnh quan văn hóa Theo ước tính Đà Lạt có ít nhất 3.000 biệt thự, mỗi biệt thự đặt

*' Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 Mùa Xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 264 “2 www,lamdong.gov.vnwcdrom/vhntlaradongTK21/vietnam/

Trang 33

-31-

trong một khung cảnh thiên nhiên đây thơ mộng với nét kiến trúc độc đáo Ý thức tạo dáng, tạo thế cho mỗi ngôi nhà, vườn cây, chiếc cầu,

là thuộc tính của người Đà Lạt Chính vì thế, Đà Lạt không thể trộn

lẫn với bất kỳ một thành phố nào khác ở Việt Nam Đà Lạt còn có nhiều công trình văn hóa, nhiều đi tích lịch sử có giá trị Đó là các

khách san, nhà bưu điện, nhà Bảo tàng, chợ, dén Chim Krayo và

Sofnadronhay, °

Đà Lạt có nhiều đinh thự nguy nga tráng lệ kiến trúc theo kiểu Pháp: Dinh I, Dinh II, Dinh III (Dinh Bảo Đại), Dinh Nguyễn Hữu Hào và rất nhiều biệt thự xinh đẹp với những đường nét kiến trúc độc đáo, không lạc hậu với thời gian

Đà Lạt còn có nhiều chùa và nhà thờ với kiến trúc và cảnh quan

đẹp như các chùa: Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vương

Cổ Sát (Chùa Tàu), Ngọc Thiển, Linh Phước, Thiển Viện Trúc Lâm

nằm bên bờ hỗ Tuyển Lâm mới được xây dựng khá độc đáo từ năm 1993; Các nhà thờ: Chánh Tòa, Domaine de Marie, Thánh mẫu, Du

Sinh, Tùng Lâm là những công trình kiến trúc tôn giáo bổ sung vào vẻ

đẹp phong phú về kiến trúc chung của Đà Lạt Ngoài ra, nhà thờ

Chánh Tòa được xây dựng từ năm 1931 với tháp chuông cao 47m, trên đỉnh có một con gà bằng đồng chuyển động theo hướng gió, là một trong những kiến trúc độc đáo của Đà Lạt

Hai công trình kiến trúc khác cũng được nhiều người ca tụng là

chợ Đà Lạt và Nghĩa trang Liệt sĩ

Chợ Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1958 trên một

lòng chảo giữa hai ngọn đổi có cầu bắc ngang Trước mặt chợ là một * Nguyễn Minh Tuệ cùng nhiều tác giả khác (1997), Địa lý Du lịch, NXB Thành Phố

Trang 34

tượng đài, mới xây dựng trong năm 1997, biểu thị cho vẻ đẹp và tỉnh thần đoàn kết đấu tranh của phụ nữ chợ Đà Lạt

Nghĩa trang liệt sĩ nằm về phía tây thành phố, xây dựng năm 1978 trên một ngọn đổi cao nhìn về trung tâm thành phố

Chính những kiến trúc và cảnh quan tự nhiên đã làm cho Da Lat

trở nên nổi tiếng và cũng là một trong những trung tâm du lịch độc đáo

của cả nước và quốc tế ế

“ yww,dalat gov.vn/diachi/noidung/

Trang 35

-33-

Trang 36

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ LẠT

2.1 Đà Lạt từ năm 1893 đến năm 1954

Lịch sử du lịch của Đà Lạt gắn liễn với lịch sử hình thành và phát triển Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, trải qua hơn một thế kỷ

xây dựng và phát triển, Đà Lạt cũng đã qua những thăng trầm của dân tộc Việt Nam, nhưng đù ở bất cứ hoàn cảnh lịch sử nào từ lúc hình

thành đến nay vẫn nối tiếp với chức danh ban đầu là một thành phố đu

lịch

Thành phố Đà Lạt là một đô thị trẻ, tuy chỉ có lịch sử hình thành

và phát triển mới hơn một trăm năm nhưng đã được rất nhiều người

trong nước và quốc tế biết tới vì đã từng được mệnh danh là một tiểu

Paris (Petit Paris), thủ phủ của Hoàng Triểu Cương Thổ, cao nguyên

Trung Phần, thành phố nghỉ mát (Sanatorium) miễn núi lý tưởng và đã

có đồ án quy hoạch trở thành thủ đô của Đông Dương

Xưa kia, Đà Lạt là một vùng rừng núi hoang vu, ít ai biết đến

với dòng suối Đạ Lạch (nay là suối Cam Ly) và bộ tộc người Lạch sinh

sống cách xa với vùng đồng bằng 'Š Đà Lạt thực sự tỉnh giấc vào cái

thời khắc 15 giờ 30 phút chiều ngày 21 tháng 06 năm 1893, sau một

chuyến thám hiểm đài ngày ở khu vực miền Đông Nam Bộ, bác sĩ

Alexandre Yersin - một người Pháp gốc Thụy Sĩ đã đặt chân lên cao

nguyên Lang Bian đánh đấu cột mốc mà sau này đã làm thay đổi một

vùng đất hoang sơ và tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển

của Đà Lạt, góp phan biến vùng đất của người Lat, người Cil đến lúc ấy vẫn chưa có nhiều người biết đến, thành một thành phố Đà Lạt nổi

tiếng được ghi trong tự điển bách khoa của nhiều nước trên thế giới

*' www.đalat.gov.vn/điachi/noidung/

Trang 37

-35-

như hôm nay“ Cảm giác của bác sĩ Alexandre Yersin “lúc đó rất sâu sắc khi vượt ra khỏi rừng thông thì trước mặt là một thung lũng rộng rãi, trống không và hoang vắng Quang cảnh cho tôi cảm giác như đứng trước biển động với những ngọn sóng khổng lỗ xanh biếc Ngọn

núi Lang Bian, nơi chân trời hướng Tây Bắc tô thêm vẻ đẹp của cảnh

quan, lim nên một hậu cảnh tuyệt đẹp” (Hỏi ký bác sĩ Alexandre Yersin, tạp chí “Indochine” từ năm 1942 đến 1943)

Ý định xây dựng một thành phố nghỉ mát đã trổ thành hiện thực

Đà Lạt - tên gọi của vùng đất xinh đẹp này là do có nguồn gốc

địa danh có trong ngôn ngữ của người Lát Ông Cunhac — viên Công sứ đầu tiên của thành phố cũng đã thừa nhận như vậy khi trả lời phỏng vấn Baudrit về tên gọi Đà Lạt Cunhac nói: “À la place du lac coulait le petit ruisseau de la tribu des Lat et qu’on appclait “Dalat” (Da au Dak: eau en moi)” Tam dich “O hé nudc ma dòng suối nhỏ của bộ tộc Lát chảy qua người ta gọi là “Đà Lạt” (theo tiếng Thượng Da hay Dak có nghĩa là nước)”

Nhiéu nha nghiên cứu dân tộc học cho rằng Đà Lạt có gốc là “Da Lac” phat 4m theo tiếng dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên “Da” là nước, “Lạch” là tên của một bộ tộc Lạch (LaU, có nghĩa là nước của

người Lạch, sau đó do quá trình “Việt hóa” đã biến âm thành Đà Lạt” Phú Văn Hẳn khi lý giải nguồn gốc địa danh Đà Lạt cho rằng: Đà Lạt có nguễn gốc từ ngôn ngữ Môn — Khmer Theo ngôn ngữ này, “Đà” là từ gốc “Dak” có nghĩa là “nước” và “Lạt” (có từ gốc là “Lak”) nghĩa là “hổ”, theo qui tắc ghép từ trong địa danh Đà Lạt thành ĐakLak có nghĩa là “Nước Hồ” hoặc là “Hồ Nước”

Trang 38

Cách giải thích này phù hợp cách hiểu địa danh ĐakLak của người bản địa mà cụ thể là người “Lat” ở Lâm Đồng và đồng thời cũng phù hợp với cách hiểu địa danh Đà Lạt ngày nay

Thời gian qua đã có không ít người ngộ nhận rằng danh xưng Đà Lạt là do người Pháp đặt Thực tế vào năm 1937, có một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi toàn bộ khu vực “chợ Cây” Công sứ Lucien Auger

quyết định cho xây cất lại một khu chợ mới khang trang hơn nhằm có

chỗ mua bán thuận tiện cho cư dân Đà Lạt nằm ngay trung tâm thành

phố (khu Hòa Bình ngày nay) và cho gắn trên mặt tiền của khu chợ

một tấm phù điêu lớn hình tròn, bên trên có chạm hình một đôi thanh

niên nam nữ người Lat, một con cọp và một câu châm ngôn bằng tiếng

La Tỉnh khá hay “Dat Aliss Lactitam Aliss Temperrem” (cho người

này niềm vui, người kia sự mát lành) Chỉ cần ghép 5 chữ cái đầu tiên lại ta sẽ có cái tên DALAT, và chợ Đà Lạt bắt đầu có tên từ đó”” Tuy

nhiên, có thể người đặt câu châm ngôn ấy có ý kết hai từ đầu của hai câu để lý giải “Dat” và “Lac” nhưng cách giải thích nguồn gốc của từ

“Đà Lạt” theo cách này sẽ không khoa học

Trong cuộc thám hiểm và phát hiện tình cờ đó, A Yersin đã ghi

chép rất chỉ tiết về vùng đất này, để rồi 4 năm sau, khi phúc đáp là thư

của Tồn qun Đơng Dương Paul Doumer để ngày 23 tháng 07 năm

1897 yêu cầu các khâm sứ phải tìm một nơi có khí hậu tốt lành để xây

dựng trung tâm nghỉ dưỡng cho các binh sĩ và công chức người Pháp bị mệt mổi, đau yếu vì khí hậu nhiệt đới và cái nóng nung người của

vùng đồng bằng nhằm giúp họ sớm hổi phục sức khỏe Yersin đã viết

một tờ trình phân tích khá chỉ tiết và cụ thể các yếu tố về: độ cao, khí

hậu, thổ nhưỡng, thắng cảnh, cư dân, của vùng cao nguyên Lang Bian

* Trương Phúc Ân (2003), Đà Lạ: 110 mùa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 86

Trang 39

-37-

gửi lên Doumer và để nghị chọn Lang Bian thay cho đỉnh núi Ba Vì của miễn Bắc và Vũng Tàu của miễn Nam Việt Nam để làm nơi nghỉ đưỡng cho người Pháp” Khi Toàn quyển Paul Doumer công du ở Ấn Độ về và nêu ra 4 điểu kiện vê độ cao, nguồn nước, đất đai, đường giao thông để có thể tìm một nơi nghỉ dưỡng thì ở miễn Bắc có 2 địa điểm được giới thiệu nhưng không được chấp nhận là đỉnh núi Ba Vì vì phần đất cao nguyên có đỉnh núi Ba Vì nằm giữa sông Hồng và sông Đà quá chật hẹp và độ ẩm quá cao, đường giao thông lên vùng cao nguyên giữa sông Hồng và sông Đà không thuận lợi

Con 6 mién Nam, Ving Tàu cũng được xem xét vì có bãi biển mát mẻ hơn vùng nội địa nhưng cũng không thể dùng làm nơi nghỉ dưỡng vì lúc bây giờ có vùng đầm lầy ở gần Vũng Tàu là môi trường truyễn bệnh sốt rét

Sau khi đọc kỹ tờ trình của A.Yersin và cân nhắc một cách thận

trọng, tháng 10 năm 1897, Toàn quyển Doumer đã quyết định cử một phái đoàn lên cao nguyên Lang Bian nhằm kiểm tra thực tế và tìm ra một con đường ngắn nhất lên vùng đất này dưới sự chỉ huy của Viện Dai Uy Pháo binh Thouard Qua 11 tháng khảo sát, phái đoàn của Thouard đã đệ trình lên Doumer một bản báo cáo chỉ tiết rất dài cho thấy việc để nghị chọn cao nguyên Lang Bian của A.Yersin là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn, mặc dù việc mở đường lên vùng này có phần khó khăn

Hai phái đoàn Thouard và Garnier lập tức được cử lên để nghiên cứu mở tuyến đường bộ và đường sắt lên Lang Bian, Thouard sau khi chứng minh không thể mở đường từ Nha Trang lên thẳng được,

đã vạch ra một con đường khác dài 122 km từ Phan Rang lên Dran,

Trang 40

thung lũng sông Đa Nhim, qua Prenn rồi lên Đà Lạt, đông thời để xuất

một con đường thứ bai từ Sài Gòn theo sông Đồng Nai lên Đà Lạt Cũng vào năm này, M Jacquet, thanh tra canh nông thành lập một trại thí nghiệm ở Đan Kia Vào cuối năm 1897, hoàn thành dự án vay 200 triệu quan Pháp để chuẩn bị xây dựng đường sắt lên Lang Bian

Tháng 05 năm 1899, một phái đoàn thứ hai do Đại úy Guynet

dẫn đầu đã tiến hành cho thi công một con đường bộ lên cao nguyên

Lang Bian Trong 13 tháng, đoàn đã làm xong con đường phối đất (không trải đá) dài 120 km từ Cửa Nại (cách Phan Rang 7 km) qua Xomgon, Đơn Dương Đà Lạt đến ĐanKia Đáng chú ý là trong đồn cơng tác lần thứ hai này có bác sĩ Etienne Tardif Etienne Tardif đã

dày công nghiên cứu về đất đai, khí hậu, thảo mộc cũng như các điều kiện cần thiết khác cho một thành phố nghỉ dưỡng ở hai điểm Đà Lạt

và Đan Kia Sau đó ông làm một bản phúc trình gửi Toàn quyển

Doumer, phân tích kỹ các mặt thuận lợi của Đà Lạt và ĐanKia như: vệ sinh, đất đai, độ cao, nguồn nước, không khí, thảo mộc, giao thông, `

Bác sĩ Tardif mô tả Đà Lạt và Đan Kia lúc bấy giờ như sau: “Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lang Bian trên độ cao ít nhất 1.500m Đồn lính nằm trên lưng chừng đổi của một thung lũng rộng, nhìn xuống một vùng đất dốc thoai thoải ven bìa rừng thông Một dòng suối có lưu lượng rất cao chảy dưới thung lũng Nước suối trong mát, dễ uống và không có mùi vị”

Bác sĩ Tardif để nghị chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng thay vì

Đan Kia vì thấy có những lợi thế về vị trí rất thuận lợi để thành lập nơi nghỉ dưỡng là một địa điểm trống trải và dễ đến gần Đó là trường hợp °° Truong Phúc Ân (2003), Đà Lạt 110 màa xuân, NXB Văn Hoá Dân Tộc, trang 220

*' www.dalat.gov vo/diachiMoidung/

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN