. BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO —
TRUONG DAI HOC MO TP HO CHi MINH PHAN ĐÌNH HÙNG NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CẬP NƯỚC SẠCH TAI THANH PHO CAO LANH Chuyên ngành: Kinh tế Mã số ngành: 60 31 03 ;_ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ {6 điểm
(qofe atin fou)
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VĂN NGÃI
Trang 2TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước
sạch tại thành phố Cao Lãnh" là đề tài nghiên cứu với mục tiêu tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại thành phố
Cao Lãnh, đánh giá mức độ bình quân sẵn lòng trả của người dân, để từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách thực thi phù hợp với yêu cầu thực tế tình hình phát triển tại địa
phương, nâng mức sẵn lòng trả và sự nhận thức của người dân trong việc sử dụng nước sạch
Để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, nghiên cứu đã áp
dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), trên cơ sở kết quả khảo sát hộ gia đình
về mức sẵn lòng trả'cho việc sử dụng dịch vụ cấp nước sạch, đồng thời điều tra phỏng vấn thêm các hộ gia đình về các yếu tố khác có liên quan Sau khi điều tra thu thập số liệu, sàng lọc sơ bộ loại bỏ những phiếu điều tra nào bỏ trống, thiếu thông tỉn và dùng
phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với phương pháp bình
phương nhỏ nhất thông thường (OLS), để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn
lòng trả của hộ gia đình và sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích đánh giá
Kết quả tìm được 7 biến độc lập có tác động, ảnh hưởng đến biến phụ thuộc mức sẵn lòng trả WTP Trong đó các biến trình độ học vấn (TĐHV), quy mô hộ (SN),
tổng thu nhập (TTN) có kết quả phù hợp so với các nghiên cứu trước Đồng thời có
các biến mới, kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê là biến địa chỉ của chủ hộ (KV), số
người đi làm (ĐL), nguồn nước sử dụng (NGN) và nhận thức môi trường của chủ hộ
(NT) đề xuất đưa vào mô hình, khác với nghiên cứu trước
Với thời gian, năng lực có giới hạn, đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng đây là kết quả khoa học được nghiên cứu dựa trên số liệu điều tra
thực tẾ trực tiếp từ người dân, nên có thẻ làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
sau này, khi dịch vụ cấp nước sạch không còn là một hoạt động công ích và được xã
hội hóa, lúc đó có thể nghiên cứu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của
người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch, để đánh giá được khả năng có thể đầu tư cho một dự án cấp nước, trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư hoặc huy động vốn trong nhân dân
Trang 3DANH MỤC CHU VIET TAT CNDT: Cấp nước Đồng Tháp ĐT: Đồng Tháp ĐH: Dai hoc GDP: Tổng sản phẩm xã hội KT: Kinh tế KCN: Khu công nghiệp NXB: Nhà xuất bản NT: ` Nông thôn NM: Nước mặt NN: Nước ngầm QD: Quyét dinh
SNN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
TBXH: Thương binh xã hội THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TPCL: Thành phố Cao Lãnh TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh I: Thanh thi
UBND: Ủy ban Nhân dân
UB: Ủy ban
&: Và
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH ae
Hình 2.1: Bản đồ hành chánh và vị trí địa lý của tỉnh Đồng THÁP so 0866u6160006006 xe 6 Hình 2.2: Bản đồ hành chính và vị trí địa lý thành phố Cao Lãnh c 9
Hình 2.3:Một con kênh của phường Hòa Thuận đang bị ô nhiễm l7 Hình 2.4: Hồ kênh chợ phường 3, là nơi tiếp nhận các nước thải từ khu dân cư 17 Hình 2.5: Dùng nước sinh hoạt là nước SONG TỶ ỶNNớỸợ"ợn" 20 Hình 2.6: Dùng nước sông và một bên nước thải xuống của hộ dân - 20 Hình 2.7: Dùng nước sinh hoạt là nước giếng đào
Hình 2.8: Sử dụng nước mưa của hộ dân
Hình 2.9: Dùng nước sinh hoạt là nước giếng khoan tầng nông
Hình 2.10: Dùng nước giếng khoan và một bên nước thải xuống của hộ dân
Hình 3.1: Đường cầu của một sản phẩm và đường cung của Nhà sản xuất
Hình 3.2: Biểu đồ tóm tắt mối liên hệ giữa nền kinh tế và môi trường
Hình 3.3: Mô hình phát triển bền vững
Trang 5Bang 2.1: Bang 2.2: Bang 2.3: Bang 2.4: Bang 2.5: Bang 3.1: Bang 3.2: Bang 4.1: Bang 4.2: Bang 4.3: Bang 4.4:
DANH MUC BANG trang
Tổng sản phẩm xã hội (GDP) TP Cao Lãnh năm 2007-2009 10
Bảng thống kê dân số các phường, xã của thành phố Cao Lãnh 12
Bảng thống kê lao động công nghiệp và cơ sở công nghiệp TP.CL Bảng hiện trạng cơ sở vật chất trong ngành giáo dục
Thống kê các chỉ tiêu về nước sạch năm 2009
Các dấu kỳ vọng và lý do được dự kiến bao gồm cả mô hình Probit 34
Bảng tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu . -cccrrree 46
Kết quả hồi qui
Bảng thống kê mức độ phù hợp của mơ hình s¿©cszcsecxe 61
E0 0000 2X“ na 61
Bảng thống kê tầm quan trọng các biến độc lập đối với biến WTP 66
Trang 6DANH MỤC BIÊU DO trang
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % hộ dân nông thôn tỉnh Đồng Tháp sử dụng nước hợp vệ sinh 7
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ các nguồn 8
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % hộ dân ở đô thị sử dụng nước sạch của cong ty CNDT
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thành phố Cao Lãnh
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ % dân số theo khu vực thành thị - nông thôn 12
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ % dân số theo giới tính
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % theo giới tính khu vực thành thị -cccztzzcczzErrccze 13 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ % theo giới tính khu vực nông thôn 22222ttz2ZEE se 13
Biểu đồ 2.0: Tỷ lệ % lao động có việc làm và thất nghiệp TP.Cao Lãnh năm 20009 13 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ % hộ dân ở các phường, xã của thành phố Cao Lãnh sử dụng nước
sạch của công ty Cấp nước Đồng Tháp năm 2009 -:-222222222222222125155555 19
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ % sử dụng nước hợp vệ sinh ở các xã -222ttzzcEEEEces 19 Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ % các nguồn nước sử dụng sinh hoạt của hộ dân 21 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ % Chủ hộ theo giới tính ccc2S2ti r 2 22222222221.215EEse 48
Biểu đồ 4.2: Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo giới tính -cccccEEessEEineee 48
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ % Chủ hộ theo khu Vực ¿tt E£EE+EEeEEtEEEEEESeEEEEEzrssre 49
Biểu đồ 4.4: Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo khu vực - -cccsctccscEcseree 49 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ % Chủ hộ theo nghề nghiệp 2222 22 222222EE22EE.2EeE 50
Biểu đồ 4.6: Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo nghề nghiệp 22 s2z72s 50 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ % Chủ hộ theo nguồn nước sử dụng 22z2222t22EEE sec 51
Biểu đồ 4.8: Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo nguồn nước sử dụng - 51
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ % Chủ hộ theo nhận thức về môi trường - -2 ¡92 Biểu đồ 4.10: Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo nhận thức về môi trường 52
Biểu đồ 4.11: Tỷ lệ % theo nhóm tuổi của Chủ hộ
Biểu đồ 4.12: Mức sẵn lòng trả theo nhóm tuổi của chủ hộ Biểu đồ 4.13: Tỷ lệ % theo nhóm trình độ của Chủ hộ
Biểu đồ 4.14: Mức sẵn lòng trả theo nhóm trình độ của chủ hộ
Biểu đồ 4.15: Tỷ lệ % theo nhóm quy mô của hộ gia đình
Biểu đồ 4.16: Mức sẵn lòng trả theo nhóm quy mô của hộ gia đình 55 Biểu đồ 4.17: Tỷ lệ % theo nhóm số người đi làm trong hộ gia đình 56
Trang 7Biểu đồ 4.19: Tỷ lệ % theo nhóm tổng thu nhập của hộ gia đình -.-ss 57
Biểu đồ 4.20: Mức sẵn lòng trả theo nhóm tổng thu nhập của hộ 57
Biểu đồ 4.21: Tỷ lệ % theo nhóm lượng nước sử dụng của hộ gia đình 58
Biểu đồ 4.22: Mức sẵn lòng trả theo nhóm lượng nước sử dụng của hộ 58
Biểu đồ 4.23: Tỷ lệ % theo mức sẵn lòng trả cho 1m3 nước sạch của chủ hộ 59
Trang 8MỤC LỤC trang Hởi cam đöần, ceicncecng0 Lc001600 01810808 srrrrrerrrresbeceenkittieenge 1 Lời cảm ơn ii Tóm tẮt -ccccrrre Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình ảnh 2+: 222SEEEE1E11StvrEE212122111111122TEEnEEnnneeeec v Danh mục bảng , 2s xxecvvvrverrrrre vi Danh mục biểu G6 o.cccccccccsccscccsscsssssscesssssssssssssssssssssssessesececes Vii MUCIUC csecsescsssessssesssesssecsssecsssecssssessssecssusssasscssasesssesssscssussesuscescces 1X CHUONG 1: GIOI THIEU DE TAI "` 1
1.2 Mục tiêu nghién COU scceecsccccssssessesesssssssssessssssesessssssssssesssasesessssssssasecececesssss 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiÊn cứu ¿+ xt+EEx2EEEE222522225222255.2E2E 3
1.4 Ứng dụng đề tài 22t vEtt1E11.1111.EEE1.EEEnnnneeneee 4 1.5 Kết cầu Teen iiss onsen sreveettacssitpeaaenvsneeneoeerneoeecncsessnscssonsce 4 CHUONG 2: TINH HINH CUNG CAP NƯỚC SẠCH TẠI TP.CAO LÃNH
2.1 Đặc điểm chung địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và tình hình sử dụng nước sạch tại tỉnh Đồng HÁT cssesssoi 6 2.1.2 Vị trí địa lý và địa bàn nghiên cứu thành phố Cao Lãnh 9 2.1.3 Tình hình và hiện trạng địa bàn nghiên cứu .- 2n 11
2.1.3.1 Hiện trạng dân số và giới tính trong khu vực nghiên cứu II 2.1.3.2 Lao động và nguồn nhân lực 21212222121111211.000 56 13
2.1.3.3 Nguồn thu nhập và mức sống 222222SEEEE81128 se 14
2.1.3.4 Hiện trạng giáo dục — đào tạo -22sc 2215222151111 14
2.1.3.5 Hiện trạng y tế
2.1.3.6 Hiện trạng thông tin liên lạc cs:222222E2cEE2225E5EEccEcrEreE 16 2.2 Hiện trạng nguồn nước và sử dụng nước sạch 2.2.1 Chất lượng nước mặt 2.2.2 Chất lượng nước ngầm
2.2.3 Hiện trạng cấp nước sạch ở khu vực nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1L CO SO IY mm" ẽếng 23
3.2 Các nghiên cứu trước có liên quan 2ccccceeesseeerrrerrrerersS 32 3.2.1 Nghiên cứu của Kaliba, Norman và Chang (2003) -.5-cz 32
3.2.2 Nghiên cứu của Shion Guha (2007) ssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssssssesssssssee 35 3.2.3 Nghiên cứu của Võ Thành Danh (2008) esssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesseeee 35
3.2.4 Nghiên cứu của Churai Tapvong và Jitapatr Kruavan (2003) 37 3.3 Phuong php nghién ctu .ceccccsccscsssssssssssssssssvesseseessssssssesvessssssssssssssssssssssseses 38 3.3.1 Phương pháp thu thap $6 liGU csssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesseseeeeeeee 38 3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ CẤP re 38
3.3.1.2 Phuong php thu thap 86 liu so CAD sscsseccssssssssssssssssssccesseseccccccccce 38
3.3.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên 97)" n 39
3.3.2.1 Lập bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn
3.3.2.2 Chọn biến phụ thuộc WTP hoặc WTA
3.3.2.3 Phương pháp phân tích thống kê mô tả -41
3.3.2.4 Phương pháp phân tích hồi qui .42
3.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị 2225snnnnnnnnn no .42
3.5 Mô hình kinh tế lượng, phân tích ước lượng hàm WTP .43
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KÉT QUÁ MỨC SÃẴN LÒNG TRẢ
4.1 Phân tích thống kê mô tả các biến độc lập
4.1.1 Thống kê mô tả các biến định tính
4.1.1.1 Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo giới tính - 48
4.1.1.2 Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo khu vực -ssssss 49 4.1.1.3 Mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo nghề nghiệp 50
Trang 104.1.2 Thống kê mô tả các biến định lượng 2SEE1nnnse 53
4.1.2.1 Mức sẵn lòng trả theo tuổi của chủ TỘ cv nb00216092/22 805108 53 4.1.2.2 Mức sẵn lòng trả theo trình độ của chủ hộ .-.- 54 4.1.2.3 Mức sẵn lòng trả theo quy mô của hộ gia đĩnh :e-syssese 54 4.1.2.4 Mức sẵn lòng trả theo số người đi làm trong hộ gia đình 55 4.1.2.5 Mức sẵn lòng trả theo tổng thu nhập của hộ gia đình $6 4.1.2.6 Mức sẵn lòng trả theo lượng nước sử dụng của hộ gia đình 57
4.2 Phân tích thống kê mô tả biến phụ thuộc
4.3 Phân tích hồi qui t2 2111111212112212011n na 60 4.3.1 Kết quả mô hình hồi qui 4.3.2 Hệ thống kiểm định (Tests) (1) Kiểm định độ phù hợp mô hình (2) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (collinearity diagnostics) 61
(3) Kiểm tra phương sai của sai số thay đổi (heteroskedasticity) 4.3.3, Phan tich nhan xét két qua hOi QUy sssssssssssssssssssssssssssssesssssssesseeseeee 62
4.3.4 Các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients) 66 CHUONG 5: KET LUAN VA KIEN NGHI
SL KOGE Tuan ssvssscesesscinsestienceccennecsnersocnesenennsacanassssesieseescenssvastueeeypestsacsiascos 68
5.2 Kiến nghị một số giải pháp và chính sách sc+v2+++22zzsczzzcee 69 5.2.1 Về khu vực giữa nông thôn và thành thị . -s-ccz22zzzzczzz¿ 69
5.2.2 VE trinh d6 hoc VAM s.essssssessssssssssssscsssssssesesssssssssesssassssussisserssseee 70
Š J0 h 70
5.2.4 VỀ người đi làm 0 st111101110011101neneeneeee 70 5.2.5 Về thu nhập của người đân - 2s 22E22211105Ennnnne 71
5.2.6 Về nguồn nước sử 5 0 ‹:‹‹4a 72 5.2.7 Về nhận thức của người dân đối với môi TƯỜNG cáisssesoaidang 73
5.2.8 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU PHONG VAN HO GIA ĐÌNH
PHU LUC
Trang 11CHƯƠNG 1
GIOI THIEU DE TAI
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa càng nhanh chóng, chất lượng cuộc sống của người
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao Nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, trong đó có nước sạch ngày càng được coi trọng, nhất là trong tình hình các
nguồn nước ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm
Theo Trần Thị Hồng (2009), ở khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay, theo
thống kê của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tính đến tháng'04-2009 có 75% người dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh, trong đó khoảng 40% đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế Còn ở thành thị, theo Nguyễn Tôn (2010) tỷ lệ bao phủ cấp nước đô thị đạt 73% Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng số liệu này cao so với thực tế bởi khái niệm nước sạch trong quá trình thống kê có nhiều điểm khác biệt, nặng về lý thuyết, còn thực tế tỷ lệ này thấp hơn
Nếu tạm chấp nhận con số này thì số dân Việt Nam không được tiếp cận với nước sạch
đạt quy định Bộ Y Tế, hay nói cách khác là đang “khát” đã rất lớn 60% dân số nông
thôn và 27% dân số thành thị Theo Cục Bảo vệ môi trường, những nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng này là do Việt Nam chưa có sự quan tâm đặc biệt đến tài nguyên
nước Giá nước hiện không hợp lý, sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí nước, từ đó làm biến đổi số lượng, chất lượng tài nguyên nước trên nhiều vùng lãnh thổ, gây tình trạng thiếu nước
Mặt khác, theo phân tích nhận định bản báo cáo thị trường (2010) của cơ quan
Giám sát nước toàn cầu (Global Water Intelligence), việc các chính phủ của các quốc
gia đang duy trì công cụ "trợ giá" cho tài nguyên nước đang gây cản trở việc đầu tư mới cũng như tiêu dùng nước tiết kiệm Các công ty cấp nước, kể cả khối tư nhân và nhà nước, sẽ không thể cấp nước một cách đầy đủ, và họ cũng không thể thuyết phục hay yêu cầu những người nông dân, các hộ gia đình và doanh nghiệp thay đổi thói quen để dùng nước tiết kiệm hơn, trong khi nhiều người dân nghèo vẫn không có nước
để dùng
Theo Hải Anh (2010) tổng hop, Virgilio Rivera nhận xét "Chúng ta đang trong một vòng ludn quấn Do thiếu đầu tư và duy trì dịch vụ kém, chính phủ không thể tăng
Trang 12giá nước Nhưng mặt khác, khi không thu được tiền, chính phủ sẽ không có nguồn đầu
tư để cải thiện hệ thống cắp nước" Do đó việc tăng giá nước chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân khi chất lượng chưa được cải thiện; song đó là điều tắt yếu, cũng giống như thường xảy ra đối với các hàng hoá khác
Theo Usha Rao-Morani (2010), nhận xét “Nước cần phải được định giá, dù bạn gọi đó là chỉ phí, là giá cả, là sự bù đắp hay gì chăng nữa Tài nguyên nước không phải là vô hạn, mà những thứ không vô hạn thì cần phải được định giá” Do đó việc định giá cho tài nguyên nước là một việc cần thiết, từ đó có thể đẩy mạnh công tác đầu tư
xây dựng hệ thống cấp nước ngày càng hiện đại nhằm nâng cao công suất và chất
lượng nước sạch cung cấp cho người dân, góp phần nâng cao tỷ lệ các hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và chất lượng
dân số
Ngày 20/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định số 1929/QĐ-TTg
và 1930/QĐ-TTg, phê duyệt định hướng phát triển cấp, thốt nước đơ thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 Mục tiêu cụ thể
đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%
Cao Lãnh là một thành phó trẻ, đô thị đang trong giai đoạn hình thành và phát
triển Việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công nghiệp và du lịch - dịch vụ, đã
đặt ra nhu cầu cấp thiết trong việc quy hoạch, phát triển và hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch trong thành phố
Việc nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch
sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp hoạt động dịch vụ cấp nước sạch có những định hướng phát triển phù hợp nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của đại đa số dân cư, góp phần thúc
day kinh tế xã hội thành phố phát triển nhanh và bền vững
Để giải quyết vấn đề trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng trả (WTP) của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đông Tháp” nhằm xác định mức sẵn lòng trả của người dân trong khu vực,
từ đó có cơ sở để các cấp chính quyền đưa ra một mức thu phí phù hợp nhất hoặc có
những chính sách hỗ trợ đối với những hộ gia đình nghèo, đồng thời đưa ra các giải
Trang 131.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể của đề tài trên cơ sở nghiên cứu, thu thập số liệu và điều tra khảo sát phân tích đánh giá ý kiến của người dân về mức sẵn lòng trả đối với dịch vụ
cấp nước sạch, để xác định được:
~ Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh
- Đánh giá mức độ bình quân sẵn lòng trả của người dân
- Từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách thực thi phù hợp với yêu cầu thực tế
tình hình phát triển tại địa phương trong việc nâng mức sẵn lòng trả và sự nhận thức của người dân trong việc sử dụng cấp nước sạch, tiến tới xã hội hóa ngành nước, xóa
bỏ chính sách trợ giá Giúp ngành nước phát triển tự trang trãi và đầu tư dự án xây
dựng hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân
* Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ
cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch như thế nào?
- Khả năng sẵn lòng trả của người dân đối với dich vụ cấp nước sạch tại thành
phố Cao Lãnh như thế nào?
- Chính quyền tỉnh Đồng Tháp nói chung và của thành phố Cao Lãnh nói riêng
cần có những giải pháp và chính sách nào để nâng mức sẵn lòng trả và sự nhận thức
của người dân trong việc sử dụng cấp nước sạch?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch Xác định nhu cầu, khả năng nâng công suất, cải tiến công nghệ xử lý nước, nâng chất lượng, quản lý phục vụ và phát triển
mạng lưới cấp nước sạch cho các khu vực chưa được đầu tư hệ thống cấp nước sạch Đề tài chỉ tập trung điều tra đến các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các hộ gia đình
đang sống trên địa bàn tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp ở khu vực chưa có hệ
thống cấp nước
Trang 14- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn địa bàn tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
các khu vực chưa có hệ thống cấp nước sạch Theo nguồn số liệu của công ty Cấp nước tỉnh (2009) cung cấp, hiện nay kể cả các khu vực trung tâm cũng chưa có cấp
nước sạch 100%, cụ thể gồm 8 phường I, 2, 3, 4, 6, 11, phường Hòa Thuận, phường
Mỹ Phú và 7 xã Mỹ Trà, Mỹ Tân, Mỹ Ngãi, Hòa An, Tân Thuận Tây, Tịnh Thới, Tân
Thuận Đông Trong đó 1 số xã mức độ bao phủ mạng cấp nước sạch của Công ty Cấp
nước tỉnh còn rất thấp dưới 15% như xã Tịnh Thới, Mỹ Ngãi, riêng xã Tân Thuận
Đông là 1 xã cù lao nằm giữa sông Tiền chỉ có trạm cấp nước nông thôn cung cấp 1.4 Ứng dụng đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch, qua đó đánh giá phân tích các ý kiến, xác định được khả năng, nhu cầu, nâng công suất, cải tiến công nghệ xử lý nước, nâng chất lượng, quản lý phục vụ và phát triển mạng lưới cấp nước sạch Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dan đối với địch vụ cấp nước sạch, từ đó chính quyền địa phương đưa ra các giải
pháp và chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế tình hình phát triển tại địa phương
trong việc nâng mức sẵn lòng trả và sự nhận thức của người dân trong việc sử dụng
cấp nước sạch Giúp ngành nước phát triển tự trang trãi và đầu tư dự án xây dựng hệ
thống cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân, ở những vùng chưa có hệ thống cấp nước
sạch trong thời gian tới được tốt hơn Đồng thời có những giải pháp trong việc xây dựng giá nước cung cấp và các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nghèo, để tạo sự thuận lợi cho người dân sử dụng dịch vụ cấp nước sạch theo đúng định hướng phát
triển cấp nước đô thị đến năm 2025, với tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô
thị đạt 100% Đây cũng là cơ sở cho công tác chuẩn bị xã hội hóa ngành nước, tiến tới
xóa bỏ bao cấp trợ giá cho ngành nước
Qua đó cũng giúp cho chính quyền 1 phần nào hiểu rõ ý thức về người dân
trong vấn đề sử dụng nước sạch, để có những giải pháp tuyên truyền, vận động giúp
người dân nhận thức về việc sử dụng nước sạch, nâng cao ý thức cộng đồng từ các cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân để mọi người đều nhận rõ: bảo vệ tài nguyên nước cũng như vấn đề vệ sinh, bảo vệ môi trường điều kiện cho sự phát triển bền vững của tỉnh và đất nước, chính là trách nhiệm của mọi người
1.5 Kết cấu luận văn
Trang 15Chương 1: Giới thiệu đề tài
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ứng dụng đề tài và kết cấu luận văn
Chương 2: Tình hình cung cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh
- Giới thiệu tổng quát về đặc điểm tỉnh Đồng Tháp, vị trí địa lý, tình hình sử
dụng nước sạch ở khu vực nông thôn và thành thị tại tỉnh Đồng Tháp
- Giới thiệu tổng quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu Thành phố Cao lãnh
Phân tích đánh giá: Hiện trạng dân số và giới tính trong khu vực nghiên cứu, lao động
và nguồn nhân lực, nguồn thu nhập và mức sống, hiện trạng Giáo dục — Đào tạo, hiện
trạng Y tế, hiện trạng thông tin liên lạc, hiện trạng nguồn nước và sử dụng nước sạch
trong các hộ dân ở khu vực thành thị và nông thôn của thành phố Cao Lãnh, giá cung cấp nước sạch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Nêu các khái niệm nước sạch, khái niệm hàng hóa, khái niệm
mức sẵn lòng trả, mối liên hệ giữa phát triển và môi trường Đồng thời cũng trình bày các nghiên cứu trước đây, để làm nền tảng xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị
- Phương pháp nghiên cứu: nêu các bước tiến hành phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, lập bảng câu hỏi điều tra, phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi qui Xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị và mô hình kinh tế lượng
Chương 4: Phân tích kết quả mức sẵn lòng trả
Phân tích đánh giá số liệu sơ cấp: Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc, mức sẵn lòng trả của chủ hộ theo các biến độc lập, phân tích kết quả hồi qui, đánh giá các biến có ý nghĩa, kiểm định
hiện tượng đa cộng tuyến, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của
người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu và thực tiễn tại địa phương tóm tắt kết luận và
đưa ra kiến nghị một số giải pháp và chính sách trên cơ sở các yếu tố tìm được có tác
động, ảnh hưởng, để nâng mức sẵn lòng trả và sự nhận thức của người dân đối với
Trang 16CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI THÀNH PHÓ CAO LÃNH
2.1 Đặc điểm chung địa bàn nghiên cứu :
2.1.1 Vị trí địa lý và tình hình sử dụng nước sạch tại tỉnh Đồng tháp Hình 2.1: Bản đồ hành chánh và vị trí địa lý của tỉnh Đồng Tháp BAN BO HANH CH_NH TINH DONG THAP CAMBODIA ~_~zZ LONG AN AN GIANG Sane Yer VINH LONG CAN THO a Tỉnh I_ - Provincial center
© Huyện L_- District center 9 10 20 Biền giơi Quéc gia - National boundary “de
fate — - Ranh gi tĩnh - Provincial boundary ~ kilometres Đường Quốc lộ - Natlonal read
Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với 12 đơn vị
hành chính, trong đó có 1 thành phố (Cao Lãnh), 2 thị xã (Sa Đéc và Hồng Ngự), 9
huyện với 2 huyện biên giới (Hồng Ngự, Tân Hồng), 7 huyện còn lại gồm Thanh Bình,
Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lắp Vò, Lai Vung và Châu Thành Với diện tích
3.374,08 km’, chiếm 8,17% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân số năm
2009 là 1.667.706 người, mật độ dân số 494 người/km2 Phía Bắc giáp Campuchia với
Trang 17Đểng Tháp có 2 nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu như hai động
mạch mang phù sa bồi đắp hàng năm cho đất đai thêm màu mỡ Là một vùng có nhiều hệ thống sông rạch ching chit, thuận lợi trong giao thông đường thủy và có nhiều lợi
thế trong vấn để cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, cải tạo đất phèn để phục vụ
cho các hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh Ngoài ra qua kết quả khoan thăm dò của
Liên đoàn khảo sát Địa chất Thủy văn đã đánh giá khu vực này hiện nay đang có trữ lượng nước ngầm khá tốt và phong phú
Tuy nhiên trong phát triển kinh tế, tỉnh Đồng Tháp còn gặp nhiều khó khăn, đời
sống vật chất và văn hóa tỉnh thần còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa phát triển, chưa khai thác được những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển, nhất là trong việc đầu tư
xây dựng hệ thống cắp nước tập trung phục vụ cho nhân dân Tình trạng thiếu nước
sạch cho dân cư nông thôn vẫn còn phổ biến, các hộ dân hiện đang sử dụng từ các
nguồn nước mặt hoặc nước ngầm chưa qua xử lý để dùng trong sinh hoạt, không đảm
bảo yêu câu về chất lượng
Theo báo cáo kết quả thực hiện bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp (2010), đánh giá tình hình chung hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh từ nhiều nguồn,
còn rất thấp khoảng 61,4% Xem biểu đồ 2 I
Trang 18Về nguồn nước sạch được sử dụng ở nông thôn, theo Sở NN&PTNT (2009) phân loại, thấp nhất là giếng đào chiếm 0,001%, kế đó nước mưa 1%, nước giếng
khoan 5%, nước sông ao hồ có xử lý sơ bộ 28%, nguồn nước từ trạm xử lý tập trung chiếm tý lệ cao nhất 65% Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ các nguồn ngiễng đào =l giếng khoan nước mưa nước sông Onuée may voi chung Eï nước mảy vòi riêng J
Nguén: Báo cáo nước sạch nông thôn của Sở NN & PTNT (2010) Còn khu vực đô thị ở trung tâm các huyện, thị và thành phố theo số liệu của
Cục thống kê và Công ty Cấp nước Đồng Tháp hiện nay tỷ lệ các hộ dân sử dụng từ
nguồn nước sạch của Công ty là 68% Cụ thể sau:
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % hộ dân ở đô thị sử dụng nước sạch của công ty CNĐT 90,00 80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00
Nguon Cong ty Cấp nước Đông Tháp (2009)
Theo biểu đồ ta thấy tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch ở các đô thị trong tỉnh không đồng đều, cao nhất là thị trấn các huyện Lai Vung, Lap Vo, Chau Thanh (hon 85%), thap nhat thị trấn Sa Rài huyện Tân Hồng (chưa tới 30%) Riêng huyện Hồng Ngự chưa có hệ thống cấp nước đô thị, do huyện mới được thành lập
Trang 192.1.2 Vị trí địa lý và địa bàn nghiên cứu (thành phố Cao Lãnh)
Thành phố Cao Lãnh (sau đây gọi chung là thành phổ) là thủ phủ của tỉnh Đồng
Tháp, với 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường 1, 2, 3, 4, 6, 11, phường Mỹ Phú, phường Hòa Thuận và 7 xã (Mỹ Ngãi, Mỹ Tân, Mỹ Trà, Hòa An, Tịnh Thới, Tân
Thuận Tây, Tân Thuận Đông) Cách thành phô Hồ Chí Minh 154km, thành phố Cần
Thơ 80km và cách biên giới Việt Nam - Campuchia 54km Thành phố Cao Lãnh nằm
ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, có ranh giới với huyện Cao Lãnh, huyện Lắp
V6 tỉnh Đồng Tháp, cụ thể:
- _ Đông và Bắc giáp huyện Cao Lãnh
- _ Tây giáp sông Tiền và huyện Chợ Mới (An Giang)
- _ Nam giáp huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.2: Ban dé hành chính và vị trí địa lý thành phố Cao Lãnh TĨNH ANGIANG
Khu vực thành phố có nhiều hệ thống sông rạch như sông Đình Trung, sông
Cao Lãnh, kênh Thầy Cừ, rạch Chùa, rạch Xếp Lá, địa hình tương đối bằng phẳng Theo niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2009, thành phố Cao Lãnh có diện tích
tự nhiên là 10.719,54 ha (tương đương 107 km2)
Trang 20Khí hậu theo số liệu do Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp (2009)
cung cấp, thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần
xích đạo, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90%-92% lượng
mưa cả năm, trong đó chỉ riêng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10) lượng mưa chiếm đến
30%-40% lượng mưa cả năm, thời gian còn lại (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là mùa khô, thời gian này lượng mưa chỉ chiếm tir 8%-10% lượng mưa cả năm Lượng mưa tại thành phố từ 1200-1500mm/năm và thường ở mức trung bình là 1300mm/năm
Chế độ thuỷ văn thành phố Cao Lãnh chịu tác động của 3 yếu tố: lũ, mưa nội đồng và thuỷ triều biển Đông Hằng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với
mùa mưa, mùa kiệt trùng với mùa khô
Mùa lũ: lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, ở thành phố Cao Lãnh lũ về muộn hơn so với các
huyện đầu nguồn, trước đây từ 5-6 năm có một trận lũ lớn, gần đây lũ lớn xảy ra liên
tiếp gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại đáng
kể về tài sản và cơ sở hạ tẳng trong địa phương
Về phát triển kinh tế: thành phố Cao Lãnh đã có sự phát triển toàn diện, kinh tế
có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và thương mại — dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp Bộ mặt đô thị, nếp sống van minh d6 thị ngày càng có chuyển biến rõ rệt, cụ thể:
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm xã hội (GDP) TP Cao Lãnh năm 2007-2009
Dyt trigu don
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trang 21Năm 2009 tổng sản phẩm xã hội (GDP) tính theo giá cố định năm 1994 ước đạt
2.164 tỷ đồng, tăng 16,32% so với năm 2008 và tăng 39,78% so với năm 2007 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong vòng 3 năm gần đây nhất là 18,48%, cụ thể:
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thành phố Cao Lãnh 25,00% 20,00% -+———————= uy z20;08%—————————————— 18,48% 6;32% 15,00% - 10,00% —=—cpP 5,00% 0,00% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Bình quân
Nguôn: Niên giám thông kê tỉnh Đồng Tháp (2009) Tuy tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 giảm so với năm 2007 và 2008 và chưa đạt so với chỉ tiêu đặt ra của Đảng bộ thành phố Cao Lãnh, nhưng đây vẫn là mức tăng
trưởng cao so với các khu vực trong tỉnh và trong vùng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng định hướng, giảm tỷ trọng khu vực nông — lâm — thủy sản nhằm thúc đẩy phát
triển nhanh khu vực công nghiệp — xây dựng và thương mại — dịch vụ, vốn là thế mạnh của thành phó
2.1.3 Tình hình và hiện trạng địa bàn nghiên cứu
Qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ công ty Cấp nước Đồng Tháp, Cục
Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các phòng ban của thành phố
Cao Lãnh, phân tích đánh giá tình hình địa bàn khu vực nghiên cứu như sau:
2.1.3.1 Hiện trạng dân số và giới tính trong khu vực nghiên cứu
Vé dân số theo số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp (2009), khu vực
nghiên cứu có dân số 161.950 người, với 42.772 hộ gia đình Như vậy quy mô hộ gia
đình tính bình quân có 3,8 nhân khẩu/hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 của
thành phố Cao Lãnh là 1%, giảm không đáng kể so với năm 2008: 1.01, 2007: 1.02 Ta có bảng thống kê dân số theo giới tính và quy mô nhân khẩu bình quân của
hộ cho từng phường, xã, khu vực thành thị gồm các phường và nông thôn gồm các xã
như sau (xem bàng 2.2):
Trang 22Bang 2.2: Bang thống kê dân số các phường, xã của thành phố Cao Lãnh
- Sôhộ | Sô dân Tỷ lệ Số -
Đơn vị hành chính | dânnăm| năm Nam Nữ ain ngudi 2009 2009 trong ho Phường 1 2.624 9.193 4.477 4.715 49% 3,50 Phường 2 : 2.276 9.177 4.385 4.792 48% 4,03 Phường 3 2.618 | 10.288 | 5.129 5.158 50% 3,93 Phường 4 2.682 9.661 4.633 5.028 48% 3,60 Phường 6 6.288 | 20.878 | 9.702 | 11.176 46% 332 Phường II 2.999 | 11.074 | 5.612 5.463 51% 3,69 Phường Hòa Thuận 2.085 7.196 3.614 3.582 50% 3,45 Phường Mỹ Phú 2.645 9.520 4.814 4.706 51% 3,60 Tống cộng thành thị | 24.217 | 86.987 | 42.366 | 44.621 49% 3,59 Xa My Tra J 1363 5.703 2.994 2.709 52% 4,18 Xã Mỹ Tân 3.706 | 15.022 | 7.658 7.364 51% 4,05 Xã Mỹ Ngãi 1.053 4.402 2.282 2.120 52% 4,18 Xã Hòa An 3.453 | 13.879 | 7.153 6.726 52% 4,02 Xã Tân Thuận Tây 2.836 | 11353 | 5.728 5.625 50% 4,00 Xã Tịnh Thới 3.400 | 13.402 | 6.918 6.484 52% 3,94 Xã Tân Thuận Đông 2.745 | 11.202 | 5.784 5.418 52% 4,08 Tổng cộng nông thôn | 18.555| 74.963| 38.517| 36.446| 51% 4,04
Nguôn: Niên giám thong kê tỉnh Đồng Tháp (2009)
Cơ cấu dân số ở khu vực nghiên cứu phân theo thành thị- nông thôn, ta thấy dân số khu vực thành thị (53,71%) đông hơn nông thôn (46,29%) Về giới tính của khu vực
thì tỷ lệ giữa nam (49,94%), còn nữ (50,06%) không chênh lệch nhiều
Biểu đồ 2.5: Tý lệ % dân số theo khuvực — Biếu đồ2.6: Tỷ lệ % dân số theo giới tính thành thị - nông thôn 55,00% [ “ng ,00% 50,00% | 50,10% 50,05% 50,00% 49,95% 49,90% 49,85% Thành thị Nông thôn nam nữ 45,00%
Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Đông Tháp (2009) Cơ cấu giới tính tại khu vực nghiên cứu phân theo thành thị và nông thôn: ta thấy khu vực thành thị nam chiếm tỷ lệ 48,7% thấp hơn nữ (51,3%), còn ngược lại ở
Trang 23khu vực nông thôn thì nam 51,38% cao hơn nữ (48,62%) Điều này có thể lý giải hiện nay khu vực nông thôn tỷ lệ nam đông hơn nữ do trong hoạt động sản xuất lĩnh vực
nông nghiệp cần nam giới trong những công việc đồng áng
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ % theo giới tính khu Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ % theo giới tính khu vực thành thị vực nông thôn 52,00% + 51 30%, 5300 5138 51,00% | 51,00% j 50,00% | aR eoe 49,00% f 43.00% ⁄⁄ 48,00% Gi 1 47,00% + 47,00% iw Namo néng Nữởnông Nam ở thành thị Nữ ở thành thị thôn thôn
‹ ‹ Nguôn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp (2009)
Về thành phân dân tộc của thành phô Cao Lãnh chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm
99,3% dân số Các dân tộc còn lại như dân tộc Hoa, Khơme chiếm 0,7% dân số, do đó
khi xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả đối với dịch vụ cấp nước sạch của
người dân ta bỏ qua yếu tố này
2.1.3.2 Lao động và nguồn nhân lực
Theo báo cáo số liệu lao động việc làm, thất nghiệp, hộ nghèo của Phòng Lao
động — Thương binh & Xã hội thành phố Cao Lãnh ngày 11 tháng 01 năm 2010 cho
thấy tỷ lệ lao động có việc làm của thành phố chiếm tỷ lệ khá cao 69,15% với 66.033 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, chiếm 5,30% với 5.061 lao động Tỷ lệ hộ
nghèo toàn thành phố 2,64% với 881 hộ nghèo
Trang 24
Số lượng lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố không ngừng gia tăng
qua các năm, cụ thể: năm 2007 với 9.769 người, năm 2008 với 10.563 người và năm 2009 với 12.465 người cùng với số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng đáng kể theo thống kê như sau:
Bảng 2.3: Bảng thống kê lao động công nghiệp và cơ sở công nghiệp TP.Cao Lãnh Các chỉ tiêu Don vi Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lao động công Người 9.769 10.563 12.465
nghiệp trên địa bàn
Số cơ sở công nghiệ
oe Co sé 1.125 1.192 1.214
trén dia ban
Nguôn: Báo cáo thông kê Thành phô Cao Lãnh (2009) Những số liệu về dân số và lao động này hoàn toàn phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế trên địa bàn thành phố là chuyền dịch mạnh sang lĩnh vực công nghiệp,
thương mại và dịch vụ Đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân rất phát triển và năng động,
khu vực kinh tế có đầu tư của nước ngoài chưa phát triển, lực lượng lao động trong
lĩnh vực này còn rất ít
2.1.3.3 Nguồn thu nhập và mức sống
Để phân loại cũng như đánh giá chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình chúng ta phải dựa vào nhiều tiêu chí: thu nhập, tài sản, trình độ học vấn, nghề nghiệp Tuy nhiên thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất
Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của thành phố, tổng
thu ngân sách năm 2007 là 272.445 triệu đồng, năm 2008 đạt 285.815 triệu đồng Mức sống người dân từng bước được nâng cao, GDP bình quân đạt 18.997.000 đồng/người
(tương đương 1.131USD), tăng 17,63 % so với năm 2007 Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành
phố (theo chuẩn nghèo đô thị giai đoạn 2005 — 2010, thu nhập bình quân 260.000 'VNĐ/người/tháng) là 2,64% với 881 hộ nghèo
2.1.3.4 Hiện trạng giáo dục — đào tạo
Theo niên giám thống kê của thành phố Cao Lãnh, năm 2006 cả 15 xã/phường
đã thực hiện xong việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Tỷ lệ tốt nghiệp bậc
tiểu học đạt 96,5%, THCS là 92,8%, hạn chế được tỷ lệ bỏ học ở bậc tiểu học và
THCS Tuy nhiên, tỷ lệ lưu ban khá cao bậc tiểu học là 2,7% và THCS là 2,2% (chỉ
tiêu năm 2007 là đưới 1%)
Trang 25Bảng 2.4: Bảng hiện trạng cơ sở vật chất trong ngành giáo dục Cơ sở vật chất Nhà nước Bán công Số trường 48 1 - Tiểu học 32 —T - Trung học cơ sở 11 - - Phô thông trung học 5 - Số lớp học 5.011 152 - Tiểu học 3.009 - - Trung học cơ sở 1.510 - ~ Phô thông trung học 492 152 Phòng học 711 6 - Tiểu học 394 6 - Trung hoc co so 210 - - Phô thông trung học 107 - Số giáo viên 1.394 - Tiêu học 551 4 - Trung học cơ sở 548 - - Phô thông trung học 295 - Số học sinh 27.532 48 - Tiêu học 11.532 48 - Trung học cơ sở 10.074 - - Phô thông trung học 5.654 -
Nguôn: Báo cáo thông kê thành pho Cao Lãnh (2009)
Toàn thành phố có tổng số 49 trường học, trong đó có 48 trường do nhà nước
quản lý, I trường ngoài công lập, chia theo cấp học có 32 trường tiểu học, 11 trường
trung học cơ sở và 5 trường phổ thông trung học Trong năm 2008, thành phố có tổng số 812 lớp học, trong đó có 808 lớp thuộc nhà nước quản lí, 4 lớp ngồi cơng lập Chia
theo cấp học hiện nay thành phố có 405 lớp tiểu học, 263 lớp trung học, 140 lớp phổ
thông trung học
2.1.3.5 Hiện trạng y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em được thực hiện tốt Năm 2008 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm
Công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được duy trì thường xuyên, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm đúng mức, không có dịch bệnh diễn ra trên diện rộng Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 15/15 xã phường
Trang 26Theo báo cáo tình hình mắc chết bệnh truyền nhiễm gây dịch và bệnh quan
rọng của Sở Y tế (2010), bệnh mắc nhiều nhất là bệnh tiêu chảy toàn tỉnh có 26.834
›a, riêng Cao lãnh là 2.136 ca, sau đó các bệnh ly, bệnh tay chân miệng, thương hàn
xem thêm phụ lục 5) Các bệnh này ở Sở Y tế chưa đánh giá có phải bị mắc do từ các 1guồn nước hay không
Về cơ sở vật chất: thành phố Cao Lãnh có 16 cơ sở y tế là các phòng khám đa
choa khu vực, trạm điều dưỡng và trạm y tế tại các xã phường Tổng số giường bệnh
hiện nay là 85 giường Nếu tính tất cả các cơ sở y tế thuộc quyền quản lý của tỉnh thì mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố gồm có:
02 bệnh viện Đa Khoa với 650 giường bệnh; Y học dân tộc: 480 giường; 01 phòng khám khu vực với 10 giường bệnh;
15 tram y tế xã, phường với 75 giường bệnh;
Viện điều dưỡng cán bộ: 40 giường
Tổng số cán bộ hiện có trên địa bàn thành phố là 1.016 cán bộ ngành y và 1.344
cán bộ ngành dược Các cơ sở y tế này đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố
Ngoài ra còn có bệnh viện thuộc quân đội là bệnh viện Dân Quân y cấp tỉnh 2.1.3.6 Hiện trạng thông tin liên lạc
Thành phố hiện có tổng đài điện tử với nguồn số hiện tại 26.100 số (tối đa có
thể phục vụ đến 100.000 số) và tháp viba số hòa mạng thông tin quốc gia Mạng viễn thông bằng kỹ thuật số hiện đại, giúp hiện đại hóa hoàn toàn cuộc gọi quốc tế và liên
tỉnh, ngày càng nâng cao về chất lượng
Tổng số máy điện thoại trên mạng là 83.484 máy, trong đó cố định là 25.782
máy, di động là 57.782 máy, đạt bình quân 78,23 máy/100 dân (năm 2008) Số lượng thuê bao Internet đạt hơn 2000 máy; 100% các phường, xã trong thành phố đã có máy điện thoại, hiện có 4 trạm phát sóng di động của Vinaphone, Viettel, Sphone và
Mobiphone Đáp ứng được nhu cầu liên lạc trong nước và quốc tế
Về Internet: Có 02 nhà cung cấp dịch vụ internet là Viễn thông Cao Lãnh và
Tổng Công ty Viễn thông Quân đội
2.2 Hiện trạng nguồn nước và sử dụng nước sạch 2.2.1 Chất lượng nước mặt
Hiện trạng môi trường nước mặt: Cao Lãnh là thành phố có hệ thống kênh
rạch chẳng chịt nhưng hiện nay môi trường nước mặt bị ô nhiễm bởi hữu cơ và vi sinh,
Trang 27một số khu vực nước đã ngã màu đen và bị ứ đọng bởi rác sinh hoạt của các hộ dân
xung quanh nên khả năng tự làm sạch của môi trường nước mặt là rất thấp
Qua số liệu phân tích mẫu hiện trạng của Sở Tài nguyên và Môi trường năm
2010 cho thấy nguồn nước mặt ở các vị trí quan trắc chủ yếu đã bị nhiễm chất hữu cơ; vi khuẩn Hàm lượng COD, BOD5, Nitrate và vi khuẩn hầu hết đều không đạt cột A2
QCVN 08:2008/BTNMT chỉ các thông số DO, pH là nằm trong qui chuẩn cho phép (xem thêm phụ lục 6) + Chỉ tiêu BOD;: dao động 15 — 22 mg/l tat ca cdc diém quan trắc vượt QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 từ 2,5 — 3,7 lần + Chỉ tiêu COD: dao động từ 20 — 30 mg/l, tat ca điểm quan trắc vượt QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 từ 1,3 — 2 lần, + Chỉ tiêu chất rắn lơ lửng (SS): tất cả các điểm quan trắc vượt QCVN 08: 2008/BTNMT Cột A2 từ 2,2 — 6,3 lần, đao động từ (67 — 188 mg/l)
+ Chỉ tiêu Nitrate: đa số các điểm quan trắc vượt QCVN 08:2008/BTNMT
Cột A2 từ 1,02 — 2,35 lần, dao dong tir (4,21— 11,73 mg/l)
+ Chỉ tiêu Coliform: số lượng coliform vượt QCVN 08:2008/BTNMT Cột
A2, dao động tử (23 x10?- 24 x10°MPN/100ml)
Chất lượng nước sông thành phố Cao Lãnh có các chỉ tiêu lý, hoá và vi sinh
hầu hết đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT Cột A2 Điều này
chứng tỏ nước sông thành phố Cao Lãnh đã bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp thải trực tiếp ra sông Xem hình 2.3 và hình 2.4 cho thấy
các nguồn nước mặt ở kênh rạch thành phố Cao Lãnh đang bị ô nhiễm tram trong:
inh 2.3: Mot con kéah celia phiroag Hóa Thuận đang bƒ ô nhiễm Hinh 2.4: Hb kénh cho phiring tiếp nhận các nước thải từ khu dần cư 3, [4 not
Trang 28Do thành phố Cao Lãnh là một trung tâm kinh tế của tỉnh Đồng Tháp nên quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển
làm cho môi trường ngày càng suy thoái, cộng với ý thức kém về bảo vệ môi trường làm cho tình hình ô nhiễm môi trường trong thành phố ngày càng tăng
Tình trạng thoát nước, trong các khu vực hộ nghèo sinh sống phần lớn không có hệ thống thoát nước, nước thải tự chảy thẳng vào kênh rạch, ra vườn hoặc
tràn ra hẻm gây úng ngập thường xuyên, làm ô nhiễm môi trường sống rất nghiêm
trọng
2.2.2 Chất lượng nước ngầm
Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước ngầm đều nằm trong giới hạn cho
phép như chỉ tiêu pH:độ cứng, CT , DS, sắt tổng, Mn”`, SO,”, HạS, arsen, riêng chỉ
tiêu Coliform đa số các điểm vượt quy chuẩn 09:2008/BTNMT chứng tỏ nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật Riêng các giếng tầng nông do UNICEF viện trợ là những
giếng tầng nông đa số bị nhiễm arsen là một chất gây ung thư, đồng thời nhiễm sắt 2.2.3 Hiện trạng cấp nước sạch ở khu vực nghiên cứu
Hiện nay ở thành phố Cao Lãnh việc sản xuất và cung cấp nước sạch khu vực trung tâm do công ty Cấp nước Đồng Tháp là 1 doanh nghiệp nhà nước đảm trách Da số các hộ đân ở các phường trung tâm đang sử dụng nước máy của công ty Cấp nước
Đồng Tháp, mạng lưới cấp nước của các phường đã đến tắt cả các tuyến đường chính,
nhưng hiện nay công suất phục vụ cho thành phố có công suất 30.400(m3/ngày.đêm) Trong đó nhà máy nước mặt Đông Bình-xã Hòa An cấp 10.000 (m3/ngày.đêm), còn
lại khai thác nước ngầm tại các giếng khoan tầng sâu nằm rải rác thành phố ở độ sâu từ
250- 400 m, chỉ đủ đáp ứng cho khoảng 40% nhu cầu dùng nước của thành phố Trong
thời gian tới, hệ thống cấp nước thành phố sẽ được nâng công suất lên 50.000 m3/ngày, đảm bảo cung cấp đủ các nhu cầu dùng nước của nhân dân toàn thành phó Còn ở các xã xa trung tâm hiện nay có những trạm cấp nước nông thôn có công suất thấp, nguồn nước khai thác từ nước ngầm, phục vụ cho 100-150 hộ dân, được giao
khoán cho tư nhân quản lý và khai thác
Theo số liệu của Cục Thống kê và công ty Cấp nước Đồng Tháp hiện nay tỷ lệ
các hộ dân ở khu vực thành thị sử dụng từ nguồn nước sạch của công ty là 68%, còn khu vực nông thôn 27% Cụ thể sau:
Trang 29Biểu đồ 2.10: Tý lệ % hộ dân ở các phường, xã của thành phố Cao Lãnh sử dụng
¡ước sạch của công ty Cấp nước Đồng Thap nam 2009
Nguôn: Công ty Cấp nước Đông Tháp (2009)
Theo báo cáo kết quả thực hiện bộ chỉ số theo đối và đánh giá nước sạch và vệ inh môi trường nông thôn của Sở Nông nghiệp & PTNT năm 2010 đánh giá riêng khu
'ực nông thôn chỉ đạt tỷ lệ 47,76% số hộ dân sử dụng nước sạch từ nhiều nguồn
Tong đó xã có tỷ lệ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất là xã Tân Thuận Tây
80,87%), thấp nhất là xã Mỹ Ngãi (23,19%), các xã còn lại không lớn hơn 50%, cụ
hể: xã Mỹ Trà 34,84%; Mỹ Tân 46,17%; Hòa An 46,98%; Tịnh Thới 44,01%; Tân Thuận Đông 37,68% Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ % sứ dụng nước hợp vệ sinh ở các xã
XãMỹTrà XãMỹ XãMỹ XãHòaAn XãTân XãTinh XãTân Tân Ngãi ThuậnTây Thới Thuận
Đông Nguôn: Sở Nông nghiệp & PTNT Đông Tháp (2009)
Các nguồn nước sử dụng sinh hoạt của các hộ dan khi chưa có hệ thống cấp
ước của Công ty phục vụ:
Trang 30- Đối với các hộ dân sống gần kênh rạch nguồn nước sử dụng hằng ngày được
bơm trực tiếp từ sông rạch lên, nhưng đây cũng chính là nơi tiếp nhận nước xả thải và
các chất thải sinh hoạt nên mức độ ô nhiễm rất cao (xem hình 2.5 và hình 2.6)
A ae
Hinh 2.5: Ding nước sinh hoạt là nước Hình 2.6: Dùng nước sông và một bên sông nước thải xuông của hộ dân
- Một số hộ dân sử dụng nước giếng đào, ở độ sâu từ 5-7m Trong trường hợp này nguồn nước cũng không đảm bảo do các chất thải không được xử lý tự ngắm xuống, nhất là các hầm tự hoại, chuồng heo, bò (xem hình 2.7)
- Trường hợp sử dụng nước mưa hiện nay do không khí bị ô nhiễm bởi khí thải, bụi Mặt khác, vật liệu làm mái nhà (mái tole kẽm, mái fibro xi măng, mái lá ) không
đảm bảo điều kiện vệ sinh và chất lượng nước nhất là mái fibro xi măng có chất
amiăng gây ung thư (xem hình 2.8)
20g E Se
Hình 2.7: Dùng nước sinh hoạt là nước Hình 2.8: Sử dụng nước mưa của
giếng đào hộ dân
- Một số hộ dân sử dụng giếng khoan tầng nông Đây cũng là nguồn nước không đảm bảo chất lượng do tầng nước này bị nhiễm khuẩn vì là tầng nông nên tiếp nhận các chất thải tự ngắm qua môi trường Mặt khác, tầng nước này cũng dễ bị nhiễm arsen không đạt chuẩn để sử dụng làm nước sinh hoạt (xem hình 2.9 và hình 2.10)
Trang 31Ea ed
Hinh 2.9: Dùng nước sinh hoạt là Hình 2.10: Dùng nước giếng khoan và nước giếng khoan tẦng nông một bên nước thải xuông của hộ dân Theo thống kê 2009 nguồn sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn tập trung chủ yêu vào các nguồn cấp nước của Công ty cấp nước, các trạm nước nông thôn
chiếm 96,44%,giếng khoan 2,97%,nước sông 0,35%,nước mưa hoặc giếng đào 0,24%
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ % các nguồn nước sử dụng sinh hoạt của hộ dân
Nguôn: Sở Nông nghiệp & PTNT Đông Tháp (2009)
2.2.4 Giá nước, lượng nước tiêu thụ cho 1 người ngày và tỷ lệ thất thoát nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Theo nghiên cứu chương trình Benchmarking ngành nước đô thị Việt Nam 2009) đã khảo sát thống kê về giá tiêu thụ nước sạch trong sinh hoạt, lượng nước tiêu
hy hang ngày bình quân đầu người cho 1 ngày và tỷ lệ thất thoát nước ở các công ty sấp nước của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long của năm 2009, xem cết quả điều tra bảng 2.5 sau
Trong đó ta thấy giá nước giữa các tỉnh trong khu vực cũng có sự chênh lệch chác biệt, kể cả mức độ sử dụng nước của một người trên ngày chứng tỏ do điều kiện
rà mức sống ở mỗi tỉnh có khác nhau Giá nước thấp nhất là Tiền Giang 3.000đ/1m3
xước, cao nhất là Kiên Giang 4.850đ/1m3 nước, Giá trung bình khu vực 3.932đ/1m3
xước Ở đây ta thấy tỷ lệ thất thoát nước của 1 số công ty>30%, riêng tỉnh Đồng Tháp
Trang 32có giá 4.091đồng/1m3 nước, tỷ lệ thất thoát cũng còn cao 26%, chỉ tiêu sử dụng nước
cho 1 người/ngày còn thấp so với tiêu chuẩn dùng nước người/ngày của Bộ Xây dựng
Bảng 2.5: Thống kê các chỉ tiêu về nước sạch năm 2009 Giá nước sinh Luong nuée sir Tỷ lệ thất thoát STT Tỉnh hoạt dụng nước (dong) (/người/ngày) (%) 1 | Long An 4.100 183 31 2 | Tién Giang 3.000 106 38 3 | Bén Tre 4.700 105 27 4 | Tra Vinh 4.000 100 17 5 -| Vinh Long 4.000 110 24,6 6 |ĐồngTháp | , 4.091 102 26 7 |AnGiang 3.700 129 24 8 | Kién Giang 4.850 106 21 9 | Can Tho 4.100 144 20 10 | Hậu Giang 3.500 91 28 11 | Sóc Trăng 3.200 110 16 12 | Bac Liéu 3.300 106 41 13 | Cà Mau 4.100 102 34 14 | Mộc Hóa 4.400 133 28
Nguồn: Chương trình Benchmarking cấp nước đô thị Việt Nam (2009)
Kết luận tóm tắt chương 2: Tóm lại, thực trạng cấp nước ở thành phố Cao
Lãnh cho thấy hiện nay tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tại đô thị và nước hợp vệ sinh
tại nông thôn còn thấp, chất lượng các nguồn nước do người dân tự khai thác sử dụng bị ô nhiễm nặng về lâu dài không thể tiếp tục sử dụng được cần phải có giải pháp đầu
tư hợp lý để thay thế Hiện trạng về phát triển kinh tế, dân cư, giáo dục, y tế cho thấy
bức tranh tổng thể về tình hình phát triển của thành phố và cũng là cơ sở cần thiết cho
việc nghiên cứu: về thu nhập và khả năng kinh tế của người dân, về quy mô hộ, dân
trí, tình trạng sức khỏe Đây là những căn cứ cần thiết cho việc nghiên cứu ở những
chương sau về lý thuyết, mô hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi, nhất là các giải
pháp để nâng cao chất lượng nguồn nước và đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch phù
hợp với mức sẵn lòng trả của người dân
Trang 33CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm nước sạch
Theo Luật tài nguyên nước số 1998/QH ngày 20/05/1998 do Quốc hội ban hành:
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trong, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi
trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có
thể gây ra tai họa cho con người và môi trường
Nước sạch là một hàng hóa đặc biệt, được khai thác từ các nguồn nước mặt và nước ngầm trong thiên nhiên, được xử lý qua hệ thống cấp nước đạt yêu cầu vệ sinh và
an toàn sức khỏe chơ người dân theo các tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế Đồng thời
đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của Tiêu chuẩn Việt Nam
Nước sạch là một nhu cầu căn bản nhất của con người và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nó còn là yếu tố thiết yếu để xoá đói giảm nghèo
Nước sạch góp phần nâng cao sức khoẻ, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh, đang là đòi hỏi bức bách
của người dân sống trong các khu dân cư nghèo Tuy nhiên, cho đến nay, ở nhiều khu
nghèo, người dân vẫn đang sử dụng nước không hợp vệ sinh cho các nhu cầu sinh hoạt, dẫn tới các hậu quả là tỷ lệ mắc các bệnh lây lan do nước rất cao
Theo Vũ thị Ngọc Phùng (2005) Việt Nam có nhiều nguồn nước ngọt phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng dòng chảy 840tỷ m3/năm, ngày mưa bình
quân 100 ngày/năm Bên cạnh đó còn có nhiều ao hồ, đầm lầy và các tằng nước ngầm Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng, một số vùng ven biển và vùng núi khan hiếm nước ngọt nhất về mùa
khô hạn Bên cạnh đó do tốc độ đô thị hóa hiện nay đã gây ra tình trạng bị ô nhiễm các nguồn nước làm cho việc cung cấp nước sạch ở nhiều vùng nông thôn và đô thị đang gặp khó khăn
Mặc dù tài nguyên nước có thể tự tái tạo liên tục không cần đến sự tác động của con người, nhưng nếu chúng ta khai thác một cách bừa bãi và không biết bảo vệ thì nguồn tài nguyên này cũng bị cạn kiệt, không kịp tái tạo hoặc làm ô nhiễm toàn bộ nguồn khai thác
Trang 343.1.2 Khái niệm hàng hóa
Theo Vũ Anh Tuấn (2007), hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu
của con người thông qua việc trao đổi mua bán Đặc điểm hàng hóa là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mùa bán trên thị trường, hàng hóa có thể ở dạng hữu hình hay phi vật thể Hai thuộc tính của hàng hóa:
# Giá trị hàng hóa: Chính là hao phí sức lao động mà người sản xuất phải có để
làm ra một đơn vị hàng hóa
+ Giá trị sử dụng: là công dụng của vật phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó
>ủa con người
Nước là một hàng hóa đặc biệt, hiện nay đang do các doanh nghiệp của nhà tước quản lý sản xuất và cung cấp phục vụ cho nhân dân, các đơn vị này còn mang ính độc quyền về sản xuất, nhưng lại không được quyết định về giá bán Với cơ chế
hi trường hội nhập quốc tế chúng ta đang dần phá bỏ thế độc quyền, tiến tới xã hội
óa ngành nước, cho phép tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này hoặc cổ phần hóa các
oanh nghiệp nhà nước
- Về chỉ phí sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó ta cần phải nắm
š, để khi đưa ra định giá trong nghiên cứu cho phù hợp, chỉ phí ở đây là tất cả các chỉ
hí trong quá trình để tạo sản phẩm, gồm chỉ phí ẩn và chỉ phí hiện Chỉ phí hiện gồm
ac yéu tố lao động, máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào, tất cả các yếu tố trên 3 được thông qua mua bán, trao đổi trên thị trường, còn chỉ phí ẩn các chi phí không ằm trong trực tiếp sản xuất
-Về lợi nhuận sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng chỉ phí cơ hội bao gồm chỉ phí \ và chỉ phí hiện, còn lại là phần lợi nhuận mà người sản xuất nhận được
3.1.3 Khái niệm mức sẵn lòng trả
Theo Turner, Pearce và Bateman (1995) cho rằng mức sẵn lòng trả (WTP) đo tong độ ưa thích của một cá nhân hay xã hội đối với một thứ hàng hóa đó Đo lường ức độ thỏa mãn khi sử dụng 1 hàng hóa nào đó trên thị trường, được bộc lộ bằng
ức giá sẵn lòng trả (WTP) của họ đối với mặt hàng đó
Mức sẵn lòng trả (WTP) còn được định nghĩa như là một khoản tiền tối đa mà nhân đồng ý chỉ trả cho 1 hàng hóa để cân bằng sự thay đổi thỏa dụng Khoản tiền
Trang 35WTP đồng thời là đường cầu thị trường nó tạo cơ sở xác định lợi ích đối với xã
hội khi tiêu dùng hay bán một mặt hàng nào đó
Hình 3.1: Đường cầu của một sản phẩm và đường cung của Nhà sắn xuất + PN Thang du S án u dùng ° Qo Q Nguồn Mankiw (2003)
Theo hình 3.1 đường cầu ta có thể xem đường cầu là "mức sẵn lòng trả", nó cho thấy mức sẵn lòng trả cho một sản phẩm tương ứng với các mức giá khác nhau trong một thời gian xác định Đường cung thể hiện những người bán sẵn lòng bán tương ứng
với các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian xác định Giá tại Pạ đạt trạng
thái cân bằng của thị trường, không thiếu hụt hàng hóa, không có áp lực làm thay đổi
giá Tam giác PoPỲE là phan thang dư của người tiêu dùng, nói cách khác là WTP
ròng, nó đo lường phần lợi ròng của người tiêu dùng nhận được
Do đó để định giá các giá trị môi trường, theo Turner, Pearce va Bateman (1995) có nhiều phương pháp khác nhau nhằm xác định giá trị tiền tệ cho các tài
nguyên môi trường Có 2 phương pháp căn bản sau: Phương pháp để đánh giá một hàng hóa thông qua đường cầu (cách của Marshall hoặc Hicks) và phương pháp đánh giá hàng hóa không thông qua đường cầu
* Các phương pháp không dùng đường cầu
Phương pháp này không thể cung cấp những thông tin đánh giá và các đo lường về phúc lợi thực, nhưng nó vẫn là 1 công cụ tìm tòi hữu ích để thẩm định chỉ phí lợi
ích của các dự án, các chính sách hoặc phương hướng hành động Trong phương pháp
không dùng đường cầu có các phương pháp sau:
- Phương pháp thay đổi năng suất (Changes in Productivity): Được sử dụng khi
có những thay đổi sản lượng do tác động của môi trường, để xác định giá trị kinh tế
Trang 36của sự thay đổi Nếu tác động môi trường làm ảnh hưởng bắt lợi tới sản lượng, làm
giảm giá trị sản lượng tức là làm tăng chỉ phí đối với xã hội Ngược lại, nếu tác động
môi trường có ảnh hưởng tích cực tới sản lượng thì giá trị sản lượng tăng là lợi ích cho
xã hội Phương pháp này có ưu điểm là có thể xác định được trực tiếp giá trị kinh tế của sự thay đổi, dựa trên giá và các mức sản lượng có thể quan sát được ở trên thị
trường Một khó khăn lớn nhất của phương pháp này là việc xác định mối tương quan
giữa môi trường và năng suất trong mọi tình huống Tuy nhiên, nếu đã xác định được
hàm phản ứng theo liều lượng thì phương pháp thay đổi năng suất có thể cho ta các kết
quả đánh giá kinh tế hợp lý với chỉ phí và thời gian tối thiểu
_~ Phương pháp chỉ phí thay thế (Substitue Cost Method): Khi con người chịu tác:động bắt lợi trực tiếp từ việc chất lượng môi trường bị suy giảm, con người sử
dụng một số biện pháp nhằm loại bỏ những tác động bắt lợi đó Phương pháp này có thể thực hiện đơn giản bằng cách đánh giá xem khi sử dụng 1 số biện pháp thay thế hoặc phục hồi thì cần phải bao nhiêu chỉ phí để nhằm giảm những tác động bắt lợi đó Từ đó xác định tỷ lệ thay thế giữa chất lượng môi trường với hàng hoá thay thế, ước
tính giá trị của hàng hố mơi trường Phương pháp này có thể áp dụng trong một một
*số tình huống như: tác động của ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng như cầu đường và nhà cửa
- Phương pháp chỉ phí phòng ngừa (Preventive Cost Method): Trong nhiều
trường hợp, người ta phải bỏ nhiều tiền để tránh các thiệt hại có thể nhìn thấy được Ví
dụ, uống nước đóng chai, mua bình lọc nước để tránh mắc bệnh kiét li Khi con người
sẵn lòng trả tiền nhằm chống lại những ảnh hưởng có thể xảy ra khi mơi trường suy
thối, những chỉ phí này có thể được sử dụng làm cơ sở tính toán các phí tổn do ảnh
hưởng môi trường gây ra Các chi phí phòng ngừa thường là chi phí nhỏ hơn chỉ phí
thực nếu xảy ra, vì các chỉ phòng ngừa bao giờ cũng bị hạn chế bởi mức thu nhập - Phương pháp chỉ phí y té (Cost of illness): Trong trường hợp, thay đổi về chất
lượng môi trường có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, ảnh hưởng này có thể dẫn tới những hậu quả làm phát sinh chi phí Các chỉ phí mà cá nhân bị ảnh hưởng phải chịu như chi phí y tế, chỉ phí chăm sóc sức khoẻ, chỉ phí do nghỉ việc, năng suất lao động giảm trong những ngày ốm Khi các cá nhân phải trả tiền viện phí, tiền thuốc và
các khoản chỉ phí khác để chữa bệnh, các khoản chỉ phí này có thể được sử dụng làm
Trang 37cơ sở ước tính ảnh hưởng bắt lợi về tình trạng sức khoẻ do sự suy giảm chất lượng môi
trường gây ra
* Nhóm các phương pháp dùng đường cầu
Các phương pháp này cung cấp những thông tin đánh giá và các đo lường về phúc lợi, đo lường phúc lợi thặng dư giá trị tiêu dùng Gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp đo lường mức thoả dụng (Hedonic Pricing Method): Phương
pháp này cho biết, giá của một số mặt hàng (ví dụ, tài sản, nhà cửa bay bất động sản khác) có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường Một khu đất ở bãi rác sẽ có giá
thấp hơn khu đất không có bãi rác gần đó, tương tự, giá nhà có thể bị ảnh hưởng bất
lợi bởi ô nhiễm không khí Trong trường hợp này, sự khác nhau giữa giá các ngôi nhà
bị ô nhiễm và ngôi nhà không bị ô nhiễm không khí có thể được lấy làm cơ sở để đánh giá kinh tế đối với tác động của ô nhiễm không khí
- Phương pháp chỉ phí du lịch (Travel Cost Method): Phương pháp này được sử
dụng thường xuyên nhất khi tiến hành đánh giá kinh tế các địa điểm thường được du
khách tới thăm công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, bãi bién, Trong những trường
hợp như vậy, giá vé vào cửa để tới thăm khu công viên, khu bảo tồn hay bãi biển không thể là cơ sở đúng đẻ đánh giá việc du khách có sẵn lòng chỉ trả đển thăm công
viên, khu bảo tồn hay bãi biển đó hay không vì giá vé này thường rất rẻ Tuy nhiên, có
thể áp dụng tổng số chỉ phi mà người du lịch sẵn sàng trả cho cả chuyến du lịch đẻ
được tới công viên, khu bảo tồn hay bãi biển làm cơ sở cho việc đánh giá Phương
pháp này đòi hỏi phải có điều tra quy mô rộng và có những phân tích thống kê phức
tap
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhién (Contingent Value Method): Phương pháp này cũng được thực hiện bằng cách điều tra, lập phiếu câu hỏi để xem xét thái độ
của người dân phản ứng ra sao khi chất lượng môi trường thay đổi và thăm đò xem họ
sẵn sàng trả bao nhiêu để tránh việc chất lượng môi trường bị suy giảm Phương pháp này cũng đòi hỏi phải tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát và những phân tích thống kê phức tạp
Trong các phương pháp liệt kê ở trên, sự phức tạp của các phương pháp tăng dần, các phương pháp không sử dụng đường cầu áp dụng đơn giản hơn các phương pháp sử dụng đường cầu Trong đó phương pháp đánh giá ngẫu nhiên khó hơn, khá phức tạp, chỉ nên áp dụng khi có đủ năng lực chuyên môn
Trang 38Ngoài các phương pháp được liệt kê ở trên còn một số các phương pháp khác cũng được sử dụng để đánh giá kinh tế các tác động môi trường như Phương pháp vốn nhân lực, Phương pháp chỉ phí cơ hội, Phương pháp tính thiệt hại về thu nhập
Trong đề tài nghiên cứu, ta dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) làm
thước đo trực tiếp về WTP, bỏ qua nhu cầu tham khảo giá thị trường có thể được định
giá bằng cách hỏi người dân một cách trực tiếp, họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu đối với dịch vụ cấp nước sạch, khi môi trường chung quanh ngày càng bị ô nhiễm Phương cách này được áp dụng là phỏng vấn các chủ hộ tại nhà hộ gia đình và hỏi mức giá sẵn lòng trả (WTP) của họ cho việc trả chỉ phí sử dụng nước sạch sinh hoạt gia đình khi được cung cấp đến
- Ưu điểm của phương pháp CVM
Phương pháp này có thể áp dụng tương đối rõ ràng và linh hoạt so với các phương pháp định giá khác trong việc để ước lượng các giá trị gián tiếp, trực tiếp, giá trị không sử dụng Trên lý thuyết, nó có thể được sử dụng để đánh giá các nguồn tài nguyên mà sự tồn tại tiếp tục được người ta đánh giá cao, ngay cả những trường hợp
bản thân họ có thể không bao giờ được hưởng lợi đến cả, quan trọng nhất là trong đánh
giá để ước lượng các sản phẩm dịch vụ của tài nguyên thiên nhiên môi trường khi
không có giá trị tồn tại cho chúng
Bên cạnh những ưu điểm, khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến một số
nhược điểm của nó để thận trọng khi phân tích đánh giá
- Nhược điểm của phương pháp CVM
Khi sử dụng phương pháp CVM kết quả điều tra phụ thuộc vào các điều kiện
của thị trường giả định, cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn mẫu làm cho
câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực Ở đây ta phải nắm rõ các
nhược điểm để khắc phục Theo Turner (1995) có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà
phân tích thiếu thận trọng sẽ làm sai lệch:
() Nói ít đi WTP: cho rằng bản chất giả thiết của phương pháp CVM làm cho
câu trả lời của các cá nhân không đúng với sự thật, có xu hướng nói bớt đi cái giá mà
người ta sẽ thực sự trả Tuy vậy phần bớt này tương đối nhỏ nên không phải vấn đề
nghiêm trọng
(2) WTP hay WTA: Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu WTP để có tài sản môi trường
này hoặc bạn sẵn lòng nhận bao nhiêu WTA để bồi thường cho việc từ bỏ tài sản môi
Trang 39trường này Khi đem so sánh giữa WTP và WTA bao giờ WTA cũng cao hơn WTP rất
nhiều Ở đây ta chọn WTP để nghiên cứu, để dùng trong tính toán đầu tư, trên cơ sở đó
có các giải pháp thích hợp
(3) Thiên lệch một phần- toàn phần: Nếu người lần đầu tiên được hỏi WTP trả
cho một phân tài sản và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn bộ thì số tiền được phát biểu là như nhau Vì tổng ngân sách của họ cố định, do đó dễ sai lệch khi hỏi qui mô
rộng lớn
- (4) Thiên lệch điểm khởi đầu: Do ban đầu gợi ý cho người trả lời đưa ra mức trả khởi đầu từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp, thì việc lựa chọn mức khởi đầu này
sẽ ảnh hưởng đến sự trả lời WTP của họ Ở đây ta hỏi từ mức cao xuống mức thấp và
mức khởi đầu đã được tính toán trên phương diện đầu tư và cả khu vực
(Š) Thiên lệch theo phương tiện: Khi xây dựng câu hỏi về WTP người thiết kế
điều tra phải xác định rõ phương tiện đóng góp Với mỗi phương tiện đóng góp khác
nhau như : Bằng tiền mặt, bằng tài khoản, Thì mức WTP cũng khác nhau Tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể mà chúng ta xác định phương tiện đóng góp hay sử dụng nhất để tránh trở ngại này
3.1.4 Mối liên hệ giữa phát triỂn và môi trường
Như ta đã biết nước là một sản phẩm của môi trường là một tài nguyên đặc biệt có thể tự tái tạo không cần đến sự tác động của con người, nhưng không phải vì vậy
mà ta khai thác một cách bừa bãi làm ảnh hưởng đến nguồn nước, gây ô nhiễm Có thể
nói rằng đi đôi với việc phát triển kinh tế là tình trạng môi trường sinh thái ngày càng
bị hủy hoại nghiêm trọng Do đó trong quá trình phát triển kinh tế, ta phải hiểu rõ các lý thuyết quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế để khi quản lý vận hành và
khai thác địch vụ cấp nước đạt được hiệu quả tốt
3.1.4.1 Mô hình kinh tế và môi trường
Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), các mô hình kinh tế cổ điển nghiên cứu mối
quan hệ truyền thống giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Nhà sản xuất và người tiêu dùng (hộ gia đình) là 2 nhân tố chính của nền kinh tế, hộ gia đình cung cấp các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất như vốn và lao động, còn nhà sản xuất cung cấp sản phẩm của mình là hàng hóa và dịch vụ cho các hộ gia đình Các mô hình đó chưa nghiên cứu đến một nhân tố cực kỳ quan trọng và rất gần gũi với con người đó là môi
Trang 40quan đến chất lượng cuộc sống của người dan, tốc độ tăng trưởng kinh tế Một loạt câu
hỏi đặt ra liệu có duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hay không? Liệu chất
lượng cuộc sống của người dân thực sự nâng cao không? Để trả lời được các câu hỏi, buộc các nhà kinh tế phải đưa thêm một nhân tố nữa đó là môi trường thiên nhiên vào mô hình nghiên cứu,
Môi trường thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài
nguyên cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các sản phẩm phế
thải được fạo ra từ các quá trình đó, được môi trường hấp thụ và chuyển hóa Tuy
nhiên nếu vượt mức tự làm sạch các chất thải này có thể gây ô nhiễm và làm suy thối
mơi trường thiên nhiên (Xem hình 2.2) Mặt khác môi trường thiên nhiên còn cung cấp cho ta các danh lam, thắng cảnh, không khí trong lành, dịch vụ vui chơi giải trí cho các hộ gia đình Hình 3.2: Biểu đồ tóm tắt mối liên hệ giữa nền kinh tế và môi trường: Nền kinh tế Hàng hóa & dịch vụ Nhà sản xuất Hộ gia đình fo ] Vốn & lao động Tài nguyên | Chất thải Môi trường thiên nhiên
Nguồn Nguyễn Trọng Hoài (2007) Biểu đồ cho ta thấy sự tồn tại của nền kinh tế và môi trường thiên nhiên phụ
thuộc rất lớn vào 2 cầu nối dòng tài nguyên thiên nhiên và dòng chất thải, khi 2 cầu nối này suy yếu hoặc đứt gãy thì cả hệ thống trục trặc
Qua đó liên kết với dé 14; nghién cite, khi due re cbc eit 22 rẻ 2/5 s42
phải phù hợp để quản lý, kiểm soát việc khai thác tài nguyên nước, không để bị khai thác quá mức vượt khả năng tái tạo, đồng thời quản lý được dòng xả thải ra môi trường, nước, không được vượt mức tự làm sạch Quá trình vận hành ta phải tìm ra được dòng
chảy tối ưu để giữ cân bằng giữa nền kinh tế và môi trường, để đạt được lợi ích tối đa
Khi xây dựng cơ cấu giá nước phải có thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường