————”
ñlẢm |
NGUYEN QUANG ĐẠI
DANH GIA CHAT LUQNG CUQC SONG CUA LAO ĐỘNG NHẬP CƯ LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
Chuyên ngành : Kinh tế học : ` | :
Mã sô : 60 31 03
LUẬN VAN THAC SY KINH TE HQC
Trang 2TOM TAT
“Trong những năm qua, với vai trò dau tàu về phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cả nước, thành phó Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng chung của cả nước Sự phát triển đó đã kéo theo một luồng đi cư tự do é at đổ về thành phố nhằm tìm kiếm các cơ hội làm việc, thay đổi cuộc sống Những người di cư này đủ là lao động tự do hay làm việc trong các thành phần kinh tế đều có những đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của thành phố Thế nhưng để cải thiện thu nhập, bản thân họ trong quá trình di cư đã đánh đổi nhiều vấn đề như nhà ở, môi trường sống, sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi làm cho chất lượng cuộc sống xấu đi ở nhiều mặt Song song đó, những tác động từ mặt trái của sự tăng trưởng trong những năm gần đây, đặc biệt là lạm phát cao và ô nhiễm môi trường sống, càng ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người lao động nhập cư hơn Nghiên cứu này với mong muốn đánh giá sự thay đổi các vấn đề về chất lượng cuộc sống của người lao động trong các khu công nghiệp TP.HCM kể từ khi họ quyết định đến thành phố làm việc Đồng thời nhận định các yếu tố đang tác động xấu đến chất lượng cuộc sống người lao động
Trang 3Khi so sánh sự biến chuyển trong hai năm gần đây tại TP.HCM thì ít có sự thay đổi,
theo đó một số yếu tố được đánh giá có cải thiện khiêm tốn đó là điều kiện làm
việc, khả năng đảm bảo an ninh của chính quyền, đời sống văn hóa — tinh thần Nhóm yếu tố được đánh giá xấu hơn hầu như không đổi mà còn bé sung yếu tố như: vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng bữa ăn, thời gian nghỉ ngơi và sự cân bằng công việc — cuộc sông
Sử dụng phân tích thống kê mô tả, khám phá nhân tố tác giả đã tìm ra được một yếu tố đang tác động xấu đến chất lượng cuộc sống người lao động: Chỉ phí thuê nhà, tình trạng nhà và diện tích nhà ở, vấn đề vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng bữa ăn, trật tự giao thông và tình trạng an toan giao thông, thu nhập thực tế, môi trường tự nhiên và tình hình vệ sinh — ô nhiễm, tình hình an ninh trật tự và các tỆ nạn xã hội, thời gian để nghỉ ngơi và cơ hội phát triển các mối quan hệ tình cảm riêng tư
Trang 4
LOT CAM DOAN i
LOL CAM ƠN ccccccccccceerrirrrrrrirrrree ii TÓM TẮTT -5525cccccvveeeese.eseee
MỤC LỤC .- . -
DANH MỤC HÌNH VÀ BIÊU ĐỒ - + 22Stttttttrttrrrtiirririrrrrrrrrrrree ii
DANH MUC BANG
DANH MUC TU VIET TAT CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề cccrrierrrrirtrrrriririiririiiiiiiiiiiiirrriirrrrridtrrrrriirrrriiiiiir 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu . -+rxeeerreerrirriitriirrirrriirriririrtrirdrirrirrirtriitrierrrrree 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . -‹-« -ccreeerrtrtrrrrrrrrrrrerrrrrrrirrrrrr 2 1.3.1 Đối tượng nghiên Cứu . ccccccceceerrtrtftrttrtttrrittttttiiieirrrrrrrriirrrrrrrrriiiriirrirrir 2
1.3.2 Phạm vi nghiÊH Cu: . c-ceccccerecrrrrrtrrritttiitttiiitrrirrriirrrrdirriiririiriiiniiririire 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu . -+5+tt>tserrtetteerrrrtrrrtriittrrtiitrriririrerirerirrrrrrie 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu -ccrxerrrrrriierrrriierrrridrrrriirrrrrrrrrree 4 1.6 Kêt cấu của luận Văn: -s set .211.211.211.7 1.0 4
CHƯƠNG II CƠ SỞ.LÝ THUYẾT ò-++-ccceeeeerrerrrrrreer —- 6 2.1 Tác động của lạm phát, ô nhiễm và quá trình di dân đến chất lượng cuộc sống 6 2.2 Một số quan GIGI VE i CU 11
2.2.1 KAGE ni 1g g8 anh nen 11
2.2.2 Các loại hình di dân tự do (di et tự, đÌO): -.-c c cecesceeeeeereereere
2.2.3 Dân di cư — lao động di eư: -ecccceereccerreerrrre 14
2.3 Một số quan điểm về chất lượng cuộc sống 14 2.3.1 Một số khái niệm về chất lượng cuộc sống
2.3.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống:
Trang 52.4 Các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống người đi cư 22 2.5 Dé xudt m6 hinh nghién cOu sssssssescsessssseeeteesccessesnsessessecssssssneseesesesssseensecessssssee 29
CHƯƠNG 3 THIẾT KE NGHIÊN CỨU . c ++++eeeeeeerrrtrrsererrer 36
3.1 Giới thiệu sơ lược về các khu công nghiệp tại TP.HCM .c -.e- 36 3.2 Quy trình nghiÊn cứu - -s- server ttrtrtrrrritririerrrririirirrrrirrirrirrrrie 39 3.2.1 Xây dựng thang đo và thất kế bảng câu hỏi -ccccccececceerrerrteerrrerreerrrrr 40 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và quy mơ "ơm ƠƠỊƠƠỎ se 43 3.2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu
CHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả theo các đặc tính
4.2 Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng
4.3 So sánh các biến định lượng trong các bối cảnh khác nhau
4.3 Kết qua kiém dinh Cronbach Alfa
4.4 Két qua phan tich nhan t6 khém phd (EFA) .sssssssssccssssssseesesesssssssneessesssssneeeseeens 80 CHƯƠNG 5 KÉT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . -©ceessee 96
ca 97 5.2 Một số khuyến nghị về chính sách quản lý ceeceeeerseeeeeeeee.er TỮ 5.3 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn : c ccccceeerrrkrrrrrrrrrrtrrrrrrriberrrriee 103
Trang 6DANH MỤC HÌNH VÀ BIÊU ĐÒ
Trang, Hình 2.1 Tổng hợp các nhân tố cầu thành chất lượng cuộc sống của lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu giới tính người lao động -ceeerrrrrrrrrrrrrrrrrre 49
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi người lao động . -trtrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 50
Hình 4.3: Biểu đồ phân theo nghề nghiỆp -cccccsrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirrirrrrree 52 Hình 4.4: Biểu đồ phân theo trình độ học vấn - -ecrrrrrrrrrrrrrirrirrirrrrldirrrree 33 Hình 4.5: Biểu đồ phân theo chuyên môn ccccccceeeeereerrrrrrrrrrrrrrririrrimirrriie 33 Hình 4.6 : Biểu đồ phân theo quê quán -:-+ccccccccnrttttrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrrr 55 Hình 4.7: Biểu đồ phân theo tình trạng hôn nhân -esrrrrtrrrertrrrrre 55 Hình 4.8 Biểu đồ phân theo đặc điểm dân tộc v-ccerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrririrrrrrr 56 Hình 4.9 Biểu đồ phân theo số người/1 phòng trọ -ccccrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrir 56
Hình 4.10 Đánh giá về chất lượng cuộc sống nói chung -cc-ceecerrrtrtrrrrrre 61
Hình 4.11 Nhóm biến điều kiện nhà ở -c55ccccceectcrtrtrirrrrrttrirrrrrrrrrrriiiie 62 Hình 4.12 Nhóm biến điều kiện ăn uống -22-:+ccccvttrrrrrrrtttrrirrrrrrrrrrrrrie 63
Hình 4.13 Nhóm biến điều kiện giao thông đi lại . -ccccceeererrrrrrrirrtrirrre 64
Hình 4.14 Nhóm biến về việc làm ccccccecrerrrrrririrriririrrirrrrrrrrrrrrrrriri s 68 Hình 4.15 Nhóm biến về thu nhập - : -22222v+errttrrrttrtrrrrrrrrriiiiirrrrrrrriirrrr 66 Hình 4.16 Nhóm biến về chỉ tiêu .s -cvvcceeerxrtrtrrrrrrrrirrrtriiirrrriiirrrrrrirririr 67 Hình 4.17 Nhóm biến về thủ tục hành chính
Hình 4.18 Nhóm biến về sự hỗ trợ của chính quyên địa phương
Trang 8DANH MUC BANG
Trang
Bang 2.1 Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng, đến chất lượng cuộc sống người di cư 28 Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố về chất lượng cuộc sống người lao động _— 29
Bảng 3.1 Tổng hợp các khu công nghiệp-khu chế xuất tại TP.HCM - 37
Bang 3.2: Tổng hợp thang đo ¬—.— THnHHHHhHHHHHHH HHH 0000001.0011000000T1111nnnnnnnTTnnnrrrrrr 40
Bảng 4.1: Thời gian sinh sống tại TP.HŒM cccccccccssrrrrrrrrrrrrrrrrrrrriirrrrrrir 49
Bảng 4.2 Cơ cấu mẫu phân theo nơi ở
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu phân theo khu công nghiệp -cerrree 5
Bang 4.4 Cơ cấu mẫu phân theo thu nhập -+-+-++++tt+trt+ 54
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến định lượng
Bảng 4.6 Tổng hợp các yếu tố thay đổi so với quê cũ 76
Bảng 4.7 Tổng hợp các yếu tố thay đổi trong vòng hai năm nay
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach Alfa
Bảng 4.9: Kết quả thông kê của các nhân tố rút trích 85
Bang 4.10 Téng hop két quả kiểm định Independent-Samples T-Test Giới tính 88 : Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test —Trình độ chuyên
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định Independent-Samples T-Test Nghề nghiệp Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định One-way Anova — Độ tuổi 92
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định One-way Anova — Thu nhập
Trang 9BHYT ctg CLCS EFA LĐLĐ Sig TP.HCM TCTK : Bảo hiểm y tế : : các tác giả : chất lượng cuộc sống
: Exploratory Factor Analysis — Phân tích nhân tố khám phá : Liên đoàn laa động
: Significance level — Mức ý nghĩa
: Thành phố Hồ Chí Minh `
Trang 10Ngày nay phát triển bền vững là định hướng phát triên của hâu hêt các quôc gia trên thế giới Ở đó sự phát triển không những đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cho các
thế hệ tương lai, vừa đảm bảo kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được
bảo vệ Tuy nhiên nhiều quốc gia do cé “ide muốn phát triển kinh tế nhanh để thu nhập đâu người tăng nhanh đôi lúc lấn, lướt nỗi lo về chất lượng cuộc sống và từ đó dễ
dẫn tới tâm lý bỏ qua mặt trái của phát triển” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày
30/12/2010)
Sự phát triển của Việt Nam gần đây cũng đối mặt với một số vấn đề tiêu cực như gia tăng tình trạng bất bình đẳng, phân hóa thu nhập giàu nghèo diễn ra nhanh, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, lạm phát nhiều lúc tăng cao làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn Điều đó làm giảm đi ý nghĩa của sự phát triển trong nhiều năm vừa qua
Bên cạnh đó, do chiến lược phát triển không đồng đều giữa các vùng miền đã xảy ra tinh trang di cw 6 at tir nông thôn đến các thành phố lớn để tìm cơ hội việc làm như
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương nơi có ngành
công nghiệp phát triển Điều này đã gây ra những hệ lụy vô cùng lớn về mặt xã hội như tệ nạn xã hội, an ninh trật tự, các khu ổ chuột, khu trọ lụp xụp, môi trường suy giảm, ô nhiễm môi trường làm chất lượng cuộc sống của người dân xấu đi
Theo số liệu thống kê năm 2009, với tổng số dân hơn 7.1 triệu người kể cả dân nhập cư,
TP.HCM đang đối mặt với sức ép rất lớn lên việc quy hoạch tổ chức, sắp xếp của chính quyền địa phương trên nhiều mặt từ tạo công ăn việc làm, xây dựng nhà ở, giao thông
đi lại, đến mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện Đồng thời chiến lược phát triển đô thị không di đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối, môi trường sống ô nhiễm trầm trọng Đó là hiện trạng của
Trang 11xã hội
Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống người dân nói chung và dân
nhập cư nói riêng là điều cần thiết Qua đó có thể soi rọi các chính sách phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ lao động nhập cư của chính quyền Đồng thời làm cơ sở để điều
chỉnh chính sách quản lý nhằm tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững, cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân nhập cư bởi họ chính là những người đã đóng góp công sức cho sự tăng trưởng của thành phố và cả nước
Với ý nghĩa đó và trong khả năng cho phép, tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng cuộc sống của lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về chất lượng cuộc sống người lao động theo
thời gian, đồng thời xác định các yếu tố đang tác động xấu đến chất lượng cuộc sống người lao động Từ đó khuyến nghị các biện pháp tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống người lao động, suy cho cùng là mục tiêu của phát triển kinh tế bền vững
1/2 Mục tiêu nghiên cứu
- So sánh sự chuyển biến chất lượng cuộc sống người lao động tại các khu công nghiệp địa bàn TP.HCM theo thời gian
-_ Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống người lao động - Gợi ý các chính sách nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12phận chịu nhiều khó khăn hơn so với những người đã có nhà ở 1.3.2 Phạm vỉ nghiên cứu:
Nghiên cứu sẽ được thực hiện xung quanh các khu công nghiệp thuộc các quận, huyện của TP.HCM, chủ yếu là các quận ngoại thành có nhiều lao động nhập cư tập trung Nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tại TP.HCM mà không đại diện cho các thành phố khác bởi
wit ‘
-_ Mỗi địa phương có chính sách quản lý đô thị, chính sách hỗ trợ và khả năng hỗ trợ
thực tế cho lao động nhập cư khác nhau
-_ Mức độ phát triển các khu công nghiệp khác nhau nên thu hút lực lượng lao động nhập cư khác nhau Sức ép lên hạ tầng, quản lý, dịch vụ xã hội, môi trường cũng khác nhau
-_ Đặc thù của từng địa phương là khác nhau về địa lý, mật độ dân số, môi trường - sống, giá cả sinh hoạt
14 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn:
- Giai doan 1: Qua trinh nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu định tính nhằm xác định các yếu tố cấu thành chất lượng cuộc sống Trên cơ sở phát triển hệ thống các khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống và một số nghiên cứu trước đây Luận văn xây dựng thang đo và bảng câu hỏi Sau đó thực hiện phỏng vấn thử để hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế
- Giai doan 2: tiến hành nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp thông qua bảng câu hỏi Tại từng khu công công nghiệp sẽ lấy mẫu
Trang 13nhân tố và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp
mẫu độc lập (Independent-samples T-test), Anova
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đánh giá sự chuyển biến chất lượng cuộc sống người lao động tại các khu công nghiệp TP.HCM trong thời gian qua `
Đóng góp một phần vào việc xây dựng khung lý thuyết cho việc nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người lao động Kết quả nghiên cứu sẽ là những bằng chứng khoa học có tính thuyết phục để những nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý có thể sử dụng trong việc giải quyết, cải thiện những vấn đề chất lượng cuộc sống người lao động góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững
a & - nx x
1.6 Kêt cầu của luận van:
Bố cục dé tai gồm năm chương như sau:
_ Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về vấn dé nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng của đề tài
Chương 2 là cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương nảy trình bảy một số khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó rút ra được mô hình nghiên cứu
Chương 3 trình bày bối cảnh nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Chương này giới thiệu những thông tin cơ bản về tình hình các khu công nghiệp TP.HCM và mẫu khảo sát Đồng thời chương này cũng trình bày phương pháp nghiên cứu được ứng dung trong đề tài, mô tả phương thức thu thập đữ liệu và các kỹ thuật phân tích dữ
Trang 14nhập cư đang gặp phải trong quá trình hòa nhập cuộc sống
Trang 15Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về mặt trái của quá trình tăng trưởng, của hiện tượng di cư nông thôn — thành thị tác động đến chất lượng cuộc sống Đồng thời trình bày các khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống, lao động nhập cư, một số
nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó rút ra được mô hình nghiên
cứu về chất lượng cuộc sống của lao động nhập cư tại các khu công nghiệp TP.HCM
2.1 Tác động của lạm phát, ô nhiễm và quá trình di dân đến chất lượng cuộc sống
Tác động của lạm phát đến chất lượng cuộc sống
Thanh Xuân (2008) cho rằng lạm phát cao đã có tác động đến nhiều mặt của đời
sống kinh tế - xã hội, làm chao đảo cuộc sống của dân chúng, trong đó hai nhóm đối tượng có thu nhập thấp phải chịu gánh nặng lạm phát lớn nhất là: những người sống chủ yếu dựa vào tiền lương như công nhân, viên chức, người về hưu, người hưởng trợ
cấp xã hội khác (vì tốc độ tăng tiền lương thì tính bằng năm, còn tốc độ tăng giá thì tính bằng tháng); và nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ (vì tốc độ tăng chí phí
“đầu vào” cao hơn tốc độ tăng giá bán “đầu ra” của họ) Như vậy lạm phát là tồn tại như là một tất yếu của quá trình tăng trưởng, tuy nhiên lạm phát quá cao làm giảm thu nhập thực tế của người dân, day mat bằng giá cá cả hàng hóa lên cao làm cho đời sống người dân trở nên khó khăn hơn Trong quá trình tăng trưởng những năm gần đây Việt
Nam đang đối mặt với lạm phát cao, năm 2007 tăng lên 12,6%; năm 2008 tiếp tục
tăng 19,89%; năm 2009 giảm còn 6,52% nhưng năm 2010 tăng trở lại 11,75% Năm
2011 lạm phát cả năm là 18,13% (Nguồn: Tổng cục thống kê) Lạm phát cao với biểu
hiện mặt bằng giá cả liên tục xác lập những mức cao mới làm cho đời sống người dân
Trang 16hóa nhanh chóng tại châu Á khiến cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, làm gia tăng ô nhiễm
môi trường và đẩy hàng chục triệu người châu Á đối mặt với nguy cơ ADB cho rằng tốc độ tăng trưởng khí thải carbon tại các thành phố châu Á hiện gấp năm lần mức trung bình của thế giới Đến năm 2050, lượng khí thải carbon của các thành phố châu Á sẽ tăng gấp ba lần so với hiện tại Lượng khí thải carbon được cho là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu Nền kinh tế đang bùng nỗ của châu Á làm cho hàng chục triệu người thoát nghèo, đồng thời cũng khiến số lượng đáng kể người lao động đỗ về thành phố để tìm kiếm công việc tốt hơn ADB cho biết hiện nay, trong hơn
10 triệu dân số tại các siêu thành phố của thế giới có hơn một nửa tại châu Á, 60% cư dân khu ổ chuột của thế giới cũng ở châu Á
Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra có tỉ
lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng điểm Ơ nhiễm
mơi trường chính là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở
Việt Nam
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường
do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay Theo đánh giá của các chuyên
Trang 17là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu gây
ra (sóng thần vùng ven biễn, các bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới ) Tác động trực
tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghỉ và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động "tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già,
những người mắc bệnh tỉm mạch, bệnh thần kinh, dị ứng Tác động gián tiếp của biến
đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/HINI, cúm A/HSNI, tiêu
chảy, dịch tả Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt
rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (rudi, muỗi, chuột, bọ chét, ve) Biến đổi
khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/HSNI, cúm A/HINI), thúc đẩy quá trình đột
biến của virut gây bệnh cúm A/HINI, HSNI nhanh hơn Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm
đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng
tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt
Trang 18nuôi trồng thủy sản
Theo kết quả nghiên cứu vừa công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos (2012),
Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng, nhiều đến
sức khỏe Ô nhiễm không khí là kẻ giết người thầm lặng, mỗi năm có khoảng 2 triệu
người chét vi 6 nhiễm không khí (WHO, 2011)
Di cw tw do va những hệ lụy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Theo Tổng cục thống kê (2004) khi đề cập đến hậu quả các luỗng dân di cư ngày
càng gia tăng tại Hà Nội, khu kinh tế Đông Bắc, Tây Nguyên, TP HCM và khu công
nghiệp Đông Nam Bộ, khẳng định: Di cư tự do tích cực là: gần 90% dân di cư tìm được
việc, thu nhập được cải thiện (hơn 50% dân di cư tự do gửi được tiền về giúp đỡ người
thân phục vụ nhu cầu chỉ tiêu thiết yếu hằng ngày); gần 60% dân di cư gửi tiền về đã
gửi 1-6 triệu đồng/12 tháng Tuy nhiên, di dân tự do cũng gây ra nhiều hậu quả xấu: mục tiêu phát triển KT-XH của nhiều địa phương bị ảnh hưởng xấu (Đồng Nai, Bình
Dương rất thiếu lao động, song chỗ ở của dân lao động gặp nhiều khó khăn); môi
trường (xã hội và tự nhiên) bị ô nhiễm, sức khỏe và đời sống tỉnh thần suy giảm
Theo báo cáo thực trạng tình hình dân cư và những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày 17/12/2009 của UBND
thành phố cho thấy, 51,5% số người đi cư tạm thời đang phải thuê nhà để ở, số còn lại
cũng phải cư trú dưới các hình thức tạm bợ tại nơi làm việc hay cư trú bất hợp pháp tại nơi công cộng hay trong các xóm liều
Đặc điểm cư trú tập trung của người nhập cư trong thành phố ảnh hưởng tới tình trạng xuống cấp cục bộ của hạ tầng khu vực Những cấp bách về nhà ở cho người mới
nhập cư vào Hà Nội hoặc những người lao động tạm thời khiến trên địa bàn thành phố
Trang 19thời phải ở trong những khu nhà rẻ tiền, chất lượng thấp, công trình vệ sinh thiếu thốn
Hình thức cư trú quần tụ và tập trung đông ở một số khu vực của những người di cư nghèo trong những nhà trọ rẻ tiền, điều kiện vệ sinh thấp kém là nguy cơ gây ra những
ổ dịch bệnh Thêm vào đó, vì lợi ích kinh tế, số đông các chủ trọ cho thuê nhà không
hạn định về số lượng người thuê, dẫn tới tình trạng xuống cấp cục bộ của hạ tầng khu vực, khó khăn cho việc cấp thoát nước
Hình thức cư trú của người di ou cũng gây những vấn đề khó khăn trong việc quản lý xã hội Một số người lao động không thuê nhà mà ngủ ngay trên đường phố gây nên tình trạng mất mỹ quan đô thị Theo số liệu thống kê về hiện trạng người cư trú ở quận Thanh Xuân, năm 2008 số người di cư cư trú ở nơi công cộng là 156 người (3,1%), tới năm 2009 tăng lên 188 người (3,4%) Một số ít những người di cư ngoại tỉnh mang theo cả gia đình tới sống cư trú bất hợp pháp ở một số địa bàn trong thành
phố, hình thành nên những xóm liều Đây là những tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự rất nhức nhối ở thủ đô mà co quan quản lý đang nỗ lực giải quyết Với đặc điểm thành phần dân cư và loại hình nghề nghiệp phức tạp cho nên khó khăn lớn nhất đối với thành
phố là quản lý người nhập cư
Theo Nga My (1997), có 61,9% những người nhập cư tự do sống tụ tập ở những nơi khơng bị kiểm sốt như bãi rác, gầm cầu, các khu chợ tạm, xuất hiện hàng loạt các khu dân cư cho người lao động ngoại tỉnh thuê với giá rẻ (Phúc Xá, Chương Dương ) Điều này đã tạo nên một cảnh vô cùng hỗn độn, vô trật tự: nhà cửa bị xuống cấp, hiện tượng lấn chiếm đất công, tranh chấp kiện cáo ngày càng phổ biến, nhà đất trở thành
hàng hoá để người ta sang nhượng, trao đổi, mua bán, không kể đến tình trạng như
thiếu nước sinh hoạt, môi trường ô nhiễm, an ninh khó kiểm soát
Như vậy có thể thấy sự tăng trưởng một mặt từng bước cải thiện thu nhập của các tầng lớp dân cư nhưng mặt khác cũng gây ra những tác động tiêu cực hết sức to lớn như
Trang 202.2 Một số quan điểm về di cư
2.2.1 Khái niệm di cư -
Di cư có hai nghĩa, thứ nhất: đi cư là hiện tượng đi chuyển để mưu sinh của bầy đoàn khi chuyển mùa; thứ hai: di cư là hiện tượng con người dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác để sinh sống D7 cư theo nghĩa thứ hai được hiểu đồng nghĩa với di dan
Di cư thường được hiểu là chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách
di lớn buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú: chuyên đến một thành phố
khác, một tỉnh khác hay một nước khác (Harvey, 1994)
Di cư, hiểu theo nghĩa rộng là sự dịch chuyển bất kỳ của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh
viễn Hiểu theo nghĩa hẹp đi dân là sự đi chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thô khác, nhằm thiết lập nơi cư trú mới trong một không gian, thời gian
„nhất định (Đinh Văn Thông, 2010)
Theo pháp lệnh dân số số 06/2003/?L-YBTVQHII định nghĩa di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở
đơn vị hành chính khác
Di cư là hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị địa lý
hành chính này đến một đơn vị địa lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở
thường xuyên trong khoảng thời gian di dân xác định (Liên Hiệp Quốc, 1958) Di dân hay di cư bao gồm hai quá trình: xuất cư và nhập cư
$ Nơi xuất cư hay gọi là nơi dưa dân đi (đầu đì): là địa phương có dân đưa đến các
Trang 212.2.2 Các loại hình di dân tự do (di cư tự đo):
Việc phân chia đi dân thành các hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích di
dân, phạm vi di dân theo lãnh thổ, mô hình tô chức đi cư và quyết định di cư Trong
thực tế các hình thức di dân có quan hệ và tác động lẫn nhau rất chặt chẽ biểu hiện khác nhau trong những điều kiện cụ thể Do vậy sự phân loại di dân chỉ mang tính chất tương đối, sau đây là một số phân loại theo quan điểm Liên Hiệp Quốc
* Theo độ dài thời gian cư trú, có thể phân biệt các loại di cw: đi cư lâu dai, di cư tạm thời và di cư chuyển tiếp
s* Di cư lâu dài: Gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc đến nơi ở mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn những người di cư là do chuyển công tác đến nơi khác xa nơi ở cũ, những người kiếm tìm cơ hội mới
di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội tốt hơn, có thể tìm kiếm việc
'làm và cuộc sống mới
> Di cu tam thời: là sự thay đổi nơi ở cũ lâu dài và đến một lúc nào đé sẽ quay trở lại nơi ở cũ, di cư này thường là sự di chuyển theo mùa vụ hoặc theo thời gian
s* Di cư chuyển tiếp: là sự di cư mà đích đến sẽ là một nơi khác tiếp theo chứ không
phải là nơi vừa mới tới
* Theo không gian: có thể hình thành các loại di cư trong một vùng hoặc gần nhau giữa nơi đi và nơi đến, di dân giữa các nước thì gọi là di cư quốc tế, di cư trong nước hoặc nội vùng thì gọi là di cư nội địa
* Theo hình thức tổ chức: bao gồm các loại hình di dân sau:
Trang 22thường là đi dân đến vùng kinh tế mới, bảo vệ an ninh quốc phòng hoặc di dân dé
thực hiện các dự án của Nhà nước
“ Di dan không có tổ chức, được phân chia thành hai loại di dân tự do và di dân bắt
hợp pháp: :
+ Di dân tự do: Theo quy định tại Thông tư số:05/NN/ĐCĐC - KTM ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân hàng năm của nhà nước”, có nhiều quan điểm khác nhau về di dân tự do Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận: di dân tự do cũng có đủ các tiêu chí như đi dân nhưng trong trường hợp này một cá nhân, một gia đình, một nhóm người tự quyết định hành vi đi hay ở mà không chịu sự tác động từ phía Nhà nước hoặc bên
ngoài Có thể hiểu di dân tự do là sự di chuyên đến nơi ở mới hoàn toàn do người
dân tự quyết định, bao gồm việc lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di chuyển, tự lo
các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở thực hiện một số
các thủ tục đối với chính quyền sở tại nơi họ chuyển đến Ngoài ra, nó còn thể hiện
sức hút của nơi đên và lực dây của nơi đi
+ Di dan bat hợp pháp: là sự di chuyển đến nơi cư trú mới có đặc điểm gần giống
di dân tự do nhưng người đi bỏ qua sự kiểm sốt và khơng trình diện với chính quyền địa phương nơi đến Hình thức này thường gây ra những tác động tiêu cực
đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường nơi đến
* Theo ranh giới hành chính của lãnh thỗ:
s Di dân quốc tế: là hình thức di dân ra khỏi biên giới của một quốc gia, từ nước này
sang nước khác, trong đó gồm các dòng di chuyển của dân tị nạn, hợp tác và xuất
Trang 23khác nhau: đi dân nội vùng, ngoại vùng; đi dân nội tỉnh, ngoại tỉnh; di dân nội và ngoại huyện Ở đa số các nước, việc thống kê di dan trong nước chỉ xét tới đơn vị cấp tỉnh
* Theo hướng di dân nông thôn- thành thị: “* Di dân nông thôn — nông thôn
's* Di dân nông thôn — thành thị $ Di dân thành thị - nông thôn
Di dân thành thị - thành thị 2.2.3 Dân di cư — lao động di cư:
Trong báo cáo “ Đô thị hóa và vấn đề dân nhập cư tại TP.HCM” của Lê Văn
Thành (2005) đưa ra khái niệm hẹp hơn về dân nhập cư: dân nhập cư ở TP.HCM được xác định là những người từ các tỉnh khác về sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa
có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM Còn những người từ các tỉnh về TP.HCM nhưng đã
được giải quyết hộ khâu thường trú vì đủ tiêu chuẩn quy định không nằm trong phạm vỉ nay
2.3 Một số quan điểm về chất lượng cuộc sống 2.3.1 Một số khái niệm về chất lượng cuộc sỗng
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm khá rộng được thảo luận và bàn cãi nhiều, hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về CLCS tùy thuộc vào trình độ phát triển,
quan niệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng Sau đây là
một số quan điểm điền hình:
Theo Sharma (1998), chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh
Trang 24và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trong để tao ra CLCS
Theo Wiliam Bell (2001), chất lượng cuộc sống gắn với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái đặc trưng bởi 12 điểm: "(1) An toàn thể chất cá nhân; (2)
Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia;
(5) Bảo hiểm lúc già yếu và đau 6m; (6) Hạnh phúc tỉnh thần; (7) Sự tham gia vào đời
sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn
hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); (12) Chất lượng môi trường sống và
khả năng chống ô nhiễm" Trong đó ông đã nhấn mạnh nội dung "An toàn" và đã khẳng
định CLCS được đặc trưng bằng sự an tồn của mơi trường (nhân tạo) trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh
Lê Văn Thành (2005) cho rằng chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố dựa trên sự tổng hòa của mọi vấn đề liên quan đến cuộc sóng con người từ chính trị, kinh tế, xã hội đến môi trường hệ thống giao thông, chăm sóc sức khỏe, an ninh, giáo dục
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa (2003), khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái
niệm thoải mái tối ưu Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi Sự
tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu
dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được Sự "thoải mái tối ưu" đó "không có sự phân biệt mức độ giữa các tầng lớp người có sự ngăn cách bởi
sự sang hèn, hay địa vị trong xã hội", đồng thời CLCS còn được gắn liền với môi
trường và sự an tồn của mơi trường Một cuộc sống sung túc là cuộc sống được đảm
bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và
Trang 25Từ sự phân tích trên nghiên cứu này đưa ra khái niệm tổng quát: Chất lượng cuộc sống thê hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an toản, bình đẳng và được tôn trọng
Khái niệm của tổ chức y tế thế giới (WHO) CLCS được định nghĩa như một cảm
nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên, thể hiện ở mức độ sảng khoái của người dân trên trên sáu đề mục: về thể chất, ăn uống, ngủ nghỉ, cả việc lệ thuộc chuyện đi lại, thuốc men; về tâm thần thì gồm cả yếu tố tâm lý và yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo), về xã hội gồm các mối quan hệ xã °hội kể cả tình dục và môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toản, an ninh,
kinh tế, văn hóa và môi trường thiên nhiên) (trích theo Đỗ Hồng Ngọc, 2007)
Nhìn chung, các quan điểm về CLCS về chỉ tiết có một số điểm khác nhau nhưng
chủ yếu xoay quanh nội dung chính là CLCS gồm những khía cạnh thuộc về môi trường vật chat va tinh than, gido duc, y tế, giải trí
2.3.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống:
Nguyễn Thị Kim Thoa (2003) tổng hợp phương pháp định lượng chất lượng cuộc sống tại Thái Lan: theo đó họ xây dựng hệ thống chỉ tiêu dựa vào các nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thơng tin, an tồn, việc làm Trên cơ sở những khảo sát và xác định 37 chỉ số theo các nhóm nhu cầu cơ bản của CLCS Người ta đưa ra những biện pháp thực hiện gắn liền với địa bàn dan cư, với trách nhiệm các ngành và vai trò cung cấp thông tin, kết cau hạ tầng xã hội của Nhà nước Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cuộc sống theo 3 mức yếu kém (một sao), trung bình (hai sao), khá (ba sao) Trong 9 chuẩn mực sống: ăn đủ, nhà ở
Trang 26chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của CLCS thuộc lĩnh vực dịch vụ xã hội cơ bản Đồng thời, các chỉ tiêu đánh giá CLCS rất phù hợp với đặc điểm của một quốc gia đang
phát triển Và những vấn đề xã hội như kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển công cộng, giữ gìn những giá trị tỉnh thần được coi như là một chuẩn mực quan trọng của CLCS
; Như vậy, có thể hiểu CLCS là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu cầu xã hội,
"trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tỉnh thần Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao
Chỉ số phát triển con người HDI của Liên Hợp Quốc (Human Development Index
— HDI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo phát triển con người 1990 của
UNDP dựa trên 3 yếu tố là thu nhập quốc dân tính trên đầu người, mức học vấn trung
bình và tuổi thọ trung bình Hàng năm Liên Hiệp Quốc sử dụng chỉ số phát triển con
người HDI như một công cụ để đánh giá chất lượng cuộc sống tại từng quốc gia Ngoài ra thời gian gần-đây tổ chức này còn đưa ra chỉ số mềm, chỉ số này này không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, mà bị ảnh hưởng qua cách cảm nhận mức độ đầy đủ vật chất, thỏa mãn với sức khỏe, cuộc sống riêng tư, an toàn, an tâm, hòa hợp với xã hội, thỏa mãn cảm xúc (trích theo Vũ Thị Thanh, 2005)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (trích theo Đỗ Hồng Ngọc, 2007) đã tổng hợp quan điểm của tổ chức y tế thế giới về khái niệm và thước đo Theo đó họ sử dụng bảng câu
hỏi để khảo sát trên từng cá nhân, tổng hợp phân loại rồi làm so sánh dựa trên tuôi tác, giới tính, khu vực địa lý rồi dần dần cụ thể hóa CLCS Một số tiêu chí của chất lượng cuộc sống là:
+* Mức độ sảng khoái về thể chất gồm: Sức khỏe, tỉnh thần, ăn uống, ngủ nghỉ, đi
Trang 27+ Mức độ sảng khoái về tâm thần: gồm yếu tố tâm lý, yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)
s* Mức độ sảng khoái về xã hội: các mối quan hệ xã hội (kể cả quan hệ tình dục),
môi trường sống (bao gồm môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị và môi trường thiên nhiên)
Tổ chức News Economics Foundation (NEF) đưa ra chỉ số Hành tỉnh hạnh phúc (HPI), News Economics Foundation 1a mội nhóm nghiên cứu độc lập tại Anh HPI nhằm đo lường mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân, so với mức độ tiêu hao tài nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái Theo đánh giá của các chuyên gia, HPI được xem là cách đánh giá tích cực và hiệu quả hơn so với chỉ số GDP (Thu nhập bình
quân đầu người) và HDI (Chỉ số phát triển con người) bởi HPI nhấn mạnh tới yếu tố
như tuổi thọ, mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân, thay vì chú trọng tới khía cạnh giàu có về kinh tế (Trích từ Hà Lê, 2009)
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra bảng chỉ số “Sáng kiến cuộc
sống tốt hơn (better lif initiative), là thước đo mới ngoài số liệu về tổng sản phẩm quốc nội GDP, hàng năm thực hiện so sánh 34 quốc gia thành viên của OECD dựa trên I1 chỉ tiêu, gồm có nhà cửa, thu nhập, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, quản lý, y tế, mức độ hài lòng trong cuộc sống, độ an toàn, và sự cân bằng giữa công việc và
cuộc sống.(trích từ Tạ Linh, 2011)
Theo công ty tư vấn nguồn nhân lực Mercer, là doanh nghiệp tư vấn của Vương quốc Anh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nguồn nhân lực; tài chính và tiền tệ Đặc biệt trong việc nghiên cứu chất lượng cuộc sống của các thành phố trên thế giới, Mercer là đơn vị đánh giá thuộc loại có uy tín Đây được xem như một trong những cơ sở dé
thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn trên khắp thế giới Việc xếp hạng các thành phố dựa trên 39 tiêu chí, bao gồm các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, hệ
Trang 28eo s*
“
lộ s*
2.3.3
Nhóm về môi trường kinh tế: có 2 tiêu chí là các dịch vụ ngân hàng và những quy định trao đổi tiền tệ
Nhóm về môi trường văn hóa xã hội: có 2 tiêu chí là truyền thông đại chúng vả kiểm duyệt, những giới hạn trong quyền tự do cá nhân
Nhóm về y tế và chăm sóc sức khỏe: có 8 tiêu chí là ô nhiễm không khí, động vật và côn trùng gây hại, các dịch vụ bệnh viện, các nguồn cung cấp y tẾ, các bệnh truyền nhiễm, nước uống việc thu gom rác thải và nước thải
Nhóm về giáo dục và đào tạo có 1 tiêu chí là tông số các trường học
Nhóm về dịch vụ công và vận chuyển có 7 tiêu chí là nguồn cấp nước, ách tắc giao thông, cấp điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ thư tín, vận chuyển công cộng và sân bay
Nhóm về vui chơi giải trí có 4 tiêu chí là số lượng và chủng loại nhà hàng, rạp
chiếu bóng, biểu diễn sân khấu và ca nhạc và các hoạt động thể thao, giải trí Nhóm về cung cấp sản phẩm tiêu dùng có 5 tiêu chí là thực phẩm (trái cây và rau xanh), thực phẩm (thịt và cá), đồ dùng hàng ngày, thức uống có côn, và xe ô tô - Nhóm về nhà ở có 3 tiêu chí là đồ đạc và dụng cụ gia dụng, bảo trì và sửa chữa
nhà ở, số lượng và quy mô nhà ở
Nhóm về môi trường tự nhiên có 2 tiêu chí là khí hậu thời tiết và thiên tai Các nghiên cứu trước về chất lượng cuộc sống:
Chuyên khảo về Chất lượng cuộc sống của của người đi cư ở Việt Nam của Tổng
Cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc năm 2004, dựa trên kết quả điều tra đân
số tại Việt Nam năm 2004 nhóm tác giả thuộc Tổng Cục Thống kê tiếp tục tiến hành
Trang 29về mỗi quan hệ giữa việc làm và sự tham gia vào thị trường lao động, điều kiện nhà ở
và các điều kiện sống khác để đánh giá chất lượng cuộc sống của người di cư, sự thay đổi theo các loại hình di cư, tình trạng đăng ký hộ khẩu và thời gian sinh sống tại nơi chuyển đến Các vấn đề được đề cập cụ thể gồm:
% Quá trình di cư bao gồm các quyết định di chuyển, số lần đi cư, quá trình ổn
định cuộc sống và tìm việc làm có thu nhập Các yếu tố nhân khẩu học và kinh tế - xã hội tác động đến di cự
, # Kết quả đi cư đối với bản thân người di cư và gia đình về thu nhập, việc làm,
điều kiện sống, nhà ở, gửi tiền, tiếp cận các dịch vụ, thỏa mãn cuộc sống, giải trí,
hòa nhập và thay đổi thái độ
+ Mối quan hệ giữa tình trạng di cư và điều kiện nhà ở và thị trường lao động (việc làm, nghề nghiệp, thu nhập) + Mối liên quan giữa các mạng lưới hỗ trợ, những đi cư trước đây đối với vấn đề nhà ở và thị trường lao động + Các yếu tố quyết định mức độ thỏa mãn các mặt khác nhau của cuộc sống ở nơi định cư mới và những thay đổi về sự thỏa mãn trước và sau khi di cư, đối với người di cư
Vấn đề CLCS của người di cư được đề cập là nhằm mô tả các yếu tố quyết định sự thành công của di cư liên quan tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và an ninh ở nơi chuyên đến Báo cáo cũng thực so sánh nhiều mặt giữa người di cư và người không di cư dé thấy rõ sự khác biệt yếu thế của nhóm người di cư nói chung
Cuộc điều tra về Cư dân đô thị và không gian đô thị trong tiến trình đô thị hóa ở
TP.HCM giai đoạn 2008-2010 thực hiện bởi Trần Hữu Quang, trong đó có nghiên cứu
về chất lượng cuộc sống của người dân đô thị tại TP.HCM Nghiên cứu này sử dụng hướng tiếp cận khác, chủ yếu theo hướng định tính, bằng cách khảo sát những ý kiến
Trang 30sống đồ thị như cơ sở hạ tầng, các dịch vụ đô thị, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa
để từ đó tìm cách khám phá những cảm nhận của người dân đối với chất lượng của
cuộc sống tại TPCHM Theo trình nghiên cứu này, về mặt phương pháp dựa vào cơ cau nội dung khảo sát của các nhà nghiên cứu kinh tế đô thị và quy hoạch đô thị Luis Delfim Santos, Isabel Martins và Paula Brito khi nhóm tác giả này nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người dân tại thành phố Porto của Bồ Đào Nha năm 2003
Nghiên cứu đã cụ thể hóa các lĩnh vực khảo sát thành 22 tiêu chí cụ thể để người
dân đánh giá ở các mức độ: khá hơn, cũng vậy và kém hơn (nghiên cứu tại Porto có 5 mức: rất xấu - xấu - chấp nhận được - tốt - rất tốt) Đồng thời kết hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân té (factor analysis) và phương pháp phân nhóm (cluster analysis)
để nhận diện các nhóm dân cư có quan điểm đánh giá khác nhau về chất lượng cuộc
sống ở đô thị TP.HCM
Các tiêu chí (22) bao gồm: trường học phổ thông; trường đại học — cao đẳng; thấm mỹ kiến trúc các công trình xây dựng; bệnh viện-trạm y tế; phong trào xóa đói giảm nghèo; tình trạng an nỉnh trật tự; tình trạng an ninh trật tự; công viên — địa điểm giải trí thư giãn; các cơ sở chăm sóc người nghèo, người già, tàn tật; cách cư xử nhau trong đời sống; tình trạng nhà ở của người dân; vệ sinh đô thị; cơ sở thể dục thể thao; cây xanh; Ý thức xã hội của người dân đô thị; tình hình xây dựng các công trình công cộng; các thủ tục hành chính; các phương tiện giao thông công cộng; các cơ sở văn hóa; tình hình kinh doanh buôn bán; tình hình mua bán nhà đất; mức độ giảm ô nhiễm; tình hình giao thông
Trang 31về CLCS của các nghiên cứu CLCS trên thế giới, nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc thù về văn hóa — xã hội riêng biệt của Việt Nam về CLCS người cao tuổi
Sức khỏe thể chất: đau nhức cơ thể; khả năng vận động — sy di chuyển; sự mệt mỏi;
sự phụ thuộc vào thuốc điều trị; khả năng lao động; khả năng tự phục vụ, giấc ngủ/dễ
ngủ; khả năng nghe nhìn; khả năng nhớ minh man; kha năng làm việc nhà
Quan hệ xã hội: hỗ trợ kinh tế người khác, con cái hỗ trợ phi kinh tế; tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình; quan hệ cộng đồng, quan hệ họ hàng, tham gia hoạt động
cộng đồng; đời sống tình dục
s# Kinh tế: thu nhập ổn định; con cái và sự hỗ trợ kinh tế; đời sống kinh tế được
đảm bảo; hỗ trợ kinh tế và sự hài lòng; phụ thuộc kinh tế con cái, được ăn những món ưa thích; chỉ phí sinh hoạt hàng ngày; chỉ phí sinh hoạt cộng đồng: chỉ phí
khám chữa bệnh; sự đầy đủ về vật dụng tiện nghỉ
s* Môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường nhà ở, an ninh xã hội, tiếp cận dịch vụ xã hội, tiếp cận thông tin, tiếp cận dịch vụ y tế
+ Tâm lý: hài lòng quan hệ xã hội; cảm giác tiêu cực (buồn chán); hài lòng về gia
đình/eo:: cháu; được tôn trọng, yên tâm về hậu sự
s* Niềm tin/tín ngưỡng: niềm tin tâm linh và thực hành tin giáo tín ngưỡng; niềm
tin vào thế hệ trẻ; niềm tin vào thê chế chính trị
2.4 Các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống người di cư
Lượng dân di cư một mặt tạo ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực tại nơi đến, mặt khác chính bản thân họ cũng đối mặt không ít những khó khăn, thử thách trong quá trình hòa nhập cuộc sống tại nơi đến Từ sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới năm 2008 đến nay, những khó khăn ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống lao động di cư được đề cập phô biến hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Trang 32mang lại hiệu quả như mong muốn trong ngắn hạn lẫn dài hạn Vấn đề này cũng được nhiều tác giả lẫn các tô chức trong và ngoài nước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau
Sau đây là một số kết quả nghiên cứu:
+ Nhóm yếu tố về điều kiện ăn ở - đi lại
Gồm nhà ở (điện thấp sáng, nước sinh hoạt, vệ sinh), chỉ phí nhà ở, điều kiện ăn
uống, giao thông đi lại
Phần lớn người di cư (90%) mới chuyển đến thường ở trọ nhưng cơ sở hạ tầng các thành phố hiện không đáp ứng nỗi nên xây ra tình trạng cầu rất nhiều mà cung ít, đây là
nguyên nhân người di cư đánh giá vấn đề nhà ở là khó khăn đầu tiên Theo Tổng cục
thống kê (2004) gần 45% người đi cư gặp khó khăn sau khi chuyển đến và khó khăn về thiếu chỗ ở thích hợp (vấn đề nhà ở) được cho là khó khăn nhất đối với 60% đối tượng
khảo sát Sau đó là vấn đề điện nước chiếm hơn 20% đối tượng, trong đó nhóm tuổi cao
nhất (55-59) là đối tượng lo lắng về vấn đề điện nước Nhóm tuổi có trình độ thấp cũng
lo lắng về các thủ tục cấp điện, nước
'_ Nếu như tình trạng nhà ở, thiếu nước sạch, điện sinh hoạt gây khó khăn về điều
kiện ở thì thu nhập ảnh hưởng nhiều đến điều kiện ăn uống của lao động di cư, thu nhập
thấp bắt buộc họ phải kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống Khảo sát của Liên đoàn lao
động Hải Phòng (2003) thực hiện với nhóm công nhân nữ cho thấy điều kiện ở, điều
kiện ăn uống và vấn đề giao thông đi lại hiện nay ảnh hưởng tương đối xấu đến cuộc
sống của họ với mức đánh giá tương ứng là 4/10, 2/10 và 1.05/10 (xấu nhất 10/10
điểm) Nguyễn Thị Minh Phượng (2008), cho thấy khoảng 35.2% giáo dân di cư được
phỏng vấn (chiếm tỷ lệ cao nhất ) cho rằng họ gặp khó khăn về vấn đề chỉ phí sinh hoạt
cao
+ Nhóm yếu tố về việc làm, thu nhập
Trang 33Mặc dữ quá trình di cư làm tăng thu nhập của họ nơi đến nhưng so với lao động bản xứ thì họ vẫn kiếm được ít hơn Do đó việc tồn tại các phương thức phân đoạn thị trường lao động của người đi cư và một số rào cản mà người di cư gặp phải trong việc
tiếp cận các công việc được trả lương cao hơn Tổng cục thống kê (2004) cho thấy khó
khăn việc làm chiếm hơn 21% câu trả lời, trong đó nhóm người trẻ tuổi và người độc thân xem đây là khó khăn lớn so với nhóm người lớn tuổi và có gia đình Những người
trẻ tuổi và mới tới thường gặp khó khăn nhiều hơn, có thể chưa có kinh nghiệm là
nguyên nhân họ chưa thể tìm kiếm công việc ồn định, phù hợp và có thu nhập ngay sau kỗi đi cư tới Việc di cư rõ ràng cải thiện thu nhập của họ, bình quân tháng của người đi “cư là (957.000 đ) thấp hơn so với người không di cư (1.212.000 đ) tương ứng 21% Tuy
nhiên nghiên cứu này chưa đề cập đến vấn đề thu nhập cải thiện có đủ trang trải cuộc
, séng hay không, mức tiết kiệm của họ ra sao
+* Nhóm yếu tố về hành chính - pháp luật:
` Gồm đăng ký hộ khẩu, mua bán chuyển nhượng tài sản, không được cấp đất, đăng ký trường học cho con, vay vốn, đăng ký kinh doanh không được chính quyền chấp
nhận, hỗ trợ của địa phương (ăn, ở, thông tin tuyên truyền, an ninh), chính sách của địa
phương
Theo Việt Thành (2010), khó khăn thường gặp nhất đối với người dân di cư tới TP.HCM là vấn đề đăng kí hộ khẩu, từ tạo ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống của người
nhập cư Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy không thể coi họ là công dân đô thị loại hai Trong thời gian qua, ở các thành phố lớn đã quá coi trọng hộ khẩu, thường có các biện pháp xử lý dựa vào hộ khẩu Do đó, những người nhập cư chưa có hộ khẩu thường tiếp cận hạn chế với các dịch vụ cơ bản khác Người nhập cư mong muốn được chính quyền TP.HCM hỗ trợ đăng kí hộ khẩu nơi cư trú hiện tại chiếm 42% mẫu điều tra, đây cũng là một yêu cầu
cấp thiết Khi có hộ khẩu họ mới tiếp cận được các vấn đề khác để én định cuộc sống
Trang 34Tổng cục thống kê (2004) chỉ ra phần lớn (46%) cho rằng họ không được phép đăng ký 20% khác cho rằng không cần đăng ký và 19% còn lại cho biết quá trình đăng
ký chưa xong 9% không biết thủ tục đăng ký và 8% không nộp đơn vì thủ tục phức tạp
Tóm lại người di cư còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đăng ký hộ khẩu dẫn tới
những khó khăn khác như vay vốn (45%), đăng ký xe (27%), mua/thuê nhà (25%)-Bên cạnh đó là vấn đề đăng kí trường học cho con xuất phát từ việc không có hộ khẩu với tỉ lệ khoảng 3% người gặp khó khan, Vari dé đất đai cũng được nhắc đến khá nhiều trong khảo sát với khoảng 15% cho rằng khó khăm do không được cấp đất Tuy nhiên vấn đề cấp đất thường được các đối tượng di cư đến các vùng xa, vùng đất mới đề cập đến còn
những đối tượng di cư tự do đến các đô thị lớn thì không nhắc đến bởi vì họ biết không
được cấp đất là vấn đề hiễn nhiên
Nguyễn Thị Minh Phượng (2008) cho thấy một khó khăn khác mà giáo dân
thường gặp khi di cư là vấn đề đăng ký hộ khâu; mua bán chuyển nhượng tài sản tương
ứng với mức 9% và 3% đối tượng được phỏng vấn
Một khó khăn khác được đánh giá khá nghiêm trọng là vấn đề “không được sự hỗ
trợ từ chính quyền địa phương” và “ chính sách của phương” Liên đoàn lao động Hải
Phòng (2003) với mức đánh giá 3.7/10 và 5/10 (xấu nhất 10/10) Tổng cục thống kê
(2004) có khoảng 4% cho rằng họ không được chính quyền chấp nhận Nguyên nhân là do người di cư làm việc được xem như là công dân hạng hai và chưa có được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền địa phương
+* Nhóm yếu tố về môi trường sống
Gồm môi trường tự nhiên, môi trường an ninh, môi trường xã hội (sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương, nơi làm việc)
Theo Tổng cục thống kê (2004), người di cư cảm thấy không yên tâm hơn so với người không đi cư với 10% người đi cư nói rằng họ không cảm thấy an toàn Lý do
Trang 35nữ sợ trộm cắp và an ninh trật tự kém hơn nam giới trong khi nam giới sợ tệ nạn ma túy
hơn là phụ nữ Rõ ràng việc di cư đên nơi ở mới khiến họ quan ngại về tình hình an
ninh trật tư, tệ nạn xã hội xung quanh mình nhiều hơn so với trước khi đi cư
Tương tự như vậy, khảo sát của Liên đoàn lao động Hải Phòng (2003) thực hiện
với nhóm công nhân nữ thì an ninh tại chỗ là vấn đề ảnh hưởng tương đối xấu đến cuộc sống của họ với mức đánh giá 3/10 (xấu nhất 10/10) Bên cạnh đó nhiều lao động di cu
nói rằng họ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ phía cộng đồng địa phương (2.5/10) và nơi làm việc (4/10), thậm chí họ còn bị người dân địa phương xem như là nguyên nhân gây mất an ninh trật tự Cũng chính vì định kiến này đã ngăn cản sự hòa nhập của
người di cư đối với các hoạt động đoàn thể của địa phương
s* Nhóm yếu tố về sức khỏe — y tế:
Sau khi di cư phần lớn trong số họ có khả năng chăm sóc sức khỏe tốt hơn trước
kia vì chủ yếu do thu nhập có thể trang trải được chỉ phí khám chữa bệnh Tổng cục thống kê (2004) phần lớn người đi cư khoảng 50% cho rằng việc chăm sóc sức khỏe đã tốt hơn so với nơi cũ Khoảng một phần ba trả lời rằng, tình trạng sức khoẻ của họ có
thay đổi (cả tiêu cực lẫn tích cực) 19,8% trả lời mình “khoẻ hơn” hoặc “khoẻ hơn nhiều” so với trước khi di chuyển, trong khi chỉ có 11,4% người di cư tuyên bố “yếu hơn” hoặc “yếu hơn nhiều” Bởi vậy có thể kết luận rằng dường như di cư đem lại sức khoẻ tốt hơn Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, có thể có một tỷ lệ nhất định những người do sức khoẻ yếu đi sau khi di chuyển, đã quay trở về nơi ở cũ Tuy nhiên với những người vừa tới trong thời gian ngắn hay gặp khó khăn với việc tiếp cận các dịch
vụ y tế chiếm 4.2% Theo VanLandingham năm (2004) Người mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh ly, tam ly,
Trang 36Khảo sát nhóm công nhân nữ cho rằng dịch vụ khám chữa bệnh hiện tại ảnh
hưởng xấu đến việc chăm sóc sức khỏe của họ ở mức 4/10 điểm (xấu nhất) (Liên đoàn
lao động Hải Phòng, 2003) Nguyên nhân do vị trí các cơ sở, chất lượng dịch vụ và chỉ phí khám chữa bệnh Tại các dịch vụ khám chữa bệnh bệnh tư thì chỉ phí cao, các dịch vụ công thì phải có bảo hiểm y tế, chất lượng địch vụ còn hạn chế
Nhóm yếu tố về đời sống văn hóa - tỉnh thần
Gồm: thích nghỉ với nơi ở mới, các phương tiện giải trí, các mối quan hệ tình cảm + Tông cục thống kê (2004) khoảng 10% trả lời họ không thích nghỉ được với nơi ở
mới do sự khác biệt về nhiều nguyên nhân theo cảm quan cá nhân Điều này xảy ra nhiều với nhóm tuổi nhỏ nhất Nhóm tuổi lớn nhất và nhóm có trình độ học vấn cao không quan tâm nhiều với vấn đề thích nghỉ bởi vì những người học van cao dé dang
thích nghỉ nhanh hơn, còn nhóm người lớn tuổi do có thể đã sống tương đối lâu nên ảnh hưởng bởi vấn đề thích nghỉ
Hà Linh Quân (2004) cho rằng nghèo về vật chất dẫn tới nghèo về tỉnh thần Thời
gian làm việc quá nhiều, tăng ca liên tục khiến công nhân làm việc tại các khu công
nghiệp- khu chế xuất không có thời gian cho để giải trí, thư giãn, thậm chí không đủ cả thời gian ngủ Bên cạnh đó là sự mất cân đối giới tính tại các KCN — KCX (90% là nữ
trong các ngành giày da, may mặt) khiến họ rất khó khăn cho sự tìm hiểu, kết bạn Điều ' tra của tô chức Action Aid Việt Nam và Liên đoàn lao động Hải Phòng (2003) “Không nhiều nữ công nhân nhập cư kiếm được tình yêu đích thực dẫn đến hôn nhân Đã có cô phải tìm đến Sự trợ giúp y tế của bệnh viện phụ sản, thân thể rã rời, tỉnh thần tan tác
Từ đấy bị đẩy rẽ ngang sang quán gội đâu thư dẫn, quán karaoke, từ đấy gặp "nàng tiên nâu" Người giữ được mình thì trở thành gái già ở tuổi thanh xuân”
Nguyễn Thị Minh Phượng (2008), về đời sống tỉnh thần có đến 15.8% giáo dân di
Trang 3710% Trong khi đó thiếu thốn tình cảm chiếm gần 1/3 (30.7%) câu trả lời chứng tỏ đây là đối tượng gặp khá nhiều khó khăn đối với vấn đề này
Bảng 2.1 Tổng hợp những yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sóng người di cư Các yếu tố Nghiên cứu trước (1) Nhà ở (điện thắp sáng, nước sinh hoạt, vệ sinh) (2) Chỉ phí nhà ở
() Điều kiện ăn uống (4) Giao thông đi lại
Tổng cục thống kê (2004), Liên đoàn lao động Hải Phòng (2003) Nguyễn Thị Minh Phượng (2008) LDLD Hai Phong (2003) LDLD Hai Phong (2003)
(5) Không có việc làm ôn định
(6) Không có nguồn thu nhập TCTK (2004) TCTK (2004) (7) Dang ký hộ khẩu (8) Mua bán chuyển nhượng tài sản (9) Không được cấp đất (10) Đăng ký trường học cho con (11) Vay vốn
(12) Đăng ký kinh doanh
(13) Không được chính quyền chấp nhận
(14):Hỗ trợ của địa phương (ăn, ở, thông tin tuyên truyền, an ninh)
(15) Chính sách của địa phương
Bùi Việt Thành (2010), TCTK (2004),
Nguyễn Thị Minh Phượng (2008)
Nguyễn Thị Minh Phượng (2008) TCTK (2004) TCTK (2004) TCTK (2004) TCTK (2004) TCTK (2004) TCTK (2004) LĐLĐ Hải Phòng (2003) LĐLĐ Hải Phòng (2003)
Trang 38
(19) Dịch vụ khám chữa bệnh LDLD Hai Phong (2003) (20) Kiến thức chăm sóc sức khỏe VanLandingham (2004) (21) Thích nghỉ với nơi ở mới TCTK (2004)
(22) Phương tiện giải trí Hà Linh Quân (2004)
(23) Quan hệ tình cảm Hà Linh Quân (2004); Minh Phượng (2008)
2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Tóm lược những quan điểm về CLCS trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra một số khía cạnh về CLCS Nghiên cứu này Kế thừa mô hình nghiên cứu của LĐLĐ Hải
Phòng (2003) khi xây dựng các thang đo đánh giá các vấn đề về cuộc sống của nhóm 'công nhân nữ tại các khu công nghiệp Bổ sung một số thang do dựa theo nghiên cứu của TCTK (2004) về chất lượng cuộc sống của người di cư Ngoài ra một số các thang, đo hình thành dựa vào những khó khăn của lao động nhập cư trong quá trình hòa nhập
cuộc sống bởi những khó khăn đó là rào cản cho sự cải thiện CLCS ở nơi đến
Ở các nghiên cứu trước đối tượng nghiên cứu là nữ công nhân, hoặc người di cự nói chung thì trong nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu tập trung vào lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp TP.HCM nên có điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp Đồng thời trên cơ sở những ý kiến, thông tin thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ tại địa phương, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu có bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện của nghiên cứu
Bảng 2.2 Tổng hợp các yếu tố về chất lượng cuộc sống người lao động Các yếu tố Biến quan sát ~ Nhà ở - (1) Diện tích nhà ở/người, (2) tình trạng nhà ở, (3) vật dụng Nhóm yếu tố sinh hoạt trong nhà, (4) tình trạng điện — nước, (5) chỉ phí
về điều kiện thuê nhà :
ăn 6, sinh |- Điều kiện ăn | - (1) Dinh dudng bita an hang ngay, (2) vé sinh thực phẩm hoạt, đi lại uống sử dụng hàng ngày, (3) Nơi mua thực phẩm (thuận tiện),
(4) Việc sử dụng nước sạch sinh hoạt
Trang 39
- Giao thông đi lại
- (1) Trang bị phương tiện cá nhân đi lại, (2) sử dụng các phương tiện công cộng đi lại, (3) Trật tự giao thông đi lại, (4) Tình trạng kẹt xe, (5) Tai nạn giao thông, (6) hệ thống đường giao thông Nhóm yếu tố về kinh tế - Việc làm - Thu nhập - Chi phi sinh hoat
- (1) Công việc phù hợp khả năng, (2) tính ôn định của công việc, (3) điều kiện làm việc, (4) kỹ năng nghề nghiệp, (5) sự thăng tiến
- (1) Mức thu nhập hàng tháng, (2) tính ổn định của thu
nhập, 6) khoản tiết kiệm hang tháng, (4) khả năng giúp đỡ người thân về tiền bạc, hiện vật
- (1) Mat bằng giá cả, (2) khả năng trang trải các khoản chi tiêu hàng ngày, (3) khả năng trang trải các khoản chỉ tiêu đột xuất, (4) Tình trạng thu chỉ hàng tháng Nhóm yếu tố về chính trị — pháp luật - Các thủ tục hành chính tại địa phương - Sự hỗ trợ của chính quyền
~ (1) Đăng ký hộ khẩu, (2) đăng ký trường học cho con, (3) đăng ký - mua bán chuyển nhượng tài sản, xe cộ, (4) Thực
hiện đăng ký các thủ tục, giấy tờ khác
- (1) Tư van thông tin về thủ tục hành chính - pháp luật, (2) Hỗ trợ về thông tỉn việc làm, (3) Những hỗ trợ khác Nhóm yếu tố về môi trường xã hội - Môi trường tự nhiên - Môi trường an ninh ='Môi trường xã
hội - (1) Môi trường nơi ở (trong lành, yên tĩnh), (2) tình hình ô nhiễm xung quanh nơi ở, (3) tình hình thu gom rác thải/ vệ sinh nơi ở, (4) Cảnh quan xung quanh nơi ở
~ (1) An ninh trật tự nơi ở (trộm cướp, gây g6 ), (2) tệ nạn xã hội nơi ở (mại dâm, cờ bạc lô đề ), (3) Việc xây dựng nếp sống lành mạnh của người dân xung quanh, (4) Khả năng đảm bảo an ninh trật tự của chính quyền
- (1) Tiếp cận các các dịch vụ xã hội, (2) tham gia các hoạt
động xã hội — cộng đồng, (3) mối quan hệ với người dân
địa phương, sự giúp đỡ của người dân địa phương, (4) mối quan hệ họ hàng tại TP (nếu nhau chuyển đến)
Trang 40Nhóm yếu tố về sức khỏe — yté - Sức khỏe ` - Chăm sóc y tế - Bảo hiểm
- (1) Tình trạng sức khỏe nói chung, (2) tình trang thé chất, (3) Tinh trang tam ly (thoải mái)
- (1) Tiếp cận các dịch vụ y tế (công cộng và tư nhân), (2)
Chất lượng các dịch vụ y tế, (3) Khả năng thanh toán việc khám chữa bệnh, (4) kiến thức chăm sóc sức khỏe, (5) kiến
thức tránh thai — phòng chống AIDS :
- (1) Việc đăng ký bảo hiểm y tế hàng năm, (2) Khả năng
chi tra mua bao hiểm, (3) hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế
cho việc khám chữa bệnh Nhóm yếu tố về đời sống văn hóa - tỉnh thần - Đời sông tỉnh thần - Đời sống văn hóa - Đời sống tình cảm
- (1) Hanh phic tinh thân (thoải mái, an tâm), (2) Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, (3) thời gian nghỉ ngơi,
(4) Thích nghỉ với nơi ở mới, (5) niềm tỉn vào cuộc sống
(lạc quan về cuộc sống, tương lai), (6) Việc giữ gìn những
giá trị truyền thống như trước khi đến TP.HCM
- (1) Sử dụng các phương tiện giải trí tại nhà (tivi, báo, dai), (2) Sử dụng các phương tiện giải trí khac (fim, ca nhạc, văn nghệ ), (3) Tiếp cận thông tỉn xã hội, cuộc sống hàng ngày
- (1) Quan hệ tình cảm với gia đình, (2) Quan hệ hàng xóm tại nơi ở, (3) Quan hệ tình cảm riêng tư, (4) cơ hội phát triển các môi quan hệ tình cảm
Như vậy mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm: 17 nhân tố (Nhà ở; Điều kiện ăn
uống; Giao thông đi lại; Thu nhập; Việc làm; Chỉ phí sinh hoạt; Thủ tục hành chính; Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; Môi trường tự nhiên; Môi trường an ninh; Môi trường xã hội; Sức khỏe; Chăm sóc y tế; Bảo hiểm; Đời sống tỉnh thần; Đời sống văn
hóa; Đời sống tình cảm):